PDA

View Full Version : Ăn trái cây tráng miệng, uống trà sau khi lai rai?


Độc Cô Cầu Bại
15-01-2010, 03:58 PM
Thói quen ăn trái cây tráng miệng chắc có từ lâu nhưng mới đây trên 1 chương trình của HTV (hình như là vì chất lượng cuộc sống), một chuyên gia khuyên không nên. Hỏi anh Gu-Gồ ảnh nói:

Nên ăn tráng miệng trái cây ngay sau bữa ăn?

Sai. Thông thường sau bữa ăn, chúng ta có thói quen ăn tráng miệng bằng trái cây. Điều này hoàn toàn không nên. Ta biết rằng thức ăn vào dạ dày thường phải lưu lại từ 1 đến 2 giờ. Nếu sau bữa ăn, ta ăn trái cây ngay sẽ làm tăng thêm sự lưu trệ trong dạ dày. Trái cây có loại đường đơn monosacchant và các loại a-xít tactaric, a-xít citric làm cho dạ dày đầy hơi, gây chướng bụng, khó chịu.

Rồi chuyện sau khi làm lai rai, uống tách trà gừng giả say (sau khi lai rai chứ không phải sau khi vô chổ xxx nhé :angel_smile:). Cũng có làm thử mấy lần thấy hình như có tác dụng. Nhưng mà hình như chuyên gia cũng bảo không nên.

Như vậy sự thật như thế nào? :shades_smile:

Lai Quoc Dat
15-01-2010, 09:43 PM
Nghe bác ĐCCB nói thế, lật đật chạy lên mạng xem thế nào, thì đúng là báo nói thế thiệt. Nhiều bài viết hình như là chỉ copy của nhau thì phải. Học thực phẩm, giờ lại làm thực phẩm mà nghe thế nên cũng hoảng. Nhưng có mấy lưu ý khi đọc các thông tin kiểu này:

1. Thông tin dạng này cần phải trích dẫn nguồn (công trình nào, của ai nghiên cứu, công bố năm nào). Cái này cực kỳ quan trọng chứ không thể khơi khơi nói thế. Ở VN mình các nhà báo viết các chủ đề khác thế nào ko biết, nhưng viết về cái chủ đề thực phẩm, đặc biệt là dinh dưỡng cộng đồng hình như không tốt lắm. Nhiều thông tin đọc xong cười ra nước mắt. Bộ môn của mình nhiều khi cũng ngại trả lời những câu hỏi mà SV đọc được trên báo vì ko thấy bất kỳ nguồn thông tin trích dẫn, mà có những cái họ tuyên bố rất hoành tráng.

2. Trở lại việc ăn trái cây sau khi ăn cơm, thú thật, nói theo kiểu các thông tin đọc trên báo, có nhiều thứ ko chính xác. Hệ dịch trong dạ dày có pH acid (khoảng 2). Trong khi đó, acid từ trái cây thường là acid hữu cơ có độ mạnh trung bình. Tức nó không thể làm tăng pH của dạ dày được. Và vì nó là acid có độ mạnh trung bình nên nó góp phần tạo hệ đệm để ổn định pH của dạ dày. Khi pH ổn định thì hệ enzyme tiêu hoá (chủ yếu thủy phân tinh bột, proteine và lipid) mới hoạt động ổn định được. Khi có quá nhiều acid hữu cơ, hệ đệm này mới thay đổi. Ở đây, chắc ý của cái ông chuyên gia nói trên là phải dùng rất nhiều trái cây (vì hàm lượng acid trogn trái cây thường không cao, trừ vài loại có vị quá chua như me, xoài xanh, cóc, khế chua...)

3. Monosacharide có trong trái cây thường là glucose và fructose. Cả 2 loại đường này đều được cơ thể hấp thu trực tiếp chứ không qua quá trình thủy phân nào nữa hết. Do đó, nếu nói nó lưu trữ và gây chướng bụng, khó chịu là không đúng. Mà khi đó, đường được hấp thụ vào máu, làm tăng nồng độ glucose trong máu, nên làm giảm cảm giác đói. Các bác có thấy con nít khi ăn cơm nó hay ngậm lâu trong miệng vì khi ngậm lâu như vậy, enzyme trong tuyến nước bọt thủy phân một ít tinh bột tạo ra cái vị ngọt ngọt, làm trẻ thích. Thường trái cây, lượng monosacharide không nhiều (đa số chưa đến 10%), đâu có ai ăn xong ăn 1kg trái cây bao giờ. Nên lượng đường đơn này không quá lớn để ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. Thường ăn nhiều trái cây bị xót ruột là do trái cây có lượng nước khá lớn (80 - 90%), và phần còn lại là xơ (fibre) và các chất tan như đường, acid, khoáng. Nếu ai ăn phải trái cây có ít đường thì dù kích thích dạ dày hoạt động nhưng ko có cái gì cho nó hấp thụ thì tất nhiên là bị xót ruột.

