PDA

View Full Version : Sinh viên ngoại tỉnh năm 1.Vì sao sớm mất lửa?


Taurus
01-01-1970, 07:00 AM
Vừa vất vả vượt qua kỳ thi đại học để hăm hở bước vào giảng đường, nhưng không ít trong số họ đã đánh mất sự hào hứng với cuộc sống sinh viên. Phần lớn trong số đó là những sinh viên ngoại tỉnh.

Đốt lửa lên và… để tắt



Cầm tờ giấy báo đỗ, các tân sinh viên bước vào giảng đường trong niềm tự hào của cha mẹ, làng xóm. Cùng với những quần áo, sách vở và khoản tiền chắt chiu của gia đình, họ còn mang theo mình rất nhiều những dự định tốt đẹp.



Nguyễn Thanh Ngà (đến từ Thanh Hoá, Học viện Tài chính Kế toán): Trước khi nhập học, tôi đã viết cho mình một kế hoạch chi tiết cho những tháng ngày sinh viên sắp tới. Tôi chuẩn bị tinh thần để xuất hiện trong lớp một cách tự tin, tôi sẽ thể hiện mình là con người hòa đồng như thế nào trong môi trường mới.



Phan Đức Lộc (từ Phú Thọ, ĐH Kiến trúc): Cha mẹ rất tự hào khi tôi trở thành sinh viên Kiến trúc và luôn dặn dò tôi lên thành phố phải cố gắng học tập. Tôi cũng đã tự nhủ mình sẽ học hành thật chăm chỉ để giành được học bổng của trường. Tôi chỉ muốn nhập học thật nhanh để đựơc hoà mình vào không khí của giảng đường, một môi trường cao hơn hẳn những gì tôi đã biết đến ở trường THPT.



Những ngày đầu tiên ngồi học trên giảng đường, bao nhiêu háo hức của họ được chuyển dồn vào những ý tưởng đóng góp cho hoạt động lớp, những tiết học chăm chú nghe và ghi bài, và cả “chính sách ngoại giao” rất cởi mở với những người bạn cùng lớp của mình. Tuy nhiên, sau vài tháng học tập đầu tiên, nhiệt huyết ấy nhanh chóng bị họ cho rơi vào quên lãng. Nhiều sinh viên nhận định rằng trong lớp họ, dần dần những người bạn đến từ tỉnh lẻ hầu như rất ít lên tiếng, và cũng không hào hứng tham gia các hoạt động.



Trần Quốc Đạt (Hà Nội, Học viện Tài chính Kế toán): Không phải ngay từ buổi đầu tiên, nhưng dần dần lớp tôi như chia thành 2 dãy bất di bất dịch: 1 bên là dân Hà Nội, bên kia là những sinh viên ngoại tỉnh.



Những hoạt động văn nghệ “cây nhà lá vườn” của lớp bỗng nhiên không còn thu hút sự quan tâm của họ nữa. Cuộc sống của họ thu hẹp lại. Bên cạnh những người bạn đồng hương cùng hoàn cảnh, những sinh viên ấy vẫn là những con người vui vẻ, thậm chí nghịch ngợm. Nhưng khi bước vào lớp, không ai nhìn thấy những tính chất ấy ở họ nữa. Bản thân những sinh viên này cũng nhận ra rằng nhiệt huyết của họ đối với giảng đường dường như đang dần ngủ quên.



Nguyễn Thu Hiền (Hà Tây, ĐHDL Thăng Long): Mỗi khi lớp tổ chức một hoạt động nào đó và cần đóng góp ý tưởng, tôi không muốn phát biểu, mặc dù trong đầu tôi cũng có những ý tưởng riêng.



Phan Đức Lộc (Phú Thọ, ĐH Kiến trúc): Những ngày đầu tôi còn chăm chỉ ghi chép bài và rất hay phát biểu. Nhưng đến bây giờ tôi thích ngồi yên hơn. Thậm chí tôi đã biết cách trốn tiết như thế nào và cũng chẳng thấy hứng thú gì khi nói đến chuyện lên lớp.



Rõ ràng đã có những thay đổi trong suy nghĩ của những sinh viên ra thành phố học. Tại sao nguồn nhiệt huyết mà họ hằng ấp ủ và được cha mẹ giúp đỡ nuôi dưỡng bao ngày qua lại nhanh chóng bị bỏ quên chỉ sau có vài tháng học trên giảng đường? Có nhiều câu trả lời cho câu hỏi đó.



Nỗi thất vọng mang tên: giảng đường



Dương Quang Lục (ĐH Ngoại thương): Cảm giác đầu tiên của tôi khi bước vào giảng đường là cảm giác thất vọng. Không như những gì tôi vẫn tưởng tượng về một giảng đường sáng sủa khang trang, rộng thênh thang, có bàn ghế sạch sẽ xếp thành bậc dốc lên... Trường tôi trông không khác gì ngôi trường cấp III. Những phòng học quá cũ kỹ, nước vôi vàng rêu, chật chội, đèn đóm tù mù.



