PDA

View Full Version : Chọn người tài hay chọn học vị


Gem
09-10-2009, 11:47 AM
Sau khi đọc xong bài báo :

Hà Nội mong 100% cán bộ Thành ủy 'quản' là tiến sĩ

http://vietnamnet.vn/chinhtri/doinoi/2009/08/865203/

Gem không khỏi giật mình, nếu quả thật đúng vậy thì con người VN giỏi thật, lấy bằng Tiến Sĩ sao dễ quá vậy, họ có nghiên cứu gì không hay chỉ học ra lấy cái bằng như tình trạng Đại Học hiện nay . Mà sao Tiến Sĩ nhiều đến vậy mà các bài luận khoa học không được được công bố trên các tạp chí danh tiếng....

Dường như cảm giác học cao đã ăn sâu trong đầu chúng ta, đi vào công ty, đi phỏng vấn, câu đầu tiên hay thủ tục đầu tiên là bằng cấp hoặc em học trường gì, chính Gem có lần cũng suy nghĩ như vậy, ko sai nhưng hơi quá đáng.

Ở Xã hội hiện nay người ta trọng bằng cấp nhiều quá đâm ra mất cân bằng trong công việc ( giống tương tự mất cân bằng giới tính ,...haha ) ai cũng muốn làm việc nhẹ nhàng vì mình là Tiến Sĩ .

Gem chỉ mong sao có 1 ông Tiến Sĩ về giao thông đi ra đường kẹt xe trong cái lô cốt để thử coi ổng sẽ nghĩ gì đây . lqd_mocmui

peanux
09-10-2009, 11:54 AM
Đi làm thì trọng năng lực nhưng lấy gì chứng nhận năng lực của anh đây?
Ở đây bằng cấp (certification) nói chung nha là một trong những thước đo đầu tiên để chứng nhận cho năng lực. Do đó nó là cái giấy thông hành cho anh chàng năng lực lộ diện.
Xin nhắc lại chỉ là giấy thông hành thui. Còn khi làm việc thì năng lực quyết định. Cũng xin nhớ rằng năng lực nói chung chứ không chỉ năng lực chuyện môn. Năng lực chuyên mộn chỉ là một trong những thứ đó mà thôi. Tâm-Tầm quan hệ biện chứng như Tâm mới là thứ quyết định.

Lai Quoc Dat
09-10-2009, 01:02 PM
Đồng ý với peanux. Bằng cấp là 1 trong số các công cụ để chứng minh năng lực. Trước khi tuyển dụng, người ta buộc phải xem bằng cấp là 1 yêu cầu hàng đầu để đánh giá năng lực và chọn để thử việc. Sau khi thử xong, nếu đạt yêu cầu thì mới nhận. Còn khi đã làm việc thì hiệu quả công việc là thước đó năng lực.

Nói về cái việc của TP Hà Nội, cách đây không lâu, GS. Nguyễn Văn Tuấn cũng đã nói về vấn đề bằng cấp và công việc quản lý.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=339061&ChannelID=119
Anh em xem thử nhé.

Đúng như tác giả nhận định, có vẻ người đưa ra chính sách đã nhầm lẫn 1 cách tai hại về cái giá trị của bằng cấp, đặc biệt là bằng cấp sau đai học. Chính sự nhầm lẫn này sẽ dẫn đến 1 cuộc chạy đua bằng cấp.

Học càng cao, chuyên ngành càng thu hẹp lại. 1 ông dù có là tiến sỹ đi nữa thì chuyên ngành của ông ta chỉ bó hẹp trong phạm vi nghiên cứu rất hẹp mà thôi. Người có học vị càng cao, tư duy đột phá càng nhiều vì đó là yêu cầu. Nhưng sự đột phá chỉ diễn ra trong lĩnh vực mà họ nghiên cứu mà thôi, tức là sự đột phát trong 1 phạm vi hẹp. Còn quản lý hành chính nhà nước là 1 phạm vi quá rộng, cái cần là tư duy đột phá trong quản lý, trong tầm nhìn mang tính chất vĩ mô. Cái này thì có lẽ ko cần tiến sĩ đâu... Một ông tiến sĩ về Giao thông thì ông chỉ giỏi về thiết kế, khoa học trong giao thông chứ ông ấy ko thể làm quản lý được những người tham gia giao thông.

Có lẽ người ta vẫn nhầm với cái học vị Tiến sĩ trong văn hóa khoa bảng ngày xưa thì phải. Ông Tiến sĩ ngày xưa được xem là "Cái gì cũng biết".

Hãy trả bằng cấp lại đúng giá trị thực của nó. Để những người có năng lực thực sự sở hữu những tấm bằng thực sự.

