PDA

View Full Version : Có nên bỏ kỳ thi Đại Học


Gem
18-06-2009, 09:02 AM
Nghe nói năm sau Bộ Giáo Dục sẽ bỏ kỳ thi ĐH mà chỉ lấy kết quả thi Tốt Nghiệp Phổ Thông để xét lên, do các lò luyện thi hoành hành và hạn chế khâu thi cử ĐH.

Nhìn lại những lần liên tiếp cải cách của Bộ GD từ năm 2002 đến giờ, chưa có lần nào được người dân và học sinh đánh giá cao cả, thậm chí những lần " thử lửa " này lại làm mất đi cơ hội của rất nhiều học sinh.

Có lẽ Bộ GD đã quá chú trọng đầu vào mà ở một đất nước trẻ đang cần nguồn lao động tri thức lớn.

Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến thất bại các chính sách của Bộ GD trong những năm gần đây? . Có nên bãi bỏ hẳn kỳ thi Tuyển Sinh Đại Học không ?

myhanh
18-06-2009, 09:09 AM
Kỳ thi đại học không phải bộ chú trọng đầu vào gì cả mà vì trường đại học của ta có hạn, người cần học thì đông (ai cũng muốn vào đại hoc) nên kỳ thi đại học chỉ là một cái sàng để sàng học những ai xứng đáng được vào học đại học mà thôi.
Mình ủng hộ bỏ kỳ thi đại học vì nó không cần thiết. Đã đến học nên để cho các trường tự chịu trách nhiệm về chất lượng của mình nên để họ tự quyết cách thức tuyển sinh của họ. Số trường đại học cả nước hiện nay là khá lớn rồi.

phanphuong
18-06-2009, 10:14 AM
Bỏ càng sớm càng tốt, hãy trao quyền tự chủ cho từng trường.
Giáo dục nước ta nên bắt chước các quốc gia phát triển để tránh dò dẫm tốn thời gian.

lbt90B
18-06-2009, 12:39 PM
Càng bỏ bớt thi càng hay.
Tuy nhiên, tuyển sinh ĐH lại dựa vào điểm thi tốt nghiệp, xếp loại điểm thi tốt nghiệp có 1 phần ảnh hưởng của điểm thi trong trường PTTH.
Thực tế là có nơi chấm khó chấm dễ, cả lúc học ở trường PTTH lẫn lúc thi tốt nghiệp.
Vậy tuyển theo điểm tốt nghiệp cũng sẽ tương đối mà thôi
Tại sao không phân ra chiếu, vd cùng điểm 8, nhưng của LQD thì được ở chiếu trên, còn ở Mộc Hóa thì chiếu dưới. Sau 1 thời gian học, các trường ĐH phản hồi lại, thấy các thằng 8 điểm ở LQD lại học ẹ hơn các thằng 8 điểm ở MH thì đổi chiếu lại, còn không thì giữ nguyên như cũ.
He he, nằm mơ tới ngày con mình đi học, người ta tuyển kiểu đó

NKB®
18-06-2009, 01:02 PM
Nếu phân ra chiếu thì chạy trường ác liệt luôn đó chị. Với lại chủ trương bi h là xóa bỏ sự phân biệt giữa các trường phổ thông, làm dzị tội nghiệp mấy em nhỏ nhà xa

lbt90B
19-06-2009, 12:32 PM
Chấp chạy trường luôn
Sau 1 thời gian các trường ĐH đánh giá lại, thấy mấy thằng 8 điểm ở LQD học ẹ hơn mấy thằng 8 điểm ở MH (tại vì chạy trường ghê quá mà), cho LQD xuống chiếu dưới
Tự khắc, trường PTTH phải tự biết giữ uy tín trường mình liền hà.

Có câu chuyện vui vui kể nghe:
Nghe đồn UCSF nó cũng nhận đào tạo nghiên cứu sinh cho VN, có điều, sau mấy năm, khi tốt nghiệp thì trình luân án ở VN, VN cấp bằng. Mọi người tiếc rẻ, sao nó không chịu cho trình, cấp bằng của nó luôn, phải đã không, bằng của UCSF lận. Hỏi kỹ lại, đó là mấy NCS thi đầu vào "NCS nước ngoài" tại VN, hehe, nó không cấp bằng là phải.