Những sinh viên đang hăm hở đến lớp nhanh chóng nhận ra rằng giảng đường không có tí gì giống những gì họ đã thấy trên phim ảnh, bởi điều kiện vật chất của nhiều trường còn khá khó khăn. Tuy nhiên đó chỉ là cảm giác đầu tiên về hình ảnh. Nó chưa đủ để làm lay chuyển nhiệt huyết của những sinh viên ngoại tỉnh. Điều có tác động lớn nhất đến tinh thần sống và học tập của họ trên giảng đường lại là chính cách sống và học tập của giảng viên và các sinh viên trên giảng đường.



Hoàng Tuyết Nhi (Hà Nam, ĐH Ngoại ngữ): Tôi cứ nghĩ rằng tiết học của ĐH sẽ rất sinh động và thú vị. Tôi chưa bao giờ tưởng tượng là nó có thể nhàm chán đến thế. Có khi tôi về nhà chăm chỉ đọc lại bài và làm bài tập, nhưng đến lớp thầy cũng chẳng chữa bài nào, còn bạn bè thì chẳng ai làm. Hoá ra việc chuẩn bị tinh thần thật tích cực nhiều khi chả để làm gì khi mà học hình thức như thế này.



Những lý do như thế nhận được sự đồng tình của hầu hết các bạn sinh viên mới nhập học. Cá biệt, một số bạn còn cho rằng, nhiệt huyết chẳng để làm gì khi mà chẳng có sự đánh giá công bằng.



Những nỗi thất vọng mang tên giảng đường ấy đã trực tiếp hắt một gáo nước lạnh vào ngọn lửa nhiệt tình mà các bạn sinh viên đã thắp lên cho mình. Và khi lý do xuất phát ngay từ phía giảng đường, thật khó có gì có thể thuyết phục được họ.



Gánh nặng “cơm áo gạo tiền”



Lên thành phố nhập học, những tân sinh viên lần đầu tiên phải tự đối mặt với mọi lo toan cho cuộc sống hàng ngày của mình. Cha mẹ gửi tiền lên, việc tiêu pha chi phí thế nào họ phải tự mình tính toán. Và thế là bài toán sinh hoạt phí lúc nào cũng quanh quẩn trong đầu họ.



Dương Quang Lục (ĐH Ngoại thương): Lần đầu tiên làm thủ quĩ cho chính mình, tôi không biết cách tính toán. Đầu tháng thì rủng rỉnh ăn tiêu, chưa đến cuối tháng đã gần hết tiền, cuống quít không biết lấy tiền đâu ra để sống cho đến khi cha mẹ gửi tiền lên. Thế là ngồi trên lớp mà đầu chỉ lẩm nhẩm xem vay tiền đứa nào hoặc... viết thư xin tiền mẹ thế nào cho khéo!



Sinh hoạt phí là nỗi lo thường trực chiếm phần nhiều suy nghĩ của họ, và cũng không để cho họ có điều kiện tham gia vào những hoạt động của lớp. Những sinh viên như Lục có thể cầm cự trong vài ngày nhờ tiền vay bạn bè để chờ viện trợ từ gia đình. Nhưng cũng có những bạn sinh viên không thể xin thêm tiền cha mẹ và phải kiếm việc làm thêm.



Công việc thì ít, người muốn làm thì nhiều, sinh viên năm đầu đi làm thêm hầu như chịu sự phụ thuộc về thời gian. Nhiều khi đang ngồi trong lớp, bạn cùng phòng lên nhắn chỗ làm đang gọi, lại tất bật chuồn ra khỏi trường. Như thế, quĩ thời gian cho việc học và hoạt động lớp bị thu hẹp lại.



Sự tự ti



Sống và học tập cùng những người bạn thành phố có điều kiện tốt hơn, không ít các bạn sinh viên ngoại tỉnh cảm thấy mất tự tin.



Đặng Ngọc Thuỷ (Thanh Hoá, ĐH KHXH&NV): Chắc chắn là có một chúttự ti. Các bạn ở thành phố có điều kiện sống tốt hơn. Họ cũng biết nhiều thứ hơn. Nhiều khi ngồi nghe họ nói chuyện tôi cũng không hiểu họ đang nói đến cái gì, vì cuộc sống của họ được tiếp xúc với nhiều điều mà tôi chưa biết tới. Vì thế tôi có cảm giác bất cứ điều gì mình nói ra họ cũng đã biết hết rồi.



Nguyễn Thanh Bình (Nghệ An, ĐH KTQD): Họ không phải lo lắng gì cả, họ luôn tươi cười, họ ăn mặc đẹp và hợp mốt. Họ cũng rất hiện đại và tự tin vì trước đó họ có nhiều cơ hội tham gia những hoạt động mới mẻ. Tôi thấy họ luôn nổi bật và xinh đẹp. Nếu tôi tham gia vào các hoạt động của lớp liệu tôi có được chú ý đến không? Hay là tôi sẽ trông rất mờ nhạt bên cạnh họ? Điều đó làm tôi e ngại.



