PDA

View Full Version : Tân An ngày xưa


DeMen
01-01-1970, 07:00 AM
Đôi nét về đất Long An: (theo Địa chí Long An)

1623

Chúa Nguyễn lập "đồn thu thuế" nơi bờ sông Sài Gòn cũ, mở đầu giai đoạn hình thành tphố Sài Gòn

1679

Dương Ngạn Địch & Trần Thắng Tài, hai tướng nhà Minh, đem 3000 người gồm binh lính và gia quyến vào Việt Nam xin cư trú. Chúa Nguyễn Phúc Tần đã cho phép họ vào khai phá đất Nông Nại

- Gần 2000 người do Trần Thắng Tài cầm đầu vào cửa Cần Giờ, đến cư trú ở vùng Biên Hòa.

- Hơn 1000 người do Dương Ngạn Địch cầm đầu vào khai phá vùng Định Tường, trong đó có giồng Cai Yến (tức xã Khánh Hậu, thị xã Tân An ngày nay)

1698

Chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Kính vào lập đất Nông Nại thành phủ Gia Định, phân làm 2 huyện: Phước Long trên đất Đồng Nai, lỵ sở là dinh Trấn Biên và Tân Bình trên đất Sài Côn, lỵ sở là dinh Phiên Trấn. Đất LA thuở ấy nằm lọt trong huyện Tân Bình.

1705

- Nguyễn Cửu Vân sau khi giúp Nặc Ông Yêm (Cao Miên) dẹp quân xâm lược Xiêm, đem quân về đóng tại Cù Úc (Vũng Gù) và tổ chức khai phá vùng đất này.

- Nguyễn Cửu Vân tổ chức đào kênh, lần đầu tiên nối liền rạch Mỹ Tho & rạch Vũng Gù (sau là sông Bảo Định)

1715

Chúa Nguyễn, hiệu là Hiển Tông Hiếu Minh, phê cấp cho Nguyễn Cửu Triêm, con của Nguyễn Cửu Vân, 359 mẫu ở thôn Bình Khuê để làm "ruộng thu thuế riêng" về sau quen gọi là ruộng "Châu phê"

DeMen
01-01-1970, 07:00 AM
1802

Gia Long lên ngôi, đổi phủ Gia Định làm trấn Gia Định, gồm: Phiên An trấn, Biên Hòa trấn, Định Tường trấn, Vĩnh Thanh trấn, Hà Tiên trấn.

1807

Đổi dinh Phiên Trấn thành trấn Phiên An, gồm một huyện (Tân Bình) và bốn tổng (Tân Long, Bình Dương, Thuận An, Phước Lộc)

1808

- Đổi Gia Định trấn làm Gia Định thành, tổng quản 5 trấn.

- Huyện Tân Bình (thuộc trấn Phiên An) được thăng làm phủ (gồm 4 tổng). Phủ lỵ đóng tại thôn Tân Thới

1813

- Huyện lỵ Thuận An đặt tại thôn Bình Khuê (nay thuộc xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ?) cạnh rạch Châu Phê

- Huyện lỵ Tân Long đặt tại thôn Phước Tú (nay là thị trấn Bến Lức)

1818

Trấn thủ Định Tường là Nguyễn Văn Phong cho mở rộng kênh Bảo Định (sâu 9 thước, rộng 15 tầm, 2 bên đắp đường quan rộng 6 thước) đặt tên là Bảo Định Hà.

1825

Minh Mệnh cho đổi tên Bảo Định Hà thành sông Trí Tường

1832

- Minh Mệnh cải tổ tổ chức hành chính ở Gia Định, phân làm 6 tỉnh: Phiên An tỉnh thành, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long (Vĩnh Thanh cũ), An Giang (gồm 3 đạo của trấn Hà Tiên: Đông Khẩu, Tân Châu, Châu Đốc), Hà Tiên (gồm 2 đạo cũ còn lại là Kiên Giang và Long Xuyên)

- Lập phủ Tân An gồm 2 huyện Thuận An và Phước Lộc (tách ra từ phủ Tân Bình), lỵ sở đóng tại chợ Cai Tài, cạnh rạch Châu Phê

- Lập trường Phủ học ở Bình Khuê

DeMen
01-01-1970, 07:00 AM
1833

Lê Văn Khôi làm binh biến chiếm thành Phiên An

1835

Quân triều đình hạ thành Phiên An, tàn sát 1500 người để trả thù Lê Văn Khôi

1836

- Minh Mệnh ra lệnh san bằng thành Phiên An, dời qua góc đông bắc thành cũ (thôn Nghĩa Hòa, Bình Dương)

- Đổi Phiên An tỉnh thành thành tỉnh Gia Định (1 trong 6 tỉnh) & gọi toàn thành Gia Định là Nam Kỳ. Khái niệm Nam Kỳ lục tỉnh ra đời từ đấy.

Tỉnh Gia Định lúc này gồm 3 phủ, 7 huyện:

- Phủ Tân Bình có 3 huyện: Bình Dương, Tân Long, Bình Long

- Phủ Tân An có 2 huyện: Thuận An, Phước Lộc

- Phủ Tây Ninh có 2 huyện: Tây Ninh và Quang Hóa

Như vậy lúc bấy giờ tỉnh Gia Định bao trùm cả một vùng nay thuộc tpHCM, tỉnh Tây Ninh và tỉnh LA.

1837

Đổi tên huyện Thuận An (thuộc phủ Tân An) thành huyện Cửu An

1841

- Phủ Tân Bình nhận thêm một huyện Bình Long

- Lập huyện Tân Thạnh, huyện lỵ đóng tại Bình Quới (gần chợ Kỳ Son, Châu Thành ngày nay)

- Lập thêm phủ Hòa Thành kiêm lãnh hai huyện Tân Hòa, Tân Thạnh (nguyên là đất tỉnh Định Tường)

1852

Phủ Hòa Thanh bị bãi bỏ, hai huyện Tân Thạnh và Tân Hòa được đưa qua thuộc phủ Tân An

DeMen
01-01-1970, 07:00 AM
1859

TD Pháp bắt đầu xâm lược Nam Kỳ.

