PDA

View Full Version : VFF chỉ thị không được gọi cầu thủ nhập tịch vào đội tuyển quốc gia


peanux
28-09-2009, 08:27 AM
Đọc bài trả lời phỏng vấn của ông Calisto (http://www.nld.com.vn/20090927024414863P0C1026/hlv-calisto-cong-vinh-phai-tu-quyet-dinh.htm)
có đoạn:

Vậy còn vấn đề không triệu tập các cầu thủ nhập quốc tịch vào ĐTQG thì sao?

- Đó không phải là quyết định của tôi. Tôi nhận được thông tin từ VFF là không được gọi các cầu thủ nhập quốc tịch vào ĐTQG. Bản thân tôi vẫn muốn gọi họ.

Tại sao lại như vậy? Một nguồn lực lớn đã bị bỏ qua!
Đó cũng là lý do tại sao VN khác Sing.
Sing tận dụng mọi cơ hội để phát triển, ai có thể đóng góp cho sự phát triển của Sing đều welcome. Còn VN ta thì tại sao?

TheDeath
28-09-2009, 09:15 AM
Mọi công dân có quốc tịch Việt Nam đều phải được đối xử như nhau! Cái này có gọi là phân biệt chủng tộc không?

phanphuong
28-09-2009, 09:35 AM
Đúng rồi mấy bác ơi! VFF chỉ thị thế cũng có lý do. Sợ sau này, VN đoạt cúp thế giới với một đội tuyển toàn gốc châu Âu Mỹ Phi. Đi lên khán đài nhận cúp thì nhìn kỳ lắm. Chiến lược tầm xa, cấp vĩ mô đó! ;)

Lai Quoc Dat
28-09-2009, 09:52 AM
Mỗi 1 lĩnh vực có 1 đặc thù riêng, khó phân tích lắm. Nếu xét trên khía cạnh bóng đá, không chỉ riêng Việt Nam mà trên thế giới rất nhiều nền bóng đá phát triển cũng có tình trạng này (ví dụ như Amauri của Italia, Asamoah của Đức). Riêng cá nhân tôi, nếu đội tuyển Việt Nam chiến thắng bằng những bàn thắng của các cầu thủ nhập tịch, tôi chỉ vui thôi chứ không tự hào và phấn khích (có lẽ do bảo thủ). Mà cũng tội ông VFF, trong quá khứ nhiều phốt quá nên giờ làm gì cũng bị đặt vấn đề. Nếu mà cho gọi cầu thủ nhập tịch thì bị cho là chạy theo thành tích, còn ko cho gọi thì bị cho là kỳ thị.

Thực ra việc khuyến khích gọi các cầu thủ nhập tịch vào Tuyển mà không cẩn thận sẽ làm thui chột sự phát triển của các cầu thủ trẻ. Bạn sẽ nghĩ gì khi chỉ xét về năng lực, đứng trên sân cỏ là 11 cầu thủ Brazil đại diện cho Việt Nam tại cuộc tranh tài quốc tế, hát quốc ca mà họ chỉ thể hiện sự trang nghiêm (nếu có) còn không thể thuộc được lời bài hát?? Họ phục vụ cho Việt Nam vì tình yêu hay vì quyền lợi? Nhìn cái cách Phan Văn Santos lúc tập trung tuyển là thấy ngay.

Các nước có nền bóng đá phát triển thường chỉ phân vân cho các trường hợp cầu thủ có 2 quốc tịch hoặc ít ra có liên quan về mặt huyết thống. Còn nhìn sang Sin, thấy họ vô địch nhiều lần ở ĐNÁ nhưng cảm giác giống 1 CLB hơn. Nói nền bóng đá của họ phát triển hơn chúng ta cũng không đúng vì xem ra trên bình diện chung, họ cũng chỉ sàng sàng chúng ta. Còn mấy môn khác, điển hình là bóng bàn, nhìn các tay vợt nhập tịch của họ toàn là người Trung Quốc cả. Ở Trung Quốc, có lẽ các tay vợt này khó mà xuất hiện trên đấu trường quốc tế vì đẳng cấp không bằng các tay vợt khác. Họ nhập tịch sang Sin vì 2 vấn đề: quyền lợi (được thi đấu và kèm đó là chế độ đãi ngộ) và vì ở Sig, 70% là ...người Hoa. Cho nên, nếu xét riêng cho bóng đá và thể thao thì là 1 việc khác. Còn mở rộng ra hơn nữa, sẽ rất khó nói nên xin không bàn.
Chúc mọi người đầu tuần vui vẻ.

phanphuong
28-09-2009, 10:01 AM
Bác Đạt phân tích mạch lạc, rõ ràng, thích quá! ;)
Trường hợp, một cầu thủ Việt kiều, nếu muốn về cống hiến cho quê hương (có thể vì không có khả năng "cống hiến" ở Mỹ). Gặp chỉ thị của VFF chắc rầu thúi ruột.

rangsun
01-10-2009, 09:03 PM
ặc ặc, đội tuyển có cầu thủ nước ngoài thì mạnh thiệt nhưng đem đi thi đấu quốc tế người ta cười cho. Cười vì cầu thủ VN dở quá, ngoại binh chỉ có vài người nhưng trình độ lại hơn hẳn cầu thủ nội. Vả lại, chỉ có vài người thì trình độ chung của đội tuyển cũng không nâng cao hơn được.:devil_smile:
Nếu noi theo tấm gương bóng đá, mấy ngành khác cũng làm như vậy, trọng ngoại hơn nội thì người VN bị mất việc làm, bị mất miếng ăn. Coi chừng có biểu tình. Phải trọng cầu thủ nội thôi. Hàng nội muôn năm !:lightbulb:

TheDeath
02-10-2009, 08:02 AM
TheDeath tự hỏi, mọi công dân Việt Nam có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau hay không?

- Giả sử mai mốt có chiến tranh thì những người này có cầm súng bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam không? Dĩ nhiên là có! Và phải có!

- Họ có đóng thuế như những người bình thường khác không? Dĩ nhiên là có!

- Thế tại sao quyền lợi có sự phân biệt? Không được đá cho tuyển VN???

Vậy có thể kiện phân biệt đối xử không?

Độc Cô Cầu Bại
02-10-2009, 08:17 AM
TheDeath tự hỏi, mọi công dân Việt Nam có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau hay không?

- Giả sử mai mốt có chiến tranh thì những người này có cầm súng bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam không? Dĩ nhiên là có! Và phải có!

- Họ có đóng thuế như những người bình thường khác không? Dĩ nhiên là có!

- Thế tại sao quyền lợi có sự phân biệt? Không được đá cho tuyển VN???

Vậy có thể kiện phân biệt đối xử không?

Bàn chuyện này để tui đi nhậu còn sướng hơn. Họ đâu có nói là phân biệt đối xử. Họ bảo anh không đủ điều kiện lên tuyển. Đá dở chẳng hạn (dù rằng giời chuyên môn nói cầu thủ đó giỏi). Khi đã không muốn thì thiếu cha chi cách nói. Chủ nhật nhớ đi đánh cầu nghen bác TD. Dạo này tung tăng dữ quá! :wink_smile:

Lai Quoc Dat
02-10-2009, 09:10 AM
TheDeath tự hỏi, mọi công dân Việt Nam có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau hay không?

- Giả sử mai mốt có chiến tranh thì những người này có cầm súng bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam không? Dĩ nhiên là có! Và phải có!

- Họ có đóng thuế như những người bình thường khác không? Dĩ nhiên là có!

- Thế tại sao quyền lợi có sự phân biệt? Không được đá cho tuyển VN???

Vậy có thể kiện phân biệt đối xử không?

1. Nếu có chiến tranh, những người này phải cầm súng vì họ công dân, và đó là nghĩa vụ. Vì họ được nhà nước Việt Nam bảo vệ thì họ có nghĩa vụ phải như thế. Nhưng nếu đặt trường hợp VN có chiến tranh với cái nơi mà họ đã sinh ra, việc gì sẽ xảy ra? Vậy, họ sẽ bảo vệ đất nước Việt Nam vì nghĩa vụ chứ ko bảo vệ cho Tổ Quốc Việt Nam vì tình yêu. Anh TD dùng từ tổ quốc cho mấy người đó e rằng chưa đúng.

2. Họ phải đóng thuế cho nhà nước, dù họ ko là công dân nhưng họ ở VN thì phải chịu đóng các loại thuế liên quan. Cái này chắc ai đang làm việc ở nước ngoài cũng đều biết: ai cũng phải đóng thuế, và chịu đóng góp theo yêu cầu của nước mình đang làm việc (các loại bảo hiểm, các loại dịch vụ)...

3. Quyền lợi cũng cần phân biệt: quyền lợi cơ bản và quyền lợi khác. Nhà nước VN luôn đảm bảo quyền lợi cơ bản cho mọi công dân. Nhưng những quyền lợi khác sẽ có mức độ ưu tiên khác nhau (như tuyển sinh đại học thì có ưu tiên vùng miền vậy thôi). Giả sử đội tuyển VN thua, cầu thủ nhập tịch đó buồn vì đội bón gthua hay vì người VN thua? Ngoài quyền lợi, cần chú ý đến yếu tố tình cảm nữa. Đặc biệt trong văn hóa Á Đông, cái yếu tố về mặt tình cảm thường chi phối khá nhiều.

4. Chính sách phát triển con người không chỉ đơn giản là việc tạo cho mọi người là công dân VN được hưởng những quyền lợi như nhau. Trên thế giới cũng thế thôi. Vì nếu như thế, thì sẽ không bao giờ có xung đột sắc tộc, xung đột văn minh và sẽ không có nội chiến. Ngay cả như Mỹ, Nhật được xem là những nước văn minh nhất thế giới, nhưng người nhập cư (dù đã có quốc tịch) bao giờ cũng phải làm việc nhiều hơn người bản địa để đạt được cùng 1 vị trí. Chứ nếu không có chính sách phát triển phù hợp, người nhập tịch nào giỏi cũng cho nhập tịch và cho phát triển hết sức thì đến 1 lúc nào đó, VN ta sẽ có bao nhiêu dân tộc, ai sẽ lãnh đạo... Giá trị văn hóa của VN sẽ đi về đâu? Nhỏ hơn, đội tuyển bóng đá sẽ ra sao khi mà 11 người ra sân mà nói chuyện trên sân ko phải băng tiếng Việt mà chỉ là body language? Xem ra giống CLB hơn.

5. Cách dùng người phản ánh chính sách của 1 quốc gia, đặc biệt là những người mang tính chất đại diện cho quốc gia đó trên 1 lĩnh vực nào đó. Ở VN mình, ngay cả người khác vùng khác miền còn có sự phân biệt mặc dù đều là người VN, dân tộc Kinh cả đấy. Thì kiểu gì dễ dàng chấp nhận 1 thành viên khác ko được sinh ra ở VN, ko nói được TV một cách đầy đủ, ko hiểu được hết văn hóa ứng xử vốn có truyền thống lâu đời và phức tạp của VN.

6. Cái này nói riêng 1 tí, nếu không phải xin bỏ qua. Nếu nhập tịch VN mà 1 anh nào đó đến từ đất nước có trình độ phát triển cao hơn VN chắc sẽ khác. Làm gì làm, cũng phải tuyển chọn tinh hoa chứ. Lấy chồng chọn giống mà. Hihi. Anh đá bóng giỏi nhưng sau 30-35 tuổi, anh sẽ làm gì??? Có cái cần nhân rộng, có cái cần hạn chế. Mà mấy cái này thì tế nhị vô cùng, không ai nói ra bao giờ.