Trong mỗi chúng ta đều có một ngọn lửa của lòng nhiệt tình, của khao khát khẳng định mình và sống tích cực. Với những bạn sinh viên ngoại tỉnh, thậm chí ngọn lửa của họ còn có phần mãnh liệt hơn, bởi đi cùng với họ là ước mơ làm giàu cho quê hương, ước mơ đổi đời cho cha mẹ. Tại sao phải thất vọng? Tại sao phải tự ti? Khi chính những suy nghĩ ấy của các bạn mới là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cái gọi là “nỗi thất vọng giảng đường”. Hãy tiếp tục thực hiện những gì bạn đã ấp ủ, đã ước mơ. Phải tiếp tục giữ lửa và làm cháy sáng nó lên!


(Theo SVVN)

tieunhoc
01-01-1970, 07:00 AM
Sorry Tuarus trước , ngoài lề ý mà
tieunhoc kô định reply đâu , nhưng mà nhịn cười không nổi nên phải reply lại :D
Đầu tiên tieunhoc thấy cái tiêu đề , tieunhoc đọc lộn :P Ngoại Tỉnh ( dấu ?) mà tieunhoc đọc lộn thành Ngọai Tình (dấu `) :lol: lập tức nghĩ sao mói năm nhất đã ngoại tình là seo trời , rùi mất lửa nữa ... :huh: :P ... Liền hào hứng nhanh nhảu dzô đọc ...ai dè......hì sorry Taurus :)

chaudat
01-01-1970, 07:00 AM
Em thấy đó là xu hướng chung bây giờ.Có 1 vài bạn nghĩ rằng mình đã vượt wa 1 kì thi cực kì gian khó thì phải nghĩ xả hơi cộng với việc dạy học ở giảng đường đã phần nào làm mất lửa của các bạn.
Em nghĩ nếu thay đổi PP dạy và học thì sẽ sớm khắc phục được tình trạng ấy.
Note: xin chào các bạn mình là 1 gương mặt cũ mà cũng mới .Nếu có gì thắc mắc về tư vấn chọn trường ĐH & CĐ mong các bạn Liên hệ với mình
Y!M : master2110vn (thứ 2 - 18h40,và các ngày khác thì tuỳ)
DĐ : 0903.074987 (Nhắn tin thôi và nhớ để lại Nick của các bạn)
Mình cũng xin giới thiệu: Châu Tấn Đạt 02C104
Hiện là SV Hệ CĐ của ĐH Ngân Hàng

myhanh
01-01-1970, 07:00 AM
Các bạn trẻ thật sai lầm các bạn trẻ của tôi ơi!
Tại sao người ta gọi mình là sinh viên chứ không là học sinh. Sinh viên phải khác với học sinh chứ. Sinh viên mà chưa làm chủ được bản thân, còn bị ngoại cảnh chi phối thì phải xem xét lại mình. Không phủ nhận rằng vai trò của môi trường học tập và thầy cô cũng ảnh hưởng đến việc học tập. Nhưng đó chỉ là phương tiện, chỉ là những người đóng vai trò hướng dẫn sinh viên không đi chệch hướng trong biển kiến thức mênh mông mà thôi. Tính quyết định là sự nổ lực của từng cá nhân. Sinh viên phải làm chủ mình, làm chủ tri thức. Chứ còn cái kiểu sinh viên mà chờ thầy cô sửa bài tập mới làm bài tập, không sửa không làm thì đó là học sinh cấp 4 thôi chứ chưa phải là sinh viên. Sinh viên mà nhìn thấy bạn bè không làm bài tập mình cũng không làm luôn. Ý trời ui. Họ không làm thì kẹ họ chứ học chomình chứ có học cho họ đâu. Mình phải xác định dứt khoát rằng học đại học để làm gì. Nếu mình xác định chính xác mục tiêu thì sẽ làm động cơ chomình học tập rất tốt. Có lần tôi được xem một cuốn phim về trường Yale ( Trường đại học xếp nhất Hoa Kỳ) thì mới thấy sinh viên họ học như thế nào. Vào một giờ hội hoạ, giảng viên lên lớp chỉ cần gợi ý một tí là các sinh viên biết giảng viên đang nói trong quyển sách nào, tác giả là ai. Điều này chứng tỏ sinh viên của họ đọc tất cả những tài liệu có liên quan đến buổi học trước khi lên giảng đường và tìm hiểu kỹ lưỡng các kiến thức về chủ đề mà giảng viên sẽ trình bày. Liệu các cô cậu sinh viên ta có khi nào làm như vậy chưa? Có người đến khi ra trường chưa biết cô thủ thư tên gì!? Sắp tới đây trên VTV hay HTV gì đó myhnah không nhớ kỹ có chiếu bộ phim "Những mối tình Harvard" các bạn sinh viên sẽ có dịp xem sinh viên đại học Mỹ học như thế nào. Hầu như các bạn trẻ hiện nay thường than vãn đổ lỗi cho cơ chế nhà nước, cho hòan cảnh xã hội nhưng thực ra 70% kết quả học tập kém là do chính mình. Ai ai cũng học để cố lấy cái bằng chứ có lấy kiến thức đâu. Phần còn lại thì thấy thiên hạ thi đại học thì mình cũng thi chả biết thi đại học để mà làm gì.Khi học thì học không nổi bắt đầu chán nản chông chênh mất phương hướng. Tôi làm công tác thanh niên, tiếp xúc với nhiều bạn trẻ, có nhiều bạn có tầm nhìn rất tốt. Còn đa số các bạn thì mắc bện chủ quan. Lấy nhận thức cảm tính của mình để đánh giá sự vật. Chỉ nhìn thấy, nghe được một sự kiện mang tính hiện tượng lại qui cho thành bản chất. Có bao giờ các bạn tự ngồi lại và kiểm điểm xem mình đã làm hết khả năng của mình chưa hay là các bạn ngại khó, ngại khổ.
Vài suy nghĩ trao đội cùng các bạn có gì không phải bỏ qua cho myhanh nha.
Thân