Tỉnh Gia Định được phân làm 3 phủ (Tân Bình, Tân An & Tây Ninh), gồm 9 huyện. Riêng phủ Tân An có 4 huyện: Cửu An, Phước Lộc, Tân Hòa, Tân Thạnh.

1863

Phủ Tân An được đổi thành Hạt Tân An, lỵ sở dời về làng Nhơn Thạnh (nay là xã Nhơn Thạnh Trung, TXTA)

1867

- Gia Định được đổi tên thành tỉnh Sài Gòn, gồm 7 khu tham biện (hay hạt thanh tra - Inspections): Sài Gòn, Chợ Lớn, Tân Hòa, Phước Lộc, Tây Ninh, Quang Hóa, Tân An

Vùng đất LA ngày nay, vào thuở ấy có khu tham biện Chợ Lớn (Châu Thành Chợ Lớn & huyện Tân Long), Phước Lộc (Châu Thành Cần Giuộc & huyện Phước Lộc) & Tân An (Châu Thành Bình Lập, huyện Cửu An, huyện Tân Thạnh)

- Hạt thanh tra Tân An dời lỵ sở về Vũng Gù, trên bờ sông Bảo Định, thuộc xã Bình Tâm

- Pháp mở rộng kênh Bảo Định và đặt tên là Arroyo de la Poste (kênh Bưu Điện) - dân gian gọi là kênh Trạm

1869

Hạt thanh tra Phước Lộc được đổi thành hạt thanh tra Cần Giuộc

1871

- 7/6/1871: nhập hạt Cần Giuộc vào hạt Chợ Lớn

- Đặt làng Đức Hòa nằm trong quận Mộc Hóa thuộc hạt thanh tra Tân An

1879

- Khởi công đào kênh Nước Mặn (Canal de Mirador) nối sông Vàm Cỏ với sông Rạch Cát (tức sông Cần Giuộc) dài 1800m

- Thành lập thành phố Chợ Lớn

DeMen
01-01-1970, 07:00 AM
1903

Pháp khởi công xây dựng pháo đài phòng thủ Rạch Cát (còn gọi là Rạch Cốc) bên cửa Soài Rạp (nay thuộc xã Long Hựu, huyện Cần Đước)

1908

Lập Đại lý (Délégation) Cần Giuộc thuộc tỉnh Chợ Lớn

1910

Lập trường tiểu học Pháp Việt đầu tiên tại Tân An

1913

Lập đại lý (Délégation) Đức Hòa gồm 2 tổng Cầu An Hạ, Cầu An Thượng

1923

- Nhà máy đường Hiệp Hòa đi vào SX (khởi công năm 1920)

- Lập Đại lý (Délégation) Rạch Kiến gồm 3 tổng: Lộc Thành Thượng, Lộc Thành Trung, Lộc Thành Hạ

1933

XD nhà máy nước ở thị xã Tân An

1935

Pháp đặt nhà máy điện đầu tiên ở Tân An

DeMen
01-01-1970, 07:00 AM
1945 - 1954

Về phía địch: không thay đổi gì nhiều, cuối 1953 cắt bớt một số xã của Châu Thành & Thủ Thừa lập thành Tân Trụ

Về phía chính quyền kháng chiến: Sau CMT8, hai tỉnh Tân An và Chợ Lớn vẫn giữ nguyên ranh giới cũ, riêng thành phố Chợ Lớn nhập với SG thành đặc khu SG - Chợ Lớn

Tỉnh Tân An gồm 3 huyện: Châu Thành, Thủ Thừa, Mộc Hóa

Tỉnh Chợ Lớn gồm 4 huyện: Trung Huyện, Cần Giuộc, Cần Đước & Đức Hòa

1948: các xã ven sông Vàm Cỏ Đông (Thạnh Lộc, Bình Hòa, Mỹ Hạnh Đông, Mỹ Quý) được tách ra lập thành khu Đông Thành. Đến 1949 sáp nhập trở lại vào tỉnh Chợ Lớn như cũ.

1951: huyện Châu Thành & 1 số xã của huyện Thủ Thừa được tách ra, nhập với tỉnh Gò Công & Mỹ Tho, lập thành tỉnh mới: Tân Mỹ Gò. Huyện Mộc Hóa & ba xã còn lại của huyện Thủ Thừa nhập với 7 xã của tỉnh Sa Đéc, lập thành tỉnh Đồng Tháp (khác với Đồng Tháp ngày nay). Cần Giuộc & Cần Đước được tách ra, nhập với tỉnh Bà Rịa lập thành tỉnh Bà Chợ. Hai huyện Đức Hòa & Trung Huyện nhập với tỉnh Gia Định & Tây Ninh thành tỉnh Gia Định Ninh.

Sau hiệp định Giơnevơ: phục hồi nguyên trạng 2 tỉnh Chợ Lớn & Tân An

1954 - 1975

Về phía địch:

2/1956: quận Mộc Hóa được tách khỏi Tân An và nâng lên thành tỉnh Mộc Hóa. Đến 10/1956 tỉnh Mộc Hóa đổi tên thành tỉnh Kiến Tường, chia làm 4 quận: Châu Thành, Kiến Bình, Tuyên Bình & Tuyên Nhơn. Phần đất còn lại của tỉnh Tân An sáp nhập với tỉnh Chợ Lớn, lấy tên chung là tỉnh LA.