7. Có ai may mắn sống trong 1 khu nào đó có nhiều người châu Phi chưa? Cái dorm mà tôi đang ở, có khoảng 2/3 người châu Phi. Cũng có vài người VN sang đây và có cùng nhận xét với tôi: không thể hòa nhập được. Vì văn hóa khác nhau xa lắm. Xa đến độ bực mình. Mà họ là ai, toàn là trí thức, tức đại diện cho trình độ phát triển của đấtnước họ đấy. (Hay tại tôi khó tính và kì thị nhỉ???)

Chúc đội tuyển VN vô địch thế giới (chắc lâu lắm) với những cầu thủ máu đỏ, da vàng, nói tiếng Việt và có thể cùng anh em trên diễn đàn nhồi nhậu thịt chó, kêu dzô dzô, uống xong vỗ đùi cái đét, khà 1 cái thật to và đặc biệt có thể nhậu với bác Độc Cô Cầu Bại không say ko về.
<input id="gwProxy" type="hidden"><!--Session data--><input onclick="jsCall();" id="jsProxy" type="hidden">

TheDeath
02-10-2009, 09:14 AM
Tư tưởng phân biệt đối xử của anh quá lớn! Lấy ví dụ từ những quốc gia châu Phi là bó tay! Nếu sau nay có thiên tai chắc hẳn bác sẽ ưu tiên cứu trợ dân bản xứ, nếu còn dư giả thì mới cứu trợ những người này chắc? Nếu anh đã chấp nhận người ta mang quốc tịch VN thì phải đối xử HOÀN TOÀN BÌNH ĐẲNG như mọi công dân Việt Nam khác!

Lai Quoc Dat
02-10-2009, 09:40 AM
Thiên tai là việc khác. Bình đẳng ở những điều kiện cơ bản, quyền lợi cơ bản thôi. Sẽ ko thể và không bao giờ có bình đẳng tuyệt đối đâu. Phân biệt đối xử quá lớn hay quá nhỏ không quan trọng bằng việc nhận thức của mình như thế nào về sự phân biệt đó. Cuộc sống có ghét có thương mà. Bao giờ chúng ta cũng ghét 1 nhóm người nào đó và thương 1 nhóm người nào đó (ngay cả bạn chung lớp). Vấn đề là ta đối xử với 2 nhóm người đó như thế nào dù họ đều học chung lớp hết: có giống nhau hết hay ko? Chắc ăn là không. Có những việc cơ bản trong cách hành xử là giống nhau: giúp đỡ học tập, sinh hoạt... Nhưng giả sử anh TD trúng chứng khoán, anh muốn mời hết ko hay chỉ những người mà anh cho là thân thiết với anh? Thiên tai cũng thế. Vẫn giúp đỡ, vẫn tương trợ. vì đó là quyền lợi cơ bản. Nhưng 1 số quyền lợi khác là có hạn chế dù không nói ra vì tế nhị (giống như anh mời bạn thân đi nhậu nhưng đâu khi nào nói thẳng với những người khác là tao ko mời máy vì mày ko thân với tao, dù tất cả đều là bạn).

Nhập tịch để phát triển đất nước là điều nên làm vì nó là hội nhập. Nhưng cần phải có chính sách hợp lý chứ nếu không, 22 triệu HSSV Việt Nam sẽ bước vào đời trong vài năm nữa thì chỗ đâu mà làm, mà chơi. Tính chất 2 mặt của 1 vấn đề bao giờ cũng có (triết học Marx dạy thế mà).

Còn cái vụ phân biệt đối xử quá lớn hay hòa đồng, hẹn anh nếu có 1 topic nào khác, sẽ tranh luận. Hòa đồng mà ko phân biệt thì sẽ là hòa tan. Phân biệt mà làm quá sẽ thành kì thị. Mỗi 1 tình huống cần 1 thái độ ứng xử khác nhau. Có cái cần lý, có cái cần tình. Có cái đối xử bằng khối óc có cái đối xử bằng con tim. Vấn đề là bản lĩnh và nhận thức của những người ứng xử mà thôi.

chúc anh chiều nay trúng chứng khoán

nhk
02-10-2009, 11:04 AM
1. Nếu có chiến tranh, những người này phải cầm súng vì họ công dân, và đó là nghĩa vụ. Vì họ được nhà nước Việt Nam bảo vệ thì họ có nghĩa vụ phải như thế. Nhưng nếu đặt trường hợp VN có chiến tranh với cái nơi mà họ đã sinh ra, việc gì sẽ xảy ra? Vậy, họ sẽ bảo vệ đất nước Việt Nam vì nghĩa vụ chứ ko bảo vệ cho Tổ Quốc Việt Nam vì tình yêu. Anh TD dùng từ tổ quốc cho mấy người đó e rằng chưa đúng.

2. Họ phải đóng thuế cho nhà nước, dù họ ko là công dân nhưng họ ở VN thì phải chịu đóng các loại thuế liên quan. Cái này chắc ai đang làm việc ở nước ngoài cũng đều biết: ai cũng phải đóng thuế, và chịu đóng góp theo yêu cầu của nước mình đang làm việc (các loại bảo hiểm, các loại dịch vụ)...

3. Quyền lợi cũng cần phân biệt: quyền lợi cơ bản và quyền lợi khác. Nhà nước VN luôn đảm bảo quyền lợi cơ bản cho mọi công dân. Nhưng những quyền lợi khác sẽ có mức độ ưu tiên khác nhau (như tuyển sinh đại học thì có ưu tiên vùng miền vậy thôi). Giả sử đội tuyển VN thua, cầu thủ nhập tịch đó buồn vì đội bón gthua hay vì người VN thua? Ngoài quyền lợi, cần chú ý đến yếu tố tình cảm nữa. Đặc biệt trong văn hóa Á Đông, cái yếu tố về mặt tình cảm thường chi phối khá nhiều.

4. Chính sách phát triển con người không chỉ đơn giản là việc tạo cho mọi người là công dân VN được hưởng những quyền lợi như nhau. Trên thế giới cũng thế thôi. Vì nếu như thế, thì sẽ không bao giờ có xung đột sắc tộc, xung đột văn minh và sẽ không có nội chiến. Ngay cả như Mỹ, Nhật được xem là những nước văn minh nhất thế giới, nhưng người nhập cư (dù đã có quốc tịch) bao giờ cũng phải làm việc nhiều hơn người bản địa để đạt được cùng 1 vị trí. Chứ nếu không có chính sách phát triển phù hợp, người nhập tịch nào giỏi cũng cho nhập tịch và cho phát triển hết sức thì đến 1 lúc nào đó, VN ta sẽ có bao nhiêu dân tộc, ai sẽ lãnh đạo... Giá trị văn hóa của VN sẽ đi về đâu? Nhỏ hơn, đội tuyển bóng đá sẽ ra sao khi mà 11 người ra sân mà nói chuyện trên sân ko phải băng tiếng Việt mà chỉ là body language? Xem ra giống CLB hơn.

5. Cách dùng người phản ánh chính sách của 1 quốc gia, đặc biệt là những người mang tính chất đại diện cho quốc gia đó trên 1 lĩnh vực nào đó. Ở VN mình, ngay cả người khác vùng khác miền còn có sự phân biệt mặc dù đều là người VN, dân tộc Kinh cả đấy. Thì kiểu gì dễ dàng chấp nhận 1 thành viên khác ko được sinh ra ở VN, ko nói được TV một cách đầy đủ, ko hiểu được hết văn hóa ứng xử vốn có truyền thống lâu đời và phức tạp của VN.

6. Cái này nói riêng 1 tí, nếu không phải xin bỏ qua. Nếu nhập tịch VN mà 1 anh nào đó đến từ đất nước có trình độ phát triển cao hơn VN chắc sẽ khác. Làm gì làm, cũng phải tuyển chọn tinh hoa chứ. Lấy chồng chọn giống mà. Hihi. Anh đá bóng giỏi nhưng sau 30-35 tuổi, anh sẽ làm gì??? Có cái cần nhân rộng, có cái cần hạn chế. Mà mấy cái này thì tế nhị vô cùng, không ai nói ra bao giờ.

7. Có ai may mắn sống trong 1 khu nào đó có nhiều người châu Phi chưa? Cái dorm mà tôi đang ở, có khoảng 2/3 người châu Phi. Cũng có vài người VN sang đây và có cùng nhận xét với tôi: không thể hòa nhập được. Vì văn hóa khác nhau xa lắm. Xa đến độ bực mình. Mà họ là ai, toàn là trí thức, tức đại diện cho trình độ phát triển của đấtnước họ đấy. (Hay tại tôi khó tính và kì thị nhỉ???)

Chúc đội tuyển VN vô địch thế giới (chắc lâu lắm) với những cầu thủ máu đỏ, da vàng, nói tiếng Việt và có thể cùng anh em trên diễn đàn nhồi nhậu thịt chó, kêu dzô dzô, uống xong vỗ đùi cái đét, khà 1 cái thật to và đặc biệt có thể nhậu với bác Độc Cô Cầu Bại không say ko về.
<input id="gwProxy" type="hidden"><!--Session data--><input onclick="jsCall();" id="jsProxy" type="hidden">

Bạn đưa ra nhiều lý luận để chứng minh họ, những cầu thủ nhập tịch đáng bị đối xử không công bằng. Lý luận nghe sơ thì hợp lý nhưng suy nghĩ kỹ thì không thuyết phục.
Không có thời gian để viết dài nhưng chỉ đơn cử cái mục số 7 bạn đưa ra. Tôi có một thời gian dài sống ở nước ngoài và cũng từng học và làm việc trong môi trường không ít hơn 3 sắc dân. Gần đây tôi có làm việc với chi nhánh ở Do Thái và Ấn. Không ai ép ai phải có văn hóa giống nhau vì mỗi người đến từ những vùng đất có văn hóa và nền tảng giáo dục khác nhau. Nhưng trách nhiệm và quyền lợi ở mỗi công ty đều được ghi rõ. Với đất nước cũng vậy. Đã là công dân của một quốc gia, thì quyền lợi và trách nhiệm phải công bằng.
Trong điều số 5 bạn suy luận người VN còn phân biệt vùng miền nên việc phân biệt với cầu thủ ngoại nhập tịch là điều đương nhiên. Nghe có vẻ đúng đấy. Nhưng suy nghĩ kỹ. Cách người VN phân biệt vùng miền là cách làm đúng hay sai. Thật sự là nhiều người có cách suy nghĩ như vậy nhưng điều đó đáng khuyến khích không. Tôi nhớ đến lớp triết khi tôi mới vào đại học: H(ypothesis) -> C(onclusion).
Nếu H sai thì C có đáng tin cậy nữa không?

Theo tôi VFF đã sai khi chỉ đạo không được gọi bất cứ cầu thủ nhập tịch nào. Tôi thì đồng ý với cách Calisto suy nghĩ là tối đa có 3 cầu thủ ngoại nhập tịch (nếu phong độ của họ đáp ứng). Một mặt tạo cơ hội cho 8 cầu thủ nội và tạo sự cạnh tranh cho 3 suất với nhưng cầu thủ ngoại nhập tịch và đồng thời nâng cao trình độ đội tuyển.

