PDA

View Full Version : Tự thấy mình hèn!


TheDeath
09-06-2009, 01:55 PM
Thử hỏi bao nhiêu xương máu của cha ông đã đổ xuống mảnh đất này để giữ gìn bờ cõi thế mà giờ đây con cháu Lạc Hồng chứng kiến cảnh bọn chó đang làm mưa làm gió, ngang nhiên làm trò mèo trên biển Đông ngay trên lãnh hải của chúng ta thì có cảm thấy nhục hay không? Tôi tự cảm thấy mình hèn, cảm thấy nhục, vô cùng nhục, nhục cho cái sự là ai cũng biết mà dường như ngao ngán về cái hèn của chính mình. Chỉ có thể trách tặc lưỡi mà thốt lên một câu: "tự thấy mình hèn là người quân tử!". Các bác có cảm thấy mình hèn hay không?

phanphuong
09-06-2009, 01:57 PM
Nhạy cảm nữa rồi bác TD ơi! ;)

TheDeath
09-06-2009, 01:59 PM
Nhạy cảm nữa rồi bác TD ơi! ;)

Chính là ở chổ vừa than cái nhục của mình đã bảo là "nhạy cảm", vậy thì cái hèn của mình là ở chổ đó bác à!

myhanh
09-06-2009, 02:05 PM
Chủ đề này không có gì nhạy cảm cả! Vấn đề hoàng sa, trường sa đã được chính phủ chúng ta công khai hoá. muốn tất cả mọi công dân đều có ý thức về vấn đề này thông qua các hội thảo, tuần lễ biển đông, ...
Trong lúc thảo luận ACE chỉ được nêu những gì được cho là sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời nói của mình.
Trong lúc này chúng ta biết chúng ta làm gì có lợi nhất mà thôi!
Cảm thấy nhục là rất mừng nhưng sau cái nhục đó chúng ta phải biết làm gì cho cái nhục không kéo dài.Còn chỉ dừng lại ở chỗ nhục không chưa đủ!
Tại sao chúng ta mang dép T, ăn món T, cỡi xe T , mặc áo T., máy chụp hình T, máy laptop T, ... thì chắc cái nhục này còn kéo dài mãi.

TheDeath
09-06-2009, 02:08 PM
Tại sao chúng ta mang dép T, ăn món T, cỡi xe T , mặc áo T., máy chụp hình T, máy laptop T, ... thì chắc cái nhục này còn kéo dài mãi.

Cái này mới chính là cái đáng nói! Giờ con cháu Lạc Hồng quên béng đi cái nguy của dân tộc mà cứ phè phỡn cưỡi xe T, mang dép T, mặc áo T, máy laptop T... thì cái nhục kéo dài mãi cho tới thiên thu!

phanphuong
09-06-2009, 02:18 PM
Người dân chẳng làm được gì hết. Có thay đổi thì do người lãnh đạo thôi!
Dân chỉ ta thán, ta thán rồi thì oán than, đối tượng là ai.
Topic rồi sẽ đi vào chỗ chửi những người... không nên nói đến và....nguy hiểm.

myhanh
09-06-2009, 03:29 PM
Nick nào nói tầm bậy thì bụp ngay nick đó vì vi phạm nội quy!

phanphuong
09-06-2009, 03:59 PM
Bụp thì đơn giản rồi. ;)

TheDeath
09-06-2009, 04:28 PM
Bụp thì đơn giản rồi. ;)
Lạc chủ đề quá đi!

Huy90A
09-06-2009, 04:31 PM
Copy bai từ Osin (nhà báo trứ danh Huy Đức) để các bạn thấy rõ ai hèn ngen, bài rất hay.

Lịch sử chắc chắn sẽ lưu lại phương cách đấu tranh bảo vệ chủ quyền của thứ trưởng Hồ Xuân Sơn khi ông Lê Dũng mô tả sự kiện ông Sơn gặp đại sứ Trung Quốc sau những hành động gây hấn của họ ở biển Đông là “giao thiệp”. Tôi không rõ ông Sơn gặp Tôn Quốc Tường trong hoàn cảnh nào. Nhưng, trong những tình huống tương tự, bộ Ngoại giao chỉ có thể triệu Tường lên hoặc cho đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh gặp bộ Ngoại giao họ để trao công hàm phản đối.
Khi một quốc gia ngang ngược, đại diện chính quyền không thể nào “giao thiệp” với sứ họ trong những tư thế có thể phương hại đến thể diện quốc gia. Tuy Việt Nam nhỏ hơn Trung Quốc hàng chục lần, nhưng đây không phải là một cuộc tỷ thí của hai kẻ lục lâm. Đường đường là một quốc gia, Việt Nam lại đang là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc.
Khi đã “có đầy đủ bằng chứng” Trung Quốc cấm đánh cá trong “những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông” thì từ ngữ dù là ngoại giao cũng không thể là “đề nghị”. Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn có trách nhiệm “yêu cầu” Trung Quốc chấm dứt các hoạt động cản trở công việc làm ăn bình thường của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Tất nhiên, khi Trung Quốc, ngày 16-05-2009, cho tàu Ngư Chính tới Hoàng Sa và cuối tháng 5-2009 điều tiếp 08 tàu tuần tra tới biển Đông, là đã có sự rắp tâm. Cho dù ông Lê Dũng hay Hồ Xuân Sơn sử dụng ngôn từ đanh thép tới đâu thì các ngư phủ Việt Nam vẫn khó lòng tới những khu vực nói trên đánh cá. Nhưng, một lời tuyên bố khảng khái từ Chính phủ, cũng giống như một ngọn đèn xa nơi sóng dữ, có thể giúp cho những ngư dân gặp nạn ngoài biển lớn không còn cảm giác bị bỏ rơi.

Lẽ ra, ngay từ khi nhận được tin, lúc 3h sáng ngày 19-5, một tàu câu mực của ngư dân, bị một “tàu lạ” cố ý đâm, hất xuống biển 26 thuyền viên, Chính phủ phải lập tức điều tra và yêu cầu các quốc gia có tàu bè đi lại trong khu vực cùng tham gia điều tra; hành động ấy phải được coi là hải tặc. Lẽ ra, báo chí nước ngoài phải được mời đến vùng biển ấy và gặp các ngư dân bị nạn ngay. Rồi, khi Trung Quốc thừa nhận hành vi nói trên là do chính họ gây ra thì đại diện Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc, phải lập tức đặt công hàm lên bàn Tổng Thư ký Ban Ki Moon.
Thế giới cần được biết, ở thiên niên kỷ thứ III vẫn có một quốc gia đối xử với con người mọi rợ: cho tàu lớn đâm vào tàu đánh cá của thường dân rồi để họ phải bám vào can nhựa, trôi dạt nhiều giờ trong đêm, sẽ chết nếu không được các ngư dân kịp cứu.
Việt Nam là một quốc gia nhỏ, nghèo, dân chúng đã mỏi mệt vì phải tham gia quá nhiều cuộc chiến. Cho dù vẫn có không ít người sẵn sàng ra trận để bảo vệ mỗi tấc đất cha ông, bổn phận một chính phủ thương dân là tránh để cho nhân dân đổ máu. Khi Trung Quốc đưa tàu ra biển, Việt Nam không nhất thiết cũng phải kéo tàu ra. Nhưng, ở nơi ngư dân của mình thường đánh cá và bị hành hung mà bơi nhiều giờ không thấy tàu cứu hộ thì Chính phủ cũng nên nhanh tay khắc phục.
Sự hiện diện trên biển Đông của Việt Nam nên hoàn toàn quang minh chính trực; để bảo vệ chứ không phải là để tuyên chiến. Không mong manh để Trung Quốc dễ sát hại như năm 1988 ở đảo Gạc Ma nhưng cũng không “chạy đua”. Không đối đầu trên biển Đông nhưng cũng không cúi đầu trên bàn đàm phán.
Với một kẻ sẵn sàng thí cả biển dân như Trung Hoa, chiến tranh cũng đắt giá mà đấu tranh cũng cần trả giá. Càng nước nhỏ lại càng cần nhiều bạn bè ủng hộ. Một quốc gia khi tuyên bố về chủ quyền không thể khiến cho thế giới tin nếu chính họ cũng thiếu tự tin. Phẩm giá một dân tộc không thể được phát ra bằng những ngôn từ lí nhí. Sẽ không ai nghĩ một quốc gia là hiếu chiến khi kiên trì đấu tranh pháp lý và đanh thép phản đối một quốc gia to hơn trước những hành động xâm phạm chủ quyền. Khảng khái trên mặt trận ngoại giao thường gây thiện cảm nhiều hơn là mua gươm, sắm súng.

magicboy
09-06-2009, 08:28 PM
rõ ràng là diễn tiến hoà bình
cái ta cần là mọi người đoàn kết lại, nói tiếng nói chung đương đầu với kẻ thù chung, dù lãnh đạo chưa thực sự giỏi nhưng không ai muốn dâng đất nuớc cho kẻ thù
Cái kẻ thù cần là mọi người căn phẫn, ai thán tỏ ra không tin tuởng vào lãnh đạo và lên tiếng phản đối tự tạo mâu thuẫn nội bộ, tự làm mất đoàn kết, mà quên rằng giặc ngoài đang lăm le cười nhạo, cười nhạo cái bốc đồng dễ dàng sụp bẫy.
Còn đa số chúng ta thì hình như ... đang sụp bẫy

híc bỗng nhớ chuyện xưa, Trần Quốc Tuấn vì nợ nuớc mà quên thù nhà, Không chê vua dỡ mà thừa thế cướp ngôi, chỉ biết giặc Nguyên đang ngoài bờ cõi nên chung tay chống giặc. Nếu ngày xưa quân Nguyên quá rối, Trần Quốc Tuấn cùng bộ hạ lại phẫn uất cho rằng nhà vua không xứng đáng lãnh đạo mà cướp ngôi, tự gây mâu thuẩn thì chắc gì 3 lần đánh thắng quân Nguyên

Than ôi
Lẽ trời đất từ khi kiến tạo chỉ phân đông tây nam bắc đâu có chia biên giới ngang ngang dọc dọc
Lẽ nhân sinh từ lúc hình thành đã có bè đảng bộ lạc chỉ lăm le chiến chiến tranh tranh

Không tranh luận chỉ nói tiếng lòng xin đừng trích dẫn.

myhanh
10-06-2009, 08:34 AM
Chúng ta góp ý một cách thẳng thắn những gì chưa đúng trên tinh thần đoàn kết. Góp ý để tốt hơn chứ không phải góp ý để ghét bỏ nhau. Chúng ta tin tưởng tuyệt đối vào những gì mà Nhà nước chúng ta đã làm và chọn lựa. Chúng ta phải đoàn kết, tin tưởng thì mới thành công. Ở đây có vấn đề rất hay đó là đoàn kết là gì?

MarsNIIT
10-06-2009, 08:54 AM
anh myhanh sẽ có câu trả lời khi nhìn chữ ký của em.

myhanh
10-06-2009, 09:17 AM
Câu đó không đầy đủ ý nghĩa. Đầy đủ thì ai học triết Marx điều biết quy luật "thống nhất và đấu tranh của hai mặt đối lập"

MinhTien
10-06-2009, 10:20 AM
. Chúng ta tin tưởng tuyệt đối vào những gì mà Nhà nước chúng ta đã làm và chọn lựa.

:whatchutalkingabout tin tưởng kiểu này thì cho e xin.......... hihihi...:embaressed_smile:

92A01
10-06-2009, 10:49 AM
Chúng ta góp ý một cách thẳng thắn những gì chưa đúng trên tinh thần đoàn kết. Góp ý để tốt hơn chứ không phải góp ý để ghét bỏ nhau. Chúng ta tin tưởng tuyệt đối vào những gì mà Nhà nước chúng ta đã làm và chọn lựa. Chúng ta phải đoàn kết, tin tưởng thì mới thành công. Ở đây có vấn đề rất hay đó là đoàn kết là gì?

- Đồng ý với ý kiến của MyHanh. Xã hội chúng ta còn nhiều chuyện đáng bàn. Điều đó không phủ nhận. Nhưng nếu vì thế mà chúng ta cứ tỏ ra nghi ngờ thì ngay cả việc làm tốt cũng không được nghĩ là tốt. Và từ từ sẽ dẫn đến một sự chia rẽ rất lớn. Tin tưởng ở đây không phải là cái gì cũng im lặng mà là "thống nhất và đấu tranh của hai mặt đối lập".

MarsNIIT
10-06-2009, 11:02 AM
em thấy chúng ta bàn việc nước cũng được, ko có gì nhưng khó khăn là phải chăm sóc cái Thread này đâm ra sẽ không thảo luận 1 cách xác đáng được.

Trở lại vấn đề đoàn kết và chia rẽ thì ví dụ mạnh nhất chẳng ở đâu xa chính là cái diễn đàn này, nếu như chuyện diễn đàn chúng ta làm không xong thì e rằng việc nước có lớn quá không.

Huy90A
10-06-2009, 11:07 AM
Các bác ơi được 50% của Trần Quốc Tuấn thì may cho dân tộc. Bạn magicboy có biết chuyện cung vua phủ chúa triều đại hiện nay với phương bắc là thế nào không? Nên cập nhật chuyện này để hiểu thêm tình hình hiện nay. Tôi sợ nói ra thì diễn đàn của mình sẽ bị xoi ngay. Đoàn kết để giúp dân giúp nước thì tốt chỉ sợ đoàn kết để tư lợi thì nguy.
Nếu nói được những điều đúng thì hay còn nói không được thì đành im lặng vậy. Đừng nên nói những gì đi trái với sự thật. KHông cần đâu xa chỉ cần nhìn đời sống người dân Nhật Bản thì biết công bằng dân chủ văn minh nó là thế nào.

myhanh
10-06-2009, 12:23 PM
KHông cần đâu xa chỉ cần nhìn đời sống người dân Nhật Bản thì biết công bằng dân chủ văn minh nó là thế nào.
Các Bác cũng nên nhìn xuống, nhìn ngang chứ nhìn lên kiểu này coi chừng bị duy ý chí!

Huy90A
10-06-2009, 12:58 PM
Một người bạn gửi cho mình. Đăng lên hầu các bác vậy. Đang nhìn lên (sẽ cố gắng nhìn ngang hay nhìn xuống) nếu các bác thấy bài này nói láo thì cho ý kiến ngen để mình chửi cái thằng viết tầm bậy.

Một ngày cuối tuần, cả nhà Ổi đi chơi. Bố lái xe. Mẹ thích nhất cảm giác ngả ngốn ở ghế sau, chìm mình trong tiếng nhạc, ngắm những vạt cây lướt vun vút trên nền trời xanh qua ô cửa kính, và nghĩ ngợi vẩn vơ .... Trong khung cảnh thật yên bình, mẹ nghĩ đến những tháng ngày mình đang sống - cuộc sống ở Nhật, đến xã hội này, con người ở đây, ... rồi mẹ chợt nhận ra cái này thật ngộ: Đây chính là xã hội chủ nghĩa... :-)

 

Hihi...thực ra, bao nhiêu kiến thức lý luận triết học, xã hội học, kinh tế học về xã hội chủ nghĩa đầy cao siêu đã học trong trường ĐH mẹ Ổi quên tiệt hết rồi. Chủ nghĩa xã hội theo cách hiểu của mẹ Ổi chỉ đơn giản là một xã hội thật đẹp, như những gì mẹ đã mường tượng ra qua những bài tập đọc sách đạo đức lớp 5, nơi có những con người sống trung thực nhặt được của rơi trả người đánh mất, sống trách nhiệm như bạn Thắng trên đường đi học về thấy thanh ray đường tàu bị trật đã tìm mọi cách báo hiệu cho đoàn tàu dừng lại...nơi con người ta sống bình đẳng, yêu thương nhau, không có người nghèo khổ ... thì đây, chính là những gì mẹ nhìn thấy.

