PDA

View Full Version : "Cựu" và "nguyên" khác nhau thế nào?


Độc Cô Cầu Bại
26-02-2010, 10:04 AM
Ta thường nghe nói Cựu tổng thống Mỹ, Cựu thủ tướng Nhật, ... nhưng sao VN lại dùng nguyên thủ tướng, nguyên Bộ trưởng? Có gì khác nhau không? Hay dùng "nguyên" nghe oai hơn "cựu"? :shades_smile:

phanphuong
26-02-2010, 10:22 AM
Cựu là đã từng.
Nguyên là chết queo rồi.
Không thể lẫn lộn được.

Bây giờ, gọi bác Độc là cựu HS LQD.
Vài chục năm nữa, có người thắp nhang cho bác, gọi bác là nguyên HS LQD. :))

Lai Quoc Dat
26-02-2010, 10:30 AM
đâu có, chết queo rồi thì gọi là cố mà...

phanphuong
26-02-2010, 10:32 AM
đâu có, chết queo rồi thì gọi là cố mà...
Vậy hả, chết, để tra từ điển tiếng Việt lại.

phanphuong
26-02-2010, 10:35 AM
Sorry. pp nói sai rồi.
cựu
* tt. 1. Cũ; Lâu năm: Lí cựu 2. Nói người đã từng làm một chức vụ: Cựu bộ trưởng.

nguyên
* t, ph. Trước kia là (thường đứng trước một từ chỉ chức vụ): Nguyên trưởng phòng hành chính; Anh ta nguyên là nông dân, nay là quân nhân.

Độc Cô Cầu Bại
26-02-2010, 10:36 AM
Ông Khải, Ông Phiêu, ... còn sống sờ sờ đó mà cũng kêu là NGUYÊN vậy? Từ NGUYÊN chỉ dùng cho các bác nhà ta thôi. Chắc có lẽ là "tuy đã hưu nhưng quyền lực vẫn còn NGUYÊN". :tounge_smile:

92A01
26-02-2010, 10:39 AM
"Nguyên" là từ để chỉ chức vụ của một người được thay đổi chức vụ trong cùng một nơi hoặc đã chuyển nơi công tác.
Ví dụ: khi nói "Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt" thì nghĩa là ông Kiệt vừa làm thủ tướng, giờ đã được chuyển thành chức danh khác.

"Cựu" là từ để chỉ chức danh cũ của một người, khi họ đã nghỉ làm hoàn toàn hoặc bị lấy mất chức danh ấy.
Ví dụ: nói "Cựu vô địch thế giới" nghĩa là người này trước là nhà vô địch, giờ không là gì nữa.

"Cố" thì để chỉ người từng làm chức vụ hoặc có chức danh ấy, giờ đã mất.

(lấy trong Yahoo! Hỏi và Đáp (http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20080706082831AAS40Z4))

Độc Cô Cầu Bại
26-02-2010, 10:44 AM
"Nguyên" là từ để chỉ chức vụ của một người được thay đổi chức vụ trong cùng một nơi hoặc đã chuyển nơi công tác.
Ví dụ: khi nói "Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt" thì nghĩa là ông Kiệt vừa làm thủ tướng, giờ đã được chuyển thành chức danh khác.

(lấy trong Yahoo! Hỏi và Đáp (http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20080706082831AAS40Z4))

Nhưng mà mấy bác đó về hưu hết rồi có còn mần ở đâu đâu mà sao cũng gọi là NGUYÊN?

Độc Cô Cầu Bại
26-02-2010, 10:46 AM
Cách giải thích này có vẻ hợp lý hơn.

Theo Từ điển Tiếng Việt:
- "nguyên" trong nguyên + chức danh là "cái gốc, cái vốn có từ ban đầu", nhấn mạnh tính chất "đã" giữ chức vụ nào đó.
( nhấn mạnh về chức danh, không quan trọng người đó còn sống hay đã chết)
- "Cựu" là "cũ", nhấn mạnh tính chất "đã từng tại vị, nay không còn(tại vị) nữa"
(gần với "nguyên" nhưng nhấn mạnh rõ hơn ở yếu tố "không còn tại vị") Chỉ dùng với người còn sống.
- "Cố" là "đã chết" dùng trước từ chỉ chức vụ cao, nhấn mạnh yếu tố " một người giữ chức vụ cao đã qua đời", không quan trọng là lúc qua đời người đó đang tại vị hay không còn tại vị.