Lai Quoc Dat
02-10-2009, 11:27 AM
Ở đây không nói là đáng bị đối xử không công bằng. Nhưng trong những tình huống cụ thể cần những cách giải quyết cụ thể. Quyền lợi và trách nhiệm cơ bản thì sẽ được quy định cơ bản rõ ràng. Nhưng sẽ có những quyền lợi và trách nhiệm vô hình mà không thể cụ thể hóa được bằng ngôn từ.

Về điều 7, để tồn tại và làm việc, đó là việc khác. Để happy với trạng thái đang có, lại là việc khác. Chính sách về nhập cư thể hiện nền tảng xã hội và quan điểm phát triển của xã hội. Nếu là America, vì ngay từ nguồn gốc ban đầu, sự phát triển ko dựa trên nền văn hóa bản địa, mà từ châu Âu, cụ thể là Anh. Vậy, bản chất của người Anh thế nào: bảo thủ và tự tôn dân tộc. Do ở Mỹ, bản thân người Anh cũng ko là người bản địa nên họ xây dựng 1 văn hóa phát triển theo kiểu hợp chủng quốc, ở đó, các thực thể tồn tại độc lập với nhau,, chỉ gắn với nhau về quyền lợi và trách nhiệm cụ thể. Riêng Á đông, văn hóa nó lại khác. Nếu không khéo, chúng ta sẽ tạo ra một thế hệ tương lai vỏ chuối (da vàng ruột trắng). Đây là vấn đề mà 1 số xã hội đang lo lắng, thậm chí 1 nước phát triển như Nhật cũng đang lo lắng về điều đó.

Về điều 5, ở đây ko nói cái cách hành xử đó là đúng, nhưng VFF là người VN, có lẽ họ hiểu được tình huống đó, và trong những thời điểm nhất định, việc có các cầu thủ nhập tịch là ko cần thiết.

TheDeath
02-10-2009, 11:40 AM
Chúng ta đang vô tình cổ xúy cho hành động kỳ thị và phân biệt công dân Việt Nam! Một hành động đáng lên án cho dù động cơ đó có vì bất kỳ lý do gì!

Độc Cô Cầu Bại
02-10-2009, 11:44 AM
Chúng ta đang vô tình cổ xúy cho hành động kỳ thị và phân biệt công dân Việt Nam! Một hành động đáng lên án cho dù động cơ đó có vì bất kỳ lý do gì!

Việt Nam có một thứ luật mà ai nghe cũng phải sợ ... LUẬT BẤT THÀNH VĂN. Một khi đã là vậy thì pó tay, trừ phi thay đổi người đứng đầu cơ quan đó. :wink_smile:

nhk
02-10-2009, 11:59 AM
Ở đây không nói là đáng bị đối xử không công bằng. Nhưng trong những tình huống cụ thể cần những cách giải quyết cụ thể. Quyền lợi và trách nhiệm cơ bản thì sẽ được quy định cơ bản rõ ràng. Nhưng sẽ có những quyền lợi và trách nhiệm vô hình mà không thể cụ thể hóa được bằng ngôn từ.
Quyền lợi cơ bản của một cầu thủ (tuổi nghề ngắn ngủi) là nếu giỏi và vượt trội và cần thiết (tùy theo chiến thuật của HLV huấn luyện đội) thì có thể tham gia đội tuyển. Như tôi đã nói là tôi không tán thành việc 11 cầu thủ ra sân là cầu thủ nhập tịch đại diện cho VN mà là tối đa 3 (nếu phong độ của họ đáp ứng được) cầu thủ nhập tịch.

Khi đã có chính sách nhập tịch cho cầu thủ nước ngoài thì VFF cũng phải nghĩ tới cách dung hòa yếu tố nội ngoại nhằm tăng sức mạnh bóng đá VN. Tôi không biết cái quyền lợi và trách nhiệm vô hình bạn đang nói là gì. Điều quan trọng là phát triển bóng đá VN nói chung. Cách làm của VFF cần phải rõ ràng và minh bạch và cần tạo ra một tiền lệ tốt. Có như thế cầu thủ nội mới hăng say tập luyện và cầu thủ ngoại (có trình độ cao) mới cống hiến vì sự phát triển của nền bóng đá Việt Nam. Trong thể thao, cạnh tranh là yếu tố dẫn đến thành tích cao

TheDeath
02-10-2009, 12:14 PM
Trong thể thao, cạnh tranh là yếu tố dẫn đến thành tích cao
Trong tất tần tật mọi thứ trên đời, từ vũ trụ cho đến các loài vật, sinh vật, cho đến ý niệm, cho đến kinh tế, giáo dục... và cả những thứ nhạy cảm như tình yêu... thì cũng cần phải có cạnh tranh. Cái nào mà triệt tiêu cạnh tranh thì cái đó là cái sẽ dẫn đến suy thoái và tiêu biến! Đó là triết lý của tự nhiên!

Lai Quoc Dat
02-10-2009, 01:14 PM
Nếu nói riêng bóng đá, thì không ít nền bóng đá bị tác động bởi chính vấn đề cạnh tranh. Hãy xem cách người Anh đang đau khổ vì cầu thủ nước ngoài (may mà chưa có cái vụ nhập tịch). Nước VN ko hề nhập tịch cho họ chỉ vì họ đá bóng giỏi. Nếu dung từ đội tuyển mang tên Việt Nam, tôi đồng ý với anh nhk, còn nếu đã là đội tuyển Việt Nam, thì cần cân nhắc kỹ. Còn nếu đã công bằng thì công bằng hết, chứ cũng sẽ ko có cái giới hạn 3 hay 4 cầu thủ. Còn cái vô hình ở đây chính là cái giá trị tinh thần và văn hóa của 1 dân tộc. Sự tự hào dân tộc càng cao thì giá trị này càng lớn. Còn quuyền lợi cơ bản của người nhập tịch là quyền của công dân, chứ ko phải quyền lợi cơ bản của cầu thủ.

@TD: nếu đã nói đến kì thị chủng tộc thì bác hãy hãy định nghĩa cho đúng. Cái triết lý cạnh tranh tự nhiên là đúng nhưng có 1 điều bác cũgn cần biết: nói thì dễ nhưng làm thì khó. Giả sử cạnh tranh sòng phẳng mà chẳng may cái dân tộc VN này yếu hơn và bị đào thải hẳn thì sao? Sự phát triển chỉ đến nếu cạnh tranh giữa các yếu tố đó có khả năng cạnh tranh (đang đề cập đến 1 khái niệm là cạnh tranh lành mạnh thôi đó). Con người có lý trí nên sự cạnh tranh của con người là cạnh tranh có chủ ý sao cho sự cạnh tranh đó vừa đủ để mình tồn tại và phát triển. Con người vừa là tự nhiên, vừa khác tự nhiên ở chỗ đó. Mà trong xã hội thiếu gì sự cạnh tranh khi mà độ chênh lệch quá lớn thường dẫn đến sự thôn tính. Người ta cũng chọn đối thủ cạnh tranh kia mà.

Tôi cũng muốn khẳng định 1 lần nữa: tôi ko hề phản đối chuyện nhập tịch và được sư giúp đỡ từ nguồn nhân lực đó cho sự phát triển của đất nước, tôi cũng chẳng nghĩ rằng mình kỳ thị chủng tộc (theo đúng định nghĩa của nó). Nhưng cá nhân tôi có cái ko thích và thích. Đất nước đang hội nhập và phát triển. Nhưng điều đó cần được thực hiện 1 cách nghiêm túc và cẩn thận. Hòa nhập và hòa tan dễ lẫn lộn với nhau. Cái gì xấu thì mở cữa là cơ hội để hoàn thiện. Cái gì tốt thì mở cửa để phát huy. Đừng để mở cửa mà cái xấu chưa khắc phục được mà cái tốt cũng mất theo.

Và có ai hình dung 1 tình huống, 2 người cùng năng lực, cùng nghề nghiệp, cùng muốn nhập tịch VN, nói chung, giống nhau hết trừ việc họ thuộc 2 dân tộc khác nhau, một người đến từ 1 đất nước thân thiên với VN, và 1 người đến từ đất nước ko thận thiện, thậm chí là mâu thuẫn, vậy giải quyết như thế nào ko? Và 2 cái chính phủ của 2 người kia sẽ nhìn VN như thế nào ko? Chính sách nhập tịch và sử dụng người nhập tịch không dễ dàng. Tùy thuộc vào thực trạng phát triển của nước đó, nền văn hóa, đối tượng nhập tịch và cả tình hình thế giới nữa... mà chính sách sẽ xây dựng trên nền tảng đó.

Nước Mỹ sẽ rất khó, hoặc có thể là ko nhập tịch 1 người Apghanistan. Mà người ta muốn nhập tịch Mỹ vì quyền lợi hay vì yêu nước Mỹ và con người Mỹ...<input id="gwProxy" type="hidden"><!--Session data--><input onclick="jsCall();" id="jsProxy" type="hidden">

rangsun
02-10-2009, 07:01 PM
Tóm lại VFF làm ăn bầy hầy quá. Thay vì hạn chế số lượng cầu thủ ngoại nhập tịch vào đội tuyển quốc gia thì lại cấm tiệt.
Đây cũng là một trường hợp tiêu biểu cách làm ăn của VN: KHÔNG QUẢN ĐƯỢC THÌ CẤM.

TTKK
04-10-2009, 04:36 PM
Theo tôi, VFF cứ gọi các cầu thủ giỏi thoải mái. Nhờ họ giúp đội tuyển vượt qua vòng loại Asian hay World Cup một cách dễ dàng. Sau khi vô vòng chung kết, VFF sẽ chỉ để cho cầu thủ bản xứ đá.

TheDeath
21-11-2009, 09:26 PM
Bây giờ báo chí mới lên án VFF, chậm quá, 300 tờ báo mà chậm hơn TheDeath cả tháng!

TheDeath
21-11-2009, 09:34 PM
Điều 5, Luật Lao động quy định: Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo.

phanphuong
22-11-2009, 08:25 AM
Điều cần thiết bây giờ là nhóm các cầu thủ nhập tịch kiện VFF ra tòa vì vi phạm phạm luật. Tất nhiên có sự ủng hộ của các đại gia CLB ở phía sau.

92A01
23-11-2009, 11:43 AM
"11 đồng ý, 3 không đồng ý" (http://www3.tuoitre.com.vn/Thethao/Index.aspx?ArticleID=349181&ChannelID=14)

Ông Lê Hùng Dũng cho biết: “Trong phiên họp do VFF tổ chức với sự góp mặt của 14 đội chuyên nghiệp thì có 11/14 đội viết vào phiếu thăm dò rằng mỗi CLB chỉ nên đưa vào sân thi đấu một cầu thủ nhập tịch. Hòa Phát là đội có tới hai cầu thủ ngoại nhập tịch, song họ vẫn đồng ý cho ra sân một cầu thủ mà thôi. Ba CLB không đồng tình với quan điểm trên là Ninh Bình, Đồng Tâm Long An và Hoàng Anh Gia Lai.
Từ thông tin phản hồi của các CLB, VFF mới tổ chức hội nghị ban chấp hành, có sự tham dự của đại diện Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ. VFF có 23 ủy viên thì tại cuộc họp này có mặt 18 người. Sau khi nghe trình bày cặn kẽ từ nhiều phía, 16/18 ủy viên biểu quyết thông qua quyết định nói trên rồi ban chấp hành mới ra nghị quyết. Quyết định đưa ra xuất phát từ ý kiến của số đông chứ không phải do VFF áp đặt”.
Báo Tuổi trẻ.

