PDA

View Full Version : Nghe Đài, đọc báo on-line nên vào đây tán gẫu ...


nhk
15-04-2009, 12:04 PM
Chuyện nước Mỹ - Cuba - và thế giới: Hôm nay lái xe một mình chạy vòng vòng đi kiếm quán ăn vừa vặn radio nghe đài NPR (National Public Radio - đài này sống bằng tiền thính giả donate - hầu như không có quảng cáo) nghe chuyện người ta bình luận về việc chính quyền Obama có nên tháo gỡ cấm vận kinh tế với Cuba. Thật ra thế giới đã làm ăn kinh tế với Cuba hơn 10 năm qua. Các nước Trung Quốc, Venezula, Nga, Canada, và các nước Châu Mỹ La tinh khác hay các nước Châu Âu đã vào làm ăn khoảng 10 năm qua chỉ riêng nước Mỹ vẫn còn cấm vận.
Và thời gian gần đây các dự án đầu tư phần lớn rơi vào tay 3 nước Trung, Nga và Venezula vì lý do là 3 nước thường không đặt chuẩn hay ràng buộc này nọ. Mười năm trước khi giá dầu chưa tăng cao hay kinh tế chưa tăng vọt nên 3 nước Nga, Venezula, và TQ ít đầu tư ra nước ngoài nên Cuba đón nhận các dự án đầu tư của các nước Châu Âu và thông thường là các nước Châu Âu đặt chuẩn cao và kèm theo ràng buộc này nọ. Ngày nay họ có chọn lựa thì tội gì (hiện tại là vậy nhưng tương lai thế nào thì chưa rõ) không chọn những kế hoạch đầu tư không có ràng buộc này kia.

Chuyện Việt Nam: Gần đây báo chí online trong nước bắt đầu đăng những bài viết về vụ khai thác Bauxit ở Tây Nguyên. Đặt câu hỏi là tại sao dự án lọt vào tay nhà đầu tư Trung Quốc mà không phải một quốc gia có kỹ thuật tân tiến hơn. Khó có một lời giải thích nào có thể thỏa mãn số đông. Nghe người ta lo ngại về môi trường và an ninh quốc gia thì nghe thôi.

Hôm qua đọc báo online nghe vụ ngập nước TP mấy ngày gần đây, một cô gái bị điện giật chết vì dây điện cao thế đứt rớt xuống nước. Chuyện xe buýt chạy ẩu tả gây tai nạn giao thông. Ngẫm nghĩ con người Việt Nam vốn thân thiện và cảnh đồng quê thật an bình rất phù hợp với làm du lịch. Nhưng khi kinh tế thị trường bùng nổ mà trước đó thiếu kế sách "đi tắt đón đầu" (cách thể thao Việt Nam gia nhập đấu trường SEA Games) nghiên cứu và quy hoạch về đô thị và cơ sở hạ tầng thành ra đường chật hẹp dễ bị ngập nước mà xe hàng xe tải vẫn cày - tranh nhau chạy cho kịp chuyến. Người dân đi lại sinh hoạt phải chịu hậu quả của việc hạ tầng không theo kịp sự phát triển kinh tế. Mà khi sống trong môi trường đi lại như vậy người ta trở nên dễ cáu kỉnh hơn - đánh mất dần sự thân thiện.

TheDeath
15-04-2009, 12:59 PM
Không bao giờ và mãi mãi không bao giờ có chuyện đi tắt đón đầu! Vì sao? Vì sao? Dễ thôi, gần 200 quốc gia trên thế giới họ không biết cách đi tắt đón đầu sao? Đâu có cơ hội nào ngon ăn đến mức mà chúng ta có thể đi tắt đón đầu! Từ lúc cha sinh mẹ đẻ tới giờ chưa từng thấy cái gì gọi là đi tắt đón đầu cả!

Nói nhiều, bàn nhiều nhưng quan trong là làm nhiều, vậy ai biết được cái gì chúng ta đang đi tắt đón đầu mà các nước khác chưa từng đi theo con đường tắt này thì TheDeath xin cúi đầu nghe và xin nâng 2 tay lên để tặng người đó món quà gọi là hậu tạ một cách rất chân thành vì người đó đã làm cho TheDeath mở mang trí óc và sáng mắt ra!