 

Tại sao nói là bình đẳng. Tất nhiên đây chỉ là khái niệm tương đối. Bình đẳng ở đây không phải là cào bằng, nhưng có thể nói xã hội Nhật bản đã xây dựng được một hệ thống phân phối của cải một cách khá đồng đều, mà người ta vẫn lao động nghiêm túc, lao động hết mình. Có lẽ không nước nào trên thế giới này có tỷ lệ dân số middle class lớn như ở Nhật. Phải khoảng 80-90% dân số Nhật có mức sống trung lưu. Nghĩa là hầu hết mọi người trong xã hội có mức sống như nhau, có chăng chỉ là một sự chênh lệch rất thấp, không có quá nhiều người rất giàu hay quá nhiều người rất nghèo. Hầu hết mọi người dù ở nông thôn hay thành thị cũng đều ăn uống như nhau, cho con đi học ở những trường học có cơ sở vật chất như nhau, dịch vụ y tế, bệnh viện...về cơ bản như nhau. Cái cột điện ở Tokyo thế nào thì cái cột điện ở một nơi nhà quê hẻo lánh nhất cũng như thế. Không có chuyện cột điện ở Tokyo bằng bê tông sắt thép, còn ở nhà quê làm bằng cột tre... Hihi ...Mọi thứ đều đã được chuẩn hoá, cứ thế mà theo. Ở Nhật dù làm nghề gì, thì thu nhập cũng thường ở một mức nhất định tương đương nhau. Mới đầu mẹ Ổi cảm thấy rất sáo rỗng khi nghe người Nhật nói: tôi muốn làm tiếp viên hàng không vì muốn mang văn hoá Nhật bản đi ra thế giới, vì muốn cống hiến cho khách hàng những phút giây thư giãn trên chặng bay dài. Tôi muốn làm y tá để xoa dịu nỗi đau đớn của người bệnh. Tôi muốn làm cảnh sát để góp phần giữ gìn xã hội trật tự, yên bình .... Nhưng giờ mới hiểu họ nói thật lòng. Đơn giản vì dù làm nghề nào ở thành phần kinh tế nào, người đi làm nhà nước, hay làm công ty, hay nông dân làm ruộng, về cơ bản thu nhập cũng tương đương nhau, nên người ta chọn nghề theo sở thích. Không có chuyện lương cao vượt bậc, làm nghề nọ, công ty nọ lương gấp 10 lần nghề kia, công ty kia. Ai thấy mình thích hợp với việc gì thì làm việc ấy. Cũng chính nhờ thế người ta có tình yêu với công việc hơn, làm việc hết mình hơn. Và ở Nhật người ta cũng đánh giá theo việc chăm chỉ cần cù nhiều hơn là năng lực. Đúng là làm theo năng lực, hưởng theo lao động. Không phải ai sinh ra cũng giỏi giang, nhưng dù là ai, dù làm việc gì cao sang hay thấp hèn, miễn anh chăm chỉ lao động, anh sẽ có thu nhập và cuộc sống tốt như của mọi người.

Tất nhiên vẫn có những người giàu, rất giàu (thường những nghề có thu nhập đặc biệt như giới nghệ sĩ, hoặc doanh nhân lớn) còn phải nói là người nghèo thì rất hiếm gặp. Ít đến mức mỗi khi nhìn thấy một người nghèo ở đây mẹ Ổi đều cảm thấy thương vô cùng. Mà nghĩ kỹ ra thì những người trông khổ sở hơn như thế nhiều mình vẫn gặp đầy rẫy trước đây mà sao không thấy thương bằng. Trong khi những người này chỉ là trông mặt họ đen đúa gió sương hơn, quần áo trên người cũ kỹ một tý mà mình thấy mủi lòng. Chắc vì ai ai ở đây cũng trắng trẻo, bóng bẩy cả mà.

1 người bạn VN thắc mắc, sao ở Nhật mình gặp nhiều người khuyết tật thế nhỉ. Bố mẹ Ổi lý giải thế này, và người bạn đó đã gật gù công nhận đúng: Vì người khuyết tật ở đây không bị lãng quên, người ta vẫn có mặt trên mọi nẻo đường của cuộc sống. Tivi có chương trình thời sự nói bằng tay cho người điếc. Chương trình trẻ em hàng sáng có phần dành riêng cho trẻ kém phát triển. Vỉa hè luôn có vạch cho người mù, hiếm có toà nhà nào, dù to dù nhỏ, lại không có lối cho người đi xe lăn...Vậy là họ ra đường nhiều, họ tham gia các hoạt động xã hội nhiều thì mình thấy nhiều thôi.

 

Hệ thống hành chính của Nhật rất gọn gàng, hiệu quả. Họ không quản lý người dân bằng sổ hộ khẩu, mà theo nơi sinh sống, làm việc của người dân đó, nhưng cực kỳ chặt chẽ. Đến đâu sống chỉ cần ra wardoffice đăng ký hộ tịch ở đó. Thủ tục cũng vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Khai 1 form, trình hộ chiếu, chờ khoảng 20 phút là xong, không dấu má chứng nhận lên xuống gì cả. Thế là mọi quyền lợi trách nhiệm của mình sau đó sẽ automatic được người ta quản lý. Ví dụ trợ cấp y tế, trợ cấp nuôi con ... nếu mình không biết, thì họ cũng sẽ gửi thư đến tận nhà nhắc nhở, không phải kiểu con khóc mẹ mới cho bú. Thậm chí, khi mình đến làm thủ tục nhận trợ cấp, họ rất vui cứ như thêm được một khách hàng bán được cái gì chứ không phải là chi tiền cho mình vậy, rồi đưa thêm một đống tờ rơi để mình tìm hiểu thêm các quyền lợi khác, nhắc nhở mình đủ thứ. Nói đến thái độ tiếp dân thì ôi, đúng là dùng từ "đầy tớ của dân" cũng không hề có gì quá đáng. Vô cùng mẫn cán, nhiệt tình. Phục vụ từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, không nghỉ trưa. (buổi trưa họ cắt đặt thay nhau làm và ăn trưa vội vàng). Hỏi han cái gì cũng được trả lời tận tình, hỏi bao nhiêu cũng thế, không bao giờ cáu gắt. Mẹ Ổi nhớ lần về VN đi làm chứng minh thư, trời nắng như đổ lửa, đến nơi thấy cái cổng im ỉm. Nhìn cái biển ở ngoài giờ tiếp dân: sáng đến 11 giờ, chiều 2:00 đến 4:00. (trời ơi, nghỉ trưa gì mà những 3 tiếng). Mà lúc mẹ Ổi đến mới có hơn 3 giờ chứ đã đến 4 giờ đâu. Thế là không nộp được. Trước đó còn bao nhiêu công chạy xin dấu đủ loại giấy tờ cũng thành công toi. Cuối cùng cái CMT của mẹ Ổi bây giờ vẫn nằm trong "danh sách những việc phải làm lần về VN sau". Không phải là nói xấu VN, mà thấy sốt ruột cho nước nhà. Vì trong khi ở Nhật công chức chỉ có 950 nghìn/110 triệu dân, còn ở VN là 11,1 triệu công chức/hơn 80 triệu dân (nhiều gấp hơn 10 lần), còn chất lượng dịch vụ hành chính lại ngược nhau đến thế?

Các dịch vụ cộng đồng khác ở Nhật cũng rất là dễ chịu. Không có chuyện bệnh viện đúng tuyến, hay cấp lương nào mới được vào Việt-Xô... Thẻ bảo hiểm áp dụng cho mọi bệnh viện, công và tư, ở bất cứ đâu trên cả nước Nhật. Chất lượng các bệnh viện, phòng khám tư ở nông thôn cũng tốt chả kém, nên người ta không phải đổ xô lên tuyến trên. Ở bệnh viện thì ai đến trước khám trước, ai đến sau khám sau theo số, cứ thế mà chờ. Vì công bằng nên có phải chờ lâu cũng không thấy khó chịu. Y tá thì tận tuỵ dịu dàng đến cảm động. Vừa tiêm vừa luôn mồm xin lỗi, an ủi. Bác sĩ cũng nhẹ nhàng. Trộm vía nếu phải nằm viện thì cũng chỉ khổ vì bệnh chứ bệnh viện bao giờ cũng có điều hoà trung tâm quanh năm 27-28 độ, bước chân qua cửa bệnh viện là chả biết ngoài kia nắng đổ lửa hay tuyết đang rơi nữa. Giường được thay ga thường xuyên, mỗi người đều có tivi, tủ lạnh, và nút bấm gọi y tá ở đầu giường. Gọi bao nhiêu cũng không lo y tá bực mình bao giờ. Cấp cứu thì nếu gọi phải chuẩn bị xong xuôi rồi hãy gọi, kẻo mình vừa dập điện thoại đã thấy ò e ò e rồi. Hihi...khổ nỗi cái này mẹ Ổi phải kinh qua rồi mà. Thống kê trên toàn nước Nhật là trung bình xe cấp cứu sẽ đến bệnh viện trong khoảng 6 phút kể từ lúc được gọi. Choáng không? Phòng khám nhi thì trang trí cho cái gì cũng rất dễ thương, bác sĩ ngọt ngào với trẻ, luôn chuẩn bị sẵn đồ chơi để dỗ trẻ. Trẻ em dưới tuổi đi học miễn phí hoàn toàn cả tiền khám lẫn tiền thuốc, dù khám ở bất cứ đâu. Khám định kỳ miễn phí 6 tháng/lần nếu dưới 2 tuổi, và 1 năm/lần từ 2 tuổi trở lên. Còn Nhà trẻ thì cô giáo nào cũng nhẹ nhàng như cánh hoa, miệng cười mắt cũng cười ... trẻ con đi học đứa nào cũng cảm nhận được tình yêu của cô dành cho mình, và đứa nào cũng rất yêu cô giáo chứ không sợ cô bao giờ.

 

Nói về an ninh ở Nhật. Chỉ có phạm tội lớn chứ không có ăn cắp vặt, cướp giật dọc đường, đánh nhau, ẩu đả cũng không thấy bao giờ, chứ đừng nói đến đánh bom với súng đạn. Nhìn vào thời sự ở Nhật cũng đủ biết là tội phạm ít, vì cả những vụ vớ vẩn như có cái ôtô ở đâu đâm vào cái cột điện ko có người chết chẳng hạn, cũng đưa lên tivi. Những vụ mà như thế mà ở nước khác thì đăng bao nhiêu cho xuể. Tội giết người thường vì những lý do tinh thần hơn là vì tiền, nên có thể là những cách giết người cực kỳ quái gở, ... còn vì tiền thường là phá máy ATM, cướp ngân hàng. Mà rất buồn cười là thủ phạm thường không phải là dân ăn cắp chuyên nghiệp, nên hành sự cực kỳ stupid và toàn bị tóm tại trận...Haha. Còn người dân trong cuộc sống hàng ngày thì nhìn chung không phải lo nghĩ gì, rất yên bình. Nhà của Nhật bao giờ cũng có một mặt hướng ra lan can, sân vườn là cửa kính rất to để hứng ánh sáng, kính sát xuống tận sàn nhà, mà không có chấn song. Mở cửa kính này ra là bước toẹt ra vườn/hành lang luôn. Hàng rào cũng thấp, chủ yếu để ngăn đất và cho đẹp chứ không phải để tránh trộm. Mẹ Ổi nhiều lúc nghĩ, mình mà là dân đạo chích, chắc mình sẽ mơ một nơi thế này để tha hồ hành nghề. Hihi... Ra đường, trên tàu điện, xe búyt, các phương tiện công cộng, thì cứ việc ngủ thoải mái ... Mà đừng nói đến ăn cắp, có khi để phơi ra đấy cũng không bị lấy. Vào nhà hàng túi để ở ghế rồi đi toilet vô tư. Nhiều khi mẹ Ổi đi siêu thị, chọn thực phẩm xong vứt xe hàng ở một góc, mải mê ngắm nghía quần áo chán chê mới tìm đến cái xe hàng để thanh toán thì mới giật mình vì thấy cái túi của mình vẫn vứt trong xe từ bao giờ. Mẹ Ổi với cái tính đãng trí đã không ít lần quên đồ, nhưng chưa bao giờ bị mất cái gì cả. Ấn tượng nhất là lần ngồi chờ ở bến xe buýt, mẹ Ổi để quên cái túi của mình trên ghế chờ. Khi phát hiện ra và quay trở lại tới nơi thì đã cả mấy tiếng sau, chiếc túi vẫn nằm ở đó, màu đỏ rất nổi bật, mà ở một bến chờ xe buýt trước cổng bệnh viện, biết bao người qua lại. Mọi thứ trong túi vẫn còn nguyên, ví tiền, giấy tờ tuỳ thân. Ôi ôi, thật là không tưởng tượng nổi. Đúng là họ đầy đủ về vật chất thì người ta sẽ sống tốt hơn, không nhòm ngó đến của cải của người khác. Nhưng mẹ Ổi cho rằng đó mới là điều kiện cần thôi. Vì thực ra người Nhật cũng rất tiết kiệm. Người ta thậm chí chờ xếp hàng cả mấy chục phút dài dằng dặc chỉ để mua xăng rẻ được vài trăm Yên. Chứ 10,000 Yên (số tiền tối thiểu thường có trong ví các bà nội trợ), thì cũng là khá to với họ. Vậy mà vẫn không bị lấy thì là vì sao. Vì họ có cả điều kiện đủ là nếp sống đẹp, lương tâm thiện ... Ở Nhật đúng là như vậy, "Lễ" là cái đã ngấm vào máu của mỗi người dân. Họ cư xử với nhau không chỉ theo luật, mà còn theo lệ, theo lễ: Không ở đâu mẹ Ổi thấy người ta nói cảm ơn và xin lỗi nhiều như trong tiếng Nhật. Từ cảm ơn và xin lỗi ở trên đầu môi. Đi đường nhỡ va chạm vào nhau thì cả hai bên đều cúi đầu xin lỗi, bất kể ai sai ai đúng. Ổi thường hay nói chuyện với các bà già gặp ở đường. Bao giờ kết thúc câu chuyện cũng là lời cảm ơn của bà cụ, dù già như vậy. Cảm ơn vì đã giành thời gian cho bà được có những phút giây với đứa trẻ đáng yêu như Ổi. Ở trường dạy lái xe, người ta không chỉ dạy luật, mà văn hoá lái xe cũng rất được chú trọng. Chả thế mà ra đường nhiều khi cứ nhường nhau mãi, rồi mẹ Ổi (dù sao vẫn là người VN), thường là người đi trước. Hihi... Người ta rất nhường nhịn nhau. Khi 2 người cùng đến xếp hàng một lúc thì thường lịch sự cúi đầu nhường nhau đứng trước, chứ không có cảnh ai nấy cố gắng nhanh chân để được đứng trước. Người Nhật rất có ý thức giữ gìn kỷ luật chung. Ví dụ đi thang cuốn có luật bất thành văn là ai đứng trên thang để nó tự cuốn đi thì đứng dẹp về bên trái, để một lối bên phải cho những người vội vàng, muốn đi nhanh thì chạy trên thang nữa. Thế là ai nấy đều tuân thủ, chả thấy ai đứng yên mà đứng bên phải cả. Họ có ý thức trách nhiệm với xã hội từ những việc nhỏ như việc đổ rác chẳng hạn. Người ta phân loại rác rất kỹ, để dễ tái chế. Chia cơ bản nhất là rác cháy được và không cháy được. Nhưng trong rác cháy được, thì nhựa, giấy báo, giấy bìa, vỏ hộp sữa tươi,.....rác không cháy được thì hộp sắt, hộp nhôm, thuỷ tinh, đồ độc hại (pin...). Mẹ Ổi thì lười, chỉ phân loại sơ sơ, ví dụ vỏ hộp sữa hay juice bằng giấy, uống hết bóp cho nhỏ lại rồi vứt vào rác cháy được, nhưng mẹ để ý thấy các bà hàng xóm, các bà ấy mở cái vỏ cho phẳng ra, rửa sạch, phơi khô, xếp cả đống vào nhau, các khay đựng thịt cá cũng vậy, loại nào vào loại ấy khay trắng vào khay trắng, đen vào đen, nhựa trong vào với nhựa trong, rồi mới vứt. Hộp bằng kim loại có nắp bằng nhựa thì vứt riêng nắp, riêng hộp (tất nhiên hộp đã được cọ rửa sạch)... họ có được cái gì ở đó đâu, chỉ là vì tuân thủ qui định chung thôi. Mà rác nào được đổ ngày nào thì đúng ngày đó mới mang đổ, không thì cứ giữ ở nhà mình. Hôi thối cũng phải chịu chứ không mang ra bãi rác vứt trước ngày qui định. Mẹ Ổi không biết ở các nước văn minh khác như Mỹ và châu Âu thế nào, chứ dân châu Âu và Mỹ hàng xóm mẹ Ổi ở đây cũng a-ma-tơ chả hơn gì dân VN cả.