Nếu đúng vậy, suy ra người ta khoái "chức" hơn ???

myhanh
26-02-2010, 12:36 PM
Việt nam mình cái danh xưng (title) lộn xộn lém.
Ví dụ: Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn A. Ôi trời Bác sĩ là cái nghề mà ghi mần chi. Chả lẽ ghi thưa Nông dân Cái Thị B.
Nhiều khi xem TV mà cười ra nước mắt. "Tiến sĩ nghệ thuật"? Trời đất cơi người ta tiến sĩ gì kệ người ta. Chỉ cần gọi "Tiến sĩ" là được rùi sao lại lòng thòng thế nhỉ.

"Cố" là "đã chết" dùng trước từ chỉ chức vụ cao, nhấn mạnh yếu tố " một người giữ chức vụ cao đã qua đời", không quan trọng là lúc qua đời người đó đang tại vị hay không còn tại vị.
Thế thì nhạc sĩ là cái nghề chứ chức vụ gì cao đâu mà cũng gọi "cố" đó.
Đơn giản "cố" là chết rồi.
Theo MH "nguyên" hay "cựu" có nghĩa là đã từng giữ cái chức vụ đó bay giờ không còn nữa (ex). Không phân biệt giữa 2 em này. Người ta gọi Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương là chuyện của họ. Myhanh cò quyền gọi Cựu chủ tịch nước Trần Đức Lương. Có cái là chữ nguyên dễ phát âm hơn chữ cựu và chữ cựu dễ nhầm lẫn với chữ cụ nên ít dùng hơn.
Còn "cố" (late) là chết queo rồi.

Độc Cô Cầu Bại
26-02-2010, 01:06 PM
Theo MH "nguyên" hay "cựu" có nghĩa là đã từng giữ cái chức vụ đó bay giờ không còn nữa (ex). Không phân biệt giữa 2 em này. Người ta gọi Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương là chuyện của họ. Myhanh cò quyền gọi Cựu chủ tịch nước Trần Đức Lương. Có cái là chữ nguyên dễ phát âm hơn chữ cựu và chữ cựu dễ nhầm lẫn với chữ cụ nên ít dùng hơn.
Còn "cố" (late) là chết queo rồi.

He he he ... Chưa bao giờ nghe người ta kêu ông Bill Clinton là nguyên tổng thống cả. Từ NGUYÊN chỉ dành riêng, hay đặc ân cho các CỤ nhà ta thôi. Bửa nào nói Cựu thủ tướng A, cựu chủ tịch nước B là bị vạ miệng ngay. :teeth_smile:

myhanh
08-03-2010, 08:18 AM
Nguyên là tổng thống
chứ không nói:
là nguyên tổng thống.
"cựu" là tính từ bổ nghĩa cho danh từ
"nguyên" là trạng từ bổ nghĩa cho động từ.
xin nhớ "tổng thống" vừa là danh từ vừa là động từ nhưng trong câu kia có động từ "là" thì tổng thống lại là danh từ.
Câu Nguyễn văn A tổng thống nước B. Chữ "tổng thống" ở đây là động từ đó.

Độc Cô Cầu Bại
08-03-2010, 08:47 AM
Không có chữ là "là" đâu. Nguyên xi không hè. :wink_smile:

Lai Quoc Dat
08-03-2010, 09:03 AM
Bác Độc cô Cầu bại là nguyên Trưởng ban điều hành Quỹ học bổng hay cựu Trưởng ban điều hành quỹ học bổng nhỉ?

myhanh
08-03-2010, 10:44 AM
Bác Độc cô Cầu bại nguyên là Trưởng ban điều hành Quỹ học bổng!
Bác Độc cô Cầu bại là cựu Trưởng ban điều hành quỹ học bổng!
Bác Độc cô Cầu nguyên Trưởng ban điều hành Quỹ học bổng!
Ba cách này điều đúng!
Cách này sai:
Bác Độc cô Cầu bại là nguyên Trưởng ban điều hành Quỹ học bổng!
Cái này do nhà bác học MH chế ra nha nên các bác cứ xúm xít lại vặt lông thoải mái

phanphuong
08-03-2010, 01:08 PM
Bác MH lý luận có vẻ hợp lý, nhưng hổng lẽ nhiều người dùng sai vậy sao?

Độc Cô Cầu Bại
08-03-2010, 01:53 PM
Chính xác là phải có dấu phẩy.

Ông X, nguyên xxxx ....