phanphuong
15-04-2009, 01:30 PM
có đấy, đó là công nghệ. Truyền thông là một ví dụ.
Do lịch sử phát triển nên phải dùng từ 1G - 2G- 3G... nhưng nếu có một quốc gia mới toanh xuất hiện năm 2009 chẳng hạn. Họ chẳng phải đầu tư xây dựng mấy cái dây nhợ chằng chịt làm gì cho tốn tiền. Đi thẳng vào công nghệ mới thường là kinh tế hơn.
Những quốc gia hàng đầu trên thế giới họ không thể đi tắt đón đầu vì họ đã...dẫn đầu rồi. Học người ngoài hành tinh thì may ra.
Chuyện vĩ mô, người dân chỉ bàn bạc và ...tiếc rẻ. Vì đó là bài toán đánh đổi được mất của toàn thể quốc gia, của một nhóm có đặc quyền kinh tế, của những cá nhân đặc biệt. Thời nào cũng vậy, các bác đọc lịch sử thì cũng nghiệm được.
Cuba là một quốc gia kỳ diệu, người anh em này không bàn đến thì hay hơn. ;)

myhanh
15-04-2009, 02:24 PM
Chuyện Việt Nam: Gần đây báo chí online trong nước bắt đầu đăng những bài viết về vụ khai thác Bauxit ở Tây Nguyên. Đặt câu hỏi là tại sao dự án lọt vào tay nhà đầu tư Trung Quốc mà không phải một quốc gia có kỹ thuật tân tiến hơn. Khó có một lời giải thích nào có thể thỏa mãn số đông. Nghe người ta lo ngại về môi trường và an ninh quốc gia thì nghe thôi.

Thật ra việc các công ty Trung Quốc trúng thầu hầu hết các dự án hiện nay đang là mối quan ngại của các công ty hiện nay. Trên một số phương tiện có nêu vấn đề này. Tại sao? Các dự án xây dựng hạ tầng xuất phát từ gói kích cầu của chính phủ nhằm tạo công ăn việc làm cho công nhân Việt Nam. Tuy nhiên khi tổ chức đấu thầu thì công ty TQ trúng thầu, các công ty nội kho6ng đấu lại. Hầu hết các công ty TQ họ đi đâu họ cũng sử dụng công nhân của họ, trang thiết bị vật tư của họ.
Tuy nhiên đã đấu thầu thì căn cứ trên luật đấu thầu quốc tế... Cũng có cái khó...
một cô gái bị điện giật chết vì dây điện cao thế đứt rớt xuống nước

Vụ này do sét đánh làm đứt dây điện. Thiên tai thì gọi là hên xui vậy. Mỹ bão cũng chết vài ngàn.
Cái dỡ của TP.HCM hiện nay là vấn đề ngập nước ... Chính quyền cũng đang cố gắng hết sức nhưng không thể một sớm một chiều được.

Thật ra nhiều khi chỉ có ngửa mặt lên trời kêu ba tiếng "Trời đất ơ!". Mọi chuyện không xảy ra như mình nghĩ đâu.

TheDeath
15-04-2009, 03:06 PM
có đấy, đó là công nghệ. Truyền thông là một ví dụ.
Do lịch sử phát triển nên phải dùng từ 1G - 2G- 3G... nhưng nếu có một quốc gia mới toanh xuất hiện năm 2009 chẳng hạn. Họ chẳng phải đầu tư xây dựng mấy cái dây nhợ chằng chịt làm gì cho tốn tiền. Đi thẳng vào công nghệ mới thường là kinh tế hơn.
Những quốc gia hàng đầu trên thế giới họ không thể đi tắt đón đầu vì họ đã...dẫn đầu rồi. Học người ngoài hành tinh thì may ra.
Chuyện vĩ mô, người dân chỉ bàn bạc và ...tiếc rẻ. Vì đó là bài toán đánh đổi được mất của toàn thể quốc gia, của một nhóm có đặc quyền kinh tế, của những cá nhân đặc biệt. Thời nào cũng vậy, các bác đọc lịch sử thì cũng nghiệm được.
Cuba là một quốc gia kỳ diệu, người anh em này không bàn đến thì hay hơn. ;)
Chuyện "đi tắt đón đầu" đúng là bị hiểu sai trầm trọng, cái này là đi theo chân người ta chứ sao gọi là đi tắt đón đầu nhỉ? Chừng nào người ta đang 3G mà anh thành 5G hay 6G mới gọi là đi tắt đón đầu chớ! quisu

phanphuong
15-04-2009, 03:53 PM
bác TD lại thích chơi chữ.
Bác đang học lớp lá, thằng hàng xóm là cử nhân.
Bác đi học ngay đại học cho bằng nó. Thế là đi tắt.
Sau đó bác có thể lên tiến sĩ, gọi là đón đầu thằng hàng xóm.