Ở Nhật là thế, cái gì cũng có qui định, và ai cũng tuân thủ, nên mọi thứ đều rất qui củ. Nói thêm về sự văn minh trong văn hoá ứng xử: Người Nhật không nói to ở chỗ đông người. Không ăn ngoài đường. Đứng ngồi đi lại ý tứ. Nói năng với nhau lễ phép lịch sự, thái độ nhã nhặn. Hiếm khi cáu kỉnh. Chưa bao giờ mẹ Ổi thấy người ta cãi nhau, ... hình như họ không bao giờ cãi nhau thì phải. ??? Tất nhiên là người phải có yêu có ghét chứ nhỉ?, nhưng thậm chí cả trên phim truyền hình của Nhật cũng không thấy cảnh các mẹ tốc váy lên chửi nhau như người TQ, VN, Hàn Quốc ...bao giờ. Nói chung, người Nhật rất lành tính, sống thiện. Văn hoá ứng xử của họ nếu chưa quen thì sẽ thấy cứng nhắc, có phần khuôn sáo, không thật lòng. Nhưng quen rồi thì sẽ thấy thật là dễ chịu.

Sơ sơ là thế, đã giống với xã hội chủ nghĩa chưa nhỉ? Không biết cái xã hội chủ nghĩa mà VN đang theo đuổi, với lại trong tưởng tượng của Cụ Mác với cụ Lê nin thế nào, chứ mẹ Ổi cũng chỉ mong muốn bấy nhiêu thôi.

myhanh
10-06-2009, 01:03 PM
Mới đọc thấy tác giả quá chuối rùi Bác ui!

DeMen
10-06-2009, 01:09 PM
Chuối chỗ nào vậy anh myhanh?

myhanh
10-06-2009, 01:14 PM
không có người nghèo khổ ... thì đây, chính là những gì mẹ nhìn thấy.

http://ngoisao.net/news/thoi-cuoc/2007/10/3b9c1659/
Có cần chứng minh nữa ko?
Mới có đoạn đầu.

92A01
10-06-2009, 01:27 PM
Nói về con người, người Nhật có tính cộng đồng rất cao. Thế mới có câu: xét về từng người thì người Việt không thua nhưng về tinh thần đoàn kết thì người Việt thua xa. Một cái nữa là người Nhật làm việc rất chăm chỉ, làm tới 8-9 tối luôn. Biết có nhiêu đó thôi, nhưng chắc người Nhật còn nhiều tính hay nữa.
Cho nên theo mình nghĩ chúng ta muốn phấn đấu như nước Nhật thì một trong những điều cần thiết là bản thân mỗi người dù ở vị trí nào cũng phải đạt được những đức tính như vậy.

unkochan
10-06-2009, 02:18 PM
Một người bạn gửi cho mình. Đăng lên hầu các bác vậy. Đang nhìn lên (sẽ cố gắng nhìn ngang hay nhìn xuống) nếu các bác thấy bài này nói láo thì cho ý kiến ngen để mình chửi cái thằng viết tầm bậy.

Một ngày cuối tuần, cả nhà Ổi đi chơi. Bố lái xe. Mẹ thích nhất cảm giác ngả ngốn ở ghế sau, chìm mình trong tiếng nhạc, ngắm những vạt cây lướt vun vút trên nền trời xanh qua ô cửa kính, và nghĩ ngợi vẩn vơ .... Trong khung cảnh thật yên bình, mẹ nghĩ đến những tháng ngày mình đang sống - cuộc sống ở Nhật, đến xã hội này, con người ở đây, ... rồi mẹ chợt nhận ra cái này thật ngộ: Đây chính là xã hội chủ nghĩa... :-)

 

Hihi...thực ra, bao nhiêu kiến thức lý luận triết học, xã hội học, kinh tế học về xã hội chủ nghĩa đầy cao siêu đã học trong trường ĐH mẹ Ổi quên tiệt hết rồi. Chủ nghĩa xã hội theo cách hiểu của mẹ Ổi chỉ đơn giản là một xã hội thật đẹp, như những gì mẹ đã mường tượng ra qua những bài tập đọc sách đạo đức lớp 5, nơi có những con người sống trung thực nhặt được của rơi trả người đánh mất, sống trách nhiệm như bạn Thắng trên đường đi học về thấy thanh ray đường tàu bị trật đã tìm mọi cách báo hiệu cho đoàn tàu dừng lại...nơi con người ta sống bình đẳng, yêu thương nhau, không có người nghèo khổ ... thì đây, chính là những gì mẹ nhìn thấy.

 

Tại sao nói là bình đẳng. Tất nhiên đây chỉ là khái niệm tương đối. Bình đẳng ở đây không phải là cào bằng, nhưng có thể nói xã hội Nhật bản đã xây dựng được một hệ thống phân phối của cải một cách khá đồng đều, mà người ta vẫn lao động nghiêm túc, lao động hết mình. Có lẽ không nước nào trên thế giới này có tỷ lệ dân số middle class lớn như ở Nhật. Phải khoảng 80-90% dân số Nhật có mức sống trung lưu. Nghĩa là hầu hết mọi người trong xã hội có mức sống như nhau, có chăng chỉ là một sự chênh lệch rất thấp, không có quá nhiều người rất giàu hay quá nhiều người rất nghèo. Hầu hết mọi người dù ở nông thôn hay thành thị cũng đều ăn uống như nhau, cho con đi học ở những trường học có cơ sở vật chất như nhau, dịch vụ y tế, bệnh viện...về cơ bản như nhau. Cái cột điện ở Tokyo thế nào thì cái cột điện ở một nơi nhà quê hẻo lánh nhất cũng như thế. Không có chuyện cột điện ở Tokyo bằng bê tông sắt thép, còn ở nhà quê làm bằng cột tre... Hihi ...Mọi thứ đều đã được chuẩn hoá, cứ thế mà theo. Ở Nhật dù làm nghề gì, thì thu nhập cũng thường ở một mức nhất định tương đương nhau. Mới đầu mẹ Ổi cảm thấy rất sáo rỗng khi nghe người Nhật nói: tôi muốn làm tiếp viên hàng không vì muốn mang văn hoá Nhật bản đi ra thế giới, vì muốn cống hiến cho khách hàng những phút giây thư giãn trên chặng bay dài. Tôi muốn làm y tá để xoa dịu nỗi đau đớn của người bệnh. Tôi muốn làm cảnh sát để góp phần giữ gìn xã hội trật tự, yên bình .... Nhưng giờ mới hiểu họ nói thật lòng. Đơn giản vì dù làm nghề nào ở thành phần kinh tế nào, người đi làm nhà nước, hay làm công ty, hay nông dân làm ruộng, về cơ bản thu nhập cũng tương đương nhau, nên người ta chọn nghề theo sở thích. Không có chuyện lương cao vượt bậc, làm nghề nọ, công ty nọ lương gấp 10 lần nghề kia, công ty kia. Ai thấy mình thích hợp với việc gì thì làm việc ấy. Cũng chính nhờ thế người ta có tình yêu với công việc hơn, làm việc hết mình hơn. Và ở Nhật người ta cũng đánh giá theo việc chăm chỉ cần cù nhiều hơn là năng lực. Đúng là làm theo năng lực, hưởng theo lao động. Không phải ai sinh ra cũng giỏi giang, nhưng dù là ai, dù làm việc gì cao sang hay thấp hèn, miễn anh chăm chỉ lao động, anh sẽ có thu nhập và cuộc sống tốt như của mọi người.

Tất nhiên vẫn có những người giàu, rất giàu (thường những nghề có thu nhập đặc biệt như giới nghệ sĩ, hoặc doanh nhân lớn) còn phải nói là người nghèo thì rất hiếm gặp. Ít đến mức mỗi khi nhìn thấy một người nghèo ở đây mẹ Ổi đều cảm thấy thương vô cùng. Mà nghĩ kỹ ra thì những người trông khổ sở hơn như thế nhiều mình vẫn gặp đầy rẫy trước đây mà sao không thấy thương bằng. Trong khi những người này chỉ là trông mặt họ đen đúa gió sương hơn, quần áo trên người cũ kỹ một tý mà mình thấy mủi lòng. Chắc vì ai ai ở đây cũng trắng trẻo, bóng bẩy cả mà.

1 người bạn VN thắc mắc, sao ở Nhật mình gặp nhiều người khuyết tật thế nhỉ. Bố mẹ Ổi lý giải thế này, và người bạn đó đã gật gù công nhận đúng: Vì người khuyết tật ở đây không bị lãng quên, người ta vẫn có mặt trên mọi nẻo đường của cuộc sống. Tivi có chương trình thời sự nói bằng tay cho người điếc. Chương trình trẻ em hàng sáng có phần dành riêng cho trẻ kém phát triển. Vỉa hè luôn có vạch cho người mù, hiếm có toà nhà nào, dù to dù nhỏ, lại không có lối cho người đi xe lăn...Vậy là họ ra đường nhiều, họ tham gia các hoạt động xã hội nhiều thì mình thấy nhiều thôi.

 

Hệ thống hành chính của Nhật rất gọn gàng, hiệu quả. Họ không quản lý người dân bằng sổ hộ khẩu, mà theo nơi sinh sống, làm việc của người dân đó, nhưng cực kỳ chặt chẽ. Đến đâu sống chỉ cần ra wardoffice đăng ký hộ tịch ở đó. Thủ tục cũng vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Khai 1 form, trình hộ chiếu, chờ khoảng 20 phút là xong, không dấu má chứng nhận lên xuống gì cả. Thế là mọi quyền lợi trách nhiệm của mình sau đó sẽ automatic được người ta quản lý. Ví dụ trợ cấp y tế, trợ cấp nuôi con ... nếu mình không biết, thì họ cũng sẽ gửi thư đến tận nhà nhắc nhở, không phải kiểu con khóc mẹ mới cho bú. Thậm chí, khi mình đến làm thủ tục nhận trợ cấp, họ rất vui cứ như thêm được một khách hàng bán được cái gì chứ không phải là chi tiền cho mình vậy, rồi đưa thêm một đống tờ rơi để mình tìm hiểu thêm các quyền lợi khác, nhắc nhở mình đủ thứ. Nói đến thái độ tiếp dân thì ôi, đúng là dùng từ "đầy tớ của dân" cũng không hề có gì quá đáng. Vô cùng mẫn cán, nhiệt tình. Phục vụ từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, không nghỉ trưa. (buổi trưa họ cắt đặt thay nhau làm và ăn trưa vội vàng). Hỏi han cái gì cũng được trả lời tận tình, hỏi bao nhiêu cũng thế, không bao giờ cáu gắt. Mẹ Ổi nhớ lần về VN đi làm chứng minh thư, trời nắng như đổ lửa, đến nơi thấy cái cổng im ỉm. Nhìn cái biển ở ngoài giờ tiếp dân: sáng đến 11 giờ, chiều 2:00 đến 4:00. (trời ơi, nghỉ trưa gì mà những 3 tiếng). Mà lúc mẹ Ổi đến mới có hơn 3 giờ chứ đã đến 4 giờ đâu. Thế là không nộp được. Trước đó còn bao nhiêu công chạy xin dấu đủ loại giấy tờ cũng thành công toi. Cuối cùng cái CMT của mẹ Ổi bây giờ vẫn nằm trong "danh sách những việc phải làm lần về VN sau". Không phải là nói xấu VN, mà thấy sốt ruột cho nước nhà. Vì trong khi ở Nhật công chức chỉ có 950 nghìn/110 triệu dân, còn ở VN là 11,1 triệu công chức/hơn 80 triệu dân (nhiều gấp hơn 10 lần), còn chất lượng dịch vụ hành chính lại ngược nhau đến thế?

Các dịch vụ cộng đồng khác ở Nhật cũng rất là dễ chịu. Không có chuyện bệnh viện đúng tuyến, hay cấp lương nào mới được vào Việt-Xô... Thẻ bảo hiểm áp dụng cho mọi bệnh viện, công và tư, ở bất cứ đâu trên cả nước Nhật. Chất lượng các bệnh viện, phòng khám tư ở nông thôn cũng tốt chả kém, nên người ta không phải đổ xô lên tuyến trên. Ở bệnh viện thì ai đến trước khám trước, ai đến sau khám sau theo số, cứ thế mà chờ. Vì công bằng nên có phải chờ lâu cũng không thấy khó chịu. Y tá thì tận tuỵ dịu dàng đến cảm động. Vừa tiêm vừa luôn mồm xin lỗi, an ủi. Bác sĩ cũng nhẹ nhàng. Trộm vía nếu phải nằm viện thì cũng chỉ khổ vì bệnh chứ bệnh viện bao giờ cũng có điều hoà trung tâm quanh năm 27-28 độ, bước chân qua cửa bệnh viện là chả biết ngoài kia nắng đổ lửa hay tuyết đang rơi nữa. Giường được thay ga thường xuyên, mỗi người đều có tivi, tủ lạnh, và nút bấm gọi y tá ở đầu giường. Gọi bao nhiêu cũng không lo y tá bực mình bao giờ. Cấp cứu thì nếu gọi phải chuẩn bị xong xuôi rồi hãy gọi, kẻo mình vừa dập điện thoại đã thấy ò e ò e rồi. Hihi...khổ nỗi cái này mẹ Ổi phải kinh qua rồi mà. Thống kê trên toàn nước Nhật là trung bình xe cấp cứu sẽ đến bệnh viện trong khoảng 6 phút kể từ lúc được gọi. Choáng không? Phòng khám nhi thì trang trí cho cái gì cũng rất dễ thương, bác sĩ ngọt ngào với trẻ, luôn chuẩn bị sẵn đồ chơi để dỗ trẻ. Trẻ em dưới tuổi đi học miễn phí hoàn toàn cả tiền khám lẫn tiền thuốc, dù khám ở bất cứ đâu. Khám định kỳ miễn phí 6 tháng/lần nếu dưới 2 tuổi, và 1 năm/lần từ 2 tuổi trở lên. Còn Nhà trẻ thì cô giáo nào cũng nhẹ nhàng như cánh hoa, miệng cười mắt cũng cười ... trẻ con đi học đứa nào cũng cảm nhận được tình yêu của cô dành cho mình, và đứa nào cũng rất yêu cô giáo chứ không sợ cô bao giờ.

