PDA

View Full Version : Phong tục ăn uống của người Việt


Jessica
27-05-2009, 09:44 AM
Người Việt Nam ăn uống như thế nào?
http://www.simplevietnam.com/uploads/DAT%20NUOC%20-%20CON%20NGUOI/buacomgd.jpg
Tục ngữ Việt Nam có câu: "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Thế nên, việc ăn uống có vai trò khá quan trọng trong đời sống của mỗi con người. Chính vì lẽ đó mà ngay từ thuở bé, người Việt Nam đã được chỉ bảo cẩn thận để luôn cư xử một cách chuẩn mực trong ăn uống.

Những nguyên tắc trên bàn ăn
Thứ nhất, nếu bạn là khách được mời đến dùng cơm thì khi ngồi vào bàn phải để chủ nhà hoặc người lớn tuổi nhất trong gia đình lên tiếng mời trước. Chú ý là không nên đội mũ vào bàn ăn vì như thế được xem là bất lịch sự. Khi gắp thức ăn hoặc chan canh, trước hết phải để vào bát (chén) rồi mới đưa lên miệng ăn. Tóm lại, bạn nên tránh để phát ra bất kì âm thanh gì khi ăn uống, nhất là tiếng gõ muỗng đũa lách tách, tiếng uống nước rột roạt hay nói chuyện trong lúc nhai thức ăn...
Thứ hai, bạn cũng nên chú ý phải nhường nhịn người khác, không nên gắp trước những miếng to, ngon, khi sử dụng các loại nước chấm hay gia vị cũng thế. Và khi đã cầm đũa lên thì không nên tỏ thái độ phân vân không biết gắp món gì trên bàn ăn. Đặc biệt, bạn nên ăn hết thức ăn trong bát, dĩa của mình tránh để thức ăn thừa, không nên đứng lên trước khi mọi người còn đang ăn. Bên cạnh đó, người Việt Nam còn có thói quen xỉa răng sau khi ăn, vì thế động tác xỉa răng cũng phải được thực hiện một cách có ý tứ bằng cách lấy tay che miệng lại...
Cách cảm nhận vị ngon của món ăn
Không đơn thuần chỉ là ăn ngon, người Việt Nam còn cảm nhận vị ngon của các món ăn bằng cả năm giác quan. Trước hết, trên bàn ăn có rất nhiều món với đầy đủ màu sắc: xanh của rau; hồng của tôm, tép; nâu của thịt kho...và hình dáng như hình rồng, hình phụng...Do đó, sau khi nhìn cái đẹp của món ăn, người Việt Nam lại thưởng thức bằng mũi với mùi thơm của các loại rau thơm, mùi đặc biệt của nước mắm. Khi nhai thức ăn lại là lúc xúc giác hoạt động mạnh mẽ nhất để nhận biết được trọn vẹn vị ngon trong từng món.
Thú vị nhất có lẽ là khi bạn nghe được âm thanh lốc cốc của đậu phộng rang, sự giòn tan của bánh trang, bánh phồng tôm...Sau cùng là lưỡi - nơi nếm được những vị chua, mặn, ngọt, chat, cay khác nhau được hòa hợp một cách khéo léo trong các món ăn. Văn hóa ăn uống của người Việt Nam vì thế mà đã trở thành một nghệ thuật.
Thanh Nguyên


Jessica tình cờ đọc được bài viết này, share dzí CLB ẩm thực nà.^^
Hem ngờ văn hóa en uống của người Việt mình cũng thú dzị ghê.

cafe_muoi
29-05-2009, 12:22 PM
Thèm cơm nhà quá! hic.

vandnt
04-06-2009, 02:12 PM
Bữa cơm gia đình là thời gian để gắn kết các thành viên gia đình lại với nhau, nhưng với xã hội hiện giờ thì bữa cơm gia đình gần như bị quên lãng, ai cũng chạy theo những bộn bề công việc hay vì những căng thẳng áp lực cuộc sống làm cho bữa cơm gia đình k còn mang ý nghĩa tốt như ban đầu nữa. Đáng buồn thiệt đó bà con, hixhix