nobipotter
01-01-1970, 07:00 AM
Mất lửa...

Một căn bệnh trầm kha của CHS LQĐ...

Rất nhiều bạn từng là những học sinh triển vọng đi rất xa... nhưng đã tắt lửa ngay những năm đầu đại học. Danh sách những "ngôi sao sớm tắt" ấy dài hằng mấy... triệu năm ánh sáng.

Phàm những anh chàng càng thông minh càng học giỏi ở PT bao nhiêu lên đại học càng dở bấy nhiêu... trong khi những bạn học khá và chăm chỉ sẽ tiến rất xa...

Tại sao như vậy?

Trong quyển TRÍ TUỆ XÚC CẢM - LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾN NHỮNG XÚC CẢM CỦA MÌNH THÀNH TRÍ TUỆ Tác giả DANIEL GOLEMAN có đoạn đại ý như vầy: Người ta thấy những vận động viên môn thể dục dụng cụ đằng cấp quốc tế có thời gian rèn luyện cao hơn hẳn những vận động viên ở cấp quốc gia và những kiện tướng cờ vua thế giới có tổng số thời gian rèn luyện cao hơn hẳn các kiện tường quốc gia. Như vậy, muốn thành công ở một mức nào đó phải bỏ ra một thời gian tối thiểu tương xứng với đẳng cấp đó! Đó là sự thật mà không phải ai cũng hiểu...

Trở lại vấn đề của CHS, anh thông minh, anh giỏi ... nhưng điều đó chỉ có thể gíup anh đạt được mục đích là vào đại học (tại VN) hay giỏi lắm là giải quốc gia... nếu anh không làm việc nữa... anh sẽ trở thành ...sao sớm tắt. Rất nhiều bạn lầm tưởng, không cần học ở Đại Học ũng vẫn có thể thi đậu... đúng là như vậy... có những người chỉ cần học 1 đêm là bằng bạn bè học 1 tháng và ung dung đi vào phòng thi... Nhưng nguy hiểm ở chỗ người đó KHÔNG CÓ SỰ TÍCH LŨY... dần dần họ bị bỏ xa về đẳng cấp mà không hề hay biết... tai hại là chỗ đó...

Gốc rễ của vấn đề nằm ở chỗ Phương pháp lượng giá của các trường đại học... không phải các nhà giáo dục không biết chuyện đó... nhưng làm không nổi đấy thôi.... Vấn đề bây giờ chỉ là giáo dục các em nhỏ nhìn vào vết xe đổ của những đại ca đã bước qua... để hoàn thiện mình hơn và không mắc bệnh ngôi sao sớm tắt.

toi&m
01-01-1970, 07:00 AM
Chúng ta nên thảo luận một cách nghiêm túc vần đề này. Điều này thật sự đã và đang diễn ra. Như nobipotter có viết:
Rất nhiều bạn từng là những học sinh triển vọng đi rất xa... nhưng đã tắt lửa ngay những năm đầu đại học. Danh sách những "ngôi sao sớm tắt" ấy dài hằng mấy... triệu năm ánh sáng.
Thảo luận nhằm rút kết ra những bài học kinh nghiệm và truyền tải đến các em của thế hệ sau là điều chúng ta có thể làm, phải không các bạn? Tôi nhớ năm đầu tiên bước vào Đại Học, tôi không phải là vì sao gì trước đó nhưng tôi cũng đã mất phương hướng một thời gian trên giảng đường Đại Học. Đây là vấn đề thuộc về kinh nghiệm sống. Hãy giúp thế hệ hiện tại và giúp thế hệ sau này của LQD-LA nhận thức đây là một thực tế và giúp các em có sự chuẩn bị tâm lý. Ở trên, nobipotter có những phân tích khá hay.