 

Nói về an ninh ở Nhật. Chỉ có phạm tội lớn chứ không có ăn cắp vặt, cướp giật dọc đường, đánh nhau, ẩu đả cũng không thấy bao giờ, chứ đừng nói đến đánh bom với súng đạn. Nhìn vào thời sự ở Nhật cũng đủ biết là tội phạm ít, vì cả những vụ vớ vẩn như có cái ôtô ở đâu đâm vào cái cột điện ko có người chết chẳng hạn, cũng đưa lên tivi. Những vụ mà như thế mà ở nước khác thì đăng bao nhiêu cho xuể. Tội giết người thường vì những lý do tinh thần hơn là vì tiền, nên có thể là những cách giết người cực kỳ quái gở, ... còn vì tiền thường là phá máy ATM, cướp ngân hàng. Mà rất buồn cười là thủ phạm thường không phải là dân ăn cắp chuyên nghiệp, nên hành sự cực kỳ stupid và toàn bị tóm tại trận...Haha. Còn người dân trong cuộc sống hàng ngày thì nhìn chung không phải lo nghĩ gì, rất yên bình. Nhà của Nhật bao giờ cũng có một mặt hướng ra lan can, sân vườn là cửa kính rất to để hứng ánh sáng, kính sát xuống tận sàn nhà, mà không có chấn song. Mở cửa kính này ra là bước toẹt ra vườn/hành lang luôn. Hàng rào cũng thấp, chủ yếu để ngăn đất và cho đẹp chứ không phải để tránh trộm. Mẹ Ổi nhiều lúc nghĩ, mình mà là dân đạo chích, chắc mình sẽ mơ một nơi thế này để tha hồ hành nghề. Hihi... Ra đường, trên tàu điện, xe búyt, các phương tiện công cộng, thì cứ việc ngủ thoải mái ... Mà đừng nói đến ăn cắp, có khi để phơi ra đấy cũng không bị lấy. Vào nhà hàng túi để ở ghế rồi đi toilet vô tư. Nhiều khi mẹ Ổi đi siêu thị, chọn thực phẩm xong vứt xe hàng ở một góc, mải mê ngắm nghía quần áo chán chê mới tìm đến cái xe hàng để thanh toán thì mới giật mình vì thấy cái túi của mình vẫn vứt trong xe từ bao giờ. Mẹ Ổi với cái tính đãng trí đã không ít lần quên đồ, nhưng chưa bao giờ bị mất cái gì cả. Ấn tượng nhất là lần ngồi chờ ở bến xe buýt, mẹ Ổi để quên cái túi của mình trên ghế chờ. Khi phát hiện ra và quay trở lại tới nơi thì đã cả mấy tiếng sau, chiếc túi vẫn nằm ở đó, màu đỏ rất nổi bật, mà ở một bến chờ xe buýt trước cổng bệnh viện, biết bao người qua lại. Mọi thứ trong túi vẫn còn nguyên, ví tiền, giấy tờ tuỳ thân. Ôi ôi, thật là không tưởng tượng nổi. Đúng là họ đầy đủ về vật chất thì người ta sẽ sống tốt hơn, không nhòm ngó đến của cải của người khác. Nhưng mẹ Ổi cho rằng đó mới là điều kiện cần thôi. Vì thực ra người Nhật cũng rất tiết kiệm. Người ta thậm chí chờ xếp hàng cả mấy chục phút dài dằng dặc chỉ để mua xăng rẻ được vài trăm Yên. Chứ 10,000 Yên (số tiền tối thiểu thường có trong ví các bà nội trợ), thì cũng là khá to với họ. Vậy mà vẫn không bị lấy thì là vì sao. Vì họ có cả điều kiện đủ là nếp sống đẹp, lương tâm thiện ... Ở Nhật đúng là như vậy, "Lễ" là cái đã ngấm vào máu của mỗi người dân. Họ cư xử với nhau không chỉ theo luật, mà còn theo lệ, theo lễ: Không ở đâu mẹ Ổi thấy người ta nói cảm ơn và xin lỗi nhiều như trong tiếng Nhật. Từ cảm ơn và xin lỗi ở trên đầu môi. Đi đường nhỡ va chạm vào nhau thì cả hai bên đều cúi đầu xin lỗi, bất kể ai sai ai đúng. Ổi thường hay nói chuyện với các bà già gặp ở đường. Bao giờ kết thúc câu chuyện cũng là lời cảm ơn của bà cụ, dù già như vậy. Cảm ơn vì đã giành thời gian cho bà được có những phút giây với đứa trẻ đáng yêu như Ổi. Ở trường dạy lái xe, người ta không chỉ dạy luật, mà văn hoá lái xe cũng rất được chú trọng. Chả thế mà ra đường nhiều khi cứ nhường nhau mãi, rồi mẹ Ổi (dù sao vẫn là người VN), thường là người đi trước. Hihi... Người ta rất nhường nhịn nhau. Khi 2 người cùng đến xếp hàng một lúc thì thường lịch sự cúi đầu nhường nhau đứng trước, chứ không có cảnh ai nấy cố gắng nhanh chân để được đứng trước. Người Nhật rất có ý thức giữ gìn kỷ luật chung. Ví dụ đi thang cuốn có luật bất thành văn là ai đứng trên thang để nó tự cuốn đi thì đứng dẹp về bên trái, để một lối bên phải cho những người vội vàng, muốn đi nhanh thì chạy trên thang nữa. Thế là ai nấy đều tuân thủ, chả thấy ai đứng yên mà đứng bên phải cả. Họ có ý thức trách nhiệm với xã hội từ những việc nhỏ như việc đổ rác chẳng hạn. Người ta phân loại rác rất kỹ, để dễ tái chế. Chia cơ bản nhất là rác cháy được và không cháy được. Nhưng trong rác cháy được, thì nhựa, giấy báo, giấy bìa, vỏ hộp sữa tươi,.....rác không cháy được thì hộp sắt, hộp nhôm, thuỷ tinh, đồ độc hại (pin...). Mẹ Ổi thì lười, chỉ phân loại sơ sơ, ví dụ vỏ hộp sữa hay juice bằng giấy, uống hết bóp cho nhỏ lại rồi vứt vào rác cháy được, nhưng mẹ để ý thấy các bà hàng xóm, các bà ấy mở cái vỏ cho phẳng ra, rửa sạch, phơi khô, xếp cả đống vào nhau, các khay đựng thịt cá cũng vậy, loại nào vào loại ấy khay trắng vào khay trắng, đen vào đen, nhựa trong vào với nhựa trong, rồi mới vứt. Hộp bằng kim loại có nắp bằng nhựa thì vứt riêng nắp, riêng hộp (tất nhiên hộp đã được cọ rửa sạch)... họ có được cái gì ở đó đâu, chỉ là vì tuân thủ qui định chung thôi. Mà rác nào được đổ ngày nào thì đúng ngày đó mới mang đổ, không thì cứ giữ ở nhà mình. Hôi thối cũng phải chịu chứ không mang ra bãi rác vứt trước ngày qui định. Mẹ Ổi không biết ở các nước văn minh khác như Mỹ và châu Âu thế nào, chứ dân châu Âu và Mỹ hàng xóm mẹ Ổi ở đây cũng a-ma-tơ chả hơn gì dân VN cả.

Ở Nhật là thế, cái gì cũng có qui định, và ai cũng tuân thủ, nên mọi thứ đều rất qui củ. Nói thêm về sự văn minh trong văn hoá ứng xử: Người Nhật không nói to ở chỗ đông người. Không ăn ngoài đường. Đứng ngồi đi lại ý tứ. Nói năng với nhau lễ phép lịch sự, thái độ nhã nhặn. Hiếm khi cáu kỉnh. Chưa bao giờ mẹ Ổi thấy người ta cãi nhau, ... hình như họ không bao giờ cãi nhau thì phải. ??? Tất nhiên là người phải có yêu có ghét chứ nhỉ?, nhưng thậm chí cả trên phim truyền hình của Nhật cũng không thấy cảnh các mẹ tốc váy lên chửi nhau như người TQ, VN, Hàn Quốc ...bao giờ. Nói chung, người Nhật rất lành tính, sống thiện. Văn hoá ứng xử của họ nếu chưa quen thì sẽ thấy cứng nhắc, có phần khuôn sáo, không thật lòng. Nhưng quen rồi thì sẽ thấy thật là dễ chịu.

Sơ sơ là thế, đã giống với xã hội chủ nghĩa chưa nhỉ? Không biết cái xã hội chủ nghĩa mà VN đang theo đuổi, với lại trong tưởng tượng của Cụ Mác với cụ Lê nin thế nào, chứ mẹ Ổi cũng chỉ mong muốn bấy nhiêu thôi.
Bài viết rất chính xác về nếp sống ở Nhật.

Huy90A
10-06-2009, 02:21 PM
Đây là chuyện nhà mình:
Mình và nhà hàng xóm có khoản sân chung. Do lúc mới dọn về thấy cô vợ thằng hàng xóm nói năng nhỏ nhẹ dễ thương nên mình nói vợ thôi đừng rào lại hay phân chia làm gì để trồng rau sạch và hoa thơm cỏ lạ thưởng thức chung. Mới hôm qua thằng con mình đậu xe đạp chơi trước sân bên phần sân của nhà mình thì thằng chồng nhà kế bên chạy xe vào cố tình quẹt con mình làm thằng nhỏ khóc quá trời mà còn đánh thằng con mình nữa, rồi cấm thằng con mình chơi ở sân. Mình giận lắm nhưng nhìn thằng chồng hàng xóm bự con quá với lại mặt nó nhìn cũng giang hồ nên mình cũng ngán nên chạy sang "giao thiệp" với nó. Cũng ngán nó lắm nên chỉ gặp thằng con thường là đại sứ giữa hai nhà (thằng này mình hay gửi quà bánh cho nó để nó mang về cho bố mẹ nó)và nhắn lại với bố nó là "mình có đầy đủ bằng chứng lịch sử, có sổ đỏ sở hữu đàng hoàng nên đừng có xâm hại đến quyền được chơi của con mình". Thằng con nó hứa sẽ chuyển lời cho bố nó.
Mình chỉ dám làm có vậy. Thằng con mình nói sao bố hèn vậy? sao không rào lại để con chơi. Đây là đất của nhà mình mà??
Mình giận lắm vì thấy thằng con hơi hỗn nhưng nghĩ kỹ không chừng trẻ nhỏ chân phương bộc trực vậy mà đúng.
Theo các bác mình có hèn không vậy? nên làm gì với thằng hàng xóm này?

myhanh
10-06-2009, 02:26 PM
Bác kể chuyện thì dùng ngôn ngữ bình thường để tự người ta suy nghĩ, chứ dùng từ như vậy thì người đọc như mình thấy hình như bác muốn người ta phải hiểu theo ý bác vì câu cú bác biên soạn lại có chủ ý hết...
Nếu bác rào lại thì con bác chơi mình uh có thể chơi với Bác chứ làm gì có bạn (là thằng con của thằng cha bự).
Thằng kia nó bự và giang hồ để không mất hoà khí, con bác vẫn chơi với bạn thì cách ứng xử của Bác vẫn chấp nhận được.

Huy90A
10-06-2009, 02:35 PM
Bác kể chuyện thì dùng ngôn ngữ bình thường để tự người ta suy nghĩ, chứ dùng từ như vậy thì người đọc như mình thấy hình như bác muốn người ta phải hiểu theo ý bác vì câu cú bác biên soạn lại có chủ ý hết...
Nếu bác rào lại thì con bác chơi mình uh có thể chơi với Bác chứ làm gì có bạn (là thằng con của thằng cha bự).
Thằng kia nó bự và giang hồ để không mất hoà khí, con bác vẫn chơi với bạn thì cách ứng xử của Bác vẫn chấp nhận được.
Cám ơn bạn. Vậy là mình đâu có hèn hén!

Huy90A
10-06-2009, 02:39 PM
Đây là chuyện nhà mình:
Mình và nhà hàng xóm có khoản sân chung. Do lúc mới dọn về thấy cô vợ thằng hàng xóm nói năng nhỏ nhẹ dễ thương nên mình nói vợ thôi đừng rào lại hay phân chia làm gì để trồng rau sạch và hoa thơm cỏ lạ thưởng thức chung. Mới hôm qua thằng con mình đậu xe đạp chơi trước sân bên phần sân của nhà mình thì thằng chồng nhà kế bên chạy xe vào cố tình quẹt con mình làm thằng nhỏ khóc quá trời mà còn đánh thằng con mình nữa, rồi cấm thằng con mình chơi ở sân. Mình giận lắm nhưng nhìn thằng chồng hàng xóm bự con quá với lại mặt nó nhìn cũng giang hồ nên mình cũng ngán nên chạy sang "giao thiệp" với nó. Cũng ngán nó lắm nên chỉ gặp thằng con thường là đại sứ giữa hai nhà (thằng này mình hay gửi quà bánh cho nó để nó mang về cho bố mẹ nó)và nhắn lại với bố nó là "mình có đầy đủ bằng chứng lịch sử, có sổ đỏ sở hữu đàng hoàng nên đừng có xâm hại đến quyền được chơi của con mình". Thằng con nó hứa sẽ chuyển lời cho bố nó.
Mình chỉ dám làm có vậy. Thằng con mình nói sao bố hèn vậy? sao không rào lại để con chơi. Đây là đất của nhà mình mà??
Mình giận lắm vì thấy thằng con hơi hỗn nhưng nghĩ kỹ không chừng trẻ nhỏ chân phương bộc trực vậy mà đúng.
Theo các bác mình có hèn không vậy? nên làm gì với thằng hàng xóm này?
Xin các bác tư vấn giúp. Một thằng con khác vừa đứng bên nhà chửi sang: "bố tao cấm chơi ở sân là đúng rồi, để bố tao có đuờng ra vô thoải mái" Nghe theo bác gì đó vừa khuyên nên mình im lặng. Theo các bác mình có hèn không?

myhanh
10-06-2009, 02:41 PM
Cám ơn bạn. Vậy là mình đâu có hèn hén!
Với điều kiện bác phải âm thầm tập thể dục để mình to khoẻ hơn lỡ có ngày thằng bự đó vào nhà bạn bảo bạn ra khỏi nhà thì cũng đủ khả năng để tống cổ nó khỏi nhà, chí ít đủ chịu đựng để kêu hàng xóm đến giúp.
Còn bác không cải thiện gì thì quả là hèn thật...

myhanh
10-06-2009, 02:47 PM
Xin các bác tư vấn giúp. Một thằng con khác vừa đứng bên nhà chửi sang: "bố tao cấm chơi ở sân là đúng rồi, để bố tao có đuờng ra vô thoải mái" Nghe theo bác gì đó vừa khuyên nên mình im lặng. Theo các bác mình có hèn không?
Bác im lặng là hèn đúng rồi!

Huy90A
10-06-2009, 02:54 PM
Với điều kiện bác phải âm thầm tập thể dục để mình to khoẻ hơn lỡ có ngày thằng bự đó vào nhà bạn bảo bạn ra khỏi nhà thì cũng đủ khả năng để tống cổ nó khỏi nhà, chí ít đủ chịu đựng để kêu hàng xóm đến giúp.
Còn bác không cải thiện gì thì quả là hèn thật...
Nói thật với bác mình cũng suy nghĩ nhiều lắm. Tập thể dục thì mình lớn tuổi rồi với lại nay tiếp khách mai uống bia nên tập sợ không phát triển mà còn tẩu quả nhập ma.
Cũng định liên kết với mấy anh hàng xóm khác nhưng thấy hình như ai cũng ngán thằng này.
Mình thấy thôi để giữ hòa khí với thằng hàng xóm thì mình cấm các con đừng nói đến chuyện đó nữa kẻo nó nghe thấy thì mệt lắm. Thằng con lúc đầu đâu chịu im mình phải làm cho nó một trận thì nó mới không dám nói.
Nghĩ lại không biết mình có hèn quá không vậy?

Huy90A
10-06-2009, 02:59 PM
Đọc chơi thôi ngen. Thằng BBC này cũng phản động lắm.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/06/090609_fishingban_chinareax.shtml

TheDeath
10-06-2009, 03:07 PM
Một người bạn gửi cho mình. Đăng lên hầu các bác vậy. Đang nhìn lên (sẽ cố gắng nhìn ngang hay nhìn xuống) nếu các bác thấy bài này nói láo thì cho ý kiến ngen để mình chửi cái thằng viết tầm bậy.

Một ngày cuối tuần, cả nhà Ổi đi chơi. Bố lái xe. Mẹ thích nhất cảm giác ngả ngốn ở ghế sau, chìm mình trong tiếng nhạc, ngắm những vạt cây lướt vun vút trên nền trời xanh qua ô cửa kính, và nghĩ ngợi vẩn vơ .... Trong khung cảnh thật yên bình, mẹ nghĩ đến những tháng ngày mình đang sống - cuộc sống ở Nhật, đến xã hội này, con người ở đây, ... rồi mẹ chợt nhận ra cái này thật ngộ: Đây chính là xã hội chủ nghĩa... :-)

 

Hihi...thực ra, bao nhiêu kiến thức lý luận triết học, xã hội học, kinh tế học về xã hội chủ nghĩa đầy cao siêu đã học trong trường ĐH mẹ Ổi quên tiệt hết rồi. Chủ nghĩa xã hội theo cách hiểu của mẹ Ổi chỉ đơn giản là một xã hội thật đẹp, như những gì mẹ đã mường tượng ra qua những bài tập đọc sách đạo đức lớp 5, nơi có những con người sống trung thực nhặt được của rơi trả người đánh mất, sống trách nhiệm như bạn Thắng trên đường đi học về thấy thanh ray đường tàu bị trật đã tìm mọi cách báo hiệu cho đoàn tàu dừng lại...nơi con người ta sống bình đẳng, yêu thương nhau, không có người nghèo khổ ... thì đây, chính là những gì mẹ nhìn thấy.

