PDA

View Full Version : ‘Càng tăng trưởng càng nghèo’


phanphuong
11-02-2010, 12:26 PM
Trong một bài báo trên trang http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/02/100210_tranxuangia_warnings.shtml
có nhận định được trích dẫn của cựu Bộ trưởng "Càng tăng trưởng càng nghèo".
Cảm thấy câu này tối nghĩa và đọc mãi không hiểu. Nhờ các bác "chuyên gia" kinh tế giải thích hộ!

TheDeath
11-02-2010, 12:54 PM
Có thể hiểu theo nhiều ý:

1. Tăng trưởng thấp hơn lạm phát thì nghèo vẫn hoàn nghèo!

2. Tăng trưởng nhưng nợ quá nhiều, khai thác tài nguyên quá nhiều, nghĩa là bán cả tương lai để lấy tăng trưởng ngày hôm nay... --> Tương lai sẽ là chúa chổm!

3. Tăng trưởng nhưng ô nhiễm quá nhiều, dân chủ thụt lùi ---> Nghèo tinh thần, nghèo sức khỏe!

phanphuong
11-02-2010, 01:08 PM
Tks bác TD, có lẽ ý chính của ông đề cập đến thứ 2.
Chán cái kiểu "trích dẫn" của BBC, đưa tin cảm tính quá, chẳng hiểu gì ráo nạo.
Rõ ràng bao năm qua, kinh tế tăng trưởng, đời sống ở VN tiến những bước đáng kể, tất nhiên có thể không được như kỳ vọng của ... ai đó. Đưa tin kiểu này thì chết người ta. Người mù về VN sẽ càng mù.

Lai Quoc Dat
11-02-2010, 01:51 PM
Thực ra, cái cách phát triển của VN chứa đựng nhiều rủi ro mà ai tham gia làm kinh tế cũng biết. Cứ nhìn mà học các mô hình kinh tế dịch vụ (như Sin, Aus...) học hỏi thì xem ra khó mà phát triển được cho Việt Nam. 1 dân số 86 triệu dân, cái cần là tập trung nguồn lực để sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu trong nước, giảm nhập siêu thì tự dưng nền kinh tế sẽ dần mạnh lên. Đằng này, các chính sách hỗ trợ sản xuất quản lý vĩ mô không tốt (hoặc cố tình như thế) làm cho nguồn vốn chạy vào các kênh dịch vụ, điều tất yếu là nhập sẽ nhiều hơn xuất. Cứ dựa vào xuất khẩu nông sản và tài nguyên để cân bằng cán cân thương mại, thì không bao giờ đạt được vì tài nguyên ngày càng cạn kiệt, nông sản Việt Nam đã phát triển gần đến giới hạn trên. 1 vài ngành gia công như may mặc thì ngày càng mất lợi thế với các nước khác. Còn các ngành công nghiệp quan trọng thì cứ bỏ tiền đầu tư là lỗ (mà thực ra không phải lỗ, mà các đơn vị đó cứ có tiền là nhăm nhe đầu tư dịch vụ, bất động sản, tài chính...). Cứ xem điển hình như Vinamilk và bia Sài Gòn, hiện nay, tổng giá trị bất động sản của họ cực kỳ lớn (1 vài vị trong ngành nói BĐS của Vinamilk lớn hơn so với giá trị thương hiệu, sản phẩm, cơ sở vật chất...), trong khi đó, thị trường thực phẩm chất lượng trong nước cứ bỏ mặc cho hàng nhập khẩu hoành hành (nhất là sữa, sản phẩm chiến lược của ngành thực phẩm trong chiến lược nâng cao thể lực và trí lực của người Việt Nam).