RainLee
05-06-2009, 03:55 PM
hôm bữa R nộp đề tài tiểu luận lấy điểm midterm CSVH VN, nhỏ bạn in lun đề tài "Ẩm thực VN" (nhỏ cop trên wikipadia xuống^^), nhờ dzậy mà phát hiện nh` điều rất lý thú trog ẩm thực VN.
share lại với mọi ng 1 ít nè.
Ẩm thực Việt Nam dựa chủ yếu trên gạo, tương và nước mắm. Mùi vị đặc trưng của nó là ngọt, cay, và rất nhiều loại rau thơm khác.
Món ăn cơ bản trên mâm cơm hằng ngày là: canh, mặn và món xào.
Đặc điểm chung

Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nhi%E1%BB%87t_%C4%91%E1%BB%9Bi) gió mùa. Chính các đặc điểm văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực Việt Nam. Đây là một văn hóa ăn uống sử dụng rất nhiều loại rau (http://vi.wikipedia.org/wiki/Rau) (luộc, xào, làm dưa, ăn sống); nhiều loại nước canh (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Canh&action=edit&redlink=1) đặc biệt là canh chua (http://vi.wikipedia.org/wiki/Canh_chua), trong khi đó số lượng các món ăn có dinh dưỡng từ động vật thường ít hơn. Những loại thịt được dùng phổ biến nhất là thịt lợn (http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%A3n), bò (http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B2), gà (http://vi.wikipedia.org/wiki/G%C3%A0), ngan (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngan), vịt (http://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%8Bt), các loại tôm (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4m), cá (http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1), cua (http://vi.wikipedia.org/wiki/Cua), ốc (http://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BB%90c), hến (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=H%E1%BA%BFn&action=edit&redlink=1), trai (http://vi.wikipedia.org/wiki/Trai), sò (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=S%C3%B2&action=edit&redlink=1) v.v. Những món ăn chế biến từ những loại thịt ít thông dụng hơn như chó (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%8Bt_ch%C3%B3), dê (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Th%E1%BB%8Bt_d%C3%AA&action=edit&redlink=1), rùa (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Th%E1%BB%8Bt_r%C3%B9a&action=edit&redlink=1), thịt rắn (http://vi.wikipedia.org/wiki/R%E1%BA%AFn_%28%C4%91%E1%BB%99ng_v%E1%BA%ADt%29), ba ba (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Th%E1%BB%8Bt_ba_ba&action=edit&redlink=1) thường không phải là nguồn thịt chính, nhiều khi được coi là đặc sản và chỉ được sử dụng trong một dịp liên hoan nào đó với rượu (http://vi.wikipedia.org/wiki/R%C6%B0%E1%BB%A3u) uống kèm.
Người Việt cũng có một số món ăn chay (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%82n_chay) theo đạo Phật (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o_Ph%E1%BA%ADt) được chế biến từ các loại rau, đậu tương (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%ADu_t%C6%B0%C6%A1ng) tuy trong cộng đồng thế tục ít người ăn chay trường, chỉ có các sư sãi trong chùa hoặc người bị bệnh buộc phải ăn kiêng.
Ẩm thực Việt Nam còn đặc trưng với sự trung dung trong cách phối trộn nguyên liệu không quá cay, quá ngọt hay quá béo. Các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn Việt Nam rất phong phú, bao gồm nhiều loại rau thơm (http://vi.wikipedia.org/wiki/Rau_th%C6%A1m) như húng thơm (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%BAng_th%C6%A1m), tía tô (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%ADa_t%C3%B4), kinh giới (http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_gi%E1%BB%9Bi), hành (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0nh), thìa là (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Th%C3%ACa_l%C3%A0&action=edit&redlink=1), mùi tàu (http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B9i_t%C3%A0u) v.v.; gia vị thực vật như ớt (http://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BB%9At), hạt tiêu (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A1t_ti%C3%AAu), sả (http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi_S%E1%BA%A3), hẹ (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%B9_%28th%E1%BB%B1c_v%E1%BA%ADt%29), tỏi (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%8Fi), gừng (http://vi.wikipedia.org/wiki/G%E1%BB%ABng), chanh (http://vi.wikipedia.org/wiki/Chanh) quả hoặc lá non; các gia vị lên men như mẻ (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=M%E1%BA%BB&action=edit&redlink=1), mắm tôm (http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%AFm_t%C3%B4m), bỗng rượu (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=B%E1%BB%97ng_r%C6%B0%E1%BB%A3u&action=edit&redlink=1), dấm thanh (http://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BA%A5m_thanh) hoặc kẹo đắng, nước cốt dừa v.v. Các gia vị đặc trưng của các dân tộc Đông Nam Á (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4ng_Nam_%C3%81) nhiệt đới nói trên được sử dụng một cách tương sinh hài hòa với nhau và thường thuận theo nguyên lý "âm dương phối triển", như món ăn dễ gây lạnh bụng buộc phải có gia vị cay nóng đi kèm. Các món ăn kỵ nhau không thể kết hợp trong một món hay không được ăn cùng lúc vì không ngon, hoặc có khả năng gây hại cho sức khỏe cũng được dân gian đúc kết thành nhiều kinh nghiệm lưu truyền qua nhiều thế hệ. Khi thưởng thức các món ăn, tính chất phối trộn nguyên liệu một cách tổng hợp nói trên càng trở nên rõ nét hơn: người Việt ít khi ăn món nào riêng biệt, thưởng thức từng món, mà một bữa ăn thường là sự tổng hòa các món ăn từ đầu đến cuối bữa.
Đây cũng là nền ẩm thực sử dụng thường xuyên nước mắm (http://vi.wikipedia.org/wiki/N%C6%B0%E1%BB%9Bc_m%E1%BA%AFm), tương (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C6%B0%C6%A1ng), tương đen. Bát nước mắm dùng chung trên mâm cơm và nồi cơm chung, từ xưa đến nay biểu thị tính cộng đồng gắn bó của người Việt [1] (http://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%A8m_th%E1%BB%B1c_Vi%E1%BB%87t_Nam#cite_note-0).
Một đặc điểm ít nhiều cũng phân biệt ẩm thực Việt Nam với một số nước khác: ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon tuy đôi khi không đặt mục tiêu hàng đầu là ăn bổ. Bởi vậy trong hệ thống ẩm thực người Việt ít có những món hết sức cầu kỳ, hầm nhừ ninh kỹ như ẩm thực Trung Hoa, cũng không thiên về bày biện có tính thẩm mỹ cao độ như ẩm thực của Nhật Bản, mà thiên về phối trộn gia vị một cách tinh tế để món ăn được ngon, hoặc sử dụng những nguyên liệu dai, giòn thưởng thức rất thú vị dù không thực sự bổ béo (ví dụ như các món măng, chân cánh gà, phủ tạng động vật v.v). Trong thực tế nhiều người nhận thấy, một cách cảm tính, đặc trưng ẩm thực Việt Nam toát lộ trong sự đối sánh với các nền văn hóa ẩm thực khác trên thế giới: món ăn Trung Hoa ăn bổ thân, món ăn Việt ăn ngon miệng, món ăn Nhật nhìn thích mắt. Tuy nhiên, đặc điểm này càng ngày càng phai nhòa và trở nên ít bản sắc trong thời hội nhập.

Jessica
05-06-2009, 04:22 PM
Ai cha, RainLee làm tiểu luận về Ẩm thực VN à, hay dzị. Chắc Jessica phải theo học hỏi thui, Jessica cũng mê tìm hiểu ẩm thực VN, còn có mộng đem nó ra thế giới nữa ah. ^^