4. Có 1 nguyên tắc trong thực phẩm, đó là không có cái gì độc, chỉ có liều lượng là độc. Do đó, cái gì nhiều quá cũng không tốt. (Điển hình là ăn trái cây có nhiều acid quá sẽ bị tào tháo rượt chạy vì qua nhiều acid hữu cơ sẽ dẫn đến sự thay đổi hệ đệm pH làm cho các VSV đường ruột hoạt động mạnh). Hoặc như alcohol nhìn chung là không tốt nhưng nếu 1 người bình thường, mỗi ngày có thể dùng 2 lon bia thì sẽ giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Nếu không chuẩn theo nguyên tắc này, chúng ta có thể sa đà vào những cuộc chạy đua theo khái niệm thực phẩm chức năng hiện nay đang dần phát triển ở VN mà cơ sở khoa học còn chưa rõ ràng.

5. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, ở Nhật (đất nước có tuổi thọ cao nhất thế giới), chế độ dinh dưỡng cộng đồng cực kỳ tốt, nhưng họ vẫn dùng trái cây sau bữa ăn (thường dùng nhất là táo (apple) và quýt (mandarin)). Những ai đã đi Nhật rồi sẽ thấy người Nhật cực kỳ thích ăn trái cây và trái cây của Nhật rất ngon. Và cũng có rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng trên thế giới cũng khuyên nên ăn trái cây sau bữa ăn.

6. Trái cây thực tế là tốt cho sức khoẻ. Vì nó cung cấp 1 lượng khoáng, vitamin và xơ cho cơ thể. Ngoài ra, một số loại còn có những hoạt chất sinh học giá trị như trong táo có polyphenol là chất chống oxy hoá(táo mà cắt ra, không ăn sẽ bị đen là do polyphenol bị oxy hoá), dứa có bromeline (giúp tiêu hoá proteine tốt hơn), nho có anthocyanin... Vấn đề là chúng ta ăn với lượng bao nhiêu. Còn chuyên ăn vào lúc nào thì theo quan điểm cá nhân của tôi, ăn khi nào tiện nhất và cơ thể cảm thấy sảng khoái nhất (cái này thì có lẽ ngay sau bữa ăn là thích hợp nhất, vì trái cây chua chua ngọt giúp cái lưỡi và vòm họng trở nên sảng khoái sau khi nếm đủ cái mặn, cay, đắng hay quá ngọt của thức ăn chính - hiểu nôm na là thanh vị).

7. Cái vụ trà gừng thì theo được biết, nguyên nhân chính là do dùng trà gừng, các polyphenol trong đó sẽ làm chậm quá trình hấp thu alcohol lại. Còn sự tỉnh táo được mang lại là do caffeine trong chè. Bác nào mà thử uống trà và uống rượu cùng 1 lúc, sẽ lâu say. Tuy nhiên, nếu ai bị dạ dày yếu hay loét thì không nên vì caffeine nó gây co thắt dạ dày, sẽ dễ dẫn đến bị nôn mửa, đặc biệt là khi uống bia. Gừng thì thường có tác dụng tốt trong trường hợp những ai uống rượu và dùng hải sản hoặc trái cây do nó có khả năng ức chế vi khuẩn. Đồng thời, những ai có cơ thể dễ bị thân nhiệt thấp (hay gọi là sinh hàn) thì gừng rất tốt vì các hoạt chất có trong tinh dầu gừng giúp cơ thế sẽ tốt hơn do tuần hoàn máu được tăng lên (ai mà trúng gió thì dân gian cũng hay cho uống nước gừng và dùng gừng để đánh gió nhằm nâng thân nhiệt lên). Bác nào có việc cần phải uống rượu bia mà dạ dày tốt thì cứ vô tư nhé. Khi đó trà gừng sẽ giúp giảm tác hại của lượng rượu bia quá lớn mà ta nạp vào người.

Một số kiến thức còn sót lại sau những ngày mài quần ở giảng đường đại học và những ngày tham gia nghiên cứu, xin chia sẻ ở đây. Không biết kiến thức này có lạc hậu so với các thông tin trên báo chí đã đưa không vì không có cơ sở để so sánh.

Đây là link đáng tin cậy về dinh dưỡng, anh chị em nào có quan tâm thì cứ vào đây mà tìm thông tin:
1. http://www.nutrition.gov/nal_display/index.php?info_center=11&tax_level=1
2. http://www.who.int/nutrition/en/

Chúc mọi người ăn ngon, ngủ ngon.

phanphuong
16-01-2010, 09:25 AM
Bác Đạt trả lời chuyên nghiệp quá, đúng là chuyên gia!

myhanh
16-01-2010, 11:26 AM
2. http://www.who.int/nutrition/en/

Lại bác WHO nữa, bác này cũng bị đồng tiền bẽ cong tính khoa học...

