PDA

View Full Version : Tổng hợp những tin tức từ khủng hoảng ở Dubai


TheDeath
27-11-2009, 03:13 PM
Địa ngục ở Dubai: David Marks công khai về vấn đề thanh toán ở Dubai.
04/11/2009

Nhiều công ty Anh Quốc đang bị nợ các khoản tiền lương từ các công ty phát triển thuộc khu vực trung Đông, nhưng rất ít các công ty của Anh và Dubai sẵn sàng đề cập tới vấn đề này. Roxane McMeeken đã có cuộc nói chuyện với một kiến trúc sư đã chuẩn bị sẵn sàng để phá vỡ sự im lặng hai bên này.

http://kientruc.vn/images/baoxaydung.com.vn/2009/11/Vulrh5afk8EI.jpg

trong quá trình phát triển, Dubai đã trở thành một phiên bản Kì quái của Las Vegas - thành phố được biết đến với những casino nơi những người chơi đều có thể thắng. Dubai cũng thu được những tiếng tăm như một casino cho phong cách và những đặc điểm riêng về kiến trúc của nó. Thay vì bị giới hạn trong những khối bê tông, kính và thép, nhà phát triển xây dựng ở Dubai, Abyaar, đã muốn dùng 230 triệu bảng Anh của mình để diễn tả “cái hồn” của phong cảnh thiên nhiên Ả-rập, và ông đã chọn kiến trúc sư người Anh Marks Barfield để thể hiện điều đó.

Đây có lẽ là một sự lựa chọn thông minh. Kiến trúc sư này đã từng được biết đến ở London với bản thiết kế một quán cà phê ở Birmingham với hình dạng như một trôn ốc vàng trong không gian của hoa hướng dương. Đối với Abyaar, Marks Barfield tạo ra một thiết kế lấy cảm hứng từ đá cuội và sóng. Tuy nhiên, thật không may, năm tháng sau khi bản thiết kế ra đời, Dubai biến thành casino, nơi mà tất cả mọi người đều có thể thua .

David Marks, người đồng sáng lập của công ty Marks Barfield , nói Abyaar đã không trả các hoá đơn của mình trong 15 tháng qua. Các khoản nợ hiện nay là khoảng 700.000 bảng Anh , chiếm 30% doanh thu năm 2008 của công ty, và tình trạng này đã đạt tới mức khủng hoảng. Hiệp hội các kỹ sư tư vấn (ACE) ước tính rằng các kỹ sư Vương quốc Anh đang bị nợ tiền lương khoảng 400 triệu bảng Anh từ các khách hàng ở trung Đông, những người đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn đại suy thoái toàn cầu, và hầu hết các nhà phân tích cho rằng đây cũng chỉ là một phần nhỏ trong số các con số thực. Từ đầu năm đến nay, Aukett Fitzroy Robinson, Arup, Atkins, Hyder, Interserve và WSp đã chỉ ra rằng họ đang phải đối mặt với những vấn đề thanh toán tại trung Đông

Marks đã quyết định kể câu chuyện của ông và gửi danh sách các nhà phát triển Dubai đã và đang nợ nần. Ông nói: "Tôi nghĩ sẽ tôi sẽ không làm việc ở Dubai một lần nữa, nó đã gây cho tôi quá nhiều thiệt hại."

Marks Barfield bắt đầu để tâm đến Dubai từ đầu năm 2008.Thời gian đó,cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Vương quốc Anh, trong khi các tiểu vương quốc thì lại gần như nguyên vẹn. Marks, vợ ông, Julia Barfield, cũng đối tác kinh doanh của ông đã nghĩ rằng việc chuyển hướng kinh doanh sang Dubai sẽ là một giải pháp tốt.

Một số thông tin tin cậy của một nhà tư vấn đã khiến ông liên lạc với Abyaar. Mặc dù chỉ mới thành lập năm 2005, công ty của Abyaar đã trở thành công ty phát triển lớn thứ tám ở Kuwait. Ở thời điểm Marks tìm hiểu thông tin, công ty này đang mở rộng ở Dubai với ba dự án lớn rất cần các kiến trúc sư giỏi. Marks đã ký hợp đồng với Abyaar vào tháng Giêng năm ngoái để thiết kế các khu nghệ thuật với tên gọi "truyền thông quốc tế trong khu vực kinh doanh", với dự định để thu hút các công ty truyền thông trong và ngoài nước.