Đừng dùng bằng cấp như 1 công cụ trang điểm. Khi mà năng lực ko xứng với bằng cấp thì giống như 1 kẻ ăn mày khoác lên người cái áo vest rồi trang điểm son phấn lên. Hay như khúc gỗ mục được sơn phết lên rồi đem làm cột nhà. Đó được xem là cái tâm của chúng ta vậy...

peanux
10-10-2009, 10:27 PM
Học càng cao, chuyên ngành càng thu hẹp lại. 1 ông dù có là tiến sỹ đi nữa thì chuyên ngành của ông ta chỉ bó hẹp trong phạm vi nghiên cứu rất hẹp mà thôi. Người có học vị càng cao, tư duy đột phá càng nhiều vì đó là yêu cầu. Nhưng sự đột phá chỉ diễn ra trong lĩnh vực mà họ nghiên cứu mà thôi, tức là sự đột phát trong 1 phạm vi hẹp. Còn quản lý hành chính nhà nước là 1 phạm vi quá rộng, cái cần là tư duy đột phá trong quản lý, trong tầm nhìn mang tính chất vĩ mô. Cái này thì có lẽ ko cần tiến sĩ đâu... Một ông tiến sĩ về Giao thông thì ông chỉ giỏi về thiết kế, khoa học trong giao thông chứ ông ấy ko thể làm quản lý được những người tham gia giao thông.

Chưa chính xác đâu!
Tiến sĩ cũng có nhiều loại.
Tiến sĩ giao thông như Bác Đạt nói thì đúng rùi.
Nhưng anh DPP (Tiến sĩ quản lý công) chuyên ngành quản lý giao thông thì cũng ok chứ.
Cái quan trọng mình bàn là Việt Nam ta không thiếu người tài tại sao phải bỏ tiền nhà nước (tiền do nhân dân đóng thuế) để đi đào tạo những người chưa phải là tiến sĩ thành tiến sĩ chứ!!???

phanphuong
11-10-2009, 12:13 PM
Cái quan trọng mình bàn là Việt Nam ta không thiếu người tài tại sao phải bỏ tiền nhà nước (tiền do nhân dân đóng thuế) để đi đào tạo những người chưa phải là tiến sĩ thành tiến sĩ chứ!!???

Đầu tư nhân lực thôi bác ơi. Người tài hiện tại thì cứ dùng, đào tạo thêm người tài để cho nước nhà mạnh thêm nữa.
Còn chuyện không đãi ngộ/sử dụng xứng đáng thì do sơ xót...chủ quan của lãnh đạo thôi. Dùng người tài nhiều quá thì COCC đâu có cửa! ;)

Gem
14-10-2009, 04:20 PM
cũng chả hiểu sao mà bài này của ông TS Nguyễn Quang A lại không được post trên các cơ quan báo điện tử trong nước :

100% công chức cấp cao là Tiến sĩ thì dân ta đi ăn mày!

http://www.google.com.vn/search?q=100%25+c%C3%B4ng+ch%E1%BB%A9c+c%E1%BA%A5p +cao+l%C3%A0+Ti%E1%BA%BFn+s%C4%A9+th%C3%AC+d%C3%A2 n+ta+%C4%91i+%C4%83n+m%C3%A0y!&ie=utf-8&oe=utf-8&aq=t&rls=org.mozilla:en-US:official&client=firefox-a

phanphuong
14-10-2009, 04:40 PM
Không thể đăng được vì quan điểm của ông A sai chủ trương (coi như là sai).

rangsun
14-10-2009, 04:52 PM
Nếu đăng lên các báo trong nước thì dân ta đi ăn mày thiệt sao. Vì tiến sĩ thì phải làm quan, mà quan thì ..........ko làm gì cả, chỉ ngồi chơi thôi. Còn dân thì phải đi cày cuốc, đi ăn mày kiếm sống chứ còn sao nữa :devil_smile:

92A01
15-10-2009, 11:49 AM
Các bác suy nghĩ cao xa quá. Tôi chỉ nghĩ thế này. Giả sử các bác là giám đốc của một cty. Nếu tuyển dụng nhân viên, các bác quan tâm những thông tin nào của nhân viên. Thực sự ở VN, người mà không có bằng cấp học vị nhưng giỏi chắc chắn không nhiều, là một số rất ít. Lại nhớ đến chuyện anh nông dân chế tạo máy bay...

Gem
15-10-2009, 12:01 PM
Gem thấy ý này cũng đúng :

Truy tìm căn nguyên thói “háo danh” của trí thức -

Không phải người trí thức Việt Nam sinh ra đã ham chức danh như chúng ta thấy. Hoàn cảnh đẩy họ đến chỗ phải làm vậy.

http://tuanvietnam.net/truy-tim-can-nguyen-thoi-hao-danh-cua-tri-thuc