TheBadBoy
17-01-2010, 08:47 AM
Đại ka Đạt pro quá, làm thơm lây dân công nghệ sinh ;))

Lai Quoc Dat
17-01-2010, 11:45 AM
Lại bác WHO nữa, bác này cũng bị đồng tiền bẽ cong tính khoa học...

Đọc và chọn lọc mà bác mh. Thực ra, các tổ chức Uy tín nào cũng cần tiền để hoạt động, đặc biệt là các tổ chức phi lợi nhuận như WHO. Vấn đề là ứng xử của trong 1 giới hạn nào đó chừn gmực. WHO mà ko có tiền thì làm sao tài trợ cho VN đáng kể trong mấy cái vụ chống cúm. Vả lại, còn có 1 cái cần tính đến là tính cẩn trọng trong thông cáo: thông cáo theo xu hướng trầm trọng hơn----> vừa có được 1 lợi ích về kinh tế, vừa có tác dụng đề phòng trường hợp xấu nhất. Và bất cứ 1 mô hình dự đoán nào cũng có chứa 1 phần sai số. Chỉ tiếc là mô hình của WHO chọn trong thời điểm này là "sai số" quá cao. Đó cũng là 1 bài học khi chúng ta nghe, tiếp nhận và xử lý thông tin.

Độc Cô Cầu Bại
18-01-2010, 03:44 PM
Nghe bác ĐCCB nói thế, lật đật chạy lên mạng xem thế nào, thì đúng là báo nói thế thiệt. Nhiều bài viết hình như là chỉ copy của nhau thì phải. Học thực phẩm, giờ lại làm thực phẩm mà nghe thế nên cũng hoảng. Nhưng có mấy lưu ý khi đọc các thông tin kiểu này:

1. Thông tin dạng này cần phải trích dẫn nguồn (công trình nào, của ai nghiên cứu, công bố năm nào). Cái này cực kỳ quan trọng chứ không thể khơi khơi nói thế. Ở VN mình các nhà báo viết các chủ đề khác thế nào ko biết, nhưng viết về cái chủ đề thực phẩm, đặc biệt là dinh dưỡng cộng đồng hình như không tốt lắm. Nhiều thông tin đọc xong cười ra nước mắt. Bộ môn của mình nhiều khi cũng ngại trả lời những câu hỏi mà SV đọc được trên báo vì ko thấy bất kỳ nguồn thông tin trích dẫn, mà có những cái họ tuyên bố rất hoành tráng.

2. Trở lại việc ăn trái cây sau khi ăn cơm, thú thật, nói theo kiểu các thông tin đọc trên báo, có nhiều thứ ko chính xác. Hệ dịch trong dạ dày có pH acid (khoảng 2). Trong khi đó, acid từ trái cây thường là acid hữu cơ có độ mạnh trung bình. Tức nó không thể làm tăng pH của dạ dày được. Và vì nó là acid có độ mạnh trung bình nên nó góp phần tạo hệ đệm để ổn định pH của dạ dày. Khi pH ổn định thì hệ enzyme tiêu hoá (chủ yếu thủy phân tinh bột, proteine và lipid) mới hoạt động ổn định được. Khi có quá nhiều acid hữu cơ, hệ đệm này mới thay đổi. Ở đây, chắc ý của cái ông chuyên gia nói trên là phải dùng rất nhiều trái cây (vì hàm lượng acid trogn trái cây thường không cao, trừ vài loại có vị quá chua như me, xoài xanh, cóc, khế chua...)

3. Monosacharide có trong trái cây thường là glucose và fructose. Cả 2 loại đường này đều được cơ thể hấp thu trực tiếp chứ không qua quá trình thủy phân nào nữa hết. Do đó, nếu nói nó lưu trữ và gây chướng bụng, khó chịu là không đúng. Mà khi đó, đường được hấp thụ vào máu, làm tăng nồng độ glucose trong máu, nên làm giảm cảm giác đói. Các bác có thấy con nít khi ăn cơm nó hay ngậm lâu trong miệng vì khi ngậm lâu như vậy, enzyme trong tuyến nước bọt thủy phân một ít tinh bột tạo ra cái vị ngọt ngọt, làm trẻ thích. Thường trái cây, lượng monosacharide không nhiều (đa số chưa đến 10%), đâu có ai ăn xong ăn 1kg trái cây bao giờ. Nên lượng đường đơn này không quá lớn để ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. Thường ăn nhiều trái cây bị xót ruột là do trái cây có lượng nước khá lớn (80 - 90%), và phần còn lại là xơ (fibre) và các chất tan như đường, acid, khoáng. Nếu ai ăn phải trái cây có ít đường thì dù kích thích dạ dày hoạt động nhưng ko có cái gì cho nó hấp thụ thì tất nhiên là bị xót ruột.