Quận Châu Thành được đổi tên thành quận Bình Phước, quận lỵ đóng ở chợ Tầm Vu, xã Dương Xuân Hội

1959: chính quyền Ngô Đình Diệm cắt 3 xã của quận Đức Hòa, 5 xã phía bắc quận Thủ Thừa, lập thành quận Đức Huệ

1963: 2 quận Đức Hòa & Đức Huệ được tách khỏi tỉnh LA, nhập cùng quận Trảng Bàng (của Tây Ninh) và Củ Chi (của Gia Định) lập nên tỉnh Hậu Nghĩa

1965: quận Cần Giuộc đổi tên thành Thanh Đức, Cần Đước thành Cần Đức

1967: chính quyền Thiệu tách 8 xã của quận Cần Đức, 1 xã của Thanh Đức, lập thành quận Rạch Kiến

Về phía chính quyền kháng chiến: tỉnh LA lúc bấy giờ bao gồm phần đất của tỉnh Chợ Lớn (cũ) & Tân An (cũ) còn lại, gồm các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ, Châu Thành, Bến Lức, Thủ Thừa & thị xã Tân An.

DeMen
01-01-1970, 07:00 AM
1976

Hợp nhất 2 tỉnh Long An (cũ) & Kiến Tường thành tỉnh LA

1977

Sáp nhập hai huyện Bến Lức & Thủ Thừa, lấy tên mới huyện Bến Thủ, 2 huyện Tân Trụ & Châu Thành lấy tên mới huyện Tân Châu

1978

- Huyện Mộc Hóa chia thành 2 huyện: Vĩnh Hưng & Mộc Hóa

- Huyện Tân Châu đổi tên thành huyện Vàm Cỏ

1979

Khởi công XD con đường 49 xuyên Đồng Tháp Mười

1980

Huyện Mộc Hóa (mới) chia thành hai: Mộc Hóa & Tân Thạnh

1982

- Khởi công XD SVĐ Tân An

- Khánh thành đường 49

1983

- Sáp nhập 6 xã vùng ven của huyện Vàm Cỏ (Nhơn Thạnh Trung, Bình Tâm, An Vĩnh Ngãi) và Thủ Thừa (Hướng Thọ Phú, Lợi Bình Nhơn) vào thị xã Tân An

- Huyện Bến Thủ lại chia làm 2 huyện Bến Lức, Thủ Thừa như cũ.

1985 đến nay

- Huyện Vàm Cỏ lại chia làm Châu Thành & Tân Trụ

- Huyện Mộc Hóa (mới) lại chia thành Mộc Hóa & Thạnh Hóa (?)

- Huyện Vĩnh Hưng chia thành Vĩnh Hưng & Tân Hưng

DeMen
01-01-1970, 07:00 AM
Về tên gọi 1 số huyện:

Bến Lức:

Có nhiều thuyết khác nhau, nhưng ý kiến được nhìu ng chấp nhận là: Khi những lưu dân ng Việt đến định cư ở vùng này, thấy một loại cây hoang dại thân thảo, mọc đầy nơi bờ sông, bèn đặt tên là Bến Lứt, nghĩa là cái bến có nhìu cây lứt mọc. Nhưng do cách phát âm của địa phương, lâu ngày thành quen, trong văn bản, Lứt bị biến thành [/i]Lức - Bến Lức[/i].

Thực ra trong Từ điển Tiếng Việt ko có Lức mà chỉ có Lứt

Thủ Thừa:

Vào đầu TK19, có 1 ng tên Mai Tự Thừa đến khai phá vùng đất quanh đình Vĩnh Phong ngày nay, chiêu tập một số ng đến lập làng, lập chợ. Ông được chính quyền phong kiến lúc bấy giờ cử làm thủ ngự (hay thủ bổn, thủ khoán, thủ chỉ - chưa có tài liệu xác minh cụ thể) lo việc thu thuế, do đó dân chúng quen gọi ông là Thủ Thừa. Từ tên chợ mang tên của ng thu thuế trở thành tên của một thị trấn, một con kênh - kênh Thủ Thừa - rồi sau cùng là tên của huyện.

Cần Đước:

Cần Đước vốn là tên gọi một làng nhỏ nằm ở mũi đất giao nhau giữa rạch Mương Ông Quỳnh & rạch Bến Bà. Các tên gọi bình dị ấy, cho đến nay, chưa ai hiểu thật chính xác là gì và xuất hiện từ bao giờ. :(

Đức Hòa:

Đức Hòa nguyên là tên gọi của một thôn trong 74 thôn của tổng Long Hưng, huyện Tân Long, phủ Tân Bình, trấn Phiên An. Khi tỉnh Chợ Lớn được thành lập (1909), Đức Hòa là tên của một trong năm làng thuộc tổng Cầu An Hạ. Sau này địa giới hành chính thay đổi nhiều lần nhưng tên gọi Đức Hòa vẫn được giữ nguyên.

Đức Hòa là nơi đầu tiên của tỉnh thành lập Chi bộ Đảng cộng sản. Xã Mỹ Hạnh chính là một trong "18 thôn Vườn Trầu" vang danh cả nước.

Đức Hòa cũng là quê hương của rất nhiều cây Toán tiếng tăm lừng lẫy LQĐ :)

Tân An:

Hai chữ Tân An đầu tiên xuất hiện trên bản đồ dưới triều Minh Mạng (năm thứ 13) dưới danh nghĩa là một đơn vị hành chính cấp phủ - phủ Tân An, gồm 2 huyện Cửu An & Phước Lộc.

myhanh
01-01-1970, 07:00 AM
Originally posted by DeMen@Nov 14 2005, 12:36 PM
Đức Hòa:

Đức Hòa nguyên là tên gọi của một thôn trong 74 thôn của tổng Long Hưng, huyện Tân Long, phủ Tân Bình, trấn Phiên An. Khi tỉnh Chợ Lớn được thành lập (1909), Đức Hòa là tên của một trong năm làng thuộc tổng Cầu An Hạ. Sau này địa giới hành chính thay đổi nhiều lần nhưng tên gọi Đức Hòa vẫn được giữ nguyên.