Taurus
01-01-1970, 07:00 AM
Sinh viên Việt Nam đang làm gì và nghĩ gì?
Ngủ quên trong chiến thắng
Hôm nay, khi mà cả thế giới đang từng ngày tiến lên những nấc thang của sự đam mê tìm tòi học hỏi những điều hay ý đẹp, thì chúng ta - những người Việt trẻ lại đang tự cho phép mình dừng chân và tận hưởng thành công. Có bao giờ chúng ta ngồi xuống và tự hỏi: ”Liệu mình đang đi đến đoạn đường nào của con đường mà thế giới đang đi?”
Đối với một vài người, có lẽ những gì chúng ta đang có, đang làm đã là một cái gì đó rất lớn lao và vĩ đại, thế nhưng sự thật lại không phải thế.
Chúng ta có phát triển? Hoàn toàn đúng.
Chúng ta cũng đang bước đi và có những thành tựu? Không ai phủ nhận điều đó.
Nhưng nhìn lại những chặng đường đã đi qua, liệu tất cả chúng ta có cảm thấy thực sự hài lòng và hãnh diện???
Có lẽ chúng ta đã quen với việc luôn ngoái lại quá khứ, nhìn vào những thành công của quá khứ, ca tụng quá khứ để rồi ngủ quên lúc nào không ai biết. Còn hiện tại và tương lai? Đây mới chính là những gì ta nên hướng tới. Có thể ngày xưa, bạn là một học sinh giỏi, trong bảng thành tích của bạn, chưa bao giờ có điểm 6, điểm 7, và khi chập chững những bước đầu tiên trên giảng đường Đại học, điểm số đã làm chùn ý chí kiên định của các bạn chăng? Trong lớp tôi, vẫn có rất nhiều người học vì điểm, cũng ganh đua, tị nạnh nhau từng con số, nhưng không ai tự hỏi những gì mình học trên giảng đường sẽ được vận dụng như thế nào trong công việc. Không ai chê trách khi các bạn nhìn về quá khứ, quá khứ chính là sự bắt đầu những thành công của hiện tại và tương lai, thế nhưng nhìn để rối đi tiếp chứ không phải dừng chân mà quên đi mất cả thế giới vẫn đang đi lên từng ngày, nó có dừng lại chờ bạn say sưa với chiến thắng đâu???
Vì thế sau một giấc mơ đẹp, hãy tỉnh dậy, bước đi và đừng quay đầu lại.

Taurus
01-01-1970, 07:00 AM
Từ chối quyền được lên tiếng nói
“Chuyện tình ở Harvard” - một bộ phim Hàn Quốc đang phát sóng trên VTV3 - đã vẽ ra trước mắt chúng ta một môi trường học tập hoàn toàn khác. Sinh viên tự học là chính, phải đọc giáo trình trước khi đến lớp, giáo sư chỉ giải thích những gì chúng ta đã đọc và giao bài luận. Hầu hết bài kiểm tra và bài thi đều là viết luận. Sinh viên năm 1 đã được đi thực tế để lấy tư liệu viết bài luận. Khuyến khích học theo nhóm, sinh viên có quyền tự do phát biểu ý kiến và không khí học tập thoải mái như những cuộc trò chuyện….
Nó khác hẳn không khí học tập tại một trường đại học của Việt Nam.
Tôi vẫn tự hỏi vì sao teen ngoại lại tự tin và bản lĩnh, còn chúng ta? Chúng ta thiếu tự tin và bản lĩnh, có phải vì chúng ta không dám nói hay chúng ta từ chối quyền được lên tiếng?
Trong giảng đường, khi một vấn đề hiếm hoi được đưa ra thảo luận, rất ít sinh viên dám phát biểu ý kiến, nếu buộc phải đứng lên thì run bắn người, giọng nói lạc đi, mồ hôi túa ra, hình như không còn là mình ngày nào nữa. Tôi thường nhìn những anh chị hoạt động trong Đoàn, trong Chi hội, thấy người ta tự tin, ăn nói rõ ràng mà mình thấy ngượng. Và rồi nỗi lo lắng lại đến, khi ra trường, đi phỏng vấn chắc là….chết. Ngại nói, nhút nhát đâm ra thiếu tự tin và e dè.
Tại sao mình lại không tự tin?
Và với tôi có lẽ do ngày trước tôi lỡ dại từ chối cái quyền được lên tiếng của mình.

Taurus
01-01-1970, 07:00 AM
Thực dụng đánh gục đam mê
Ai cũng có những đam mê, những giấc mơ ngay từ khi còn bé. Và rồi lớn lên, những lo toan, những ảnh hưởng của cơ chế thị trường, những đam mê ấy xa rời lúc nào không hay. Đôi khi không phải do chính các bạn mà do ảnh hưởng từ ông bà, cha mẹ, anh chị lớn trong gia đình.
Ừ thì tôi thích vẽ, nhưng vẽ rồi ăn cái gì??? Ở thời đại mà cái gì cũng nói đến tiền?
Và sinh viên chúng ta lại chọn cho mình một con đường an toàn nhất, thông minh nhất, tìm một ngành nào đó, một việc nào đó kiếm thật nhiều tiền, và ước mơ thì đành gác lại, dùng tiền mình kiếm được để phục vụ cho sở thích của mình, không ai đủ can đảm vẽ tiếp những giấc mơ.
Người ta chỉ dạy con làm giàu chứ ít ai dạy con dám sống đam mê. Bố mẹ nhìn thấy khả năng con nên trang bị để kiếm tiền tốt nhất, trước khi con kịp nhận ra sở thích và đam mê của mình, và rồi con cái cũng chả bao giờ đủ thời gian và dũng cảm để nhận lấy đam mê trời sinh.
Vì sao đi du học thì là tài hoa?
Làm cho công ty nước ngoài là thiên tài?
Vì sao người ta đi du học về thì thơm tho và hấp dẫn đến lạ lùng?
Teen Việt ngày nay bị choáng ngợp bởi vẻ bề ngoài, họ say sưa với những cái mới nhưng không hiểu hết rằng nó có thật sự thích hợp hay không?
Nhiều người thực dụng đến đáng sợ, đến quên mất mình là ai. Họ bị cuốn vào những vòng xoáy và không biết làm thế nào thoát ra được.
Sống thật và đừng chối bỏ những giá trị của mình, có lẽ đây là lối sống mà chúng ta cần hướng đến.