Mơ về 1 ngày mai tươi sáng

johnceduy
19-06-2009, 12:39 PM
Hình như "xách" đề ĐH xuống làm mà đúng hok các anh?
Nếu dùng đề ĐH thì chất lượng hok giảm nên có thể áp dụng được. Thậm chí nó còn hạn chế đi những rủi ro khách quan và chủ quan khi thí sinh đến dự thi (thi TN và ĐH cách nhau cả tháng nên bệnh hoạn đều có thể xảy ra). Thế nên bỏ là đúng nhưng liệu có đảm bảo chất lượng gác thi? (Hok tin thằng nào đc :wink_smile:)

NKB®
19-06-2009, 01:22 PM
Chấp chạy trường luôn
Sau 1 thời gian các trường ĐH đánh giá lại, thấy mấy thằng 8 điểm ở LQD học ẹ hơn mấy thằng 8 điểm ở MH (tại vì chạy trường ghê quá mà), cho LQD xuống chiếu dưới
Tự khắc, trường PTTH phải tự biết giữ uy tín trường mình liền hà.
Vậy là một đứa học trò giỏi, mà k có điều kiện lên thị xã học, là phải chịu thiệt so với một đứa học trò bình thường ở thị xã. Rồi tụi nhỏ LQD thì đương nhiên thua LHP, vậy đâu có được. Trường chỉ là nơi để học thôi, cũng như cái áo chỉ để mặc thôi, hông có làm nên thầy tu được.

Với lại, "mấy thằng 8d ở LQD học ẹ hơn mấy thằng 8d ở Mộc Hóa", xác định thang đo cho vụ này cũng phờ râu luôn, còn mệt hơn mấy kiểu cải cách khác nữa.

myhanh
19-06-2009, 01:41 PM
Mỗi trường đại học sẽ có một tiêu chí tuyển chọn riêng của họ. Tiêu chí này bộ không cần phải quản. Chất lượng đầu ra thì do xã hội đánh giá. Học ở trường ra không tìm được việc hỏi có ai học không!

johnceduy
19-06-2009, 10:03 PM
Vâng, bữa em xem thời sự, thực chất những trường ĐH chỉ xác định đc số lượng vào nhưng thực tế chưa thống kê đc bao nhiu sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm. Bây giờ nhìu lúc có bằng ĐH mà hok có việc làm là chuyện như cơm bữa.

Khoai tay
21-06-2009, 10:52 PM
Mình lại nghĩ tại sao không bỏ kỳ thi tốt nghiệp PTTH trong khi đang tiến hành phổ cập giáo dục PTTH; kỳ thi Đại học thì vẫn nên diễn ra để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng, hạn chế tiêu cực nhưng hình thức thi sẽ nhẹ nhàng hơn gắn với thực tế và năng khiếu của chuyên ngành học đăng ký. Thực tế nếu thực hiện thi PTTH như hiện nay và tổ chức gác thi chấm chéo như năm nay co tiết kiệm được hay là sẽ tiêu tốn nhiều kinh phí hơn nữa?

myhanh
22-06-2009, 08:10 AM
Tốt nghiệp PTTH thì không thể bỏ được vì học 12 năm phài có cái gì để đánh giá, qua đây còn làm số liệu đểnhà nước đưa ra các kế hoạch phù hợp cho giáo dục chứ!
Giáo dục phổ thông là bắt buộc còn đào tạo đại học chỉ là một lựa chọn cho vô vàng những lựa chọn khác như học nghề, học cao đẳng, trung cấp, ...

NKB®
22-06-2009, 08:12 AM
Đồng ý với khoaitay, mình cũng thấy chuyện gác thi chấm chéo hơi bị ... "tào lao". Buổi sáng trước ngày thi tốt nghiệp, đi ngang Sở giáo dục TP-HCM, thấy thầy cô từ các tỉnh tập trung về, xe cộ ra vào nườm nượp, mình thấy chỉ có hãng Mai Linh là sướng (hình như hợp đồng luôn hay sao mà 100% xe đưa đón thầy cô từ Sở về các điểm gác thi đều là xe Mai Linh). Học trò thì nhiều đứa phải đi cả chục km để đến điểm thi, đứa có tiền thì ở trọ, ko tiền thì 3-4h sáng lục đục khăn gói lên thi.

Kết quả là sao, là phòng thi vẫn ì xèo trao đổi, thí sinh vẫn gian lận như thường. Tới lúc chấm vẫn có tỉnh nương tỉnh chặt, rồi cũng ko công bằng.

lbt90B
22-06-2009, 10:59 PM
Với lại, "mấy thằng 8d ở LQD học ẹ hơn mấy thằng 8d ở Mộc Hóa", xác định thang đo cho vụ này cũng phờ râu luôn, còn mệt hơn mấy kiểu cải cách khác nữa.