TheDeath
23-11-2009, 11:50 AM
"11 đồng ý, 3 không đồng ý" (http://www3.tuoitre.com.vn/Thethao/Index.aspx?ArticleID=349181&ChannelID=14)

Ông Lê Hùng Dũng cho biết: “Trong phiên họp do VFF tổ chức với sự góp mặt của 14 đội chuyên nghiệp thì có 11/14 đội viết vào phiếu thăm dò rằng mỗi CLB chỉ nên đưa vào sân thi đấu một cầu thủ nhập tịch. Hòa Phát là đội có tới hai cầu thủ ngoại nhập tịch, song họ vẫn đồng ý cho ra sân một cầu thủ mà thôi. Ba CLB không đồng tình với quan điểm trên là Ninh Bình, Đồng Tâm Long An và Hoàng Anh Gia Lai.
Từ thông tin phản hồi của các CLB, VFF mới tổ chức hội nghị ban chấp hành, có sự tham dự của đại diện Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ. VFF có 23 ủy viên thì tại cuộc họp này có mặt 18 người. Sau khi nghe trình bày cặn kẽ từ nhiều phía, 16/18 ủy viên biểu quyết thông qua quyết định nói trên rồi ban chấp hành mới ra nghị quyết. Quyết định đưa ra xuất phát từ ý kiến của số đông chứ không phải do VFF áp đặt”.
Báo Tuổi trẻ.
Trái luật lao động và trái hiến pháp, cái này vô hiệu! :thumbs_up:

phanphuong
23-11-2009, 05:00 PM
Phép vua còn thua lệ làng.
Trường hợp này thì đứng lên kiện thôi. Ai đứng ra làm tốt nào? :))
Mai mốt biết đâu nổi thành Bosman luôn! =))

92A01
23-11-2009, 07:30 PM
Tui chỉ cảm thấy tự hào khi đội Việt Nam lên nhận cúp toàn là cầu thủ Việt Nam 100%. Ủng hộ VFF. Đây không phải là sự kỳ thị.

TheDeath
23-11-2009, 07:51 PM
Tui chỉ cảm thấy tự hào khi đội Việt Nam lên nhận cúp toàn là cầu thủ Việt Nam 100%. Ủng hộ VFF. Đây không phải là sự kỳ thị.
Vì lòng tự hào mà bỏ qua quyền cơ bản của công dân! Công dân Việt Nam phải được bảo vệ bởi nước Việt Nam! Họ là công dân Việt Nam chứ có phải là công dân nước ngoài đâu nhỉ?

peanux
23-11-2009, 07:56 PM
Nếu nước Pháp cũng suy nghĩ như Việt Nam làm sao có Zizu làm nên đại thắng 1998.
Nếu nước Mỹ cũng suy nghĩ như Việt Nam thì làm sao có Obama như ngày nay ...
Và vì vậy Pháp hay Mỹ họ đâu có bằng Việt Nam. Hehe.
Ai làm cho Việt Nam vẻ vang thì đều trân trọng, welcome, không phân biệt họ là ai kể cả họ không mang quốc tịch Việt Nam. Cái gì chúng ta không làm được đừng khăng khăng giữ lấy hãy để cho những ai xứng đáng hơn mình.
Một ngày nào đó, V-League ko một bóng khán giả như thập niên trước thì sao?

92A01
23-11-2009, 08:39 PM
Vấn đề là Zizu được đào tạo tại Pháp và Obama được đào tạo tại Mỹ.

TheDeath
23-11-2009, 08:59 PM
Vấn đề là Zizu được đào tạo tại Pháp và Obama được đào tạo tại Mỹ.
Vậy túm lại vấn đề là được đào tạo tại đâu thôi chứ gì? :embaressed_smile:

92A01
23-11-2009, 09:09 PM
Vậy túm lại vấn đề là được đào tạo tại đâu thôi chứ gì? :embaressed_smile:

Theo mình đó là cả một vấn đề.

phanphuong
24-11-2009, 08:06 AM
Chẳng có lý do đào tạo gì cả. Chỉ là tư tưởng cục bộ, "bảo hộ" còn trong tư tưởng của mấy bác già, chưa kể còn những nguyên nhân sâu xa trong giới mà ít người biết. Hay là bực mình khi bị người nước ngoài kỳ thị, nay thì kỳ thị lại cho đỡ tức? :))
Mẹ bà, ngày nào đó, sẽ có sắc lệnh dân nhập...hộ khẩu Sài Gòn sẽ bị giới hạn quyền lợi ở điều A, B, C.... nào đó, do mấy bác gốc gác ở Sài Gòn dựng lên nhằm "bảo vệ" người dân...Sài Gòn. Thử tưởng tượng VN là một thế giới thu nhỏ xem sao?
Tư tưởng cục bộ không còn thích hợp trong thời kỳ "cuộc đại di dân của thế kỷ" nữa! Ai mang tư tưởng cục bộ là tự đào thải mình. Về "dường" nằm ngủ cho rồi.

peanux
24-11-2009, 08:23 AM
Nếu chờ đến khi con tui, cháu tui, thậm chí chít tui ... chứng kiến cả đội bóng VN toàn cầu thủ gốc VN 100% chính hiệu được tham gia Worldcup thì xin mạn phép cho tôi được chọn 1 đội bóng VN toàn cầu thủ nhập tịch đá Worldcup 2014 ở Brazil.
Cuộc chiến chống xâm lược trước đây đã có sự giúp đỡ vô cùng to lớn của tất cả các dân tộc anh em trên toàn thế giới nhưng khi nhắc đến nó người ta chỉ nhớ một dân tộc VN anh hùng.
Đội bóng VN dù thành phần gì đi nữa nhưng chiến thắng vẫn thuộc về Việt Nam!
Phải tạo ra sự cạnh tranh để phát triển không nên bảo hộ cho những cầu thủ đá dở. Khán giả ra sân là để xem bóng đá chứ không phải xem cầu thủ VN đá bóng. Ai đá hay phải được ra sân. Anh đá không hay thì nghỉ làm việc khác.
Chẳng có lý do đào tạo gì cả. Chỉ là tư tưởng cục bộ, "bảo hộ" còn trong tư tưởng của mấy bác già, chưa kể còn những nguyên nhân sâu xa trong giới mà ít người biết. Hay là bực mình khi bị người nước ngoài kỳ thị, nay thì kỳ thị lại cho đỡ tức? :))
Mẹ bà, ngày nào đó, sẽ có sắc lệnh dân nhập...hộ khẩu Sài Gòn sẽ bị giới hạn quyền lợi ở điều A, B, C.... nào đó, do mấy bác gốc gác ở Sài Gòn dựng lên nhằm "bảo vệ" người dân...Sài Gòn. Thử tưởng tượng VN là một thế giới thu nhỏ xem sao?
Tư tưởng cục bộ không còn thích hợp trong thời kỳ "cuộc đại di dân của thế kỷ" nữa! Ai mang tư tưởng cục bộ là tự đào thải mình. Về "dường" nằm ngủ cho rồi.
Nói đến đây mới nghĩ người dân nào không sống được ở SG thì phải về quê mà sống, ai có khả năng sống SG thì di chuyển lên SG đó là qui luật tất yếu sao phải khăng khăng bảo vệ những người không khả năng ở lại SG. Những người vô gia cư, không việc làm sao không đưa họ lên vùng kinh tế mới ở đó có việc làm hay họ sợ cực khổ?

92A01
24-11-2009, 08:44 AM
<table class="contentpaneopen"><tbody><tr><td class="contentheading" width="100%">Biết rồi, khổ lắm... nhưng vẫn phải nói (http://baobongda.com.vn/tin-tuc/doi-tuyen-quoc-gia/240911102143/)</td> <td class="buttonheading" width="100%" align="right"> </td> <td class="buttonheading" width="100%" align="right"> </td> <td class="buttonheading" width="100%" align="right"> </td> <td class="buttonheading" width="100%" align="right"> </td> <td class="buttonheading" width="100%" align="right"> </td> <td class="buttonheading" width="100%" align="right"> </td> <td class="buttonheading" width="100%" align="right"> </td> </tr> </tbody></table> <table class="contentpaneopen"><tbody><tr> <td colspan="2" class="createdate" valign="top">
</td> </tr> <tr> <td colspan="2" valign="top"> Những tưởng chuyện hạn chế cầu thủ “nhập tịch” từ mùa giải 2010 không còn gì phải bàn, bởi đó là ý nguyện chung của những người trong cuộc, nhưng vẫn có một số ý kiến phản hồi.

Rất tiếc, những ý kiến đó đẩy một sự việc vốn hết sức bình thường trong nền bóng đá trở thành vấn đề mang tầm vĩ mô, thậm chí bị coi là “vi hiến”. Vì thế, người viết xin phép được mạn đàm về đề tài tưởng chừng rất cũ và chẳng có gì bàn này.
Chuyện cũ viết lại
Cách đây 1 năm, khi làn sóng cầu thủ nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam ngày một lan rộng tại BĐVN, không ít lần báo chí đã đặt câu hỏi với lãnh đạo VFF. Đã có sự bức xúc từ dư luận, thậm chí chỉ trích cơ quan quản lý vì không đủ những rào cản có tính pháp lý để ngăn chặn những hệ lụy tiêu cực với nền bóng đá. Rất mừng là những người làm bóng đá đã ngồi lại với nhau để đi đến thỏa thuận mang tính bước ngoặt là từ mùa giải 2010, “chỉ có một cầu thủ nhập tịch được ra sân”.
http://baobongda.com.vn/images/stories/0209/BDVN/DTQG/vanphai.jpgLiệu NHM có còn xúc cảm nếu ĐTQG toàn cầu thủ nhập tịch? – Ảnh: Đức Cường

Trước đây, vì không hạn chế ngoại binh “nhập tịch”, VFF đã chịu “búa rìu dư luận”. Nay quyết định vì tương lai của nền bóng đá được đưa ra thì nó lại bị một số người đả phá một cách quyết liệt. Đáng nói hơn, những ý kiến chỉ trích đó đã nhìn nhận vấn đề một cách không đúng bản chất muốn lấy áp lực dư luận làm thay đổi quyết định của những người làm bóng đá. Thật là khó hiểu!