Tất cả đều đã được lên kế hoạch. “Abyaar đã cam kết trả tiền hàng tháng nhanh chóng và đầy đủ, và thời gian đầu là vậy", Marks nói. Theo đề án của Abyaar, đại lộ Acacia ( ước tính khoảng 336 triệu bảng) sẽ được xây dựng tại huyện Jumeirah Dubai, và một đại lộ tương tự như vậy cũng sẽ được khởi công ở Ả Rập Saudi.
Những dấu hiệu đầu tiên của vấn đề xuất hiện vào đầu năm 2008, khi một khoản thanh toán tạm thời đã không được chi trả, nhưng Marks đã bỏ qua chuyện đó bởi tin vào tiếng tăm của Abyaar. Năm tháng sau, chuyện này vẫn tiếp diễn. Đây là khoảng thời gian công việc của ông ở Dubai đang vào lúc nước rút. Nhưng hóa ra đây cũng là những ngày cuối cùng trước khi nền kinh tế Dubai gặp khủng hoảng, và lời đồn về các dự án sẽ phải tạm dừng mà không có sự thỏa thuận nào bùng nổ. Tháng 11 năm 2008, thị trường bất động sản Dubai bắt đầu có dấu hiệu sụp đổ (theo số liệu mới nhất từ công ty nghiên cứu proleads) với việc ngừng thực hiện các dự án trị giá 182 bảng Anh.

Quay lại vào tháng Mười, Marks Barfield đã muốn trình bày với công ty Xây dựng về thiết kế của ông đối với khu nghệ thuật. Cám hứng thiết kế của ông đã được thể hiện thông qua kiến trúc 11 tòa nhà liền nhau tựa như bóng mát sa mạc qua sự chuyển màu sắc tinh tế từ hồng sang vàng. Các tòa nhà này là sự kết hợp giữa hiện đại và truyền thống, với điểm nhấn là ban công sâu đặc trưng cho kiến trúc truyền thống Ả Rập. Vị trí trung tâm giữa 11 tòa nhà này là một công viên rộng.

Marks cảm thấy vô cùng hứng khởi trước dự án vì công đồng này của ông. 80% diện tích đất được sử dụng để xây dựng công viên, nơi mọi người có thể tìm thấy các câu lạc bộ, một hồ bơi và một khu spa cao cấp. “Nó sẽ là một sự khác biệt ở Dubai” , Marks nói.

Vào tháng mười Marks đã nhận được một cảnh báo mà ông không thể bỏ qua: Abyaar nói với ông ngừng cả dự án cũng như xây dựng lại. Ông đã gọi điện thoại cho nhân viên điều hành của nhà phát triển và người quản lý công ty ông : “Họ đều nói với chúng tôi mọi thứ vẫn ổn" - theo Marks.

Nhưng hoá đơn vẫn tiếp tục không được thanh toán, Marks gọi cho Abyaar và chỉ nhận được thông tin về việc Abyaar sẽ chuyển văn phòng đến Kuwait. "Điều này có nghĩa là chúng tôi phải gửi tất cả các tài liệu ở Dubai đến Kuwait”. Sau đó, cái mà Marks gọi là “trò hề thanh toán” bắt đầu. Marks kể: “trong một chuyện trao đổi qua điện thoại, Abyaar yêu cầu tôi giảm giá, nhưng không rõ là giảm bao nhiêu”. Tôi đề nghị thanh toán và đồng ý giảm 19% trong tất cả các khoản nợ, nhưng vị khách hàng này cũng không thể hiện sự đồng ý hay không đồng ý, cái ông ta muốn là sự trì hoãn”. “Giá trị của Abyaar đã giảm đáng kể," Marks nói thêm, "Và tôi bắt đầu lo lắng về tiền lương của mình."