myhanh
01-01-1970, 07:00 AM
Chào Taurus!
Không biết ba bài post trên có phải là của Taurus viết hay không? Cho dù không phải là Taurus thì cũng có một người nào đó đã thay cho myhanh nói lên hết những nỗi trăn trở của myhanh về thế hệ trẻ trong đó có cả myhanh.
Ba bài viết tuy ngắn gọn nhưng vô cùng tuyệt vời. Ước gì khả năng viết của myhanh đuợc 1% của tác giả ba bài viết này thôi myhanh sẽ nói lên rất nhiều điều mà myhanh đang lo lắng. Lần đầu tiên có người cùng suy nghĩ với mình thật là tuyệt.
Từ chối quyền được lên tiếng nói là một căn bệnh trần kha nhất của sinh viên ta hiện nay. Mỗi khi giảng viên hỏi điều gì thì cả lớp im lặng. Một sự im lặng đáng sợ. Nhưng tiết thuyết trình, seminar thì hầu như người speaker độc tấu cái bản đàn mà mình đã thuộc lòng từ thưở nào còn khán thính giả chỉ biết vỗ tay tán thưởng một cách vô hồn không hề có thắc mắc, chất vấn hay là trao đổi gì cả chỉ đơng giản là bài nhạc này lạ quá vì có đọc tài liệu ở nhà trước đâu. Căn bệnh từ chối quyền được lên tiếng nói còn biểu hiện ở chỗ lên tiếng nói không đúng lúc, đúng nơi và đúng người nữa chứ. Khi cần lên tiếng nói thì không lên tiếng khi không cần thì lại nói, nói không đúng chỗ nói không đúng người.
Còn căn bệnh thực dụng chối bỏ đam mê thì nó đang trong giai đoạn ủ bệnh chuẩn bị thành đại dịch như là cúm gia cầm vậy. Nhắc đến chuyện tôn vinh người tài của mình cũng vô cùng thực dụng. Trên tất cả những phương tiện thông tin đại chúng cứ các người tài hoa là ông Tiến sĩ A, bà giáo sư B nhưng đang công tác tại nước ngoài. Hihi. Nghĩ mà buồn cười ghê nhỉ. Hỏi họ sao không về cống hiến cho quê hương họ bảo không có điều kiện. Trùi ui. Khi có đũ điều kiện thì cần gì các ông các bà đó về làm gì. Khi khó khăn thì mới cần chứ.

myhanh
01-01-1970, 07:00 AM
Ở đây myhanh xin đề cử thêm căn bệnh nữa mà myhanh rút ra trong hơn 3 năm đi làm việc mà myhanh rút ra từ những bạn trẻ trong công ty đó là căn bệnh "bục nhà không thiên". Cũng một câu nói đó mà một người Việt nam nói thì các bạn bỏ ngoài tai còn một người Mỹ hay Nhật nói thì các bạn cho là tuyệt vời, vỗ tay tán thưởng coi như là những lới sấm tiên tri.
Đọc lại đoạn này mới thấy tác giả đang có ẩn ý sâu xa trong bài viết:
Có bao giờ chúng ta ngồi xuống và tự hỏi: ”Liệu mình đang đi đến đoạn đường nào của con đường mà thế giới đang đi?”
Đối với một vài người, có lẽ những gì chúng ta đang có, đang làm đã là một cái gì đó rất lớn lao và vĩ đại, thế nhưng sự thật lại không phải thế.
Chúng ta có phát triển? Hoàn toàn đúng.
Chúng ta cũng đang bước đi và có những thành tựu? Không ai phủ nhận điều đó.
Nhưng nhìn lại những chặng đường đã đi qua, liệu tất cả chúng ta có cảm thấy thực sự hài lòng và hãnh diện???
Có lẽ chúng ta đã quen với việc luôn ngoái lại quá khứ, nhìn vào những thành công của quá khứ, ca tụng quá khứ để rồi ngủ quên lúc nào không ai biết. Còn hiện tại và tương lai? Đây mới chính là những gì ta nên hướng tới.

