PDA

View Full Version : Quãng đời cơ cực của


trongbangpham
01-01-1970, 07:00 AM
TT - Đoạt HCV với 555 điểm, Đỗ Công Nguyên trở thành một trong hai thí sinh có điểm số cao nhất của Hội thi tay nghề ASEAN 5. Trong phút giây hạnh phúc nhất, Nguyên lại bồi hồi nhớ về “quãng thời gian cực khổ nhất của đời mình”.

Hành trình mưu sinh và ước mơ học nghề
Đậu vào ĐH Luật Hà Nội năm 2000 nhưng người học sinh nghèo Đỗ Công Nguyên (quê ở huyện Vũ Thư, Thái Bình) không thể bước chân vào giảng đường ĐH do “lúc đó chị gái tôi đang học ĐH Sư phạm, em trai học phổ thông, bố mẹ làm nông nghiệp, gia đình không đào đâu ra tiền cho tôi đi học”.

Ký ức Nguyên hiện về những ngày vui buồn lẫn lộn khi nhận được giấy báo nhập học của ĐH Luật với 18,5 điểm...

Gác lại giấc mơ học ĐH, Nguyên lên Hà Nội theo chân tốp thợ xây dựng làm thuê. Cứ mỗi lần đi làm ngang qua Trường Luật, Nguyên lại chạnh lòng khi nhìn thấy bạn bè tíu tít đến trường. Bốn tháng trời lăn lộn làm thợ sắt cho các công trình xây dựng ở Hà Nội, bàn tay Nguyên đã chai sạn nhưng ước mơ tiếp tục đường học hành không hề nguội tắt.

Bốn tháng làm thuê, số tiền Nguyên kiếm được cũng chỉ đủ duy trì cuộc sống một cách chật vật. Đầu năm 2001 Nguyên cùng một người bạn gom góp tiền bắt xe vào Nam tìm việc. Đến Khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương) trong túi Nguyên chỉ còn vẻn vẹn 200.000 đồng, thuê nhà trọ ở tạm cùng hai người bạn và bắt đầu ôm hồ sơ đi khắp nơi xin việc.

Rồi làm ở nhà máy sản xuất xe đạp, đi đóng gạch thuê, vào TP.HCM làm cơ khí, mò xuống Cần Giờ làm công cho một chủ đìa nuôi tôm, rồi lại về thành phố làm nghề in mẫu lên quần áo. Quần quật 20 tháng trời mà mỗi tháng chỉ kiếm được ba, bốn trăm nghìn không đủ sống, Nguyên đành trở về quê (tháng 8-2001). Lúc này chị đã tốt nghiệp ĐH, gia đình nhẹ gánh nên Nguyên tiếp tục con đường học hành.

Tuy nhiên, lúc này các trường ĐH đều tuyển sinh xong nên Nguyên phải thi vào Trường CĐ Du lịch Hà Nội. Không có thời gian ôn thi, Nguyên chỉ đủ điểm học hệ sơ cấp của trường. Thế nhưng một năm học ở đây Nguyên luôn đứng đầu lớp nấu ăn và giành học bổng của trường để trang trải quá trình học tập.

Bốn tháng thực tập ở khách sạn Hilton, Nguyên đã chứng tỏ được khả năng của mình. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi, Nguyên được giữ lại làm trong khách sạn từ tháng 2-2004 với công việc trong phòng bếp lạnh chuyên chế biến các món xà lách, hoa quả...

Huy chương vàng và điểm số cao nhất hội thi

Trước khi đến với hội thi tay nghề lần này, Nguyên đã giành giải nhất trong hội thi tay nghề quốc gia (tháng 5-2004) và được chọn vào đội tuyển. Ba tháng luyện tập với cường độ công việc còn cao hơn cả khi làm việc trong khách sạn, Nguyên đủ tự tin để bước vào cuộc so tài với bạn bè cùng khu vực.

Nhận xét về cậu học trò của mình, ông Lê Thế Tào - chuyên gia nghề nấu ăn trực tiếp huấn luyện Nguyên - cho biết: “Nguyên có năng khiếu, kỹ năng nghề rất tốt nhưng luôn khiêm tốn và chịu khó học hỏi”.Vì vậy, trước khi cuộc thi diễn ra chúng ta xem Thái Lan là đối thủ mạnh nhất, nhưng nhìn những gì mà Nguyên thể hiện, chuyên gia của Thái Lan đã đánh giá thí sinh VN mạnh nhất trong nghề nấu ăn.

Thực tế trong cuộc thi Nguyên đã thể hiện sự vượt trội của mình trong các qui trình của bài thi như chọn, bảo quản nguyên liệu, sơ chế, trình bày sản phẩm... Tay nghề thật sự của Nguyên đã được chứng tỏ bằng chiếc HCV và điểm số 555 điểm do chuyên gia của tám nước công nhận.

Tất cả điều đó được Nguyên lý giải bằng điều tâm nguyện mà mình luôn thực hiện từ trước tới nay: “Được như hôm nay có lẽ vì mình phải vào đời sớm hơn bạn bè, trải qua nhiều công việc mà không ổn định nên phải quyết tâm tìm cho mình một cái nghề chắc chắn để vào đời. Nhưng nếu điều kiện cho phép, mình hi vọng sẽ tiếp tục vừa học lên ĐH vừa đi làm”.