Có gì mà mệt, cứ cho là đầu vào 8d LQD > 8d MH, nhưng suốt mấy năm đại học, cuối cùng lại thấy đầu ra của mấy tên 8d LQD lại ẹ hơn 8d MH (phải có ý nghĩa thống kê) thì điều chỉnh lại cách đánh giá đầu vào. Đó chẳng phải điều gì mới mẻ, tự mình chịu trách nhiệm với sản phẩm của mình thì tự nhiên sẽ khá hơn thôi. Nhưng tại sao người ta lại tự giác làm như vậy. Vì đầu ra của người ta ngon thì học phí cũng ngon theo, ai đủ sức (trí lực và tài lực) thì sẽ chọn trường đó để học. Ai có trí lực vượt trội thì sẽ kiếm được học bổng để theo học.
Vậy là một đứa học trò giỏi, mà k có điều kiện lên thị xã học, là phải chịu thiệt so với một đứa học trò bình thường ở thị xã. Rồi tụi nhỏ LQD thì đương nhiên thua LHP, vậy đâu có được. Trường chỉ là nơi để học thôi, cũng như cái áo chỉ để mặc thôi, hông có làm nên thầy tu được.

Chợt nhớ về việc từ đó giờ mình khó chịu với việc cộng điểm khu vực khi thi đại học. Tại sao không hề có sự ràng buộc nào khi cộng điểm? Anh nhận điểm ưu tiên của khu vực, khi ra trường, anh có trở về làm việc phục vụ cho khu vực anh được ưu tiên không? ít ra là vài năm, hay anh đi mất dạng, bỏ mặc cho khu vực đó mãi mãi "được" ưu tiên? Trường chỉ là nơi để học thôi, vậy anh học ở Yale làm gì, học ở ĐHYD phải sướng thân không? Học ở MIT làm gì, học ở ĐHBK hay ở ĐH dân lập TĐThắng đi?
Xã hội đạt được công bằng tương đối là quá tốt rồi.

Mơ tới 1 ngày mai tươi sáng

NKB®
23-06-2009, 08:16 AM
Chợt nhớ về việc từ đó giờ mình khó chịu với việc cộng điểm khu vực khi thi đại học. Tại sao không hề có sự ràng buộc nào khi cộng điểm? Anh nhận điểm ưu tiên của khu vực, khi ra trường, anh có trở về làm việc phục vụ cho khu vực anh được ưu tiên không? ít ra là vài năm, hay anh đi mất dạng, bỏ mặc cho khu vực đó mãi mãi "được" ưu tiên?
Em cũng có cùng câu hỏi này với chị. Ngày xưa cũng nhờ điểm khu vực mà em đậu ĐH, nhưng kêu em về LA làm thì ... đừng hòng. Hay có người trong thời gian học ĐH cũng được tỉnh quan tâm, chăm lo thế này thế kia (hình như có 1 thời gian ở LA có tổ chức gặp mặt định kỳ các SV đại học), nhưng ra trường thì ở luôn SG, thỉnh thoảng về LA còn cằn nhằn "đi khắp thị xã chả tìm được tờ TBKTSG nào, bực mình quá". Cũng thấy buồn.

Trường chỉ là nơi để học thôi, vậy anh học ở Yale làm gì, học ở ĐHYD phải sướng thân không? Học ở MIT làm gì, học ở ĐHBK hay ở ĐH dân lập TĐThắng đi?

Yale - ĐHYD và LQĐ - Mộc Hóa là 2 cặp hoàn toàn khác nhau.

Một ưu điểm quan trọng của việc du học là tầm nhìn. Chưa kể tới sự cập nhật về công nghệ và thông tin, tới môi trường học tập và nghiên cứu. Cho nên, Yale và ĐHYD thuộc về 2 "thế giới" khác nhau.

Còn ở LQĐ và Mộc Hóa, mặc dù chương trình có khác chút đỉnh, học sinh ở LQĐ tiếp cận được với nhiều thông tin bên ngoài hơn, (và còn được CHS liên tục tiếp sức, hehe), nhưng mà, về cơ bản chương trình là giống nhau, môi trường giáo dục tương tự nhau, tầm nhìn cũng ko khác nhau là bao. Cho nên nếu LQĐ được ưu tiên chỉ vì có điểm đầu vào cao hơn là không công bằng.