Đức Hòa là nơi đầu tiên của tỉnh thành lập Chi bộ Đảng cộng sản. Xã Mỹ Hạnh chính là một trong "18 thôn Vườn Trầu" vang danh cả nước.

Đức Hòa cũng là quê hương của rất nhiều cây Toán tiếng tăm lừng lẫy LQĐ :)

Xã Mỹ Hạnh ngày nay không còn nữa trên bản đồ rùi. Mỹ Hạnh được tách thành hai xã: xã Mỹ Hạnh Nam và xã Mỹ Hạnh Bắc.
Đức Hoà là huyện duy nhất trong tỉnh Long An có 3 thị trấn: Thị Trấn Đức Hoà, Thị Trấn Hậu Nghĩa (Thị xã Kim Cương của Tỉnh Hậu Nghĩa trước năm 1975), Thị Trấn Hiệp Hoà. Đức Hoà với 6 khu công nghiệp (Đức Hoà 1, Đức Hoà 2, Đức Hoà 3, Tân Tạo mở rộng, Đức Hoà Đông-Mỹ Hạnh Nam, Xuyên Á) và khu đô thị mới Tân Đức đang được xây dựng là một khu đô thị được xem là hiện đại nhất phía nam nằm trên địa bàn xã Đức Hoà Hạ và Tân Tạo. Hi vọng rằng trong tương lai không xa, Đức Hoà sẽ hội nhập vào quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá của cả nước.

NKB®
07-09-2009, 06:26 PM
Tình cờ lượm được cuốn sách "Tân An ngày xưa", tác giả Đào Văn Hội, xuất bản năm 1972, viết về Tân An (nay là Long An) ngày xửa ngày xưa, nhưng vẫn có những địa danh quen thuộc lắm


Đôi Lời Hoài Cổ Về Hai Chữ « TÂN AN »

Những buổi chiều tà, khách nhàn du đứng trên « Cầu xe lửa » Tân An phóng tầm con mắt về phía hợp lưu hai con sông Vàm cỏ tây với Bảo định hà, thấy những tòa lầu, nhà trệt, ẩn hiện dưới lùm cây xanh soi bóng trên dòng nước bạc.

Đó là châu thành Tân An, một tỉnh lỵ nho nhỏ, xinh xinh, với dân cư thuần hậu, gợi trong lòng du tử vì sanh kế mà phải lìa quê xiết bao kỷ niệm êm đềm. Hai chữ « Tân An », sau khi tồn tại suốt mấy trăm năm trong lịch sử, cách nay chẳng bao lâu, năm 1956, bị Ngô triều cao hứng xóa bỏ trong bảng đồ miền Nam đất Việt và thay vào hai chữ Long An.

Tân An ! Mặc dầu Tân An không còn hiện diện trên công văn giấy tờ nữa, song không bao giờ phai lạt trong tâm tư những người chân thật tự xưng mình là « người Tân An » !

Người thường nói : « Vô cổ bất thành kim » (không có xưa sao có nay), hiện tại tuy quan trọng mà quá khứ cũng chẳng nên khinh, huống chi khắp năm Châu biết bao nhiêu là sách sử ghi chép những tích cũ truyện xưa từ mấy ngàn năm về trướcd, và chính hiện nay, nhiều nhà khảo cổ nhọc trí khổ tâm cố công phơi ra ánh sáng những thành phố xa xưa đã bị thời gian vùi lấp.

Như thế ấy, lẽ nào chúng tôi, con dân sanh trưởng ở Tân An, đành làm ngơ chẳng góp một viên gạch mặc dầu nhỏ nhoi vào công trình soạn thảo một « Tân An địa phương chí » đầy đủ sau nầy. Vả lại, với mục đích hào bảo hai chữ Tân An thân mến, hôm nay chúng tôi mạo muội thảo năm ba trương về tỉnh Tân An năm mươi năm về trước và xa hơn nữa, cho đến cận đại thời cuộc 1945.

NKB®
07-09-2009, 06:39 PM
Lịch sử Tỉnh Tân An

a) Năm 1788, sau khi khắc phục thành Gia Định, Chúa Nguyễn Phúc Ánh sửa sang đất Nam Kỳ, kêu là Gia Định, chia địa phận ra làm bốn Dinh :
- Phan Trấn dinh,
- Trấn Biên dinh,
- Trấn Vĩnh dinh,
và Trấn Định dinh.

Vua Gia Long trung hưng (1802) định đô ở Phú Xuân (Huế) mới có cái danh hiệu Nam Bắc ; vua chia ra làm ba khu vực : 1) Kinh thành, 2) Gia Định thành, 3) Bắc thành.

Riêng phần Kinh thành (gồm cả Trung Phần ngày nay) thì ở dưới quyền trông nom trực tiếp của nhà vua, còn hai Phần kia xa xôi thì có quan Tổng trấn lo việc cai trị.

Gia Định thành thuộc hạt có 4 trấn, 4 phủ, 15 huyện. và phụ thêm một trấn Hà Tiên : 2 đạo, 2 huyện.
- Phiên An trấn
- Biên Hòa trấn (Biên Hòa và Phước Tuy ngày nay)
- Vĩnh Tường trấn (Định Tường)
- Vĩnh Thanh trấn (Vĩnh Long, An Giang)
và Hà Tiên trấn (Hà Tiên, Kiên Giang và Cà Mau)

Phiên An trấn gồm có :
1 phủ : TÂN Bình
4 huyện : Bình Dương, TÂN Long, Phước Lộc, Thuận AN.

