PDA

View Full Version : Phẩm cách quan trọng của người trí thức.


sangtoi
21-06-2009, 10:49 AM
Thật tuyệt vời SVVN.
http://www.svvn.vn/vn/news/nhanvat/1895.svvn

sangtoi
21-06-2009, 11:26 AM
Thật tuyệt vời SVVN.
http://www.svvn.vn/vn/news/nhanvat/1895.svvn
Bác nào tự cho mình là may mắn là người trí thức (chiếm số ít có nhận thức cao) nên đọc kỹ bài này.

sangtoi
01-07-2009, 02:24 PM
Bài này của báo Tuổi Trẻ sáng nay thật thâm hậu (có rất nhiều ẩn ý thâm sâu) http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=324296&ChannelID=87

nhk
02-07-2009, 05:31 PM
Câu hỏi và câu trả lời này thấy hay hay:

Thật tuyệt vời SVVN.
http://www.svvn.vn/vn/news/nhanvat/1895.svvn



Trong các phẩm cách của người trí thức, theo GS, phẩm cách nào là quan trọng nhất?

GS Nguyễn Huệ Chi: Người trí thức bao giờ cũng có mấy phẩm cách sau:

Thứ nhất , phải có sự tự do trong tư tưởng – đó là một phẩm cách hàng đầu. Bởi vì nếu anh để tư tưởng bị khuất phục bởi một thứ giáo điều nào đấy, thì không bao giờ anh có sự sáng tạo được, và cách nghĩ của anh sẽ méo mó, thiên lệch, thậm chí là thấp hèn.

Thứ hai, là sự độc lập đối với quyền lực. Quyền lực đương nhiên là chúng ta phải tôn trọng, vì quyền lực là đại diện cho chỗ đứng cao nhất của một bộ phận đang điều khiển đất nước. Nhưng phải luôn luôn có một sự độc lập để tỉnh táo nhận biết đâu là chỗ đúng, chỗ sai, để nhận thấy những khiếm khuyết, chỗ nào không khiếm khuyết của xã hội.
Một xã hội không bao giờ có những con người tuyệt đối tốt, tuyệt đối hoàn hảo, mà họ dù ở cương vị nào cũng chỉ là những con người thôi. Mà đã là người thì bao giờ cũng có những mặt được, mặt hạn chế, nhất là trong xã hội hôm nay người ta luôn bị chi phối bởi nhiều nhóm lợi ích, sau mỗi con người là những nhóm lợi ích khác nhau.
Do vậy, con người thường không hoàn hảo, do đó càng đòi hỏi người trí thức phải có sự độc lập suy nghĩ để tìm ra cái hay, cái đúng, cái sai, cái xấu... Và việc tìm ra cái hay, cái đúng, cái sai, cái xấu... này để phục vụ lợi ích tối thượng của đất nước, chứ không phải là của những nhóm quyền lực khác. Tóm lại, người trí thức phải đứng ở chỗ đứng khách quan nhất.

phanphuong
02-07-2009, 09:41 PM
Hỏi: người trí thức có được vị trí của người có "quyền lực" thì như thế nào? :))
Có vẻ như bác Chi tách người trí thức khỏi người "quyền lực" nhỉ! ;)

nhk
03-07-2009, 01:08 PM
Hỏi: người trí thức có được vị trí của người có "quyền lực" thì như thế nào? :))
Có vẻ như bác Chi tách người trí thức khỏi người "quyền lực" nhỉ! ;)

Qua bài phỏng vấn, giáo sư Nguyễn Huệ Chi có cái nhìn chung về người trí thức trong xã hội.

Câu hỏi của PP là đi vào một nhánh nhỏ: người trí thức có được vị trí của người có "quyền lực". Quá rõ ràng là khi người trí thức khi có quyền lực thì phẩm cách phản biện xã hội của họ không còn như xưa mà trách nhiệm phản biện xã hội đặt vào các nhà trí thức khác không bị ảnh hưởng của cái gọi là "quyền" và "lực".

phanphuong
03-07-2009, 01:31 PM
pp tự hỏi "phẩm cách" của nhà trí thức có còn không nếu ông ta có "quyền lực"?
Ví dụ, có những ông cựu... khi về hưu mới bắt đầu bộc lộ những "phẩm chất" trí thức mà bác Chi đề cập. Trước đó thì không.

nhk
03-07-2009, 02:05 PM
pp tự hỏi "phẩm cách" của nhà trí thức có còn không nếu ông ta có "quyền lực"?
Ví dụ, có những ông cựu... khi về hưu mới bắt đầu bộc lộ những "phẩm chất" trí thức mà bác Chi đề cập. Trước đó thì không.

Thật khó có một câu trả lời dứt khoát "Có" hay "Không" vì điều đó phụ thuộc nhiều yếu tố: xã hội mà nhà trí thức đó đang sống, trách nhiệm với cái "quyền lực" là gì...v..v..v. Ví dụ một nhà địa chất học trở thành Thanh Tra của chính phủ về môi trường hay trở thành Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường thì "phẩm cách" đó có còn thể hiện không sẽ thay đổi.

Nhưng có lẽ chúng ta nên nhìn vào vấn đề chính (nếu có thảo luận thêm) hơn là đi vào lối rẽ. Cứ xem người trí thức khi có quyền lực là thuộc nhóm có quyền lực và hãy để phẩm cách phản biện xã hội cho những nhà trí thức khác.

sangtoi
08-07-2009, 06:13 PM
Mong Lắm người Em.

Em là trí thức.
Thổn thức vì dân tộc.
Anh cũng từng cho mình là trí thức.
Nhưng xét lại anh chỉ là người học thức.
Em bị bắt trong anh trào cảm xúc.
Xót cho em và xót dân tộc mình.
Anh cũng biết và em chắc biết.
Con đường em đi tất phải tù đày.
Nhưng anh không dám, còn em dám.
Dân tộc mình và thế hệ anh ngả mũ trước em.

Anh cũng biết và em chắc biết.
Công mẹ cha nuôi nấng sinh thành.
Họ đã đau nỗi đau mẫu tử.
Khi thấy em bị dẫn giải đi.
Nhưng anh biết cha em, mẹ em.
Đã hy sinh xương máu cho độc lập.
Giờ nuốt lệ nhìn con mình như thế.
Nhưng anh biết họ tự hào vì em.

sangtoi
09-07-2009, 01:43 PM
Lại thêm một bài nữa của SVVN: http://www.svvn.vn/vn/news/nhanvat/1970.svvn