Nếu như bỏ đọan này ra khỏi bài viết thì bài viết khá hoàn hảo.Theo myhanh nghĩ tác giả đã dùng từ "chúng ta" quá đắt. Do đó bài này lại đi xa hơn với những gì chúng ta có thể tưởng tượng nên myhanh không dám lạm bàn ở đây.
Để biết "chúng ta" đang ở đâu các bạn đọc bài báo dưới đây có khá nhiều số liệu của LHQ http://vietnamnet.vn/60nam/ctdod/2005/09/490847/.

toi&m
01-01-1970, 07:00 AM
Còn căn bệnh thực dụng chối bỏ đam mê thì nó đang trong giai đoạn ủ bệnh chuẩn bị thành đại dịch như là cúm gia cầm vậy. Nhắc đến chuyện tôn vinh người tài của mình cũng vô cùng thực dụng. Trên tất cả những phương tiện thông tin đại chúng cứ các người tài hoa là ông Tiến sĩ A, bà giáo sư B nhưng đang công tác tại nước ngoài. Hihi. Nghĩ mà buồn cười ghê nhỉ. Hỏi họ sao không về cống hiến cho quê hương họ bảo không có điều kiện. Trùi ui. Khi có đũ điều kiện thì cần gì các ông các bà đó về làm gì. Khi khó khăn thì mới cần chứ.

Nhân dịp Myhanh đề cập về việc các du học sinh không về cống hiến cho quê hương, tôi xin trích vài suy nghĩ và ý kiến của du học sinh mà tôi đã đọc được trên VietNamNet . Có một du học sinh đã phân loại ra nhiều nghành và khuyên là du học sinh có nên về nước hay không như thế này:
Kinh tế: Nên về nước vì đất nước đang phát triển mạnh mẽ về giao dịch kinh tế.
Nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Nguyên tử Hạt nhân: không nên về vì kiến thức được học dựa trên những kỹ thuật và máy móc tân tiến. Về nước, nhà khoa học làm cho nhà nước không có máy móc, thì kiến thức học được sẽ bị thui chột dần. Ở nước ngoài, mới có điều kiện nghiên cứu nâng cao. Ở lại sẽ nâng cao kiến thức và khi thời điểm chín mùi sẽ về nước.
IT : Nên về nước nếu phát triển phần mềm. Nếu học về lĩnh vực thiết kế Processors thì nên ở lại nước ngoài tham gia vào các nhóm nghiên cứu.

Ngoài ra, xin đăng lại bài viết của một du học sinh được đăng trên báo Tuổi Trẻ và đưọc VietnamNet đăng lại mà sau đó đã tạo được một cuộc tranh luận sôi nổi vài tháng trước:
Bài viết đăng trên VietNamNet. (http://vietnamnet.vn/giaoduc/2005/07/467749/)
Có bằng tiến sĩ ở trời Tây: Tôi nên về hay ở? </span>14:42' 12/07/2005 (GMT+7)
Tôi dám khẳng định rằng bản thân tôi cũng như tất cả các sinh viên Việt Nam đang học tập và nghiên cứu tại nước ngoài đều mong muốn sau khi học xong sẽ quay trở về làm việc vì không đâu bằng quê hương mình. Nhưng một thực tế đáng buồn là một số cơ quan chưa tạo điều kiện để chúng tôi làm việc.

"Về hay ở" là trăn trở của nhiều du học sinh
Cơ quan tôi có một anh tốt nghiệp Tiến sĩ ở nước ngoài khi mới 26 tuổi. Anh về nhận công tác tại cơ quan tôi đúng chuyên ngành mà anh đã theo học, hy vọng đóng góp sức mình vào sự nghiệp chung. Anh có thể được coi là “hạt giống đỏ” vì cơ quan tôi có hơn 700 cán bộ công nhân viên mà số có trình độ sau đại học chưa kín nổi 10 ngón tay.

Nhưng than ôi, trong suốt hơn 10 năm, anh chỉ được giao những công việc chắng mấy liên quan đến chuyên môn, thậm chí còn không được làm tổ trưởng một nhóm 5 người. Không phải vì anh không có năng lực. Rất nhiều Viện nghiên cứu danh tiếng đề nghị anh chuyển sang làm việc nhưng lãnh đạo không đồng ý vì anh là cán bộ "nguồn" trong 5-10 năm tới. Chán chường và tuyệt vọng. Nhưng cũng còn một điều an ủi, biết đâu trước khi về hưu, anh chẳng được đề bạt lên chức Trưởng Bộ môn?

Bản thân tôi cũng chẳng khá hơn gì anh. Sau khi tốt nghiệp ĐH loại xuất sắc, tôi được nhận vào cơ quan. Sau 4 năm, sáng đến cơ quan rửa ấm chén, đun nước pha trà, chiều lau dọn phòng trước khi về, tôi quyết tâm "thay đổi không khí" bằng cách tự tìm học bổng đi du học. Sau khi hoàn thành chương trình cao học tại một trường đại học danh tiếng ở Tây Âu về, tôi cũng hăm hở trở về cơ quan với ước vọng được làm việc và có thu nhập để nuôi sống bản thân cũng như giúp đỡ bố mẹ.