Hãy vì tương lai!
Có người nói quyết định của VFF thách thức dư luận, vi phạm nhân quyền. Nhưng xin hỏi, dư luận ở đây là gì? Ai định hướng dư luận? Phải chăng dư luận là một số người đặt quyền lợi của mình lên trên tiếng nói thống nhất của đại đa số các đội bóng? Thiết nghĩ, đã đến lúc chúng ta cần phải sòng phẳng trong cách xét đoán sự việc, bởi “một nửa chiếc bánh mì là nửa chiếc bánh mì, một nửa sự thật không phải là sự thật”!
Một số ý kiến cho rằng, “luật” của VFF là trên luật, là “vi hiến”, bất hợp pháp. Trả lời báo Tuổi trẻ ngày 22/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nói: “Quy định của VFF không phải là văn bản quy phạm pháp luật do VFF là một hội nghề nghiệp. Và ở hiệp hội, người ta có thể thỏa thuận với nhau ở mức độ nhất định về những vấn đề sẽ đáp ứng chung lợi ích của hiệp hội”. Vậy là đã rõ, trong sân chơi của mình, những người làm bóng đá có thể cùng thỏa thuận nhằm đảm bảo lợi ích và tương lai của mình. Thực tế quy định kiểm soát cầu thủ “nhập tịch” cho thấy trách nhiệm với nền bóng đá. Vậy thì sao có thể nói, quyết định ấy thách thức dư luận? Hơn nữa, quyết định của VFF không phải tước quyền lao động, ngăn cản cầu thủ ngoại nhập quốc tịch Việt, mà thực tế là đưa ra những quy định về quyền sử dụng với các đội bóng. Không thể đánh đồng hai khái niệm này để dẫn tới một sự hiểu sai về quyền lợi của công dân.
Xung quanh vấn đề “nhập tịch” cầu thủ, nhiều người đưa ra ý kiến phản biện dường như vẫn còn rất lơ mơ về kiến thức luật pháp. Có người yêu cầu VFF phải khống chế, hoặc đưa ra những quy định ngặt nghèo về việc nhập quốc tịch Việt Nam cho cầu thủ ngoại. Quyền năng của VFF không thể lớn đến thế. Quyết định cho phép một công dân nước ngoài khi đã hội đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thuộc về Nhà nước. Điều duy nhất VFF có thể làm là đưa ra những quy định để điều hành sân chơi của mình. Và nếu ai cảm thấy không chấp nhận điều lệ (không phải văn bản pháp quy) vốn có sự thống nhất thì có thể đứng ra ngoài.
Thử mường tượng ra một viễn cảnh nếu VFF thả nổi vấn đề cầu thủ nhập quốc tịch Việt thì BĐVN sẽ thế nào? Khi ấy, các đội bóng nhiều tiền sẽ chơi với 3 ngoại binh và 8 cầu thủ “nhập tịch”. Lúc đó, nền bóng đá của chúng ta sẽ còn lại gì? Một dân tộc giầu truyền thống như Việt Nam không thể chấp nhận một nền bóng đá thiếu bản sắc, thi đấu với 11 cầu thủ “ngoại”. Và NHM càng không thể chấp nhận nếu BĐVN vì thành tích trước mắt mà hủy hoại sự nghiệp đào tạo trẻ. Chúng ta có tự hào không nếu ĐTQG, ĐT U23 đi thi đấu ở nước ngoài với 11 cầu thủ “nhập tịch”? Chúng ta sẽ trả lời với tương lai thế nào về một nền bóng đá chỉ nghĩ đến việc hái ngọn? Câu trả lời xin được dành cho dư luận.


Báo bóng đá



</td></tr></tbody></table>

92A01
24-11-2009, 08:52 AM
Chẳng có lý do đào tạo gì cả. Chỉ là tư tưởng cục bộ, "bảo hộ" còn trong tư tưởng của mấy bác già, chưa kể còn những nguyên nhân sâu xa trong giới mà ít người biết. Hay là bực mình khi bị người nước ngoài kỳ thị, nay thì kỳ thị lại cho đỡ tức? :))
Mẹ bà, ngày nào đó, sẽ có sắc lệnh dân nhập...hộ khẩu Sài Gòn sẽ bị giới hạn quyền lợi ở điều A, B, C.... nào đó, do mấy bác gốc gác ở Sài Gòn dựng lên nhằm "bảo vệ" người dân...Sài Gòn. Thử tưởng tượng VN là một thế giới thu nhỏ xem sao?
Tư tưởng cục bộ không còn thích hợp trong thời kỳ "cuộc đại di dân của thế kỷ" nữa! Ai mang tư tưởng cục bộ là tự đào thải mình. Về "dường" nằm ngủ cho rồi.

Phan Phương nói chuyện tư tưởng cục bộ mình mói nói. Cái này thì ở Việt Nam vẫn tồn tại, rất khó bỏ. Ví dụ: Lựa chọn cán bộ làm lãnh đạo thì phải xem ông đó quê ở đâu. Cho dù có công tác lâu năm mà là dân nơi khác thì khó lên lắm. Ngày xưa còn dễ chứ giờ còn khó hơn. Đặc biệt là miền Nam, nói mọi người đừng buồn mà sự thật là vậy đó.
Còn chuyện về cầu thủ nhập tịch thì không phải là cục bộ gì cả. Phải như vậy mới mong thể thao VN phát triển.

Lai Quoc Dat
24-11-2009, 08:56 AM
Bác pp quá khích rồi.

Hình như có cái gì nhầm lẫn ở đây.

1. VFF là 1 tổ chức hiệp hội. Văn bản của VFF ko phải lài văn bản luật mà chỉ là quy định dành cho 1 nhóm người tham gia cuộc chơi và thực hiện trên ý kiến số đông của những người tham gia cuộc chơi đó mà thôi. Do đó, khó mà nói VFF là vi phạm pháp luật.

2. Quy định của VFF ko cấm cầu thủ nhập tịch chơi bóng đá, mà chỉ là cách điều tiết để cho có sự phát triển hài hòa giữa những người trong nước và các cầu thủ nhập tịch mà thôi. Cứ hình dung, trung bình 1 câu lạc bộ có 1 người x 14 cau lac bộ. Thường người nhập tịch có năng lực tốt hơn cầu thủ nội nên giả sử trong số này có 7 người được gọi vào đội tuyển quốc gia, thì khi đó, con số đã là 1 phần 3 rồi.

3. Khó mà so sánh giữa Zidane, Obama voi điều kiện Việt Nam được. Cần phải xem lại mặt bằng chung giữa những người cạnh tranh với nhau. Nếu cạnh tranh mà sự chênh lệch vừa phải, thì đó là động lực cho sự phát triển. Còn sự chênh lệch quá lớn sẽ làm thui chột những đối tượng yếu khi tham gia cạnh tranh. Giả sử cầu thủ trẻ cạnh tranh không được với những người nhập tịch, trong 10 năm nữa, có lẽ trên sân bóng sẽ chẳng có cầu thủ VN nào chơi bóng cả.

4. Người Việt Nam vốn nổi tiếng trong việc ham mê thành tích. Cái này thể hiện ngay cả trong các giải thi đấu quần chúng (tennis, cầu lông, bóng đá)... Bản thân tôi cũng nhiều lần đóng vai trò kẻ đi đá thuê cho 1 số giải dù đó chỉ là giải phong trào, nhằm chủ yếu là rèn luyện sức khỏe. do đó, thiết nghĩ, đây là 1 cách làm hợp lí nhằm hạn chế hiện tượng này. Sau 1 giai đoạn phát triển nữa, khi trình độ phát triển của chúng ta gần hơn với thế giới, thì quy định trên có thể thay đổi. Có gì để đảm bảo là các CLB sẽ không nhập tịch hẳn 11 cầu thủ để đội bóng mình mạnh hơn các câu lạc bộ khác?

5. VFF ko có quyền trong việc quyết định nhập tịch cho 1 cầu thủ hay ko mà là do nhà nước. Do đó, không thể nói VFF cho nhập tịch rồi lại hạn chế người ta hành nghề.

6. Nếu 1 cầu thủ bảo rằng, giờ chỉ biết đá bóng, nhập tịch bị hạn chế đá bóng, thì sai. Vì việc quy định này, nhằm điều tiết câu lạc bộ chứ không phải là cầu thủ. Còn nếu đã nói như cầu thủ, giả sử họ hết đá bóng (khoảng 35 tuổi), giả sử họ sống đến 70 tuổi, vậy 35 năm còn lại, họ làm gì? Có ai đặt ra vấn đề đó không? Hay sau đó, họ lại từ bỏ quốc tịch Việt Nam để quay trở về nước họ?

7. Đừng nhìn vào các nước phát triển mà đánh giá việc nhập tịch. Họ chấp nhận nhập tịch vì cái gì? Vì họ muốn nọi ngừoi được phát triển như nhau, vì quyền lợi của bản thân nước họ....? Và cũng cần nhớ, những người nhập tịch vào các nước đó toàn là tinh hoa của các nước khác, và họ cho nhập tịch khi bản thân nước họ đã đứng vững được trên đôi chân của mình. Giờ thử hỏi, Mỹ hoặc châu Âu có cho nhập tịch 1 người đến đó lập nghiệp chỉ bằng cái nghể đơn giản như trồng lúa, hái rau hay không?

8. Tạo hóa sinh ra không phải các vùng, miền như nhau, nên nói như bác pp, không có chính sách điều tiết, giả sử ai cũng đổ về SG hết, lúc đó, việc gì xảy ra? Hôm trước, đi học 1 course về các vấn đề trong nông nghiệp Nhật, hiện nay, sau 1 thời gian để khá thoải mái trong việc di chuyển từ nông thôn ra thành thị, kết quả: diện tích đất nông nghiệp của Nhật bị bỏ hoang tăng lên rất nhiều và chính phủ Nhật đang dùng rất nhiều biện pháp hành chính để khắc phục nhưng rất khó khăn. Đó là nghịch lý vì diện tích đất nông nghiệp của Nhật tương đối thấp và hiện Nhật đã phải đầu tư rất nhiều tiền của vào đất nông nghiệp đó mà lại bị bỏ hoang (trung bình là 80.000USD/ha chỉ cho việc xây dựng hệ thống tưới tiêu chủ động). Nói hơi xa vấn đề để thấy được chính sách điều tiết.

peanux
24-11-2009, 09:03 AM
Báo bóng đá là cơ quan ngôn luận của VFF.

Và nếu ai cảm thấy không chấp nhận điều lệ (không phải văn bản pháp quy) vốn có sự thống nhất thì có thể đứng ra ngoài.

VFF là hội nghề nghiệp sao có quyền tuyển chọn đội tuyển đại diện quốc gia! Họ chỉ đại diện cho những CLB là thành viên thôi.
Bầu Đức hay Bầu Thắng có quyền thành lập VFF2 nếu coi VFF chỉ là một hội nghề nghiệp bình thường nhưng liệu có được không?

Thử mường tượng ra một viễn cảnh nếu VFF thả nổi vấn đề cầu thủ nhập quốc tịch Việt thì BĐVN sẽ thế nào? Khi ấy, các đội bóng nhiều tiền sẽ chơi với 3 ngoại binh và 8 cầu thủ “nhập tịch”. Lúc đó, nền bóng đá của chúng ta sẽ còn lại gì? Một dân tộc giầu truyền thống như Việt Nam không thể chấp nhận một nền bóng đá thiếu bản sắc, thi đấu với 11 cầu thủ “ngoại”. Và NHM càng không thể chấp nhận nếu BĐVN vì thành tích trước mắt mà hủy hoại sự nghiệp đào tạo trẻ. Chúng ta có tự hào không nếu ĐTQG, ĐT U23 đi thi đấu ở nước ngoài với 11 cầu thủ “nhập tịch”? Chúng ta sẽ trả lời với tương lai thế nào về một nền bóng đá chỉ nghĩ đến việc hái ngọn? Câu trả lời xin được dành cho dư luận.

Chỉ nghĩ đến trường hợp xấu nhất thì bó tay con gà quay.