Thế là, trong một Phủ và hai huyện, đã có hai chữ Tân và An.

Qua năm 1832 sau khi Bắc thành Tổng trấn Lê Chất và Gia Định thành Tổng trấn Lê Văn Duyệt từ tan, vua Minh Mạng đổi :

- Bắc thành ra Bắc kỳ.
- Gia Định thành ra Nam kỳ.
và Kinh thành ra Kinh kỳ.

Lại theo lối nhà Thanh, bãi bỏ chức Tổng trấn thành Gia Định và đổi trấn làm tỉnh, lấy đất Tân châu, Châu Đốc và tách hai huyện ở phủ Định Viễn (nguyên thuộc Vĩnh Long) mà đặt ra làm sáu tỉnh, kêu là « Nam Kỳ Lục Tỉnh » cộng 18 Phủ, 43 Huyện :
- Gia Định (Phan Yên)
- Biên Hòa (Đồng Nai)
- Định Tường (Mỹ Tho)
- Vĩnh Long (Long Hồ)
- An Giang (Châu Đốc)
- Hà Tiên.

Dưới triều Tự Đức, Nam Kỳ phân làm ba quận, mỗi quận do quan Tổng đốc cai trị, gồm hai tỉnh.

Quận Định biên gồm hai tỉnh Gia Định và Biên Hòa. Tỉnh Gia Định có 4 Phủ, 9 Huyện :
Phủ Tân Bình 3 huyện :
Bình Dương
Bình Long
Tân Long
Phủ Tân An 2 huyện :
Cửu An
Phước Lộc
Phủ Hòa Thanh 2 huyện :
Tân Hòa
Tân Thành
Phủ Tây Ninh 2 huyện :
Tân Ninh
Quang Hóa

Thế là Phủ Tân An ra đời dưới triều Tự Đức. Và trong một « lòng phái » do vị Hòa thượng chùa Phước Hải ở Cái Bè (Mỹ Tho) cấp cho một nữ tín đồ ở Tân An cách đây năm mươi năm, chúng tôi được nghe mấy danh từ địa phương như sau : « Đại Nam quốc, Tân An phủ, Tân thành huyện, Thượng hội thượng tổng, Bình lập thôn… »

b) Quân đội Pháp xâm chiếm Nam Kỳ trước đoạt ba tỉnh miền đông : Biên Hòa, Gia Định, Định Tường.

Do Hòa ước năm Nhâm Tuất ký kết ngày 5-6-1862, sứ thần Việt là Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp nhượng cho Pháp ba tỉnh nói trên.

Thuở bấy giờ, Phủ Tân An vẫn thuộc địa phận tỉnh Gia Định và ban sơ, Phủ đường đặt tại Châu phê, chợ Cai Tài, làng Huê Mỹ Thạnh, nên mới có câu ca dao còn truyền tụng đến ngày nay :
Bảng treo tại chợ Cai Tài,
Bên văn, bên võ, ai có tài ra thi.  

Năm 1863, chánh quyền dời Phủ lỵ về làng Nhơn thạnh, tả ngạn sông Vàm cỏ tây và năm 1864, một viên Tham biện Pháp (Inspecteur) được bổ nhiệm cai trị Phủ nầy.

Cuối năm 1868 (hay đầu năm 1869), Phủ đường được vĩnh viễn dời về vị trí tỉnh lỵ Tân An hiện nay, lúc bấy giờ được gọi là Vũng gù.

Lúc trước, tổng Hưng long thuộc Phủ Kiến an (tỉnh Định tường) năm 1867 sáp nhập với Tân An và năm 1871, Tân An lại đặng thêm tổng Mộc hóa khi xưa thuộc Phủ Tây ninh : như vậy, các tổng làng nằm giữa hai con sông Vàm cỏ đều được nhà cầm quyền Tân An kiểm soát.

Tham biện Tân An tồn tại đến năm 1899 và nghị định ngày 20-12 bãi bỏ chữ Tham Biện (Inspection) và thay thế bằng chữ Tỉnh (Province). Và tham biện Tân An từ đây gọi là Tỉnh Tân An.

c) Sau cùng, do Sắc lịnh số 143-NV ngày 22-20-1956, Tổng Thống đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa sửa đổi ranh giới các tỉnh Nam Phần Việt Nam, biến nhiều tỉnh cũ làm quận, lập thêm nhiều tỉnh mới. Quận Mộc Hóa tỉnh Tân An được tách ra làm tỉnh Kiến Tường ; phần còn lại hiệp với các quận Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước của tỉnh Chợ Lớn cũ lập thành tỉnh Long An. Tuy nhiên, Tân An đã có trong bảng đồ Nam Kỳ gần ba trăm năm nay, thì dầu ai có oai lực kinh thiên động địa làm sao cũng không thể một sớm một chiều làm cho Tân An đương nhiên mất tích.

NKB®
07-09-2009, 06:46 PM
Đồng Tháp Mười

Hẳn đồng bào Nam Phần Việt Nam không còn ai xa lạ gì với danh từ Đồng Tháp Mười mà người Pháp gọi là Plaine des Joncs (đồng cói, đồng lác). Cánh đồng bao la nầy chạy dài, về phía đông và nam, từ các tỉnh Mỹ Tho, Tân An và Chợ Lớn, phía tây từ các tỉnh Sa Đéc, Long Xuyên và Châu Đốc.

Về phía bắc cánh đồng tiếp giáp với Cao Miên và những trung tâm sau đây có thể coi như là cửa ngõ lớn của Đồng Tháp Mười.
Về phía nam : Cai Lậy
Về phía đông : Bến Lức
Về phía bắc : Mộc Hóa
Về phía tây : Cao Lãnh

Tháp Mười

Vì sao có cái tên là Đồng Tháp Mười ?