 

Tại sao nói là bình đẳng. Tất nhiên đây chỉ là khái niệm tương đối. Bình đẳng ở đây không phải là cào bằng, nhưng có thể nói xã hội Nhật bản đã xây dựng được một hệ thống phân phối của cải một cách khá đồng đều, mà người ta vẫn lao động nghiêm túc, lao động hết mình. Có lẽ không nước nào trên thế giới này có tỷ lệ dân số middle class lớn như ở Nhật. Phải khoảng 80-90% dân số Nhật có mức sống trung lưu. Nghĩa là hầu hết mọi người trong xã hội có mức sống như nhau, có chăng chỉ là một sự chênh lệch rất thấp, không có quá nhiều người rất giàu hay quá nhiều người rất nghèo. Hầu hết mọi người dù ở nông thôn hay thành thị cũng đều ăn uống như nhau, cho con đi học ở những trường học có cơ sở vật chất như nhau, dịch vụ y tế, bệnh viện...về cơ bản như nhau. Cái cột điện ở Tokyo thế nào thì cái cột điện ở một nơi nhà quê hẻo lánh nhất cũng như thế. Không có chuyện cột điện ở Tokyo bằng bê tông sắt thép, còn ở nhà quê làm bằng cột tre... Hihi ...Mọi thứ đều đã được chuẩn hoá, cứ thế mà theo. Ở Nhật dù làm nghề gì, thì thu nhập cũng thường ở một mức nhất định tương đương nhau. Mới đầu mẹ Ổi cảm thấy rất sáo rỗng khi nghe người Nhật nói: tôi muốn làm tiếp viên hàng không vì muốn mang văn hoá Nhật bản đi ra thế giới, vì muốn cống hiến cho khách hàng những phút giây thư giãn trên chặng bay dài. Tôi muốn làm y tá để xoa dịu nỗi đau đớn của người bệnh. Tôi muốn làm cảnh sát để góp phần giữ gìn xã hội trật tự, yên bình .... Nhưng giờ mới hiểu họ nói thật lòng. Đơn giản vì dù làm nghề nào ở thành phần kinh tế nào, người đi làm nhà nước, hay làm công ty, hay nông dân làm ruộng, về cơ bản thu nhập cũng tương đương nhau, nên người ta chọn nghề theo sở thích. Không có chuyện lương cao vượt bậc, làm nghề nọ, công ty nọ lương gấp 10 lần nghề kia, công ty kia. Ai thấy mình thích hợp với việc gì thì làm việc ấy. Cũng chính nhờ thế người ta có tình yêu với công việc hơn, làm việc hết mình hơn. Và ở Nhật người ta cũng đánh giá theo việc chăm chỉ cần cù nhiều hơn là năng lực. Đúng là làm theo năng lực, hưởng theo lao động. Không phải ai sinh ra cũng giỏi giang, nhưng dù là ai, dù làm việc gì cao sang hay thấp hèn, miễn anh chăm chỉ lao động, anh sẽ có thu nhập và cuộc sống tốt như của mọi người.

Tất nhiên vẫn có những người giàu, rất giàu (thường những nghề có thu nhập đặc biệt như giới nghệ sĩ, hoặc doanh nhân lớn) còn phải nói là người nghèo thì rất hiếm gặp. Ít đến mức mỗi khi nhìn thấy một người nghèo ở đây mẹ Ổi đều cảm thấy thương vô cùng. Mà nghĩ kỹ ra thì những người trông khổ sở hơn như thế nhiều mình vẫn gặp đầy rẫy trước đây mà sao không thấy thương bằng. Trong khi những người này chỉ là trông mặt họ đen đúa gió sương hơn, quần áo trên người cũ kỹ một tý mà mình thấy mủi lòng. Chắc vì ai ai ở đây cũng trắng trẻo, bóng bẩy cả mà.

1 người bạn VN thắc mắc, sao ở Nhật mình gặp nhiều người khuyết tật thế nhỉ. Bố mẹ Ổi lý giải thế này, và người bạn đó đã gật gù công nhận đúng: Vì người khuyết tật ở đây không bị lãng quên, người ta vẫn có mặt trên mọi nẻo đường của cuộc sống. Tivi có chương trình thời sự nói bằng tay cho người điếc. Chương trình trẻ em hàng sáng có phần dành riêng cho trẻ kém phát triển. Vỉa hè luôn có vạch cho người mù, hiếm có toà nhà nào, dù to dù nhỏ, lại không có lối cho người đi xe lăn...Vậy là họ ra đường nhiều, họ tham gia các hoạt động xã hội nhiều thì mình thấy nhiều thôi.

 

Hệ thống hành chính của Nhật rất gọn gàng, hiệu quả. Họ không quản lý người dân bằng sổ hộ khẩu, mà theo nơi sinh sống, làm việc của người dân đó, nhưng cực kỳ chặt chẽ. Đến đâu sống chỉ cần ra wardoffice đăng ký hộ tịch ở đó. Thủ tục cũng vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Khai 1 form, trình hộ chiếu, chờ khoảng 20 phút là xong, không dấu má chứng nhận lên xuống gì cả. Thế là mọi quyền lợi trách nhiệm của mình sau đó sẽ automatic được người ta quản lý. Ví dụ trợ cấp y tế, trợ cấp nuôi con ... nếu mình không biết, thì họ cũng sẽ gửi thư đến tận nhà nhắc nhở, không phải kiểu con khóc mẹ mới cho bú. Thậm chí, khi mình đến làm thủ tục nhận trợ cấp, họ rất vui cứ như thêm được một khách hàng bán được cái gì chứ không phải là chi tiền cho mình vậy, rồi đưa thêm một đống tờ rơi để mình tìm hiểu thêm các quyền lợi khác, nhắc nhở mình đủ thứ. Nói đến thái độ tiếp dân thì ôi, đúng là dùng từ "đầy tớ của dân" cũng không hề có gì quá đáng. Vô cùng mẫn cán, nhiệt tình. Phục vụ từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, không nghỉ trưa. (buổi trưa họ cắt đặt thay nhau làm và ăn trưa vội vàng). Hỏi han cái gì cũng được trả lời tận tình, hỏi bao nhiêu cũng thế, không bao giờ cáu gắt. Mẹ Ổi nhớ lần về VN đi làm chứng minh thư, trời nắng như đổ lửa, đến nơi thấy cái cổng im ỉm. Nhìn cái biển ở ngoài giờ tiếp dân: sáng đến 11 giờ, chiều 2:00 đến 4:00. (trời ơi, nghỉ trưa gì mà những 3 tiếng). Mà lúc mẹ Ổi đến mới có hơn 3 giờ chứ đã đến 4 giờ đâu. Thế là không nộp được. Trước đó còn bao nhiêu công chạy xin dấu đủ loại giấy tờ cũng thành công toi. Cuối cùng cái CMT của mẹ Ổi bây giờ vẫn nằm trong "danh sách những việc phải làm lần về VN sau". Không phải là nói xấu VN, mà thấy sốt ruột cho nước nhà. Vì trong khi ở Nhật công chức chỉ có 950 nghìn/110 triệu dân, còn ở VN là 11,1 triệu công chức/hơn 80 triệu dân (nhiều gấp hơn 10 lần), còn chất lượng dịch vụ hành chính lại ngược nhau đến thế?

Các dịch vụ cộng đồng khác ở Nhật cũng rất là dễ chịu. Không có chuyện bệnh viện đúng tuyến, hay cấp lương nào mới được vào Việt-Xô... Thẻ bảo hiểm áp dụng cho mọi bệnh viện, công và tư, ở bất cứ đâu trên cả nước Nhật. Chất lượng các bệnh viện, phòng khám tư ở nông thôn cũng tốt chả kém, nên người ta không phải đổ xô lên tuyến trên. Ở bệnh viện thì ai đến trước khám trước, ai đến sau khám sau theo số, cứ thế mà chờ. Vì công bằng nên có phải chờ lâu cũng không thấy khó chịu. Y tá thì tận tuỵ dịu dàng đến cảm động. Vừa tiêm vừa luôn mồm xin lỗi, an ủi. Bác sĩ cũng nhẹ nhàng. Trộm vía nếu phải nằm viện thì cũng chỉ khổ vì bệnh chứ bệnh viện bao giờ cũng có điều hoà trung tâm quanh năm 27-28 độ, bước chân qua cửa bệnh viện là chả biết ngoài kia nắng đổ lửa hay tuyết đang rơi nữa. Giường được thay ga thường xuyên, mỗi người đều có tivi, tủ lạnh, và nút bấm gọi y tá ở đầu giường. Gọi bao nhiêu cũng không lo y tá bực mình bao giờ. Cấp cứu thì nếu gọi phải chuẩn bị xong xuôi rồi hãy gọi, kẻo mình vừa dập điện thoại đã thấy ò e ò e rồi. Hihi...khổ nỗi cái này mẹ Ổi phải kinh qua rồi mà. Thống kê trên toàn nước Nhật là trung bình xe cấp cứu sẽ đến bệnh viện trong khoảng 6 phút kể từ lúc được gọi. Choáng không? Phòng khám nhi thì trang trí cho cái gì cũng rất dễ thương, bác sĩ ngọt ngào với trẻ, luôn chuẩn bị sẵn đồ chơi để dỗ trẻ. Trẻ em dưới tuổi đi học miễn phí hoàn toàn cả tiền khám lẫn tiền thuốc, dù khám ở bất cứ đâu. Khám định kỳ miễn phí 6 tháng/lần nếu dưới 2 tuổi, và 1 năm/lần từ 2 tuổi trở lên. Còn Nhà trẻ thì cô giáo nào cũng nhẹ nhàng như cánh hoa, miệng cười mắt cũng cười ... trẻ con đi học đứa nào cũng cảm nhận được tình yêu của cô dành cho mình, và đứa nào cũng rất yêu cô giáo chứ không sợ cô bao giờ.

 

Nói về an ninh ở Nhật. Chỉ có phạm tội lớn chứ không có ăn cắp vặt, cướp giật dọc đường, đánh nhau, ẩu đả cũng không thấy bao giờ, chứ đừng nói đến đánh bom với súng đạn. Nhìn vào thời sự ở Nhật cũng đủ biết là tội phạm ít, vì cả những vụ vớ vẩn như có cái ôtô ở đâu đâm vào cái cột điện ko có người chết chẳng hạn, cũng đưa lên tivi. Những vụ mà như thế mà ở nước khác thì đăng bao nhiêu cho xuể. Tội giết người thường vì những lý do tinh thần hơn là vì tiền, nên có thể là những cách giết người cực kỳ quái gở, ... còn vì tiền thường là phá máy ATM, cướp ngân hàng. Mà rất buồn cười là thủ phạm thường không phải là dân ăn cắp chuyên nghiệp, nên hành sự cực kỳ stupid và toàn bị tóm tại trận...Haha. Còn người dân trong cuộc sống hàng ngày thì nhìn chung không phải lo nghĩ gì, rất yên bình. Nhà của Nhật bao giờ cũng có một mặt hướng ra lan can, sân vườn là cửa kính rất to để hứng ánh sáng, kính sát xuống tận sàn nhà, mà không có chấn song. Mở cửa kính này ra là bước toẹt ra vườn/hành lang luôn. Hàng rào cũng thấp, chủ yếu để ngăn đất và cho đẹp chứ không phải để tránh trộm. Mẹ Ổi nhiều lúc nghĩ, mình mà là dân đạo chích, chắc mình sẽ mơ một nơi thế này để tha hồ hành nghề. Hihi... Ra đường, trên tàu điện, xe búyt, các phương tiện công cộng, thì cứ việc ngủ thoải mái ... Mà đừng nói đến ăn cắp, có khi để phơi ra đấy cũng không bị lấy. Vào nhà hàng túi để ở ghế rồi đi toilet vô tư. Nhiều khi mẹ Ổi đi siêu thị, chọn thực phẩm xong vứt xe hàng ở một góc, mải mê ngắm nghía quần áo chán chê mới tìm đến cái xe hàng để thanh toán thì mới giật mình vì thấy cái túi của mình vẫn vứt trong xe từ bao giờ. Mẹ Ổi với cái tính đãng trí đã không ít lần quên đồ, nhưng chưa bao giờ bị mất cái gì cả. Ấn tượng nhất là lần ngồi chờ ở bến xe buýt, mẹ Ổi để quên cái túi của mình trên ghế chờ. Khi phát hiện ra và quay trở lại tới nơi thì đã cả mấy tiếng sau, chiếc túi vẫn nằm ở đó, màu đỏ rất nổi bật, mà ở một bến chờ xe buýt trước cổng bệnh viện, biết bao người qua lại. Mọi thứ trong túi vẫn còn nguyên, ví tiền, giấy tờ tuỳ thân. Ôi ôi, thật là không tưởng tượng nổi. Đúng là họ đầy đủ về vật chất thì người ta sẽ sống tốt hơn, không nhòm ngó đến của cải của người khác. Nhưng mẹ Ổi cho rằng đó mới là điều kiện cần thôi. Vì thực ra người Nhật cũng rất tiết kiệm. Người ta thậm chí chờ xếp hàng cả mấy chục phút dài dằng dặc chỉ để mua xăng rẻ được vài trăm Yên. Chứ 10,000 Yên (số tiền tối thiểu thường có trong ví các bà nội trợ), thì cũng là khá to với họ. Vậy mà vẫn không bị lấy thì là vì sao. Vì họ có cả điều kiện đủ là nếp sống đẹp, lương tâm thiện ... Ở Nhật đúng là như vậy, "Lễ" là cái đã ngấm vào máu của mỗi người dân. Họ cư xử với nhau không chỉ theo luật, mà còn theo lệ, theo lễ: Không ở đâu mẹ Ổi thấy người ta nói cảm ơn và xin lỗi nhiều như trong tiếng Nhật. Từ cảm ơn và xin lỗi ở trên đầu môi. Đi đường nhỡ va chạm vào nhau thì cả hai bên đều cúi đầu xin lỗi, bất kể ai sai ai đúng. Ổi thường hay nói chuyện với các bà già gặp ở đường. Bao giờ kết thúc câu chuyện cũng là lời cảm ơn của bà cụ, dù già như vậy. Cảm ơn vì đã giành thời gian cho bà được có những phút giây với đứa trẻ đáng yêu như Ổi. Ở trường dạy lái xe, người ta không chỉ dạy luật, mà văn hoá lái xe cũng rất được chú trọng. Chả thế mà ra đường nhiều khi cứ nhường nhau mãi, rồi mẹ Ổi (dù sao vẫn là người VN), thường là người đi trước. Hihi... Người ta rất nhường nhịn nhau. Khi 2 người cùng đến xếp hàng một lúc thì thường lịch sự cúi đầu nhường nhau đứng trước, chứ không có cảnh ai nấy cố gắng nhanh chân để được đứng trước. Người Nhật rất có ý thức giữ gìn kỷ luật chung. Ví dụ đi thang cuốn có luật bất thành văn là ai đứng trên thang để nó tự cuốn đi thì đứng dẹp về bên trái, để một lối bên phải cho những người vội vàng, muốn đi nhanh thì chạy trên thang nữa. Thế là ai nấy đều tuân thủ, chả thấy ai đứng yên mà đứng bên phải cả. Họ có ý thức trách nhiệm với xã hội từ những việc nhỏ như việc đổ rác chẳng hạn. Người ta phân loại rác rất kỹ, để dễ tái chế. Chia cơ bản nhất là rác cháy được và không cháy được. Nhưng trong rác cháy được, thì nhựa, giấy báo, giấy bìa, vỏ hộp sữa tươi,.....rác không cháy được thì hộp sắt, hộp nhôm, thuỷ tinh, đồ độc hại (pin...). Mẹ Ổi thì lười, chỉ phân loại sơ sơ, ví dụ vỏ hộp sữa hay juice bằng giấy, uống hết bóp cho nhỏ lại rồi vứt vào rác cháy được, nhưng mẹ để ý thấy các bà hàng xóm, các bà ấy mở cái vỏ cho phẳng ra, rửa sạch, phơi khô, xếp cả đống vào nhau, các khay đựng thịt cá cũng vậy, loại nào vào loại ấy khay trắng vào khay trắng, đen vào đen, nhựa trong vào với nhựa trong, rồi mới vứt. Hộp bằng kim loại có nắp bằng nhựa thì vứt riêng nắp, riêng hộp (tất nhiên hộp đã được cọ rửa sạch)... họ có được cái gì ở đó đâu, chỉ là vì tuân thủ qui định chung thôi. Mà rác nào được đổ ngày nào thì đúng ngày đó mới mang đổ, không thì cứ giữ ở nhà mình. Hôi thối cũng phải chịu chứ không mang ra bãi rác vứt trước ngày qui định. Mẹ Ổi không biết ở các nước văn minh khác như Mỹ và châu Âu thế nào, chứ dân châu Âu và Mỹ hàng xóm mẹ Ổi ở đây cũng a-ma-tơ chả hơn gì dân VN cả.