Độc Cô Cầu Bại
24-11-2009, 09:07 AM
Mấy bác ấy có tính dân tộc cao, muốn có một đội thuần chủng con rồng cháu tiên. Với cái tầm ấy thì đường mong thắng nổi người Thái. Nhớ hồi trước có một dân tộc vừa lùn, một mí xấu quắc, chính phủ họ khuyến khích người dân đi "lai ngoại quốc". Mà giống lai thường tốt hơn giống thuần chủng nhiều. Âu cũng là cái tầm nhìn thui. Cái tổ chức đầy tai tiếng đó có nói mãi nó cũng vậy thui. Trừ phi ... :tounge_smile:

phanphuong
24-11-2009, 09:33 AM
Lý luận lạ quá nhỉ. Gia đình tôi là hộ bé nhỏ, thế nên tôi có quyền áp đặt những luật hà khắc, kể cả vi phạm pháp luật, thì đó là...bình thường. Vì đó là ...gia đình tôi. Tôi có quyền, ai hông thích thì đi khỏi nhà. Người hàng xóm ơi, hãy im miệng giùm cái.
Tính nhân văn của cuộc sống để ở đâu. Bác cứ nói người ta chạy theo thành tích thì gom hết Ronaldo về VN. Sao không nghĩ khác hơn, một cầu thủ -cũng là một con người- tìm được một mảnh đất để mình làm việc- cũng là sinh sống- thế mà bị một hiệp hội nào đó cản trở con đường sống của mình.
Nói nào cho vòng vo, giả sử có một hiệp hội tin học nào đó ở Mỹ chẳng hạn, một kỹ sư tin học VN sang đó làm việc. Nhưng bị hiệp hội đó giới hạn quyền lợi cho dù đã nhập quốc tịch Mỹ. Giả sử tiếp, có một cuộc thi tin học cho các kỹ sư cực giỏi toàn cầu, năm nào cũng tổ chức, người thắng giải ngoài giải thưởng còn có cơ hội hưởng mức lương- kỳ lạ là giống hệt như...bóng đá vậy. Nhưng con đường vào các đội tuyển đó bị giới hạn bởi Hiệp hội tin học xyz gì đó ở Mỹ. Thế là những kỹ sư tài năng của VN bị hạn chế, vì họ tạo ra rào cản để bảo vệ....tương lai của nền tin học Mỹ. Nghĩ đến đây cười chảy nước mắt rồi nên nghiêm túc lại! :)
Bóng đá nếu mà xét kỹ thì cũng là một ngành nghề, cầu thủ xét kỹ cũng là con người. Đọc bài báo của bác 92A01 gửi thì biết nhà báo là một người thiếu tính... nhân văn. Chẳng những coi việc đứng trên pháp luật là bình thường, mà còn thẳng thừng xem việc tước bỏ quyền lợi của một công dân mang quốc tịch VN là bình thường, mà đáng lẽ, cầm hộ chiếu VN là cái gì đó rất thiêng liêng và cao quý, đáng tự hào, đáng được hoan hộ hàng ngàn lần. Có những người vin vào những cái cớ hão huyền (chưa được chứng thực) để làm lu mờ quyền lợi thiêng liêng ấy.
Và, nếu trong đầu óc, coi sự di dân là bình thường, thì sẽ không có ý niệm về một đội tuyển VN vô địch thế giới toàn "mắt xanh mũi lõ" và "đen như cục than" (câu từ miệt thị đối với chủng tộc khác). Bởi vì, họ đã là người VN, mang tấm hộ chiếu VN.
Người ta "tạm trú" thì kỳ thị còn hiểu, đằng này "thường trú" rồi mà còn xem xét "nguyên quán" ở đâu. Người VN có cần phải là do "con rồng cháu tiên" đẻ ra hông? Người VN có nguồn gốc người Hoa, Mã Lai ... được hông.
Ngay cả cái khái niệm "cầu thủ nhập tịch" cũng đáng vứt đi.

TheDeath
24-11-2009, 09:42 AM
Nếu mà thằng Đức nó cũng cấm kiểu này còn lâu mới có bộ trưởng y tế gốc Việt được nhé!

peanux
24-11-2009, 09:51 AM
Lee Nguyễn (Nguyễn Thế Anh) rời HAGL vì anh muốn chơi cho tuyển Mỹ nếu đá ở HAGL thì anh ko có cơ hội này. Chơi ở HAGL thì chỉ chơi cho tuyển VN nhưng con đường này đã là hẻm cụt nên anh phải quay lại thôi ...

Lai Quoc Dat
24-11-2009, 09:52 AM
Nghe các bác tranh luận, xem ra ai cũng có tầm nhìn cả, còn lãnh đạo thì thiếu tầm nhìn... Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, tại sao thiếu tầm nhìn mà lại được làm lãnh đạo nhỉ, còn chúng ta vẫn chỉ là dân đen... Hay là chỉ vì tầm nhìn của chúng ta là chỉ nhìn lên, nên thấy nó cao và xa. Chỉ có 1 điều, theo vật lý, đứng càng cao thì vật cản càng ít, nhìn càng xa...

peanux
24-11-2009, 09:57 AM
Nghe các bác tranh luận, xem ra ai cũng có tầm nhìn cả, còn lãnh đạo thì thiếu tầm nhìn... Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, tại sao thiếu tầm nhìn mà lại được làm lãnh đạo nhỉ, còn chúng ta vẫn chỉ là dân đen... Hay là chỉ vì tầm nhìn của chúng ta là chỉ nhìn lên, nên thấy nó cao và xa. Chỉ có 1 điều, theo vật lý, đứng càng cao thì vật cản càng ít, nhìn càng xa...
Cái này người ta gọi là Bác Đạt giở chiêu cuối nè,chiêu "lý sự ..."
Đâu phải lãnh đạo là giỏi?????
Một lý lẽ ai cũng biết mà bác Đạt

TheDeath
24-11-2009, 10:01 AM
Nghe các bác tranh luận, xem ra ai cũng có tầm nhìn cả, còn lãnh đạo thì thiếu tầm nhìn... Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, tại sao thiếu tầm nhìn mà lại được làm lãnh đạo nhỉ, còn chúng ta vẫn chỉ là dân đen... Hay là chỉ vì tầm nhìn của chúng ta là chỉ nhìn lên, nên thấy nó cao và xa. Chỉ có 1 điều, theo vật lý, đứng càng cao thì vật cản càng ít, nhìn càng xa...
Chết cha! Bác Đạt nói xong em mới giở lịch sử ra hỏi xem hồi trước giờ mình có sai lầm gì không. Càng đọc lịch sử càng thấy mồ hôi rơi lả tả! Cái tầm của lãnh đạo mình ghê lắm!

Lai Quoc Dat
24-11-2009, 10:03 AM
Lee Nguyễn (Nguyễn Thế Anh) rời HAGL vì anh muốn chơi cho tuyển Mỹ nếu đá ở HAGL thì anh ko có cơ hội này. Chơi ở HAGL thì chỉ chơi cho tuyển VN nhưng con đường này đã là hẻm cụt nên anh phải quay lại thôi ...
Cái này thì chưa chắc đã đúng vì Lee Nguyễn đã khoác áo Tuyển Mỹ rồi (hình như năm 2007). Theo quy định của Fifa, dù có quốc tịch VN thì Lee Nguyen cũng không thể khoác áo tuyển VN.

Còn nếu thực sự Lee Nguyễn muốn mang quốc tịch Việt Nam, thì sẽ không có cái vụ thanh lý hợp đồng trước thời hạn với HAGL đâu, vì ông Đoàn Nguyên Đức muốn nhập quốc tịch cho anh.
<input id="gwProxy" type="hidden"><!--Session data--><input onclick="jsCall();" id="jsProxy" type="hidden">

peanux
24-11-2009, 10:05 AM
Cái này thì chưa chắc đã đúng vì Lee Nguyễn đã khoác áo Tuyển Mỹ rồi (hình như năm 2007). Theo quy định của Fifa, dù có quốc tịch VN thì Lee Nguyen cũng không thể khoác áo tuyển VN.

Còn nếu thực sự Lee Nguyễn muốn mang quốc tịch Việt Nam, thì sẽ không có cái vụ thanh lý hợp đồng trước thời hạn với HAGL đâu, vì ông Đoàn Nguyên Đức muốn nhập quốc tịch cho anh.
<input id="gwProxy" type="hidden"><!--Session data--><input onclick="jsCall();" id="jsProxy" type="hidden">
Cái này bác Đạt nói đúng! Mình ko biết vụ Lee đã đá cho tuyển Mỹ. Cái gì sai chịu sai. Thanks

Lai Quoc Dat
24-11-2009, 10:11 AM
Không phải là chiêu cuối đâu anh peanux, mà là nhắc lại 1 trạng thái mà chúng ta đang có. Hihi...

anh the Death: anh rơi mồ hôi là đúng. Lịch sử ghi nhận công hay tội chỉ mang tính chất thời điểm và góc nhìn của người đánh giá.

Trở lại cái quy định của VFF, cũng cần nhắc lại, quan hệ xung đột giữa UEFA và các câu lạc bộ giàu có của châu Âu (G14). Hình thức thì khác, nhưng bản chất thì giống nhau: Sự xung đột giữa người giàu và kẻ nghèo.

Độc Cô Cầu Bại
24-11-2009, 10:14 AM
Cái này người ta gọi là Bác Đạt giở chiêu cuối nè,chiêu "lý sự ..."
Đâu phải lãnh đạo là giỏi?????
Một lý lẽ ai cũng biết mà bác Đạt


Ừ nhỉ. Sếp là do may mắn, lo do chạy chọt, ... Nhưng các bác thường nói câu này: "tất cả do xã hội phân công".:embaressed_smile:

92A01
24-11-2009, 01:09 PM
Túm lại là chúng ta (trừ tui) giỏi nhất, cái gì cũng nhất chỉ có mấy ông lãnh đạo là kém? Đúng không?

TheDeath
24-11-2009, 01:40 PM
Túm lại là chúng ta (trừ tui) giỏi nhất, cái gì cũng nhất chỉ có mấy ông lãnh đạo là kém? Đúng không?
Quơ đũa cả nắm thế? Cái gì cũng tốt, cái gì cũng nhất, trừ cái này! :angel_smile:

peanux
24-11-2009, 01:43 PM
Túm lại là chúng ta (trừ tui) giỏi nhất, cái gì cũng nhất chỉ có mấy ông lãnh đạo là kém? Đúng không?
Lại thêm người giống bác Đạt!Lý luận kiểu này thì thôi tui đâu dám tranh luận!
Nhớ lúc nhỏ nhiều lần ấm ức như người lớn thua thì họ thường dùng chiêu cuối cùng thế này nè:
-Ê thằng nhỏ này hổn bay! Còn nhỏ mà đòi hơn người lớn, trứng mà khôn hơn rận!
-Tao còn hơn mày mấy nồi nước xông đó!
Hêhê.
Mình nhớ một điều rằng:
A => B không có nghĩa là không B => không A.
Nhớ câu truyện cười cổ như vầy:


NHÂN TRUNG DÀI
Một hôm, Vũ Đế nhà Hán nói với các quan:
- Ta xem trong sách tướng có câu: "Người ta nhân trung dài một tấc thì sống lâu một trăm tuổi"
Đông Phương Sóc http://maxreading.com/data/books_images/10d096a50f8573dd7526cddb5be4a451.jpgđứng bên phì cười.
Các quan bắt tội vô phép.
Đông Phương Sóc cất mũ, tạ tội:
- Muôn tâu Bệ hạ, kẻ hạ thần http://maxreading.com/data/books_images/10d096a50f8573dd7526cddb5be4a451.jpgđâu dám cười Bệ hạ, mà cười cái ông Bành Tổ mặt dài mà thôi!
Vua hỏi:
- Sao lại cười ông Bành Tổ.
Đông Phương Sóc thưa:
- Tục truyền ông Bành Tổ sống tám trăm năm. Nếu quả thật câu trong sách tướng mà Bệ hạ vừa nói là http://maxreading.com/data/books_images/10d096a50f8573dd7526cddb5be4a451.jpgđúng, thì nhân trung ông ấy phải dài http://maxreading.com/data/books_images/10d096a50f8573dd7526cddb5be4a451.jpgđến tám tấc, mà nhân trung dài tám tấc, thì mặt ông dễ thường phải cao http://maxreading.com/data/books_images/10d096a50f8573dd7526cddb5be4a451.jpgđến một trượng.
Vũ Đế nghe nói, bậc cười, tha tội cho ông.