NKB®
23-06-2009, 08:53 AM
đầu ra của mấy tên 8d LQD lại ẹ hơn 8d MH (phải có ý nghĩa thống kê)

Cái "ý nghĩa thống kê" này mới phức tạp nè chị. Ở trường phổ thông, thang đo là điểm số, anh cao điểm hơn nghĩa là anh giỏi hơn. Nhưng ở trường ĐH làm gì có thang đo nào để đánh giá ẹ hay ko ẹ. Nhất là các trường bên khối ngành kinh tế.

lbt90B
24-06-2009, 08:08 AM
Không có khởi đầu khác thì sao có cái khác nhau hoàn toàn. Công bằng xã hội không có nghĩa cào bằng. Đánh giá thì chả có gì phức tạp. Tại sao phải đưa chuẩn đánh ra cho các trường đại học mà không để trường đại học tự đánh giá, rồi xã hội lại đánh giá sản phẩm của trường đại học?
Nói vậy thôi, chứ để được như vậy thì phải là cả guồng máy thay đổi, không chỉ riêng giáo dục.
Bởi vậy mới mơ tới ngày thằng con đi học được như vậy. Đây là công cuộc 100 năm, làm sao thằng con hưởng được đây?

Gem
24-06-2009, 08:20 AM
lỡ như nếu kỳ thi Tuyển Sinh Đại Học nếu không bị bãi bỏ thì chắc hẳn Bộ GD sẽ dẹp luôn mấy cái 3 chung này để trả tự do về cho các trường Đại Học giống như các trường đã tự chủ cách đây 7 năm về trước.

7 năm thay đổi làm tốn biết bao tiền tài sức lực.

Qua 2 đời Bộ Trưởng Bộ GD nhưng chẳng thấy nền GD VN thay đổi tích cực gì cả.

Hướng đi nào cho nền Giáo Dục Đại Học Việt Nam hiện nay ??? - 1 câu hỏi ...lớn nhiều lời đáp nhưng chưa được lắng nghe đúng mức.

khanhan2006_2009
24-06-2009, 03:07 PM
Cải cách nửa vời,hao tiền tốn sức,khẩu hiệu là chính....
Lẩn quẩn rồi cũng quay trở lại con đường cũ.
Chỉ có hs là khổ,phải quay như chong chóng để theo kịp xu thế.

DeMen
26-06-2009, 08:25 AM
Trời ơi, coi mấy ảnh đổ thừa nè =))

Bộ sẵn sàng, dư luận chưa đồng thuận (http://dantri.com.vn/c25/s25-333343/bo-san-sang-du-luan-chua-dong-thuan.htm)

(Dân trí) - “Hiện nay, Bộ đã sẵn sàng để tổ chức một kỳ thi nhưng ý kiến dư luận chưa đồng thuận về chủ trương này. Do đó, Bộ sẽ xem xét lại và tiếp tục lắng nghe ý kiến để điều chỉnh cho phù hợp...”, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết.


Thưa ông, tại sao Bộ GD&ĐT lại quyết định nhanh như vậy, trong khi cách đây không lâu Bộ vẫn cho biết kỳ thi tốt nghiệp THPT 2009 là kỳ thi tập dượt để kết hợp 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT và Đại học vào 1 kỳ thi?

Không phải là nhanh, Bộ đã chuẩn bị cho việc kết hợp 2 kỳ thi vào 1 từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, hiện Bộ có quá nhiều việc phải làm và không còn đủ sức để tổ chức kỳ thi lớn này vì Quốc hội vừa thông qua cơ chế tài chính. Bên cạnh đó, Bộ đang bắt đầu thực hiện Nghị quyết TƯ 2 trong đó có việc đánh giá lại toàn bộ chương trình SGK, xây dựng chiến lược giáo dục 2011-2020...

Có phải kỳ thi tốt nghiệp vừa qua, việc chấm thi ở một số tỉnh chưa được khách quan nên năm tới Bộ không tổ chức 1 kỳ thi?

Không phải như vây. Để tổ chức một kỳ thi quốc gia lớn như vậy còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác chứ không chỉ căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Hiện nay, Bộ đã sẵn sàng để tổ chức một kỳ thi nhưng ý kiến dư luận chưa đồng thuận về chủ trương này. Do đó, Bộ sẽ xem xét lại và tiếp tục lắng nghe ý kiến để điều chỉnh cho phù hợp. Đồng thời tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2009 để tập trung quyết liệt hơn cho việc nâng cao chất lượng giáo dục, khẳng định quyết tâm thực hiện lộ trình đổi mới công tác thi và tuyển sinh của ngành.