Ở Nhật là thế, cái gì cũng có qui định, và ai cũng tuân thủ, nên mọi thứ đều rất qui củ. Nói thêm về sự văn minh trong văn hoá ứng xử: Người Nhật không nói to ở chỗ đông người. Không ăn ngoài đường. Đứng ngồi đi lại ý tứ. Nói năng với nhau lễ phép lịch sự, thái độ nhã nhặn. Hiếm khi cáu kỉnh. Chưa bao giờ mẹ Ổi thấy người ta cãi nhau, ... hình như họ không bao giờ cãi nhau thì phải. ??? Tất nhiên là người phải có yêu có ghét chứ nhỉ?, nhưng thậm chí cả trên phim truyền hình của Nhật cũng không thấy cảnh các mẹ tốc váy lên chửi nhau như người TQ, VN, Hàn Quốc ...bao giờ. Nói chung, người Nhật rất lành tính, sống thiện. Văn hoá ứng xử của họ nếu chưa quen thì sẽ thấy cứng nhắc, có phần khuôn sáo, không thật lòng. Nhưng quen rồi thì sẽ thấy thật là dễ chịu.

Sơ sơ là thế, đã giống với xã hội chủ nghĩa chưa nhỉ? Không biết cái xã hội chủ nghĩa mà VN đang theo đuổi, với lại trong tưởng tượng của Cụ Mác với cụ Lê nin thế nào, chứ mẹ Ổi cũng chỉ mong muốn bấy nhiêu thôi.

Em rất cảm ơn bác, đọc đi đọc lại, rất xúc động...! Nếu đây là sự thật thì rõ ràng đây là xã hội Xã hội chủ nghĩa chứ còn là cái gì nữa?

TheDeath
10-06-2009, 03:16 PM
Bài viết rất chính xác về nếp sống ở Nhật.

Nếu mình có dự định đi Nhật cho mở mang tầm mắt, mà chi phí ở Nhật khá đắt đỏ nên nếu mình đi du lịch qua Nhật thì không biết Unkochan có cho mình ở ké vài hôm để đỡ tiền khách sạn í mà...:embaressed_smile:

unkochan
10-06-2009, 07:31 PM
Nếu mình có dự định đi Nhật cho mở mang tầm mắt, mà chi phí ở Nhật khá đắt đỏ nên nếu mình đi du lịch qua Nhật thì không biết Unkochan có cho mình ở ké vài hôm để đỡ tiền khách sạn í mà...:embaressed_smile:
Welcome TD !
Nhà U đang sống hiện tại khá khiêm tốn nhưng chắc là đủ chỗ ngủ cho khoảng 2 người . TD và ACE nào có dịp sang đây nếu sắp xếp được thời gian mình sẽ làm guide cho:D...

HuuXuan96A
10-06-2009, 07:37 PM
Em không biết chỗ chị Ukochan thế nào, chứ ở Tokyo người vô gia cư đầy. Công nhận so với Việt Nam, thì Nhật hơn rất nhiều, phải nói là quá nhiều. Nhưng em muốn hỏi các bác, các bác có chọn được bố mẹ không ? Giả sử các bác ở đây, có cơ hội định cư ở Nhật, các bác sẽ lựa chọn thế nào ?
Em nói huỵch tẹt, thế giới này mạnh được yếu thua, Nhật cũng bị Nga với Trung Quốc chiếm mấy đảo, mà có làm gì dược đâu.
Các bác có để ý cái Đảo Phú Quốc của Việt Nam, nó gần Việt Nam hơn, hay gần Campuchia hơn. Nếu có dịp các bác đi khảo sát vùng biên giới giữa Việt Nam với Lào, xem dân Việt Nam khai thác rừng hộ các bạn Lào rồi suy ngẫm.
Em cũng không thích hàng Trung Quốc, nhưng giả sử tiền em ít, hoặc ra chợ chỉ thấy hàng Trung Quốc thôi, thì em biết làm thế nào? Dân Nhật đại đa số không thích hàng Trung Quốc, nhưng kim ngạch nhập khẩu hàng Trung Quốc của Nhật thế nào ?
Nếu em chửi Trung Quốc mà lấy lại được đất thì em cũng cố mà chửi. Nếu chửi mà làm nên chuyện thì chắc thế giới này nhiều chuyện vui rồi.

TheDeath
10-06-2009, 08:44 PM
Nhiều người vượt đèn đỏ, bạn cũng vượt đèn đỏ... bị công an phạt bạn không thể lý giải rằng: "mấy người kia vượt có sao đâu?". Chuyện người ta nhỏ người ta bị ăn hiếp không có nghĩa là mình cũng dễ dàng cho người ta ăn hiếp! Nếu cái gì cũng yếu, hèn, cái gì cũng rụt rè "đề nghị" mà không dám đứng thẳng người dùng chữ "yêu cầu" thì... con cháu sau này nó nhắc đến cha ông mình như thế nào? Ở đây chúng ta cảm thấy thẹn là thẹn với cha ông của chúng ta, đã bỏ biết bao xương máu để giữ gìn bờ cõi, liệu con cháu Lạc Hồng không có chút cảm xúc nào thì làm sao xứng đáng đọc sử cha ông????

HuuXuan96A
10-06-2009, 08:52 PM
Vậy giả sử bác TheDeath đang là chủ tịch nước Việt Nam, bác sẽ làm gì lúc này về vấn đề Hoàng Sa ? :)

magicboy
10-06-2009, 11:16 PM
nói cho sướng miệng để làm gì nhỉ, chứng tỏ mình hiểu biết àh, hay để mọi người nói mình không hèn, hay chỉ .. nói cho sướng cái miệng thỏa cái bực trong lòng, ...
Mình không tranh cải làm chi vì chẳng ích lợi gì cuối cùng thì rơi vào con đường ngụy biện, trích dẫn từng lời của nhau để bắt bẻ nhau là chuyện tào lao, vì thế ai tôn trọng tui và tônt rọng bản thân mình thì đừng trích dẫn của tui
Tui chỉ nói về 2 thứ: chủ nghĩa xã hội và xã hội chủ nghĩa , xin đừng lầm lẫn nó.
Xã hội chủ nghĩa là một xã hội tốt đẹp - giống như một ngôi nhà đẹp - ( tui không nói về chủ nghĩa xã hội nha) mà bất cứ quốc gia nào, chế độ nào cũng muốn xây dựng, muốn được ở trong ngôi nhà đó. Gọi là xã hội chủ nghĩa vì nó là tên gọi vậy thôi bạn gọi nó là xã hội tốt đẹp cũng được không cần phải gọi là xã hội chủ nghĩa để rồi lôi nhiều vấn đề khác vào.
và có nhiều cách để xây dựng có người đi theo chủ nghĩa tư bản, có người theo chế độ quân chủ và ở Việt Nam là đi theo chủ nghĩa xã hội. Thực tế chứng minh, con đường nào, tổ chức nào đoàn kết, hội đủ sức mạnh về tiền tài, vật chất, khoa học kỹ thuật thì sẽ nhanh chóng xây dựng được mô hình đó, bằng chứng là một số nước tiên tiến như Nhật, Mỹ .. đã tiến rất gần tới mô hình xã hội đó.
Vấn đề là bản chất xã hội đó - ngôi nhà đó -xây bằng vật liệu gì. Tôi bei61t chắc những nước tiên tiến đó không có những người nói cho sướng miệng. Ở Mỹ thích thì đi bầu cử không thích thì thôi chẳng thèm quan tâm làm chi, việc ai nấy làm cứ hoàn tah2nh tốt công việc của mình là được. Nếu chúng ta vẫn còn những người chẳng chẳng hiểu gì mà cứ oang oang nói ra vẽ ta nắm tất cả vấn đề thì còn lâu lắm mới có được cái xã hội đó.
Tui chỉ biết nhiêu đó và nghĩ rằng nói nhiêu đó thui nói nhiều có người lại biểu cập nhật này nọ.
Tôi yêu đất nước Việt Nam, nên tôi luôn muốn sống trên đất nước này , nói tiếng nói này còn ai có làm chủ thì có gì đây miễn xã hội này tiến lên xây dựng được xã hội tốt đẹp, mô hình xã hội chủ nghĩa là được
Tôi yêu con người Việt Nam, tôi làm hết sức trong công việc của tôi để phục vụ đồng bào tôi, tôi đâu còn đủ sức để lo xem ai vượt đèn đỏ, ai hút thuốc lá, việc đó thì có người có trách nhiệm lo vấn đề là họ tự nhận thức được trách nhiệm của mình chứ đừng nói cho sướng miệng
Xin đừng trích dẫn vì tui không tranh luận mà chỉ nêu ý kiến thui

TheDeath
11-06-2009, 08:20 AM
Nếu nói như vậy thì chẳng nhẽ "Hịch tướng sỹ" cũng là "nói cho sướng miệng" hay sao?

"Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, lại thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để thoả lòng tham không cùng; giả hiệu Vân Nam Vương mà thu vét bạc vàng của kho có hạn."... "Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn"...

Rõ ràng các bác ăn cơm của đất Việt, hít thở không khí của quê cha đất tổ, nay giặc ngang nhiên xâm chiếm đất đai bờ cõi mà có thể làm ngơ, tâm trạng như gió thoảng mây bay thì làm sao xứng đáng làm con cháu Lạc Hồng? Một người không làm nên nhuệ khí của quốc gia nhưng cả dân tộc sôi sục thì chuyện gì mà chẳng làm được?

myhanh
11-06-2009, 08:26 AM
cái gì cũng rụt rè "đề nghị" mà không dám đứng thẳng người dùng chữ "yêu cầu" thì... ?
Bác TD nên xem từ điển lại từ "đề nghị". Hình như bác hiểu sai về từ này đấy bác!

magicboy
11-06-2009, 08:43 AM
Nếu nói như vậy thì chẳng nhẽ "Hịch tướng sỹ" cũng là "nói cho sướng miệng" hay sao?

"Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, lại thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để thoả lòng tham không cùng; giả hiệu Vân Nam Vương mà thu vét bạc vàng của kho có hạn."... "Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn"...

Rõ ràng các bác ăn cơm của đất Việt, hít thở không khí của quê cha đất tổ, nay giặc ngang nhiên xâm chiếm đất đai bờ cõi mà có thể làm ngơ, tâm trạng như gió thoảng mây bay thì làm sao xứng đáng làm con cháu Lạc Hồng? Một người không làm nên nhuệ khí của quốc gia nhưng cả dân tộc sôi sục thì chuyện gì mà chẳng làm được?
đã bảo đừng lôi mình vào mà cứ chèo kéo hoài
hịch tướng sĩ cũng chỉ là nói cho sướng miệng
Trần Quốc Tuấn vì nợ nước bỏ thu nhà, quyết tâm hi sinh thân mình dù da ngựa bọc thây, thân phơi nội cỏ cái đó mới là thực sự làm cái mình nói còn không làm được thế thì 10 bài hịch tướng sĩ cũng chỉ là nói cho sướng mệing

92A01
11-06-2009, 09:38 AM
Muốn khỏi bị ăn hiếp thì mình phải mạnh. Muốn mạnh thì trước tiên kinh tế phải mạnh. Cái này mình thua xa thằng Tàu. Vì cái gì nhỉ? Theo mình thì vì con người. Hãy xem Nhật Bản. Từ xa xưa đã dám mở cửa tiếp nhận mọi thứ của nước ngoài. Cho nên lúc ta còn là thuộc địa thì Nhật đã đi xâm chiếm Trung Quốc, một nước lớn hơn nhiều lần. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, mặc dù bị thiệt hại nặng nề và không có nhiều tài nguyên nhưng họ vẫn vực dậy và phát triển nhanh chóng.

phanphuong
11-06-2009, 10:19 AM
Biến căm thù thành sức mạnh.
Kinh tế, kinh tế và kinh tế.
Là một người dân ta chỉ làm được thế thôi. Chả việc gì mà thấy hèn cả. Người cảm thấy hèn không thể là một người dân đen như ta được.

HuuXuan96A
11-06-2009, 10:41 AM
Em xin mượn một câu của các bác Trung Quốc

"Tịnh khẩu, Tu tâm, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ" .

Tầm như em, mục tiêu đến "Tề gia" là thấy mãn nguyện rồi. Các bậc cao nhân nghĩ mình đến tầm "Bình thiên hạ" thì em chỉ biết nghiêng mình kính chào và vỗ tay thôi. :)

HuuXuan96A
11-06-2009, 11:03 AM
Vâng, bác Nhungkekieubinh nói đúng. Lúc này bác chí VN đăng tin quân đội VN hợp tác với quân đội Hoa Kì miết đấy thôi.
Giờ VN với TQ tranh chấp, tự nhiên bác Hoa Kì được làm trọng tài. Việt Nam đi nhờ, thi chắc cũng phải cúng nạp cho bác Hoa Kì 1 mớ. Khi bác Hoa Kì đi đàm phán kinh tế với TQ nói với TQ rằng, mày không nhường tao, tao xui thằng VN nó quậy :))
Cuối cùng bác Hoa Kì chỉ tốn công vỗ tay, mà thu được vô số lợi ích...:)
Em chỉ nói cho vui, tầm em thấp kém, các bác đừng chấp.

92A01
11-06-2009, 11:20 AM
Vâng, bác Nhungkekieubinh nói đúng. Lúc này bác chí VN đăng tin quân đội VN hợp tác với quân đội Hoa Kì miết đấy thôi.
Giờ VN với TQ tranh chấp, tự nhiên bác Hoa Kì được làm trọng tài. Việt Nam đi nhờ, thi chắc cũng phải cúng nạp cho bác Hoa Kì 1 mớ. Khi bác Hoa Kì đi đàm phán kinh tế với TQ nói với TQ rằng, mày không nhường tao, tao xui thằng VN nó quậy :))
Cuối cùng bác Hoa Kì chỉ tốn công vỗ tay, mà thu được vô số lợi ích...:)
Em chỉ nói cho vui, tầm em thấp kém, các bác đừng chấp.

Chính xác, nhờ thằng nào thì lại lệ thuộc vào thằng đó. Chỉ có tự đứng trên đôi chân của mình thôi. Khó quá!!!

Huy90A
11-06-2009, 11:35 AM
Không muốn làm dân Campuchia và Lào đâu (hiền quá bị ăn hiếp). Cũng không muốn làm người Nhật hay sống ở Nhật đâu (vì phải nói tiếng Nhật)
Muốn làm người Việt và sống ở VN nhưng hy vọng xã hội mình được như bên ấy.

vodanh
11-06-2009, 12:16 PM
hồi hỗm thấy bác magicboy đi đầu cái vụ Người am hiểu Sử, trong lòng cũng mừng thầm, nay thấy bác nói bài Hịch Tướng Sĩ để nói cho sướng cái miệng thì vodanh tôi đã nhìn bác với con mắt khác.


Bác am hiểu sử vậy mạn phép bác cho biết hoàn cảnh ra đời bài Hịch này, bài này tác động như thế nào đến ba quân, sau khi đọc xong bài này thì ba quân đã đồng loạt làm việc gì ?

Bác trả lời xong mấy câu này coi như bác sẽ rút lại câu nói trên.

Nói như bác thì Trần Quốc Toản khi xưa bóp nát quả cam chắc chỉ để sướng cái tay.