Trong câu chuyện này Đông Phương Sóc đã vận dụng lý luận vô cùng sai.
Người có nhân trung dài 1 tấc sống trăm năm thì không thể suy ra người sống trăm năm có nhân trung dài một tấc.
Lý lẽ ai cũng tán thành "Không phải lãnh đạo là giỏi" nhưng nếu suy luận ngược lại "lãnh đạo nào cũng không giỏi" thì thành "Đông Phương Sóc". Hehe

Lai Quoc Dat
24-11-2009, 02:04 PM
Thấy từ đầu đến cuối có gì tranh luận đâu mà bảo là tranh luận. Tranh luận hoàn toàn khác với phát biểu cảm nghĩ. Khi tranh luận mà trong bản thân chúng ta chứa đựng quá nhiều sự mỉa mai và châm biếm, thì nó đâu có còn là tranh luận...

Mà đã phát biểu cảm nghĩ thì không thể bảo là lí sự được...

Mỗi 1 sự việc điều có những giá trị đúng, sai của nó. Chúng ta ai cũng có cảm nghĩ riêng về nó. Đôi khi giữa cái cảm nghĩ và giá trị đúng của nó cách xa lắm.

Cũng chẳng biết cái câu cảm thán của mình nói có đúng không, nhưng nó hoàn toàn không phải tranh luận. Nó phát ra từ cái cảm nhận của mình đối với người nói... Nghe nhiều và cảm nhận như thế...

Luận bàn đông tây kim cổ, xem ra còn xa lắm... vì chúng ta còn bàn bằng cảm xúc quá nhiều...

phanphuong
24-11-2009, 04:38 PM
Đúng là không có tranh luận gì cả. Các nhà lãnh đạo tài giỏi của hiệp hội bóng đá VN đã có những bước đi đúng đắn cho nền bóng đá nước nhà. Bằng cách không cho các cầu thủ nhập tịch tham gia đội tuyển, họ đã góp phần chặn đứng làn sóng các cầu thủ ngoại quốc muốn trở thành công dân VN, muốn sinh sống ở VN bằng nghề bóng đá.
Tuy có vi phạm quyền bình đẳng công dân nước Việt Nam, nhưng đổi lại các cầu thủ sinh ra ở VN có nhiều cơ hội hơn. Các nhà lãnh đạo tài giỏi đã chịu búa rìu dư luận để bảo vệ các công dân VN "chính gốc" của mình, thật đáng "trân trọng" một việc làm như thế.
:))

92A01
25-11-2009, 08:15 AM
Sao không thấy nước giàu nào nhập tịch nhiều ngoại binh xịn để bổ sung vào đội tuyển mặc dù họ thừa sức làm điều đó? Thỉnh thoảng có vài nước như Nhật, Đức hay Ý có 1-2 ngoại binh. Và có thể họ có người nhập tịch nhưng người đó đã được đào tạo tại chính nước đó. Việt Nam có một nền bóng đá chưa phát triển thì việc đưa ngoại binh vào thi đấu trong các giải sẽ tạo cơ hội cho các cầu thủ trong nước học hỏi được nhiều kinh nghiệm. Điều đó đã được thấy rõ khi đội tuyển thi đấu với các đội như Thái Lan, Syrie. Nhưng nếu quá lạm dụng thì nó sẽ gây ra tiêu cực như: các cầu thủ trong nước sẽ rất khó cạnh tranh với các ngoại binh chất lượng cao, không khuyến khích việc đào tạo cầu thủ trẻ làm lớp kế cận khi các đội bóng chỉ lo đi tìm "hàng ngoại". Mà ở Việt Nam thì thường có phong trào trăm hoa đua nở. VFF trước khi đưa ra luật này cũng đã khảo sát ý kiến của các CLB. Luật chỉ hạn chế chứ không cấm.
Nếu luật này áp dụng cho các ngành nghề khác thì tui không ủng hộ. Nhưng thể thao thì khác...

peanux
25-11-2009, 08:22 AM
Sao trong topic này không cho Sing là giàu ta.
Trong các bài thảo luận kinh tế thì bảo Sing giàu hơn ta bao nhiêu lần í.

Lai Quoc Dat
25-11-2009, 09:03 AM
Sao trong topic này không cho Sing là giàu ta.
Trong các bài thảo luận kinh tế thì bảo Sing giàu hơn ta bao nhiêu lần í.



Trong thể thao, Sing cho nhập quốc tịch nhiều, không riêng bóng đá mà nhiều môn thể thao nữa (điển hình nhất là bóng bàn) ---------> cho nên vận động viên trẻ sinh ra tại Sing đâu có nhiều cơ hội phát triển -------> xem cụ thể nhất là các đội tuyển bóng đá trẻ Singapore thì thấy (cũng có giai đoạn họ thắng tuyển U23 Vietnam nhưng nhìn chung là yếu). Nhưng họ có thể làm như thế vì 2 nguyên nhân: giàu + dân ít (có khoảng 5 triệu dân) nên nguồn lực của họ bị hạn chế.

Năm 2006, ông Lý Quang Diệu đã từng phát biểu: sự phát triển cần phải đảm bảo được truyền thống dân tộc. Và ông kêu gọi sự trở lại của giá trị Á đông trong xã hội Singapore. Chắc có lẽ ông lo sợ 1 tương lai là giới trẻ Singapore hiện tại sẽ trở thành 1 thế hệ vỏ chuối (da vàng nhưng ruột trắng).

Anh peanux từng nói phóng viên báo bóng đá cứ nghĩ đến tình huống xấu nhất, nhưng tình huống đó có thể lắm vì biểu hiện rõ nhất là Hoang Anh Gia Lai đã có 2 cầu thủ nhập tịch là Nirut và Sakda, trước khi muốn thanh lý với Lee Nguyễn, bầu Đức cũng đã chuẩn bị để nhập tịch cho anh, tức là 1/3 đội hình là cầu thủ nhập tịch, nghe đâu, con số còn có thể là 5 nữa chứ ko phải 3 vào mùa giải năm sau. Còn ở Vina Ninhbinh, đó là Đinh Hoang La, Đinh Hoang Max,... Mà CLB này cũng có biểu hiện sính ngoại như việc bổ nhiệm ông Tavarez (ông này thì năng lực với tuyển VN thế nào rồi thì ai cũng biết) trong khi Nguyễn Văn Sĩ đã có 1 mùa giải thành công và đang được đánh giá là 1 trong số các HLV trẻ tốt nhất của VN.

Xem ra, khi chịu áp lực thành tích, ai cũng phải chạy cả. Và người Việt rất giỏi trong việc lách luật. nên sự kiểm soát là cần thiết. Nếu xem đào tạo cầu thủ là 1 sản phẩm, thì hiểu đây là chính sách bảo hộ. Vấn đề đặt ra là sau khi có chính sách bảo hộ rồi, thì hoạt động đào tạo trẻ sẽ diễn ra như thế nào cho phù hợp.
<input id="gwProxy" type="hidden"><!--Session data--><input onclick="jsCall();" id="jsProxy" type="hidden">

peanux
29-11-2009, 06:46 AM
Theo dòng sự kiện:

Hạn chế ngoại binh nhập tịch:
Chờ ở cấp cao hơn
Lao Động Cuối tuần số 48 Ngày 29/11/2009 Cập nhật: 12:54 AM, 29/11/2009
<table class="atc_imgWrap" align="left" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody><tr> <td> http://www.laodong.com.vn/avatar.aspx?ID=120763&at=0&ts=236&lm=633949166002170000</td> </tr> <tr> <td> Việc hạn chế cầu thủ nước ngoài sẽ khiến những ông chủ CLB như bầu Đức của Hoàng Anh Gia Lai lâm vào thế bí.</td> </tr> </tbody></table> (LĐCT) - VFF vẫn khăng khăng không thay đổi quyết định hạn chế cầu thủ Việt gốc ngoại được tung ra sân, họ vẫn cho rằng ngoại binh được 3 người trên sân còn người Việt nhập tịch thì chỉ được 1.
Có vẻ như sự phản ứng của nhiều người đã lên đến đỉnh điểm khi mà nhiều thành phần trong xã hội cùng lên tiếng và Bộ Tư pháp cho hay họ sẽ làm việc với Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch trong tuần này.

Trên khắp các trang báo trong suốt tuần qua, người ta thấy không chỉ khán giả hâm mộ bóng đá mà đến cả giới nghệ sĩ, những quan chức làm ở ngành ngại giao đều lên tiếng không đồng tình với chuyện "ngăn sông cấm chợ" của VFF.

Đạo diễn sân khấu Doãn Hoàng Giang - người rất đam mê và am hiểu bóng đá - nói rất thẳng rằng, đây là quyết định làm ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh con người Việt Nam vốn rất nhân hậu, rất thân thiện đang được giữ gìn suốt bao năm qua. Ông cho rằng, nếu nói đây là quyết định của tập thể VFF và rằng ai không chơi nữa thì có quyền nghỉ là hết sức "nhố nhăng". Bởi lẽ nếu VFF cho mình cái quyền như thế thì bất kỳ ngành nghề nào cũng có thể bỏ phiếu và hạn chế.

Với tiền lệ xấu như thế này, biết đâu đến một ngày nào đó ngành văn hoá sẽ bỏ phiếu rồi ra quyết định các diễn viên nhập tịch chỉ được đóng vai quân lính hoặc vai tướng cướp chứ không được đóng vai chính thì sao?

Và câu hỏi mà cả ông Giang lẫn nhà ngoại giao Trần Kinh Nghị - Nguyên Tham tán của Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch - đều có cùng đó là việc các cầu thủ nhập tịch sẽ phải sinh sống như thế nào trước lệnh cấm này hình như cũng đã bị VFF bỏ qua.

Sự vô lý của lệnh hạn chế ấy càng nhiều hơn và trở nên lố bịch khi người ta thấy trong tuần qua Chính phủ ta đang có các hoạt động thúc đẩy sự đầu tư từ nước ngoài thông qua các Việt kiều, trong số đó không ít người đang có mong muốn nhập quốc tịch VN sau thời gian dài sống ở nước ngoài. Liệu họ sẽ nghĩ gì khi nhìn thấy những người đã nhập tịch đang bị VFF hạn chế quyền lao động mà theo ông Nghị thì nói là lệnh cấm này còn liên quan đến cả nhân quyền và chúng ta đang đứng trước cuộc chiến pháp lý, dẫu rằng ai cũng biết nó hoàn toàn không cần thiết và không nên có ở thời điểm chúng ta đang cần tranh thủ các nguồn lực.