Marks đã phải giảm giá, nhưng vẫn không có khoản tiền nào được chuyển đến chi trả khoản tiền nợ. Mặc dù tháng 11 năm đó, Abyaar đã trả lời trước báo chí về một khoản vay đảm bảo trị giá khoảng 29.6 triệu bảng dùng để trả hết nợ và các dự án quỹ.

“Sẽ có hai năm trước khi chúng ta cần đến tòa án và cõ lẽ việc giải quyết này sẽ tốn của ông thêm 500 dirhams (khoảng 80 bảng Anh) một năm."
David Marks đã nói với Abyaar.

Từ
hậu quả của việc này, một cuộc khủng hoảng tài chính trong công ty của Marks Barfield đã diễn ra khiến ông buộc phải sa thải một số nhân viên dưới cấp mình. Biên chế hiện đã được cắt giảm từ 40 xuống còn 20 người. Marks phát biểu: “Việc này khiến tôi vô cùng đau đớn." trong tháng tư năm 2009, công ty của Marks thực sự gặp khủng hoảng. “Người quản lý các dự án của Abylaar đã muốn chúng tôi chứng minh sự tồn tại của từng đơn đặt hàng. Tiếp theo, họ muốn nhìn thấy bản sao của tác phẩm mà chúng tôi đã làm. Sau nữa, họ muốn chúng tôi chứng minh về chữ ký tắt của người quản lý dự án trong từng bản vẽ - điều này trở nên vô cùng khó khăn khi người quản lý dự án đó đã thôi làm cho Abyaar. Nhưng chúng tôi đã chứng minh được mọi thứ…. Và, họ vẫn không thanh toán. Việc này đã thể hiện một điều: họ hoàn toàn không muốn trả tiền cho chúng tôi” – Marks nói.

Vào tháng sáu, có một báo cáo chỉ ra rằng Abyaar chưa nhận được khoản vay nào để chi trả cho các khoản nợ của mình. Điều này đã khiến Abyaar “ngụ ý việc Marks phải chấp nhận giảm giá 50% tiền nợ thì công ty Abyaar mới xem xét việc trả tiền cho ông”. Marks không chấp nhận điều này. Ông tuyên bố trong một cuộc nói chuyện điện thoại với Abyaar: "Hoàn toàn vô ích khi thương thuyết về việc này. Sẽ có hai năm trước khi chúng ta cần đến tòa án và cõ lẽ việc giải quyết này sẽ tốn của ông thêm 500 dirhams (khoảng 80 bảng Anh) một năm.” Abyaar đã không phản hồi lại gì trước tuyên bố này.

trước tình hình đó, Marks đã quyết định thuê một công ty chuyên đòi nợ. Ông nói: "Chúng tôi làm ăn hoàn toàn hợp pháp nhưng tôi vẫn không tin tưởng vào hệ thống pháp luật ở Dubai. Quá trình thủ tục pháp lý quá rất rối, mà có thể mất hai năm và sau đó việc kết quả bản án có được thi hành không lại là chuyện khác. Ngược lại, các giải pháp của công ty đòi nợ hoàn toàn hợp pháp nhưng rất thuyết phục".

Tình hình tại Dubai bắt đầu được có dấu hiệu được cải thiện. Nelson Ogunshakin, giám đốc điều hành của ACE, nói: "Cac thảo luận giữa khách hàng và chuỗi cung ứng đang di chuyển về phía trước."

“Các nhà thầu ở Dubai đã trở thành nơi đòi nợ. Tôi cũng đang dành hết thời gian của mình kêu gọi tất cả các khách hàng thanh toán tiền cho chúng tôi càng sớm càng tốt".

Nhà thầu của Anh tại UAE

Một phát ngôn viên của Atkins nói rằng vì trung Đông vẫn còn “đầy thử thách", nên "các khoản thanh toán bằng tiền mặt sẽ được chấp nhận". Các công ty chi nhánh của Abyaar, cũng như RTKL, công ty truyền thông quốc tế cho “Khu vực kinh doanh” từ chối bình luận về nhận định này.