Xin lỗi, chịu hông nổi, ai đã thảo luận nghiêm túc thì xin nghiêm túc, chứ đừng nói lôi kéo vào đây, đã viết bài nào xin hãy chịu trách nhiệm bài đó.

magicboy
11-06-2009, 12:26 PM
đã bảo đừng lôi mình vào mà cứ chèo kéo hoài
hịch tướng sĩ cũng chỉ là nói cho sướng miệng
Trần Quốc Tuấn vì nợ nước bỏ thu nhà, quyết tâm hi sinh thân mình dù da ngựa bọc thây, thân phơi nội cỏ cái đó mới là thực sự làm cái mình nói còn không làm được thế thì 10 bài hịch tướng sĩ cũng chỉ là nói cho sướng mệing
quote lại để vodanh đọc kỹ lại trước khi phát biểu, hehe
không tranh luận phí sức

DeMen
11-06-2009, 01:19 PM
Theo ngữ pháp tiếng Anh, có thể hiểu câu của anh magicboy là câu điều kiện loại 3 (diễn tả điều ko có thật trong quá khứ)

Theo toán mệnh đề, mệnh đề của anh magicboy thuộc vào loại: A suy ra B, nếu A sai thì B luôn luôn đúng

Phải vậy ko ta?

lbt90B
11-06-2009, 01:22 PM
Nói thật với bác mình cũng suy nghĩ nhiều lắm. Tập thể dục thì mình lớn tuổi rồi với lại nay tiếp khách mai uống bia nên tập sợ không phát triển mà còn tẩu quả nhập ma.
Cũng định liên kết với mấy anh hàng xóm khác nhưng thấy hình như ai cũng ngán thằng này.
Mình thấy thôi để giữ hòa khí với thằng hàng xóm thì mình cấm các con đừng nói đến chuyện đó nữa kẻo nó nghe thấy thì mệt lắm. Thằng con lúc đầu đâu chịu im mình phải làm cho nó một trận thì nó mới không dám nói.
Nghĩ lại không biết mình có hèn quá không vậy?
Sự thật là lỡ có hàng xóm giang hồ bự con rồi thì đôi khi đành phải chịu lép, nhiều khi cũng phải mất chút sân còn hơn mất nguyên sân (dù mình có giấy hồng giấy đỏ hẳn hoi, nó cũng đưa ra giấy đỏ giấy hồng, có thể giấy nó ba xạo, nhưng ai xử đây).
Có điều khái niệm một chút là bi nhiêu đây?!?! Không khéo thì bị gọi là hèn, khéo thì được khen biết lùi biết tiến

MinhTien
11-06-2009, 05:39 PM
Sự thật là lỡ có hàng xóm giang hồ bự con rồi thì đôi khi đành phải chịu lép, nhiều khi cũng phải mất chút sân còn hơn mất nguyên sân (dù mình có giấy hồng giấy đỏ hẳn hoi, nó cũng đưa ra giấy đỏ giấy hồng, có thể giấy nó ba xạo, nhưng ai xử đây).
Có điều khái niệm một chút là bi nhiêu đây?!?! Không khéo thì bị gọi là hèn, khéo thì được khen biết lùi biết tiến

Hèn chút xíu có seo đâu, hehehhehee :embaressed_smile:...... XH theo qui luật mạnh được yếu thua mà........ nhịn chút đâu mất mát j.......:teeth_smile:

unkochan
11-06-2009, 07:22 PM
..chứ ở Tokyo người vô gia cư đầy. ..
Hôm nào HX đến hỏi họ xem "có thật sự ông (bà) không nhà ở hay không được nhà nước hỗ trợ không" xem họ trả lời thế nào.

HuuXuan96A
12-06-2009, 10:34 AM
Hôm nào HX đến hỏi họ xem "có thật sự ông (bà) không nhà ở hay không được nhà nước hỗ trợ không" xem họ trả lời thế nào.
Hi hi, vậy nghĩa là ở Nhật không có người không có nhà ở ah.
Chị Ukochan ở Nhật lâu hơn em, chị nghĩ vậy thì đúng phải rồi :)

Nếu vậy thì tiếc thật, mình đã từ chối cơ hội ở lại thiên đường mất rồi :cry_smile:

CafeNet
12-06-2009, 01:21 PM
Có bác nói hèn nhưng không phải dân đen hèn. Có bác nói vậy đúng rồi nhịn một chút có sao đâu. Có bác giả bộ kể chuyện nhà để nói hèn cái khác. Có bác nói hèn có chút xíu.
Túm...quần lại là nên trưng cầu coi có hèn không? Ai hèn? (làm giống vụ trưng cầu bia ôm đi)

92A01
12-06-2009, 02:00 PM
Có bác nói hèn nhưng không phải dân đen hèn. Có bác nói vậy đúng rồi nhịn một chút có sao đâu. Có bác giả bộ kể chuyện nhà để nói hèn cái khác. Có bác nói hèn có chút xíu.
Túm...quần lại là nên trưng cầu coi có hèn không? Ai hèn? (làm giống vụ trưng cầu bia ôm đi)

Trưng cầu cũng chỉ là trưng cầu. Đợi khi chiến tranh xảy thì mới biết ai hèn!

magicboy
12-06-2009, 04:45 PM
khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau,

unkochan
12-06-2009, 07:53 PM
Hi hi, vậy nghĩa là ở Nhật không có người không có nhà ở ah.
Chị Ukochan ở Nhật lâu hơn em, chị nghĩ vậy thì đúng phải rồi :)
Cái này U không biết nên nói HX đi hỏi thử đó mà:D. Thỉnh thoảng trong trong chương trình thời sự có nói về những người sống ngoài ga hay công viên. Một số người thật sự có nhà riêng đàng hoàn nhưng vì lý do gì đó họ không muốn sống với gia đình hay tiếp xúc , liên quan với xã hội này nữa nên ra công viên giăng lều ở ...,nhưng chính quyền Tp nhiều lần khuyến khích họ về ở trong khu nhà của nhà nước hằng ngày được phục vụ cơm nước thế nhưng vẫn bị từ chối..

Nếu vậy thì tiếc thật, mình đã từ chối cơ hội ở lại thiên đường mất rồi :cry_smile:
Đây có phải là "thiên đường" không thì tùy vào suy nghĩ của mỗi người. Người Nhật có tỉ lệ tự sát cao, bị cho là xã hội stress..Muốn có được những cơ sở công cộng , những dịch vụ tốt thì người Nhật phải làm việc mười mấy giờ / ngày, họ phải chịu đóng một mức thuế rất cao ,trong giờ làm việc họ không được chát chít, không có thời gian ngồi quán uống cafe, không có thời gian và tiền bạc để đi uống bia mấy lần/ tuần. ...

TheDeath
12-06-2009, 09:56 PM
Việt Nam cho phép tàu Mỹ vào lãnh hải tìm kiếm MIA (http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/06/852705/)
Việt Nam bắt đầu xích lại gần hơn với Mỹ, đây là một bước đi tuy hơi muộn nhưng rất đúng đắn! Tàu chiến Mẽo nó lượn lờ ngoài biển Đông thì bố thằng Tàu cũng không dám xấc xược! Cái này làm chậm bước tiến của bọn Tàu khựa, rồi sau đó tính tiếp, đợi 6 con Kilo về rồi thì Khựa muốn ra tay cũng phải đắn đo 10 lần...

magicboy
12-06-2009, 10:04 PM
hihi
tiễn cửa trước
rước cửa sau
cái đó đúng là hèn

HuuXuan96A
13-06-2009, 12:36 AM
hihi
tiễn cửa trước
rước cửa sau
cái đó đúng là hèn
Ah, bác Magicboy đừng băn khoăn nhiều quá.
Có người thần tượng Lê Chiêu Thống ý mà :)
Khoan nói Lê Chiêu Thống đúng hay sai, mà do anh ấy thích Lê Chiêu Thống, nên những ai phản đối Lê Chiêu Thống, anh ấy cho là "không cải tạo được"
Với lại bác Magicboy nên cẩn thận, anh ấy là mod, coi chừng anh ấy khoá topic lại.
Mặc dù anh ấy liên tục phê phán sự chuyên quyền... :)

<input id="gwProxy" type="hidden"><!--Session data--><input onclick="jsCall();" id="jsProxy" type="hidden">

MarsNIIT
13-06-2009, 07:53 AM
em thấy chúng ta bàn việc nước cũng được, ko có gì nhưng khó khăn là phải chăm sóc cái Thread này đâm ra sẽ không thảo luận 1 cách xác đáng được.



để quản tri Thread này thật sự không dễ dàng, phải làm sao để các anh chị vừa thảo luận 1 cách nghiêm túc cho ra vấn đề , mặt khác không đụng chạm đến tôn giáo dân tộc, không đụng chạm đến các thành viên khác.

Và một khi đã tích cực hăng say thảo luận không khéo sẽ đi vào lối mòn như 1 vài Thread trước đây đã bị đóng và gây mâu thuẫn anh em

M chỉ post 1 chút để các anh chị đọc thư giản tí cho hạ nhiệt rồi tiếp tục thảo luận cho đúng chủ đề hơn.

TheDeath
13-06-2009, 04:22 PM
Trong tin học chỉ có 2 giá trị hoặc là 0 hoặc là 1, trong logic phổ thông thì hoặc là đúng hoặc là sai, trong toán học cũng vậy, mọi thứ đều là sự chính xác đến tuyệt đối. Nhưng trong cuộc đời khác hẳn với trong sách vở, Hàn Tín lòn trôn có phải là hèn hay là trí là điều còn phải tranh cãi. Có thằng hàng xóm đầu gấu, nó chỉ chực chờ xực xơi mình, mình rủ con thằng bạn mình vô nhà chơi. Thằng hàng xóm nó có gấu mười phần cũng phải e dè 3 phần vì nếu nó lao vào xực xơi thì thằng con bạn mình nó mà có việc gì thì thằng bạn mình nó cũng chẳng bỏ qua.

Sự thay đổi về lượng sẽ thay đổi về chất, cho nên, sự việc khác nhau ở liều lượng như thế nào cho phù hợp. Nếu mình dẫn con của thằng bạn về nhà mình thì ok, nhưng nếu dẫn cả nhà nó qua nhà mình thì chuyện lại khác. Cuộc đời là vậy, có thể thấy giống nhau ở cái bề ngoài nhưng lại khác nhau ở bản chất thì nó lại là chuyện khác nhau hoàn toàn.

magicboy
13-06-2009, 11:01 PM
Trong tin học chỉ có 2 giá trị hoặc là 0 hoặc là 1, trong logic phổ thông thì hoặc là đúng hoặc là sai, trong toán học cũng vậy, mọi thứ đều là sự chính xác đến tuyệt đối. Nhưng trong cuộc đời khác hẳn với trong sách vở, Hàn Tín lòn trôn có phải là hèn hay là trí là điều còn phải tranh cãi. Có thằng hàng xóm đầu gấu, nó chỉ chực chờ xực xơi mình, mình rủ con thằng bạn mình vô nhà chơi. Thằng hàng xóm nó có gấu mười phần cũng phải e dè 3 phần vì nếu nó lao vào xực xơi thì thằng con bạn mình nó mà có việc gì thì thằng bạn mình nó cũng chẳng bỏ qua.

Sự thay đổi về lượng sẽ thay đổi về chất, cho nên, sự việc khác nhau ở liều lượng như thế nào cho phù hợp. Nếu mình dẫn con của thằng bạn về nhà mình thì ok, nhưng nếu dẫn cả nhà nó qua nhà mình thì chuyện lại khác. Cuộc đời là vậy, có thể thấy giống nhau ở cái bề ngoài nhưng lại khác nhau ở bản chất thì nó lại là chuyện khác nhau hoàn toàn.
Đến bây giờ the Death vẫn chưa chịu nhìn lại xem mình dang tranh luận điều gì ah, có nói để hơn nhau 1 vài câu đâu phải là cách nói về điều đúng lý luận thì có trăm ngàn cách ngụy biện
ngụy biện kiểu đó đâu có hay ho gì, đưa cả lượng và chất vào làm gì khi the Death trong lòng có thực sự hiểu rỏ vè nó không, có biết thế nào là lượng biến thành chất không chỉ nghe nói đủ lượng sẽ biến thành chất rồi cứ dựa đó ngụy biện, tiền đề sai thì lập luận dù logic vẫn là sai

Hàn Tín lòn trôn là hèn chứ không phải là trí, trong cuộc chíên giữa hạng võ lưu ban chỉ có hơn thua chứ không có đúng sai, việc Hàn Tín luồn trôn với việc Hàn Tín dùng mưu thắng Hạng Võ không liên quan với nhau.

Rủ thêm 1 thằng vào nhà chắc gì nó giúp con mình chống lại thằng hàng xóm mà không hùa với thằng hàng xóm thịt luôn con mình, giữa thằng mạnh và thằng yếu thì theo logic nên chọn thằng nào là kẻ thù?, dắt 1 thằng đã thể nói gì tới dắt cả nhà.

Thằng kia đứng ngoài cổ vủ thì có thể được chứ tham gia vào luôn thì chưa chắc nó sẽ giúp bên nào!

TheDeath
14-06-2009, 10:13 PM
Nếu bạn nói gì mà người kia cũng bảo rằng bạn ngụy biện mà không chỉ ra được họ ngụy biện như thế nào thì bạn phải làm sao?

1 chiếc tàu chiến của Mẽo khác hẳn với Mẽo dùng một loạt các hạm đội. Cái này đơn giản là khác nhau về lượng, khác nhau về lượng này cũng có nghĩa là khác nhau về chất. Có hiểu không? Khác nhau giữa một vài hạt cát trên sân và một đống cát trên sân, như vậy có sự khác nhau về chất chưa?

TheDeath có thằng bạn, nó học cùng trường LQD, cũng nhiều lần đi nhậu với nó, giờ rủ nó về nhà chắc gì nó không giết mình, không cướp của nhà mình? Nếu cứ suy nghĩ như vậy thì tới sáng cũng không giải quyết được vấn đề!

magicboy
15-06-2009, 09:42 PM
Nếu bạn nói gì mà người kia cũng bảo rằng bạn ngụy biện mà không chỉ ra được họ ngụy biện như thế nào thì bạn phải làm sao?

1 chiếc tàu chiến của Mẽo khác hẳn với Mẽo dùng một loạt các hạm đội. Cái này đơn giản là khác nhau về lượng, khác nhau về lượng này cũng có nghĩa là khác nhau về chất. Có hiểu không? Khác nhau giữa một vài hạt cát trên sân và một đống cát trên sân, như vậy có sự khác nhau về chất chưa?

TheDeath có thằng bạn, nó học cùng trường LQD, cũng nhiều lần đi nhậu với nó, giờ rủ nó về nhà chắc gì nó không giết mình, không cướp của nhà mình? Nếu cứ suy nghĩ như vậy thì tới sáng cũng không giải quyết được vấn đề!
Hihi, ngụy biện có rất nhiều phép, và ngụy biện cũng là một môn rất ... logic nếu không phát hiện được điểm liên kết. The Death thì rất thường dùng ngụy biện và rất có nhiều cách ngụy biện (Demen em rãnh thì pót lại bài các phương pháp ngụy biện nhé).... đơn cử 1 vấn đề gần nhất của the Death gần đây nhất cho nóng hổi

Để chứng minh thuyết phục 1 vấn đề đang tranh cải (VD A) thì cách chính quy là đi thẳng vào phân tích vấn đề, ngụy biện là cách mượn một hình ảnh có tính chất tương tự (HA B) rồi diễn giải chứng minh hình ảnh đó (B) đúng rồi bắc cầu qua vấn đề đầu tiên (A) là đúng. Nếu người nghe cứ chú tâm đến vấn đề này (B) rồi đến khi gật gù cho rằng vấn đề này (B) đúng rồi tự liên tưởng đến vấn đề tranh cải (A) là đúng mà quên rằng vấn đề A cần phải phân tích mổ xẻ, vấn đề nào ra vấn đề đó mặc dù xuất phát điểm có thể gần giống nhau nhưng các mối liên hệ, sự vận động khác nhau dẫn đến kết quả khác nhau chứ
Ví dụ vấn đề Tung Của dạo chơi ở biển Đông nơi sân nhà VN , Mẽo thì chắp tay đi lòng vòng, việc này đâu có liên quan gì tới việc tranh chấp mãnh sân với ông hàng xóm, cũng đâu liên quan gì tới việc rủ thằng bạn về nhà chơi cho thằng con hàng xóm sợ. Mới nghe thì thấy giống giống nhưng Vn với Mẽo đâu phải là mối quan hệ bạn bè, thằng hàng xóm thì đâu đến nổi đập mình tới chết 1 sống 1 còn, thằng mẽo thì chắc gì đối xử như 1 thằng bạn thân sống chết có nhau mà biết đâu có lúc lại nói "mày cho tao đồ chơi này đi không thì tao k đi với mày nữa cho thằng kia nó đập mày" ... nói chung hai vấn đề này không giống nhau thế thôi, dùng hình ảnh này đề nói về hình ảnh kia là ngụy biện
Đả vậy bác còn kèm theo hình ảnh 2 thằng bạn học cùng trường lê quý đôn vào, Mẽo và VN có giống 2 thằng bạn học cùng trường LQD không, có được thương hiệc LQD bảo đảm không chưa kể ngày xưa vốn đối đầu nữa, chì nhiêu đó đã thấy bắc đưa 2 vấn đề khập khiểng rồi, thì việc thằng bạn LQD có ăn trộm hay không (dù việc này cũng có thể nếu thằng bạn này lỡ nghiện hút chích hay cần tiền gấp mà mình không hay - dù mình không mong điều đó xảy ra), vậy là ngụy biện nhé bác the death. Không ngụy biện là khi cứ phân tích trực tiếp vấn đề để tìm lý lẽ.

1 tàu mẽo khác 1 hạm đội mẽo về lượng nhưng giống nhau về chất vì cùng là Mẽo
1 hạt cát khác 1 đống cát về lượng nhưng đều là cát chẳng khác gì về chất
chắc bác death hiểu sai về lượng và chất.