Nhưng tất cả những kỳ vọng của tôi đều nhanh chóng trở thành giấc mộng. Trong vòng 3 năm, tôi chỉ được giao một công trình nghiên cứu cùng với 3 đồng nghiệp với tổng kinh phí 4,5 triệu đồng. Số tiền dành cho chuyên môn chẳng đáng là bao, 90% kinh phí dùng để chạy hóa đơn chứng từ. Nhưng tôi có một "vinh dự" lớn mà bất cứ giáo sư nào ở nước ngoài cũng thèm muốn: tên của tôi có mặt trong tất cả các công trình nghiên cứu của cơ quan, mặc dù chỉ là ở trên… giấy tờ của phòng Tài vụ.

Cứ đến dịp cuối năm tôi lại được dịp mỏi tay kí tên vào bảng chấm công nhưng tôi cũng chẳng biết là công trình đó làm những gì. Ngoài lương hành chính sự nghiệp ra, tôi chẳng có thu nhập nào khác từ cơ quan vì "lậu" đâu có đến lượt bọn tôi. Nhiều lần tôi lên gặp trực tiếp lãnh đạo đề nghị được giao việc nhưng đều nhận được câu trả lời "các cậu phải khẳng định được trình độ chuyên môn đã". Nhưng bọn tôi làm sao thể hiện được chuyên môn khi không được giao việc? Lãnh đạo còn "răn đe" tôi: “Trước đây các bác các chú có đòi hỏi như bọn mày bây giờ đâu".

Thật chẳng biết nói thế nào! Thời đó là thời kỳ bao cấp, lương hàng tháng có thể mua gạo và các nhu yếu phẩm khác theo giá bao cấp. Bây giờ trong cơ chế thị trường, bọn tôi có thể làm sao sống được với mức lương 400.000/tháng ở một thành phố lớn nhất nhì đất nước (lúc bấy giờ chưa áp dụng thang lương mới như hiện nay)? Trong khi đó, theo quy định của cơ quan, chúng tôi không được phép đi làm thêm, còn bỏ việc thì lại sợ mang tiếng.

Cũng may, bố mẹ tôi là nông dân nên thỉnh thoảng những năm đầu tôi còn về quê xin các cụ được ít gạo. Nhưng sau này thấy "nhục quá", tôi "xé rào" đi làm thêm và ngay lập tức bị lãnh đạo cảnh cáo là "không an tâm công tác" và vi phạm quy chế của cơ quan.

Bước đường cùng, tôi quyết định tìm học bổng đi làm nghiên cứu sinh nước ngoài. Tôi còn may mắn hơn các đồng nghiệp khác là sau khi tìm được học bổng, lãnh đạo thấy tôi làm căng, ký quyết định cho đi. Mấy đồng nghiệp của tôi thi được học bổng nhưng lãnh đạo không ký quyết định nên đành ngậm ngùi ở nhà…

Giờ đây, cầm tấm bằng Tiến sĩ trên tay, tôi băn khoăn không biết về hay ở. Nếu ở lại, tôi có thể làm việc cho nhiều phòng thí nghiệm, làm những việc theo đúng chuyên môn và lương tháng bằng lương 7 năm trước đây tôi làm ở Việt Nam. Với số tiền đó, tôi thừa sức nuôi sống bản thân và gửi tiền về giúp đỡ gia đình. Ít nhất sẽ có thêm vài ba hộ gia đình thoát khỏi diện nghèo.

Tôi không hoàn toàn đồng ý với những lời phê phán trong một số bài báo cho rằng những sinh viên ở lại là bán sức lao động. Tôi cho rằng, bất kể ở nước ngoài hay ở Việt Nam, lương cũng phải dựa vào khả năng làm việc và đóng góp cho đơn vị đó…

Nuyen Quang Dzung (Tuổi Trẻ)
Thăm dò:
Bạn đã (đang) theo học chương trình sau ĐH ở nước ngoài. Sự lựa chọn công việc sau khi kết thúc khóa học là:
Ở lại và tìm việc làm
Sang nước thứ 3 tìm việc làm
Về nước, làm cho cơ quan cũ
Về nước tìm việc làm mới
Về nước và lập công ty riêng
Chưa có dự định cụ thể
<a href=\'http://srv.vietnamnet.vn/poll/poll_show.asp?id=176\' target=\'_blank\'><span style=\'color:blue\'>Kết quả thăm dò </a> trên VietnamNet

Taurus
01-01-1970, 07:00 AM
Cảm ơn anh MYHANH, thực ra em chỉ viết những gì mình nghĩ và mình đang nhìn thấy, nó không chỉ dừng lại ở đó, còn rất nhiều, rất nhiều vấn đề mà từ những ghế giảng đường em nhìn thấy và cảm nhận được. Em nghĩ chúng ta nên nhìn nó dưới góc độ là một trong những vấn đề cần được bàn luận và tìm ra giải pháp, hậu quả của nó đối với những người trẻ chúng ta không chỉ là sự tụt hậu mà còn là sự chết dần chết mòn của niềm đam mê trong tập thể những người Việt trẻ. Khi người ta chỉ biết đến giá trị của đồng tiền và sống vì đồng tiền mà quên đi những giá trị khác thì thước đo cuộc sống sẽ là gì???
Hy vọng diễn đàn này sẽ giúp cho những bạn trẻ nhận ra rằng: chỉ cần đam mê đủ lớn, thì vấn đề tìm được tiền là chuyện trong tầm tay