Vậy năm sau Bộ có tiếp tục tổ chức thi cụm chấm chéo nữa không thưa ông?

Chủ trương tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2009 nghiêm túc với hai giải pháp mới là thi theo cụm trường và chấm chéo các bài thi tự luận đã nhận được sự hưởng ứng và ủng hộ tích cực của toàn xã hội. Theo báo cáo của các địa phương, tỷ lệ tốt nghiệp tăng như trên là kết quả của việc nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và cuộc vận động "Hai không".

Nhiều tỉnh đã vào cuộc một cách quyết liệt và thể hiện quyết tâm cao trong việc chấn chỉnh để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng thi tốt nghiệp THPT nói riêng theo hướng “dạy thật, học thật, thi thật, đánh giá thật để có chất lượng thật”.

So sánh với các kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm gần đây, đây là kỳ thi được tổ chức tốt hơn, tạo thêm những tiền đề cơ bản, có ý nghĩa quan trọng cho việc tiếp tục triển khai thực hiện chủ trương đổi mới thi và tuyển sinh của ngành giáo dục và đào tạo trong thời gian tới.

Do vậy, đây cũng là cơ sở để kỳ thi năm sau tiếp tục duy trì. Tuy vậy, để tạo thuận lợi cho thí sinh không phải đi thi quá xa thì Bộ sẽ xem xét cho phép một số trường ở địa bàn khó khăn được tổ chức thi tại chỗ.

Về điểm thi môn Văn thấp ở 4 tỉnh Đồng bằng SCL, Bộ kết luận là do giám khảo chấm chặt, chấm lỏng. Vậy Bộ quan niệm thế nào là chấm chặt, chấm lỏng?

Đây có biểu hiện của chấm chặt chứ Bộ chưa phân tích cụ thể nguyên nhân. Chấm phúc khảo thì việc chấm giữa 2 giám khảo chênh nhau 1 điểm trở lên. Chấm chặt là do người chấm sau chấm ít điểm hơn người chấm trước và ngược lại.

Cũng như các kỳ thi trước, năm nay Bộ sẽ tiếp tục chấm thẩm định để rút kinh nghiệm các khâu coi thi và chấm thi của các địa phương. Trước mắt, sẽ giải quyết tất cả các đơn thư đề nghị của các thí sinh chấm phúc khảo bài thi môn Văn điểm thấp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để bảo đảm quyền lợi và sự công bằng cho thí sinh theo qui định.

Xin cảm ơn ông!

Hồng Hạnh

johnceduy
26-06-2009, 12:46 PM
Mấy ông ở bộ GD là những người thuộc dòng máu 4D mà :dai, dài, dóc, dở. Chỉ đợi đến phút 89 mới bik quyết định ra sao thui :cry_smile:. Làm khổ học sinh qué đi :cry_smile:

Lai Quoc Dat
26-06-2009, 01:39 PM
Chúng ta cứ mãi chê những nhà quản lý nhưng có bao giờ chúng ta đi tìm nguyên nhân của nó chưa? Chỉ khi nào tìm được nguyên nhân rõ ràng thì những lời chê bay của chúng ta sẽ có trọng lượng hơn. Hãy nhìn vấn đề từ nhiều phía: ngừoi học (đối tượng đi học và gia đình của đối tượng)- người dạy và người quản lý.

johnceduy
26-06-2009, 09:58 PM
Bác nói hơi thừa rồi! Đó là chuyện của người ta,cán bộ hưởng lương của dân phải làm cho dân, làm hok đc thì bị chữi là ok. Còn những vấn đề bác nói, nó nằm trong nội bộ thì ai mà có khả năng khoanh khui? Còn việc thay đổi cách dạy và người học mà bác nói, em thấy điều đó thuộc vào tính tự giác của mỗi con người. Phải thay đổi sao cho càng ngày càng tốt càng có hệ thống chứ hok phải càng ngày càng rối như những năm gần đây. Em còn nhớ hồi em học lớp 9, sở ta bảo xét tốt nghịêp, mãi đến cuối năm học, lại bảo thi tốt nghiệp. Sau khi em lên lớp 10, em nghe thầy kể về vấn đề thi trắc nghiệm và tự lụân đổi tới đổi lui tùm lum. Nhất là năm nay, em nghe thầy bảo HK1 sẽ thi trắc nghiệm, HK2 thi tự luận. Thế bác cho hỏi tính hệ thống nằm ở đâu ?