Được biết các CLB đang yêu cầu các cầu thủ đã nhập tịch tạm hoãn việc kiện tụng để chờ quyết định cuối cùng trong tuần này. Theo ông Đoàn Nguyên Đức, ông sẽ ủng hộ các cầu thủ nhập tịch đang thi đấu cho HA.GL khởi kiện, kể cả phải kiện lên tận FIFA, nếu quyết định mà ông coi là bất công với các cầu thủ nhập tịch vẫn được VFF bất chấp để giữ lấy.

Người ta đang tự hỏi, phải chăng chính với việc ông Chủ tịch VFF là một cán bộ hưu trí thay vì là một quan chức đương nhiệm khiến cho việc cập nhật các thông tin liên quan đến pháp luật cũng như cập nhật ý kiến của đại số đông quần chúng cùng các ban ngành trở nên nhạt nhoà? Và cũng chính vì lẽ ấy mà VFF đã bất chấp sự phi lý lẫn phi nghĩa để ra quyết định hạn chế cầu thủ Việt gốc ngoại.

Người ta đang chờ kết luận cuối cùng trong cuộc làm việc giữa Bộ Tư pháp và Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch trong tuần này như lời hứa của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường. Nhưng, người ta tin rằng một quyết định sai về mặt luật pháp ắt hẳn sẽ không qua được sự chỉnh đốn của hai bộ đứng đầu hai ngành.

Cao Hà



http://www.laodong.com.vn/Home/Cho-o-cap-cao-hon/200911/165139.laodong (http://www.laodong.com.vn/Home/Cho-o-cap-cao-hon/200911/165139.laodong)

phanphuong
29-11-2009, 09:46 AM
Trong cuộc sống, có những thứ phạm luật, vẫn hiên ngang tồn tại. Chẳng những điều đó vi phạm hiến pháp, vi phạm pháp luật, quyền bình đẳng công dân. Mà còn, mang tính chất của một nghị quyết không có tính nhân văn.
Nhưng kể ra, VFF đã rất can đảm hứng chịu búa rìu dư luận, vẫn khăng khăng không chịu thay đổi về vấn đề cầu thủ nhập tịch. Có thể suy diễn rằng đã lỡ ra quyết định thì thu hồi lại sợ ...quê chăng? Hay đợi đến khi Bộ tư pháp thổi còi mới chịu vâng dạ nghe theo. Nếu làm sai thì cũng nên dũng cảm thấy sai và sửa chữa.
Dư luận đã bất bình đối với quyết định bất công, và giờ thêm nghi ngờ về sự hiểu biết pháp luật của các bác VFF.

phanphuong
29-11-2009, 10:38 AM
Uống cà phê chủ nhật trên Tuoitre.com.vn nhe các bác:
http://www3.tuoitre.com.vn/TheThao/Index.aspx?ArticleID=350285&ChannelID=14
Cà phê chủ nhật

Hạn chế cầu thủ ngoại ra sân: Đừng đập nồi cơm nhau, ác lắm

TT - Dư luận làng bóng đá VN đang lao xao quanh chuyện một số cầu thủ VN gốc nước ngoài tính chuyện nhờ luật sư kiện Liên đoàn Bóng đá VN (VFF).

>> VFF chờ ý kiến Bộ Tư pháp
>> Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường: Đã là công dân VN thì được đối xử bình đẳng
>> Hạn chế cầu thủ nhập tịch thi đấu: Phạm luật!
>> Trước làn sóng cầu thủ ngoại nhập tịch: Lợi và hại!

Nguyên nhân của chuyện “đáo tụng đình” xoay quanh việc VFF hạn chế làn sóng ngoại binh nhập tịch, bằng quyết định: mỗi đội bóng chỉ được sử dụng một cầu thủ VN gốc nước ngoài trong một trận đấu.

Nói về luật, VFF đã sai mười mươi khi đưa ra quyết định vượt luật pháp này. Chính Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường khi trả lời phóng viên Tuổi Trẻ cũng cho rằng: “Đã là công dân VN thì được đối xử bình đẳng”. Và đương nhiên, những Đinh Hoàng La, Đinh Hoàng Max, Đoàn Văn Nirut, Đoàn Văn Sakda, Phan Văn Santos, Huỳnh Kesley... đều đã là công dân VN, khi được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN ký chấp thuận.

Thậm chí, dù VFF đang cương quyết ngăn chặn làn sóng ngoại binh nhập tịch, thì hiện nay Bộ Tư pháp vẫn đang phải xem xét 10 hồ sơ xin nhập tịch của các cầu thủ ngoại đang chơi cho Đồng Tâm Long An, Hoàng Anh Gia Lai, Nam Định, Nghệ An...

Ông Trần Minh Mẫn, giám đốc Sở Tư pháp Long An, vừa dự cuộc họp xét hồ sơ nhập tịch tại Bộ Tư pháp vào tuần qua, cho biết: “Các giải bóng đá tại VN là do VFF quản lý. Tổ chức này có quyền đưa ra các quyết định trong phạm vi sân chơi do mình quản lý. Nhưng các quyết định đó không được vi phạm luật pháp. Không chỉ tôi mà nhiều vị giám đốc sở tư pháp địa phương khác cũng đã kiến nghị bộ phải chính thức có ý kiến với VFF về quyết định cản trở quyền lao động của các công dân VN gốc nước ngoài”.

Có một chi tiết nghĩ cũng nên kể ra để thấy rằng cách làm của VFF hơi bị kỳ, đó là khi Đồng Tâm Long An làm hồ sơ xin nhập tịch cho thủ môn Santos thì anh này bị một vật cản khó thể vượt qua, đó là không biết tiếng Việt! Muốn vượt qua “cửa ải” này phải chứng minh được Santos sẽ đem lại lợi ích cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN, nếu anh trở thành công dân VN. Khi ấy, chính VFF chứ không ai khác đã hết sức hồ hởi xác nhận rằng một khi Santos trở thành công dân VN thì điều đó rất có lợi cho đội tuyển quốc gia! Căn cứ vào đó, Bộ Tư pháp mới đồng ý và chuyển hồ sơ lên Chủ tịch nước phê duyệt. Chính mình ủng hộ mở màn vụ Santos, rồi cũng chính mình hạn chế, là sao?

Thử đặt mình vào vị trí của các cầu thủ VN gốc nước ngoài, tôi nghĩ có lẽ ai rồi cũng phải kiện VFF thôi, đặc biệt ở những đội có hơn một cầu thủ dạng này như Hoàng Anh Gia Lai, Ninh Bình, Hòa Phát. Bởi quy định hạn chế của VFF đồng nghĩa với việc đập nồi cơm của họ. Ví dụ như ở đội Hoàng Anh Gia Lai, hai cầu thủ Đoàn Văn Nirut và Đoàn Văn Sakda, họ sẽ không được thi đấu nhiều như mùa rồi. Mà không thi đấu nhiều đối với một cầu thủ chuyên nghiệp thì khác nào nồi cơm của gia đình họ bị bể!

Tôi nhớ khi mình bắt đầu vào đời kiếm sống, mẹ tôi luôn căn đi dặn lại một điều, đó là: “Làm chi thì làm, không được đập nồi cơm người khác nghe con, ác lắm”.

Vâng, ác lắm nếu không chịu tìm một cách thức khác để thay cho việc “trói chân” cầu thủ VN gốc nước ngoài, nhưng vẫn đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh của bóng đá VN.

HUY THỌ

TheDeath
24-12-2009, 12:02 PM
Bộ tư pháp thổi còi VFF, thế thì biết rồi nhé! Văn bản trái với hiến pháp và quyền công dân một cách trắng trợn thì đằng nào cũng bị tiêu diệt!
http://www.thanhnien.com.vn/thethao/Pages/200952/20091224003744.aspx

Độc Cô Cầu Bại
24-12-2009, 12:12 PM
Bộ Tư Pháp có một cục gọi là Cục Kiếm tra văn bản. Tất cả các văn bản của các Bộ đều phải gởi về đây đế Cục này "thổi còi" khi cần thiết. Chỉ có điều còi này "ghỉ sét' hay sao mà thổi thường rất chậm. Hay là "chậm thì chắc" nên mới vậy? :teeth_smile:

TheDeath
24-12-2009, 12:14 PM
Chả hiểu mấy ông ở VFF đầu óc chắc là đậu hủ hay sao mà quyền cơ bản của công dân như: "mọi công dân đều bình đẳng và không bị phân biệt đối xử" lại không biết? Ấu trĩ!

TheDeath
24-12-2009, 12:17 PM
Bộ Tư Pháp có một cục gọi là Cục Kiếm tra văn bản. Tất cả các văn bản của các Bộ đều phải gởi về đây đế Cục này "thổi còi" khi cần thiết. Chỉ có điều còi này "ghỉ sét' hay sao mà thổi thường rất chậm. Hay là "chậm thì chắc" nên mới vậy? :teeth_smile:
VFF là tổ chức xã hội nghề nghiệp nên văn bản không qua bộ tư pháp bác à!

Độc Cô Cầu Bại
24-12-2009, 12:47 PM
VFF là tổ chức xã hội nghề nghiệp nên văn bản không qua bộ tư pháp bác à!

Lý thuyết là vậy nhưng Vê-ép-ép là tổ chức trực thuộc Bộ VHTT&DL nên văn bản phải chịu sự kiểm soát của Bộ Tư pháp. Mà nhiều khi thấy bà con phản ứng quá Vê-ép-ép "chơi trò chuyền bóng trách nhiệm" bằng cách hỏi ông BTP rằng tui làm vậy đúng hay sai? Chiêu này xưa rồi! :shades_smile:

myhanh
24-12-2009, 02:19 PM
Chuyện qua rùi! Cuối cùng thì chân lý cũng thắng hehe. Hoan hô!

TheDeath
24-12-2009, 03:46 PM
Chuyện qua rùi! Cuối cùng thì chân lý cũng thắng hehe. Hoan hô!
Túm lại là chân lý thế mà chả chịu hiểu, để tốn nhiều giấy mực thế? Nhưng mà cũng xong rồi, he he!

phanphuong
24-12-2009, 05:54 PM
Qua vụ này có vài nhận xét:
- Vai trò của báo chí, làm cái xấu sẽ "tự điều chỉnh" để trở nên "tốt đẹp hơn" khi nó được phơi bày trước công luận. Chính nó đã "thúc ép" các ban ngành làm đúng, làm hết chức năng của mình, ở đây là bộ tư pháp.Nếu báo chí không làm "rùm beng" thì có lẽ rất bi đát cho các anh chàng cầu thủ trót nhập tịch.
- Hồi xưa, bên Nhật có nhóm người gọi là samurai. Những chiến sĩ khi cảm thấy danh dự mất đi thì mổ bụng, moi ruột ra ...đo. Mới đây, có vụ một ông chủ trại gà vì dấu tin cúm virut, khi bị quần chúng phát giác đã tự tử. Ở xứ ta lại có những người đạp lên dư luận (cái đúng) mà hành xử. Có thể ví như khi bị quần chúng phát giác ra cái xấu thì ....lương tâm của họ tự tử! Nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đã từ chức khi thất bại (về tài chính, về uy tín). Còn ta, gặp thất bại thì chống chế, ngụy biện, và cuối cùng "chuyền banh" cho người khác...