Vince Clancy, Giám đốc điều hành của Turner & Townsend, phát biểu đầy lạc quan: “trung Đông đã rất dẻo dai, và tình hình kinh tế đã có sự cải thiện. Chúng ta đã dời các khoản thanh toán trước kia lại và mặc dù tình hình hiện nay cũng chưa thể giải quyết hoàn toàn, chúng ta vẫn phải đối diện với nó."

Chính phủ Anh đã có một số động thái về vấn đề thanh toán này, đặc biệt là ở Dubai và các nhà phát triển chính ở đây. peter Mandelson, thư ký văn phòng kinh doanh quốc gia, đã nêu lên các vấn đề thanh toán trong một chuyến viếng thăm Dubai vào tháng tư.Văn phòng Thương mại & Đầu tư Vương quốc Anh, cánh tay phải của chính phủ Anh cũng đã tuyên bố sẽ đứng ra giúp các công ty xây dựng trong nước đang gặp vấn đề về thanh toán ở nước ngoài ,cùng việc thương thuyết với khách hàng tại Dubai. “Chúng tôi đang liên lạc với các công ty ngành xây dựng Anh đang hoạt động tại Dubai – bao gồm cả kỹ sư, kiến trúc sư, nhà xây dựng,..., và dĩ nhiên chúng tôi cũng đã nêu ra vấn đề này với chính quyền ở đây. "
Marks Barfield vẫn chưa được thanh toán dù vào tháng bảy, Abyaar đã công bố lợi nhuận trong nửa đầu năm 2009 của công ty là 10.4 triệu bảng.

Rất nhiều công ty cũng gặp phải vấn đề như Marks. Một nguồn tin tại một công ty QS cho biết hiện công ty này cũng đang bị nợ khoảng 35% doanh thu một năm bởi các nhà phát triển Dubai. Công ty khác xin giấu tên cũng công bố: "Chúng tôi đang nợ tương đương với hóa đơn bốn tháng làm việc. Các khách hàng khi được yêu cầu thanh toán thì đều đòi giảm giá lên đến 40%. Chúng tôi không thể chấp nhận điều đó. Tình hình thật khủng khiếp. "

Những công ty xây dựng Anh Quốc sẽ trở thành nạn nhân của sự suy thoái kinh tế ở Dubai? Một tiền lệ xưa ở nhà nước phong kiến Ả Rập Saudi , rất nhiều công ty tại đất nước này đã phải đóng cửa sau cơn sốt dầu lửa thập niên 70, để lại cho nhiều công ty Anh là một khoản nợ vĩnh viễn không được thanh toán. Dubai, nói một các khách quan, đang thực hiện một nền kinh tế tư bản tương đối mở, và khách hàng ở đây có lẽ sẽ phải “chơi đúng luật”. Nhưng Marks cũng đã chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Ông nói: “Dù chuyện gì xảy ra, chúng tôi vẫ sống sót, nhưng có lẽ chúng tôi đã làm quá nhiều việc dư thừa ở Dubai, và nó đã gây ra cho chúng tôi quá nhiều thiệt hại.”
(nguồn: http://www.building.co.uk)

TheDeath
27-11-2009, 03:19 PM
MAI PHƯƠNG (http://vneconomy.vn/home/tim-kiem.htm?key=Mai%20Ph%C6%B0%C6%A1ng&bl=1&PageType=5)
26/11/2009 14:07 (GMT+7)
http://vneconomy.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2009/11/26/0146.jpg Nền kinh tế Dubai đã chịu tác động nặng nề từ khủng hoảng tài chính toàn cầu trong năm qua. Sự thắt chặt của các dòng vốn trong thời gian khủng hoảng đã đặt dấu chấm hết cho 6 năm phát triển bùng nổ của nước này, đồng thời đẩy thị trường bất động sản ở đây lao dốc không phanh - Ảnh: Reuters.

Một doanh nghiệp nhà nước hàng đầu của Dubai đang có kế hoạch xin các chủ nợ cho hoãn thanh toán nhiều tỷ USD
Chính phủ Dubai ngày 25/11 tuyên bố, một doanh nghiệp nhà nước hàng đầu của nước này đang có kế hoạch xin các chủ nợ cho hoãn thanh toán nhiều tỷ USD.