Là vì đồng nầy lấy tên một ngôi chùa cổ, hay gọi là tháp, theo kiến trúc Cao Miên, xây cao mười tầng trên mặt đất. Một điều lạ lùng, gần như kỳ dị, là chung quanh vùng nầy chẳng có ngọn núi nào cả, mà người xưa kiến trúc được cái tháp bằng đá xanh thật cũng lắm công phu và tài tình, nếu ta nghĩ rằng, xưa kia, sự chuyên chở vô cùng khó khăn và vùng Đồng Tháp là một nơi khí hậu hết sức độc địa, thêm đủ loại thú dữ ăn thịt người.

Sau nầy, lúc ông Phủ Trần Văn Mẩng làm chủ quận Cao Lảnh, ông phúc trình lên thượng cấp về ngọn tháp nên, năm 1931, ông Parmentier, nhà khảo cổ Viễn đông, đến tận tháp nầy nghiên cứu. Parmentier đọc những chữ trên mấy tấm bia đá sứt mẻ vì phong sương tuế nguyệt và tan tác ngổn ngang, giải nghĩa rằng đây là Cây Tháp Thứ Mười trong số 10 cái tháp của vua nước Thủy Chân Lạp lập ngày xưa. Vì thế mà dân cư gọi cánh đồng bao la có cái Tháp thứ 10 ấy là Đồng Tháp Mười. Một mớ cổ vật như tượng Phật, đồ thờ bằng đá, bằng đồng được đoàn khảo cổ đem về Sài Gòn chưng bày trong Bảo tàng viện.

Theo kết quả khảo cứu của một nhà khảo cổ khác là P. Pelliot, thì đất Nam Phần xưa thuộc nước Phù Nam (Founan), lập quốc trên miền tây bán đảo Đông Dương từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VI. Kế sụp đổ, bị vua Chân Lạp xâm chiếm. Và tòa Tháp gọi là Tháp Mười là công trình kiến tạo của vua Phù Nam Gunavarman là con vua Jayavarman, để kỷ niệm sự lấp hào vũng, lập một thánh đường để tôn thờ dấu chơn của Vishnou là Thái dương thiên thần.

Đồng Tháp

Trở lại Đồng Tháp Mười, những nhà bác học đồng ý công nhận rằng, xưa nơi đây là một cái vịnh to, lần lần đất phù sa sông Cửu Long bồi đấp cả mấy ngàn năm mới thành đất liền. Tuy nhiên, mãi đến nay, trung tâm Đồng Tháp vẫn còn là một lòng chảo, có lắm chỗ trũng nước ngập quanh năm cả về mùa khô nữa, biến thành những hồ bùn lầy nước đọng.

Lại có vùng hoàn toàn là một bãi cát mênh mông cho nên người ta gọi là Láng biển, ở tại là Mỹ Thọ (Sa Đéc). Nơi đây, người ta còn gặp nhiều di tích thuyền bè bị đắm như cột buồm, lòi tói, mỏ neo …

Trước đây, khi Đồng Tháp hoàn toàn hoang vu, có những nơi như Bàu Sen, Láng bông súng, Lung Năng, Đồng Lác, Đồng Đưng, Rừng Tràm, cỏ cây mọc la liệt, liên tiếp nhau chạy mút tầm con mắt, xa tận chơn trời. Đó là nơi trú ẩn của vô số thú rừng như hùm beo, rắn, tượng … có chỗ voi đi thành đìa lầy, nên gọi là Láng Tượng. Về mùa mưa, cánh đồng ngập đến một hai thước nước.

Theo lời Thiếu tướng Văn Là, nguyên Chỉ huy trưởng Khu chiến Đồng Tháp Mười, đồng này có nhiều nguồn lợi thiên nhiên chẳng hạn như có những đìa cá vô số kể, có thể gọi là « Tiểu Biển Hồ Cao Miên » ở Nam Phần. Và nếu Đồng Tháp được khai thác hẳn hòi, đào kinh xẻ rãnh đặng chắt nước phèn, thì trong một ngày gần đây, sẽ là một kho tàng lúa và cá của miền Nam đất Việt, dư để dư ăn, có thể hàng năm xuất cảng.

NKB®
07-09-2009, 06:49 PM
Chuyến xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho

Từ sáu giờ sớm mai đến bảy giờ rưỡi tối, năm chuyến xe lửa Sài Gòn Mỹ Tho ghé ga Tân An, ba chiếc cũ, hai chiếc mới.

Chiếc xe cũ chỉ có hai hạng, hạng ba và hạng tư, băng dài bằng cây, chạy cà rịch cà tang, mỗi ga mỗi ghé ; từ Sài Gòn đến Mỹ Tho chỉ có 72 cây số ngàn mà nó chạy mất ba tiếng đồng hồ mới tới ! Là vì, cũ kỹ, yếu đuối chậm chạp, nó ì ạch leo dốc cầu sắt Tân An, lên gần tới cầu thì tuột lần tuột lần xuống cả trăm thước, lại lấy trớn leo lên, có khi ba bốn lượt mới lên tới cầu và chạy luôn.

Chiếc xe mới khá hơn, có ba hạng ghế cho hành khách : hạng nhì, ghế đẹp, lót nệm da, hạng ba cũng ghế nệm da song kém hơn, hạng tư thì băng cây dài ; trên sàn toa xe, hành khách tha hồ để giỏ gà vịt giỏ heo con, trái cây, mắm muối … Chiếc xe nầy với tốc lực 40 cây số giờ cũng mất hai tiếng đồng hồ mới đi suốt hành trình.

Đường Sài Gòn Mỹ Tho có cả thảy một chục ga đủ đầu, vừa lớn vừa nhỏ : Chợ Lớn – Phú Lâm – An Lạc – Bình Điền – Bình Chánh – Gò Đen – Bến Lức – Bình Ảnh – Tân An – Tân Hương – Tân Hiệp – Lương Phú và Trung Lương.