4. Có 1 nguyên tắc trong thực phẩm, đó là không có cái gì độc, chỉ có liều lượng là độc. Do đó, cái gì nhiều quá cũng không tốt. (Điển hình là ăn trái cây có nhiều acid quá sẽ bị tào tháo rượt chạy vì qua nhiều acid hữu cơ sẽ dẫn đến sự thay đổi hệ đệm pH làm cho các VSV đường ruột hoạt động mạnh). Hoặc như alcohol nhìn chung là không tốt nhưng nếu 1 người bình thường, mỗi ngày có thể dùng 2 lon bia thì sẽ giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Nếu không chuẩn theo nguyên tắc này, chúng ta có thể sa đà vào những cuộc chạy đua theo khái niệm thực phẩm chức năng hiện nay đang dần phát triển ở VN mà cơ sở khoa học còn chưa rõ ràng.

5. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, ở Nhật (đất nước có tuổi thọ cao nhất thế giới), chế độ dinh dưỡng cộng đồng cực kỳ tốt, nhưng họ vẫn dùng trái cây sau bữa ăn (thường dùng nhất là táo (apple) và quýt (mandarin)). Những ai đã đi Nhật rồi sẽ thấy người Nhật cực kỳ thích ăn trái cây và trái cây của Nhật rất ngon. Và cũng có rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng trên thế giới cũng khuyên nên ăn trái cây sau bữa ăn.

6. Trái cây thực tế là tốt cho sức khoẻ. Vì nó cung cấp 1 lượng khoáng, vitamin và xơ cho cơ thể. Ngoài ra, một số loại còn có những hoạt chất sinh học giá trị như trong táo có polyphenol là chất chống oxy hoá(táo mà cắt ra, không ăn sẽ bị đen là do polyphenol bị oxy hoá), dứa có bromeline (giúp tiêu hoá proteine tốt hơn), nho có anthocyanin... Vấn đề là chúng ta ăn với lượng bao nhiêu. Còn chuyên ăn vào lúc nào thì theo quan điểm cá nhân của tôi, ăn khi nào tiện nhất và cơ thể cảm thấy sảng khoái nhất (cái này thì có lẽ ngay sau bữa ăn là thích hợp nhất, vì trái cây chua chua ngọt giúp cái lưỡi và vòm họng trở nên sảng khoái sau khi nếm đủ cái mặn, cay, đắng hay quá ngọt của thức ăn chính - hiểu nôm na là thanh vị).

7. Cái vụ trà gừng thì theo được biết, nguyên nhân chính là do dùng trà gừng, các polyphenol trong đó sẽ làm chậm quá trình hấp thu alcohol lại. Còn sự tỉnh táo được mang lại là do caffeine trong chè. Bác nào mà thử uống trà và uống rượu cùng 1 lúc, sẽ lâu say. Tuy nhiên, nếu ai bị dạ dày yếu hay loét thì không nên vì caffeine nó gây co thắt dạ dày, sẽ dễ dẫn đến bị nôn mửa, đặc biệt là khi uống bia. Gừng thì thường có tác dụng tốt trong trường hợp những ai uống rượu và dùng hải sản hoặc trái cây do nó có khả năng ức chế vi khuẩn. Đồng thời, những ai có cơ thể dễ bị thân nhiệt thấp (hay gọi là sinh hàn) thì gừng rất tốt vì các hoạt chất có trong tinh dầu gừng giúp cơ thế sẽ tốt hơn do tuần hoàn máu được tăng lên (ai mà trúng gió thì dân gian cũng hay cho uống nước gừng và dùng gừng để đánh gió nhằm nâng thân nhiệt lên). Bác nào có việc cần phải uống rượu bia mà dạ dày tốt thì cứ vô tư nhé. Khi đó trà gừng sẽ giúp giảm tác hại của lượng rượu bia quá lớn mà ta nạp vào người.

Một số kiến thức còn sót lại sau những ngày mài quần ở giảng đường đại học và những ngày tham gia nghiên cứu, xin chia sẻ ở đây. Không biết kiến thức này có lạc hậu so với các thông tin trên báo chí đã đưa không vì không có cơ sở để so sánh.

Đây là link đáng tin cậy về dinh dưỡng, anh chị em nào có quan tâm thì cứ vào đây mà tìm thông tin:
1. http://www.nutrition.gov/nal_display/index.php?info_center=11&tax_level=1
2. http://www.who.int/nutrition/en/

Chúc mọi người ăn ngon, ngủ ngon.

10 giờ ở Nhật thì mới 8g ở VN mà kêu ngủ ngon gì. :angel_smile:

Cám ơn Đạt nhiều!