Tắt đây là tắt so với bản thân mình, chứ tắt so với đối phương sao được. Nhưng đón đầu thì đúng là đón ngay cái mà đối phương sắp ....đạt được, khi mà mình đã đi tắt để bằng trình độ của họ.
Nói chung, đi tắt đón đầu là khái niệm học tập ngay công nghệ mới nhất (đi tắt), bỏ qua giai đoạn sơ khai- mà do lịch sử nước ta may mắn chưa có dịp trải qua- từ đó có thể phát minh ra cái mới, trong một cuộc chơi sòng phẳng với những quốc gia tiên tiến nhất (đón đầu).
Công nghệ cao là một ví dụ. Nhà nước cho xây dựng các khu công nghệ cao với nhiều ưu đãi về đầu tư, thuế má. Ngoài mục đích kinh tế đơn thuần còn muốn có được đội ngũ người Việt trình độ cao. Khoảng mươi mười năm nữa, các anh kỹ sư làm ở intel kết hợp với đội ngũ lành nghề đã được "đào tạo" ở các "lò" công nghệ cao, tạo ra những con chip thương hiệu Việt.
Cũng ở thì tương lai...rất gần đó, ta có những học thuyết kinh tế chấn động thế giới. Bắt đầu từ những cử nhân chỉ nghiên cứu học thuyết của họ chỉ mới vài ba chục năm- trong khi họ đã trải nghiệm hàng thế kỷ.
Đi tắt đón đầu, hay lắm chứ, thế sao lại đổ tội cho một chủ trương tuyệt vời của chính phủ ta.
Bác cứ cố tình hiểu theo một nghĩa khác thì đành chịu :))

nhk
16-04-2009, 10:36 AM
Nói chuyện đi tắt đón đầu về ứng dụng kỹ thuật sẽ khác với làm chủ kỹ thuật.

Ví dụ thê này, thế giới đang sử dụng mạng 3G. Và kỹ thuật 5G do Đức làm chủ chẳng hạn. Việt Nam chỉ có thể đi tắt bằng cách từ không có mạng 3G mà ứng dụng luôn 5G. Nhưng ứng dụng có nghĩa là phải mua lại thì thật khác với làm chủ kỹ thuật đó. Khi VN giao người Đức xây dựng và đang trong quá trình xây cơ sở hạ tầng cho mạng 5G vào thị trường VN thì biết đâu Nhật đã và đang thành công nghiên cứu mạng 6G và Thụy Điển đã thành công nghiên cứu 6G và đang nghiên cứu lên 7G...v.v.

Việt Nam có thể dùng thế mạnh của mình như nghiên cứu thuốc Nam. Trong thế giới tân dược, cứ lâu lâu người ta công báo tìm thấy tố chất này tố chất kia trong thuốc nên việc tạo các dược phẩm từ tự nhiên là xu hướng hiện nay. Mọi thứ bây giờ, người ta coi trọng GREEN (thiên nhiên).

Hai quốc gia có thể cạnh tranh với Mỹ, Nhật, Đức, ...về mặt kỹ thuật trong tương lai là Trung Quốc và Ấn Độ vì hiện tại ở mọi ngành học kỹ thuật ở Mỹ thì khoảng 2/3 sinh viên trong lớp là Ấn độ và Trung Quốc. Bậc giáo sư ở Đại Học ở Mỹ cũng có thể thấy sự hiện diện của giáo sư TQ và Ấn ở mọi ngành học.

TheDeath
16-04-2009, 11:02 AM
TheDeath nghĩ một 100 ông giáo sư giỏi, cộng thêm 100 nhà khoa học hàng đầu cũng không bằng 1 ông Lý Quang Diệu... Nhiều khi khoa học giỏi mà không có chính trị tài ba thì đất nước vẫn khó tiến nhanh được!

phanphuong
16-04-2009, 11:13 AM
Ông Lý mà sinh ra ở VN thì cũng ...đắp chăn ngủ cho qua ngày thôi.
Thời thế tạo anh hùng, những người giỏi cỡ ông Lý, VN mình không thiếu đâu. PP tin tưởng vào điều đó.
Có điều do không thể bàn chuyện chính trị nên bỏ qua phần đưa ví dụ! ;)
Nói đâu xa, forum ta cũng có một "nắm" =))

nhk
16-04-2009, 11:14 AM
TheDeath nghĩ một 100 ông giáo sư giỏi, cộng thêm 100 nhà khoa học hàng đầu cũng không bằng 1 ông Lý Quang Diệu... Nhiều khi khoa học giỏi mà không có chính trị tài ba thì đất nước vẫn khó tiến nhanh được!