Làm một bài toán cỏn con, chiếc xe cũ ghé mỗi ga trung bình ba phút, thử hỏi hành khách bực mình mất ngày giờ là bao nhiêu, chưa kể bụi than đá bay vãi vào y phục ! Mặc dầu chiếc xe cũ chạy chậm rì song vì nó chạy tới thụt lui ở ga Tân An, nên bảy giờ tối ngày ba mươi Tết năm nọ, nó đụng nhằm đứa bé gái năm tuổi con anh tư Đủ gác nhiếp chạy chơi giữa đường rầy (rails) và cán nát óc.

Ngày mồng bảy tháng giêng năm sau, trăng thượng huyền mờ mờ, lối mười giờ đêm, vài người hãi hùng thấy bóng một đứa bé cụt đầu đi tới đi lui giữa đường rầy trước ga Tân An. Báo hại ông sếp ga, ông Huỳnh Sum tức Rùm, rước thầy cầu siêu cho von ghồn em bé ba đêm, nó mới hết hiện hồn về.

NKB®
07-09-2009, 06:50 PM
Chiếc đò rút

Trên quốc lộ hướng về Tân An, còn năm trăm thước tới cầu, con đường chia làm hai, một đi ngay đến cầu sắt, một rẻ qua tay trái xuống bến đò. Một chiếc đò rút tiếp chiếc xe hơi ở Sài Gòn xuống, rồi tám anh phu lực lưỡng, mỗi bên bốn anh, hướng về phía Tân An nắm chiếc dây rút, chỗ giáp nước sông cái với Bảo Định hà, bên hè nhà ông Huyện Sĩ, lúc xưa gọi là Vũng Gù, hay Bưng Cồ, đọc trại tiếng Miên gọi nơi đó là bến bò uống nước.

Kẻ viết bài nầy thú thật hồi mươi, mười hai tuổi, chỉ thấy đàng xa họ rút chiếc đò, chạy từ từ qua sông, chớ chưa hề lại gần mà xem cơ cấu nó ra sao cho biết. Chiếc xe hơi dưới đò lên bến rồi, hoặc vào châu thành, hoặc đi dọc theo Bảo Định hà, qua chiếc cầu quây, ra quốc lộ mà xuống Mỹ Tho.

NKB®
07-09-2009, 06:52 PM
Cây cầu sắt Tân An

Cây cầu nầy bắt ngang sông Vàm cỏ tây đã lâu lắm rồi, có lẽ cách nay một trăm năm ; từ lúc ban sơ cho đến năm 1919 (1920 ?) chỉ dành cho chiếc xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho chạy thôi. Trên cầu lót đà ngang to, cách khoảng nhau lối một thước hai. Dọc theo lan can cầu, phía bên phải hướng về Mỹ Tho, Sở Trường tiền lót ván làm một « chiếc cầu » rộng độ thước tư, chỉ đủ cho chiếc xe kéo hay xe đạp và bộ hành đi. Đứng trên cầu nhìn xuống sông dưới chơn mình, nước chảy như cắt, trẻ con và người yếu bóng vía chắc phát run. Và chính vì sự lót đà cách khoảng ấy mà xảy ra một tai nạn ly kỳ … không có người chết.

Năm ấy, anh Đặng Văn Ký mang bịnh phong đơn bị Chánh quyền địa phương sai một anh lính mã tà giải lên bịnh viện Chợ Quán. Chiếc xe lửa chạy ngang cầu sắt lúc bốn giờ chiều, chắc anh Ký buồn tủi phận mình dở sống dở chết làm khổ cho gia đình, nên anh ra ngoài toa xe, nhảy xuống cầu quyết lòng tự tử. Ơn Trên xui khiến anh té ùm xuống sông. Thấy bịnh nhân tự vận, anh lính hoảng hồn : anh không tròn phận sự, anh mới làm sao đây ? Anh liền co giò nhảy theo và, lạ lùng thế nào, anh cũng lọt tuốt xuống sông, nhờ bạn ghe chài đậu dọc mé sông gần đó lội ra cứu cả hai thoát nạn. Nếu nạn nhân nhảy nhằm mấy cây đà ngang trong lúc xe đang chạy thì gãy tay gãy chơn, bể đầu bể ngực là phần chắc.

Từ năm 1919 (1920 ?), chiếc cầu được lót trọn bằng ván dày, xe cộ qua lại hai chiều tiện lợi. Và mỗi buổi hoàng hôn, trời quang mây tạnh, đồng bào lão ấu hay lên đây hóng gió mát mẻ như là « Tiểu Vũng Tàu ».

NKB®
07-09-2009, 06:55 PM
Copy 1 ít đọc chơi, đây là nguyên cuốn sách, anh chị em nào quan tâm thì download về ngâm cứu héng

File định dạng .prc, bà con chịu khó download thêm phần mềm đọc là MobipocketReader (phần mềm free) ^_^

duonghoanghiep
07-09-2009, 10:36 PM
Về tên gọi 1 số huyện:

Đức Hòa:

Đức Hòa nguyên là tên gọi của một thôn trong 74 thôn của tổng Long Hưng, huyện Tân Long, phủ Tân Bình, trấn Phiên An. Khi tỉnh Chợ Lớn được thành lập (1909), Đức Hòa là tên của một trong năm làng thuộc tổng Cầu An Hạ. Sau này địa giới hành chính thay đổi nhiều lần nhưng tên gọi Đức Hòa vẫn được giữ nguyên.

Đức Hòa là nơi đầu tiên của tỉnh thành lập Chi bộ Đảng cộng sản. Xã Mỹ Hạnh chính là một trong "18 thôn Vườn Trầu" vang danh cả nước.