Sự sa sút của kinh tế Dubai, vốn phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực bất động sản và xây dựng, trong thời gian suy thoái và khủng hoảng, đã đẩy các nhà đầu tư địa ốc của nước này vào tình trạng điêu đứng.

Tuyên bố trên của các nhà chức trách Dubai được giới quan sát xem là một động thái bất ngờ và gây sốc vì trong mấy tháng qua, thị trường luôn tin tưởng rằng, Dubai có khả năng thanh toán nợ.

Tuy nhiên, đây được coi là bước đi đầu tiên trong việc tái cấu trúc lại Dubai World - tập đoàn đầu tư quốc doanh trước đây có công đầu trong tốc độ tăng trưởng bùng nổ của nước này. Hiện Dubai World đang gánh khoản nợ lên tới 59 tỷ USD, hơn 2/3 trong tổng số nợ 80 tỷ USD của Chính phủ Dubai.

Sau khi tuyên bố về kế hoạch khất nợ được Chính phủ Dubai công bố, các hãng định mức tín nhiệm hàng đầu thế giới như S&P và Moody’s đã ngay lập tức đánh tụng hạng mức tín nhiệm nợ của nhiều đơn vị phát hành nợ có ràng buộc với Chính phủ nước này. Thậm chí, S&P cho rằng, việc tái cấu trúc Dubai World có thể bị xem là một vụ vỡ nợ.

Chính phủ Dubai cho hay, họ đã thuê hãng tư vấn quốc tế Deloitte để tư vấn cho quá trình tái cấu trúc Dubai World.

Giới phân tích dự báo, quốc gia láng giềng giàu có Abu Dhabi sẽ có những hỗ trợ tài chính để giúp Dubai vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. Dubai và Abu Dhabi cùng là thành viên của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Tuy nhiên, để tránh những hậu quả khó lượng, có lẽ Dubai phải từ bỏ mô hình phát triển kinh tế vốn chỉ tập trung vào đầu tư bất động sản và các dòng vốn ngoại.

Là một tập đoàn lớn, Dubai World bao gồm nhiều chi nhánh, trong đó có Nakheel - công ty đầu tư xây dựng đảo nhân tạo hình lá cọ nổi tiếng, vốn được xem là biểu tượng cho sự phát triển như vũ bão của ngành bất động sản Dubai. Riêng Nakheel có nghĩa vụ phải thanh toán số trái phiếu Hồi giáo trị giá 3,5 tỷ USD vào ngày 14/12 tới, và phải trả một khoản nợ 980 triệu USD vào ngày 13/5/2010.

Trong khi đó, công ty Limitless, một thành viên khác của Dubai World, sẽ phải thanh toán lượng trái phiếu trị giá 1,2 tỷ USD đáo hạn vào ngày 31/3/2010.

Nền kinh tế Dubai đã chịu tác động nặng nề từ khủng hoảng tài chính toàn cầu trong năm qua. Sự thắt chặt của các dòng vốn trong thời gian khủng hoảng đã đặt dấu chấm hết cho 6 năm phát triển bùng nổ của nước này, đồng thời đẩy thị trường bất động sản ở đây lao dốc không phanh.

Một thống kê của hãng tư vấn Colliers International cho thấy, riêng trong quý 1 năm nay, giá nhà đất tại Dubai đã giảm tới 41%.

Tuyên bố về kế hoạch xin khất nợ của Dubai hôm 25/11 đã ít nhiều tác động tiêu cực tới niềm tin của giới đầu tư đối với nợ chính phủ của nhiều nước khác trong cùng khu vực.

Giá các hợp đồng hoán đổi khả năng vỡ nợ (CDS) cho nợ của một số nước như Abu Dhabi, Saudi Arabia và Qatar đã tăng sau khi tuyên bố trên được đưa ra, dù không tăng mạnh như giá các hợp đồng CDS cho nợ của Dubai. Giá trái phiếu chính phủ do Dubai phát hành lao dốc mạnh sau tuyên bố trên.

(Theo Reuters, BBC)

TheDeath
27-11-2009, 03:50 PM
Câu chuyện của Dubai làm người ta giật mình nghĩ tới Vinashin!