Thế này bác à, 1 thằng sinh viện học thiệt nhiều tín chỉ vẫn là 1 thằng sinh viên, tới khi nó đủ tất cả các chứng chỉ, .. nó vẫn còn là thằng sinh viên, nhưng đủ tín chỉ nó sẽ được thi tốt nghiệp, nếu nó thi đậu thì nó sẽ là thằng cử nhân còn nếu rớt hoặc nó tiếp tục là thằng sinh viên 1 năm nữa hoặc nó nghĩ học thằng thằng cù bơ cù bất, cái đó là khi đủ lượng sẽ có 1 đột biến để nó biến đổi về chất, sự biến đổi này có thể xảy ra hay không có khi đủ lượng thì vẫn không đổi được chất

Ví dụ khác có 1 chất X được đưa vào lò gia tốc nó được gia tốc lên cung cấp thật nhiều năng lượng, nó tích tụ đến một mức năng lượng nào đó thì sẽ phát xạ và biến thành chất Y, cái đó gọi là đủ lượng thành chất nếu nó không phát xạ nó vẫn là chất X

Trên đây là 2 cách để nói về lượng và chất bằng cách sử dụng ví dụ minh hoạ, nhưng nếu so sánh việc thí sinh thi tốt nghiệp với việc gia tốc chất X thì đó là ngụy biện vì 2 vấn đề đó khác nhau

Lai Quoc Dat
15-06-2009, 10:28 PM
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:PunctuationKerning/> <w:DisplayHorizontalDrawingGridEvery>0</w:DisplayHorizontalDrawingGridEvery> <w:DisplayVerticalDrawingGridEvery>2</w:DisplayVerticalDrawingGridEvery> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:SpaceForUL/> <w:BalanceSingleByteDoubleByteWidth/> <w:DoNotLeaveBackslashAlone/> <w:ULTrailSpace/> <w:DoNotExpandShiftReturn/> <w:AdjustLineHeightInTable/> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> <w:UseFELayout/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if !mso]><object classid="clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D" id=ieooui></object> <style> st1\:*{behavior:url(#ieooui) } </style> <![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> Thấy anh em nhà mình tranh luận xôm tụ quá, làm mình cũng muốn có ý kiến nhưng chưa biết nó thế nào cho phù hợp, thôi thì đại ý thế này:

1. Có lẽ đây là topic mà anh chị em tranh luận khá gay gắt và có quá nhiều dẫn chứng, nhưng theo tôi, đây có lẽ cũng là topic gần như không thể đi đến kết luận ai đúng ai sai. Ai cũng có 1 lòng tự hào về dân tộc mình cả. Do đó, khi quyền lợi dân tộc bị tổn thương, ai cũng cảm thấy chính chúng ta bị tổn thương. Tuy nhiên, cách điều trị sự tổn thương đó của mỗi người khác nhau, và cách điều trị nào phù hợp với số đông tại từng thời điểm nhất định sẽ được cho là đúng và hay.

2. Nói về chế độ nhà nước, chế độ nhà nước nào cũng có những ưu và nhược đểm của nó cả. Chúng ta đang dùng quá nhiều thì hiện tại để tranh luận mà chúng ta ít quan tâm hơn đến lịch sử và xét đến khái niệm mở trong điều kiện quốc tế. Hiện nay thế giới có bao nhiêu cực, cực nào mạnh, cực nào yếu? Mình nên đứng về cực nào, đứng với tư thế nào? Trong lịch sử, trong từng thời đại, chúng ta đã ứng xử như thế nào? Tôi nghĩ, nếu chúng ta nhận định được những vấn đề như thế, cuộc tranh luận sẽ hay và thuyết phục hơn là việc chúng ta đưa những suy nghĩ mà theo tôi, nó mang tính cảm tính nhiều hơn là lí trí.

3. Khi chúng ta đứng về 1 phía nào đó trên bàn cờ thế giới, chúng ta cũng đều phải trả giá. Vấn đề còn lại là giá bao nhiêu mà thôi. Vì ko ai cho không ai cái gì cả. Các anh chị em nói về nước Nhật, tôi cũng xin ấy đó làm ví dụ: sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật còn gì? Gần như không còn gì. Vậy Nhật phát triển được là nhờ đâu? Câu trả lời: nhờ sự giúp đỡ của Mỹ, một thời gian dài, Mỹ đã làm 1 vệ sỹ cho Nhật và hỗ trợ Nhật để nước Nhật toàn tâm toàn ý phát triển kinh tế. Nhật không phải tham gia vào cuộc chạy đua trang đầy tốn kém trong giai đoạn chiến tranh lạnh vì đã có Mỹ bảo vệ. Nhật cũng không phải tham gia vào bất kỳ cuộc chiến nào trên thế giới trong giai đoạn này. (Trong giai đoạn này, chúng ta thấy có quá nhiều cuộc chiến tranh mà những cường quốc tham gia vào đều để lại những thiệt hại nặnng nề: chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Apghanistan, cuộc chạy đua hay bên bức tường Berlin…) Nhật phải trả giá như thế nào? Đó là các giá trị truyền thống của Nhật bị mai một dần vì chịu ảnh hưởng của Mỹ. Trong tất cả các kẻ thù, kẻ thù văn hoá là nguy hiểm nhất. Người Nhật cũng trả giá bằng quần đảo Okinawa. Người Nhật cũng không được phát triển 1 cách tự do mà theo gợi ý của Mỹ. Nước Nhật hùng mạnh về kinh tế như thế nhưng họ có giành lại được các đảo thuộc quần đảo Kirin hiện do Nga giữ mà họ cho là thuộc chủ quyền của họ không? Và một trong số các nguyên nhân chính là do sự ràng buộc trong mối quan hệ giữa Liên Xô (Nga) – Mỹ - Nhật – Trung Quốc. Do đó, hiện giờ, trong cách hành xử của Việt Nam với những gì đang diễn ra ở biển Đông, chúng ta cũng không thể chỉ đặt mối quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc hay Việt Nam – Mỹ hay Mỹ - Trung Quốc mà hãy mở rộng nó thành 1 tập hợp rộng hơn.

4. Giải thích cho hiện trạng hiện nay của tình hình biển Đông, dù thế nào, cũng phải kể đến 2 yếu tố mà chúng ta không thể phủ nhận: nền văn hoá của Việt Nam bị ảnh hưởng quá nhiều của Trung Quốc, và trong giai đoạn chiến tranh, Trung Quốc cũng đã hỗ trợ Việt Nam rất nhiều. Do đó, có thể sẽ có rất đề vấn đề phát sinh nếu nó không được giải quyết 1 cách khôn khéo. Mà sự khôn khéo chỉ có thể có được khi chúng ta thực sự bình tĩnh và sáng suốt. Vì giữa Việt Nam và Trung Quốc là một mối quan hệ khá chênh lệch giữa 1 nước lớn (dân số, quân sự, kinh tế, khoa học kỹ thuật và lịch sử của nền văn minh) và 1 nước nhỏ. Do đó, chúng ta cũng phải nhìn nhận là chúng ta không thể làm theo cách “Trạng chết chúa cũng băng hà” được. Đôi khi, chúng ta cũng phải chấp nhận mất một ít quyền lợi để duy trì và giành được những quyền lợi lớn hơn và bền vững hơn.

5. Tôi nghĩ, có lẽ cái mà tất cả chúng ta, những người Việt Nam cần làm bây giờ là hãy đoàn kết và cố gắng đóng góp để xây dựng và phát triển đất nước. Mọi người hãy hi sinh 1 ít quyền lợi cá nhân va cái tôi của mình để góp phần phát triển cho xã hội. Nghe thì có vẻ là to lớn, nhưng theo tôi, chúng ta hãy bắt đầu bằng những việc đơn giản nhất trong cuộc sống hằng ngày để xây dựng chính mình thành 1 con người ngày càng văn minh. Và chúng ta cũng hãy bắt đầu bằng việc mọi người hãy trang bị cho mình 1 tinh thần cầu tiến, 1 cái nhìn đa chiều, đừng quá bảo thủ mà có thể dẫn đến những xung đột không đáng có và không tạo được động lực phát triển mà đôi khi còn triệt tiêu động lực nữa. Chúng ta không thể giành được bất cứ cái gì với 1 cơ thể yếu ớt. Đất nước và dân tộc không thể bảo vệ quyền lợi khi người dân của đất nước đó “yếu ớt”: yếu ớt về tinh thần, yếu ớt sức lực, yếu ớt về chuyên môn, yếu ớt về tư duy…

6. Tôi không đồng ý với 1 ý kiến cho rằng việc bảo vệ quyền lợi của đất nước là việc của những ngừơi lãnh đạo. Hãy ví đất nước như 1 cơ thể sống thì người lãnh đạo như bộ não. Mỗi 1 cá thể là 1 tế bào có những chức năng khá nhau và tập hợp lại thành các bộ phận khác nhau. Bộ não muốn là 1 việc nhưng các bộ phận khác của cơ thể có đủ năng lực để thực hiện không lại là 1 việc khác. MỘT BỘ NÃO MINH MẪN CHỈ CÓ ĐƯỢC TRONG 1 CƠ THỂ KHỎE MẠNH. Nhà nước không thể tập trung và sáng suốt để lãnh đạo sự phát triển, bảo vệ quyền lợi cho đất nước khi mà trong bản thân đất nước đó còn quá nhiều cái xấu mà nguyên nhân của nó là do sự ích kỷ của mỗi con người: hàng giả, tham nhũng, ý thức văn minh kém, không đoàn kết…Tôi cũng không đồng ý với ý kiến về việc chúng ta cảm thấy mất niềm tin vào bộ não. Nên nhớ chức năng của bộ não luôn luôn tốt đẹp, vấn đề là sẽ có 1 số tế bào não đã đặt quyền lợi cá nhân lên trên tất cả. Những tế bào đó cần phải bị diệt trừ. Bản thân chúng ta đã không đoàn kết đê loại trừ những cái xấu đó vì sợ ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân. Để rồi những cái xấu đó dần loang ra và chúng ta lại mất niềm tin nhiều hơn. Vậy xét cho cùng, chính chúng ta cũng góp phần làm xấu đi cả cơ thể. Rồi dần mọi người lại rơi vào trạng thái an phận, chỉ lo cho cá nhân mình mà quên đi trách nhiệm của mình đối với tất cả những gì xung quanh. Hãy tin vào lãnh đạo, vào nhà nước và vào những mục tiêu tốt đẹp mà nhà nước này sẽ mang lại nhưng đó không phải là 1 niềm tin bị động mà là niềm tin chủ động. Chúng ta nói về những cá thể đang làm ảnh hưởng xấu đến nhà nước, đến vai trò lãnh đạo, đến lý tưởng của nhà nước nhưng chúng ta lại đang nuôi dưỡng cho những cái xấu đó bằng sự cam chịu, an phận hoặc đôi khi nương nhờ vào những cái xấu đó để bảo vệ quyền lợi cá nhân. Và hãy nên nhớ, sự đấu tranh để loại trừ cái xấu là cuộc đấu tranh tập thể chứ không thể của 1 vài cá thể. Chúng ta phải đấu tranh có tổ chức và thông qua tổ chức. Chúng ta phải đấu tranh trong sự thống nhất để làm cho nhà nước ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn để nó thực hiện tốt vai trò của lãnh đạo của mình nhằm thực hiện được những mục tiêu tốt đẹp cho mọi người mà nhà nước đã đặt ra.

Chúc cả nhà Lê Quý Đôn vui vẻ va đoàn kết

magicboy
15-06-2009, 10:57 PM
Tuyệt vời, anh Lê Quốc Đạt đã nói những lời thật đáng nói, những lời mình rất mong chờ, nói thẳng vào sự việc bằng tinh thần xây dựng hihi
Đa số người đều không biết môn lịch sữ là để làm gì, và có 1 số người đọc lịch sử như ăn mà không tiêu hoá, lịch sữ chỉ miêu tả hiện tượng còn bản chất thì mỗi người phải tự phân tích và rút ra. Tất cả những việc diễn ra đều đã từng có trong lịch sử không ở nước này thì ở nước khác, vấn đề là ... nó sẽ cho ra kết quả khác tuỳ theo nhận định mỗi người.

NKB®
15-06-2009, 11:00 PM
không có bình luận thêm gì về bài của Đạt, trừ việc lần sau xài font chữ bự hơn một tí, đọc mỏi măt quá

myhanh
16-06-2009, 08:46 AM
Hoàn toàn đồng ý với Đạt, tuy nhiên chúng ta cần có những hành động cụ thể hơn. Một ví dụ nhỏ:
Trong buổi họp tiệc trà gần đây của QHB, trong một bàn khá đông anh em như vậy mà có 1,2 anh chị nào đó lại lôi thuốc lá ra hút. Một hành động không văn minh lịch sự, vi phạm pháp luật nhưng cái đáng nói hơn là số đông lại im lặng đồng tình với việc này.

myhanh
16-06-2009, 08:53 AM
Ờ hén. Mà ở VN làm gì có biện pháp chế tài để đánh thức sự văn minh này?
Khi có sự phản ứng mạnh mẽ của số đông bác à!
Khi một người chạy xe trái chiều mà tất cả những người cùng chiều dừng xe lại bắt anh ta quay xe lại thì anh ta phải bó tay thôi đàng này ai ai cũng tránh qua cho anh ta chạy. Do đó công việc hiện nay là nâng cao sự nhận thức của xã hội, bài trừ những điều xấu xa. Trước tiên mỗi người hãy hứa với bản thân là mình gương mầu chấp hành.

Quỹ Học Bổng
16-06-2009, 08:56 AM
Nó thuộc về ý thức hệ rồi. Làm trái ý thức đó người ta bảo mình khùng. Ai cũng biết điều đó sai, quay phin lại cười ngắc ngẻo nhưng không phản ứng vì sợ người ta bảo mình hâm. Ráng mươi năm nữa đi. Thế hệ người già bây giờ chết hết đi rồi hy vọng.

DeMen
16-06-2009, 09:32 AM
Ờ hén. Mà ở VN làm gì có biện pháp chế tài để đánh thức sự văn minh này?
Cho em lạc đề chút.

Văn minh ko thể có bằng chế tài.

Em nhớ có một chuyện như thế này. Một cô giáo dạy lớp 3 ở Mỹ, khi muốn giải thích cho học sinh của mình về khái niệm "định kiến", cô đã vào lớp và nói rằng, các bạn mắt nâu thông minh và cao cấp hơn các bạn mắt xanh. Các bạn mắt nâu sau đó được đưa lên ngồi bàn trên, các bạn mắt xanh thì phải đeo một cái vòng quanh cổ và ngồi ở cuối lớp. Ngay lập tức trong lớp có sự phân hóa rõ rệt, mắt nâu coi thường mắt xanh ra mặt, đầy những thù hằn. Ngày hôm sau, cô vào lớp và nói, hôm qua cô nhầm, thực ra các bạn mắt xanh mới thông minh và cao cấp hơn. Thế là các học sinh mắt xanh ồ lên tán thưởng, mừng rỡ, tháo ngay cái vòng cổ đưa cho các bạn mắt nâu, và ùa lên phía trước ngồi. Một học sinh mắt xanh, khi còn bị kỳ thị và phải đeo vòng, chỉ được 2 điểm toán, nhưng khi được tháo vòng ra, thì số điểm đó tăng lên 5.

50 năm sau, những học sinh trong lớp đó nói rằng, thỉnh thoảng, khi họ có những biểu hiện phân biệt chủng tộc, họ nhớ ngay đến bài học hồi lớp 3, và ngay lập tức tự điều chỉnh.

Cho nên, biện pháp tốt nhất để xây dựng nền văn minh vẫn là giáo dục. Nước ta đang trải qua thời kỳ quá độ từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp, cho nên, sự lộn xộn của xã hội là tất yếu. Nhìn những đứa trẻ bây giờ được giáo dục cẩn thận và có phương pháp, thì cũng có thể hy vọng khoảng 20 năm nữa, sẽ có một thành phố văn minh ở ngay nơi chúng ta đang sống.

CafeNet
16-06-2009, 10:49 AM
Nó thuộc về ý thức hệ rồi. Làm trái ý thức đó người ta bảo mình khùng. Ai cũng biết điều đó sai, quay phin lại cười ngắc ngẻo nhưng không phản ứng vì sợ người ta bảo mình hâm. Ráng mươi năm nữa đi. Thế hệ người già bây giờ chết hết đi rồi hy vọng.
Bác QHB ơi. Ý thức hệ là gì vậy bác?