Đức Hòa cũng là quê hương của rất nhiều cây Toán tiếng tăm lừng lẫy LQĐ :)

.

Cảm ơn Dế Mèn nhiều, đọc lại cách hành văn ngày xưa thấy vui vui, đặc trưng nam bộ. Mai mốt trong cuốn địa chí Tân An phát hành 300 năm sau sẽ bổ sung ..."Tân An còn là nơi lớn lên và học tập của sử gia Dế Mèn - một sử gia rất đặc trưng phong cách LQD..."

:regular_smile:

myhanh
08-09-2009, 08:47 AM
Myhanh có lần đề cập về quyển sách này ở đây http://www.lqdlongan.com/forum/showthread.php?t=217.
Link download bản PDF nha: Click here (http://cid-1cfed147328dda44.skydrive.live.com/self.aspx/.Documents/TanAnNgayXua.zip)

phanphuong
08-09-2009, 12:38 PM
Ngẫm chuyện xưa mà buồn. Mới nói chuyện với anh bạn quê ở Cai Lậy Tiền Giang.
Ảnh nói ngày xưa, chạy xe từ Sài Gòn về tới Trung Lương có 50 phút. Bây giờ thì sao?
Tôi nói ngày xưa thật xưa, từ Mỹ Tho lên Sài Gòn còn có xe lửa nữa kìa. Chẳng lẽ càng ngày càng thụt lùi!?

NKB®
08-09-2009, 12:57 PM
Xe lửa SG - Mỹ Tho do Pháp xây dựng. Đường sá giờ do mình xây dựng.

Nếu so sánh mình bây giờ với Pháp "ngày xưa thật xưa" thì mình thua chắc rồi.

Còn nếu so sánh mình bây giờ với mình "ngày xưa thật xưa" thì mình đang đi tới đó chứ. Hy vọng tốc độ sẽ ngày càng được đẩy nhanh, chứ không ì ạch trễ nải như bây giờ

napa97
09-09-2009, 10:52 AM
Và hôm nay, vào lúc 9 giờ 40 phút, tại Hội trường Thống nhất tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Long An đã công bố Nghị quyết của Chính phủ về việc thành phố Tân An.
Tân An chia tay hai từ "thị xã"

YourFriend
10-09-2009, 11:22 AM
BỜ KÈ XƯA VÀ NAY.
Ảnh của nhiếp ảnh gia Lâm Chiêu.
http://www.lamchieu.com/data/bt3/gallery/fullsize/untitled_panorama2.76x115_8087.jpg

TOÀN CẢNH BẢO ĐỊNH XƯA VÀ NAY.
http://www.lamchieu.com/data/bt2/gallery/fullsize/untitled_panorama4.26x67_6599.jpg

BẾN TÀU XƯA VÀ NAY
http://www.lamchieu.com/data/bt3/gallery/fullsize/untitled_panorama1.22x57_2139.jpg

http://www.lamchieu.com/data/bt1/gallery/fullsize/000023.46x63.copy_1878.jpg

http://www.lamchieu.com/data/bt3/gallery/fullsize/_mg_0094.28x80.copy_9151.jpg

http://www.lamchieu.com/data/bt1/gallery/fullsize/000012.20x30_4893.jpg

http://www.lamchieu.com/data/bt3/gallery/fullsize/untitled_panorama2.18x47_5646.jpg

http://www.lamchieu.com/data/bt3/gallery/fullsize/000018.19x43_1155.jpg

http://www.lamchieu.com/data/bt3/gallery/fullsize/_mg_0002.24x70.copy_3062.jpg

http://www.lamchieu.com/data/bt1/gallery/fullsize/untitled_panorama4.demo.11x30_1628.jpg

http://www.lamchieu.com/data/bt3/gallery/fullsize/untitled_panorama3.demo8x30_6926.jpg

http://www.lamchieu.com/data/bt3/gallery/fullsize/untitled_panorama2.demo.8x30_9670.jpg

http://www.lamchieu.com/data/bt1/gallery/fullsize/untitled_panorama4.37x77_852.jpg

http://www.lamchieu.com/data/bt2/gallery/fullsize/untitled_panorama2.43x91_9910.jpg

http://www.lamchieu.com/data/bt3/gallery/fullsize/untitled2_panorama.3.76x32_7996.jpg

http://www.lamchieu.com/data/bt2/gallery/fullsize/_mg_9277.28x78_3895.jpg

http://www.lamchieu.com/data/bt1/gallery/fullsize/_mg_9331.28x43_8731.jpg

http://www.lamchieu.com/data/bt3/gallery/fullsize/_mg_0029.panorama.2.24x73_7163.jpg

http://www.lamchieu.com/data/bt2/gallery/fullsize/_mg_0001.panorama.23x70_998.jpg

http://www.lamchieu.com/data/bt3/gallery/fullsize/untitled_panorama4.26x67_9851.jpg

http://www.lamchieu.com/data/bt1/gallery/fullsize/untitled_panorama1.22x57_7806.jpg

http://www.lamchieu.com/data/bt3/gallery/fullsize/_mg_0182.14x21_9806.jpg

http://www.lamchieu.com/data/bt3/gallery/fullsize/_mg_0195.14x21_8165.jpg

http://www.lamchieu.com/data/bt1/gallery/fullsize/untitled_panorama1.33x56_8497.jpg

NKB®
10-09-2009, 11:28 AM
Mấy cây cầu vẫn y nguyên, nhưng hai bên cầu thì đã khác hoàn toàn

phanphuong
10-09-2009, 11:39 AM
Mấy tấm ảnh của bác Chiêu thật độc đáo và quý giá.

92A01
10-09-2009, 11:42 AM
Nhìn tấm ngày xưa và nay mới thấy nhiều thay đổi. Nhưng ấn tượng nhất là chữ ký của tác giả :D.