Nghĩ như thế này không biết có đúng không: Liên Bang Soviet về mặt kỹ thuật từng không thua kém các nước phương Tây nhưng các chính sách kinh tế, xã hội lại không tạo ra được một sự phát triển và vận động như các nước phương Tây. Do đó có chính sách và cách thực hiện các chính sách vĩ mô thật quan trọng.

TheDeath
16-04-2009, 11:18 AM
Nói chuyện mà cứ sợ bị phạm húy thì nhiều khi khổ thật! Nhưng cũng đành thôi! Cuộc đời mà!

nhk
16-04-2009, 11:23 AM
Ông Lý mà sinh ra ở VN thì cũng ...đắp chăn ngủ cho qua ngày thôi.
Thời thế tạo anh hùng, những người giỏi cỡ ông Lý, VN mình không thiếu đâu. PP tin tưởng vào điều đó.
Có điều do không thể bàn chuyện chính trị nên bỏ qua phần đưa ví dụ! ;)
Nói đâu xa, forum ta cũng có một "nắm" =))

Anh nghe nói ông Lý lại sắp qua VN thăm và sau là cố vấn cho Chính phủ. PP thử mang câu hỏi em đặt ra: nếu ông ấy sanh ra ở VN thì ông sẽ có thể làm điều gì khác so với sanh ra ở Malaysia (sau này tách ra lập riêng Singapore)?

phanphuong
16-04-2009, 01:14 PM
Chơi nhạc vì hòa bình (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=311406&ChannelID=2)

TT - Một chú bé người Mỹ, chỉ được biết đến với cái tên Ben, mỗi cuối tuần vẫn chơi đàn ghita trên đường phố San Franciso với mục đích duy nhất: gây quỹ giúp đỡ trẻ em khuyết tật Iraq.
“Mỗi chiếc xe lăn có giá 300 USD. Mục tiêu của tôi là có được 1 triệu USD để có thể giúp đỡ ít nhất 3.333 trẻ em” - cậu bé 11 tuổi chia sẻ trên trang web Iplayforpeace.net (Tôi chơi nhạc vì hòa bình) của mình.

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=328144
Ben chơi đàn trên đường phố San Francisco

Kể từ tháng 2-2009 đến nay, Ben đã giúp chương trình “Xe lăn cho trẻ em Iraq” hơn 22.000 USD. Ben đã có đến tám năm chơi đàn và từng gây quỹ được 500 USD ủng hộ nạn nhân cơn bão Katrina. Ngoài sự ủng hộ của mẹ, Ben đang vận động bạn bè và người lớn khác tham gia giúp đỡ trẻ em Iraq.
(Theo WFIK, Iplayforpeace.net)
Sẽ có vài người suy nghĩ, vận động chấm dứt chiến tranh thì tốt hơn.
Nhưng, ở một khía cạnh khác, cậu bé này hành động khôn ngoan nhất với tấm lòng nhân hậu của mình.

phanphuong
16-04-2009, 01:16 PM
@ đại ca nhk: Ổng có thể sống lưu vong như bác Thaksin cũng nên! :)) Mà thôi! Đã bảo đừng đụng đến mấy chính khách này, đảo một hồi đến nhà mình thì phạm ...giới mất! ;)

myhanh
16-04-2009, 03:22 PM
Anh nghe nói ông Lý lại sắp qua VN thăm và sau là cố vấn cho Chính phủ. PP thử mang câu hỏi em đặt ra: nếu ông ấy sanh ra ở VN thì ông sẽ có thể làm điều gì khác so với sanh ra ở Malaysia (sau này tách ra lập riêng Singapore)?
Phải có thời nữa cơ!
Ngay cả ông Lý thời nay cũng khác ông Lý thời xưa trên ngay đất Sing.
Liệu ông có giúp Sing thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính nhanh chóng ko?
Thời cơ là một yếu tố vô cùng quan trọng, cực kỳ quan trọng.

phanphuong
16-04-2009, 03:28 PM
Phải có thời nữa cơ!
Ngay cả ông Lý thời nay cũng khác ông Lý thời xưa trên ngay đất Sing.
Liệu ông có giúp Sing thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính nhanh chóng ko?
Thời cơ là một yếu tố vô cùng quan trọng, cực kỳ quan trọng.
Mình rất tán thành quan điểm này của bác MH: "Thời thế tạo anh hùng!" dodo
---
Sáng nay đọc báo lại giật mình, nếu kết luận của thanh tra đúng thì sao? Ở đời, thật giả nhiều khi khó phân quá, huống hồ gì mình chỉ người độc giả nhận thông tin từ mấy ông nhà báo! :cool:

92A01
16-04-2009, 06:06 PM
Mình rất tán thành quan điểm này của bác MH: "Thời thế tạo anh hùng!" dodo
---
Sáng nay đọc báo lại giật mình, nếu kết luận của thanh tra đúng thì sao? Ở đời, thật giả nhiều khi khó phân quá, huống hồ gì mình chỉ người độc giả nhận thông tin từ mấy ông nhà báo! :cool:

Rất tán thành với ý kiến của P.P. Bây giờ có những nhà báo chỉ ngồi một chỗ để viết tin hoặc nghe người khác nói lại chứ không tự đi xác minh sự thật. Với lại thời buổi cạnh tranh, các báo cũng viết tin giật gân thì mới câu khách. Không biết giờ đọc báo tin bao nhiêu % nhỉ?

nhk
17-04-2009, 11:12 AM
"Thời thế tạo anh hùng".
Ban đầu đọc câu này thì tôi cũng gật gù cho là hoàn toàn đúng và thuyết phục - không cần phản biện.
Nhưng nghĩ kỹ lại thì nếu đem yếu tố thời thế là sự quyết định chính của thành công thì chúng ta phủi bỏ đi những khối óc của những nhà quản lý với những kế hoạch dài hạn trung hạn và ngắn hạn đã mang đến cho Microsoft, Google, Toyota, IBM, Nokia...sự thành công như ngày nay. Cùng thời với Microsoft còn có Macintosh và nhiều hệ điều hành khác. Cách đây hơn 10 năm thì ngoài Yahoo còn có Excite, Lyco...v.v.v và nhiều hãng có search engine khác trong khi Google còn trong trứng nước...Toyota hiện có bao nhiêu đối thủ trong lĩnh vực xe hơi mà hơn 30 hay 40 trước các hãng xe Nhật bị xem là hàng rẻ tiền như hàng Trung Quốc hiện nay ở thị trường xe hơi lớn nhất -Mỹ. IBM đã có từ lâu đời nhưng họ đã thay đổi chiến lược và biết thích ứng và vẫn còn tồn tại cái tên IBM như ngày nay...Có thể thời thế hay thời cơ đã cho họ có cơ hội tham gia vào lĩnh vực họ chọn nhưng con đường đi đến thành công chỉ có mấy ai.

Vài ví dụ cho thấy sự đa dạng về nền tảng về phương thức thích ứng để cuối cùng đi đến sự thành công. Nói thế để có thể hiểu thời thế hay thời cơ đã cho ông Lý Quang Diệu cơ hội tham gia chính trị trong sự biến đổi của thế giới ở những năm 50 và 60. Nhưng ông Lý Quang Diệu đã phải nỗ lực hết mình( từ học vấn cho đến gia đình và sự nghiệp), cộng với khéo léo trong chính trị và sự học hỏi và thích ứng không ngừng để đưa ông lên vai trò lãnh đạo Singapore và đưa Singapore (luôn tìm cách thoát khỏi sự ảnh hưởng của Malaysia lớn hơn và đông dân hơn, tài nguyên thiên nhiên không nhiều) thành một quốc gia tân tiến chứ không phải chỉ dựa vào thời thế hay thời cơ. Rõ ràng cùng xuất phát điểm với Singapore ở những thập niên 50 hay 60 thì có rất nhiều nước nhưng một Singapore từ một nền kinh tế nghèo nàn đã vươn lên để đạt được như ngày hôm nay là hiếm hoi và rất đáng học tập.

MarsNIIT
17-04-2009, 12:19 PM
ở mỗi đất nước, quá khứ hình thành nên tương lai. vì vậy nếu so sánh thì thật khập khiễng vì lịch sử từng nước là khác nhau.

Chỉ cách đây khoảng hơn 50 năm mà các nước trên thế giới hình thành cục diện hoàn toàn khác.

nếu không có chiến tranh thì Sài Gòn sẽ lấy lại danh hiệu Hòn Ngọc Viễn đông chứ chẳng chơi.

myhanh
17-04-2009, 12:23 PM
Anh nhk không hiểu ý người nói trong câu này. Anh hùng và thời thế là hai yếu tố đi liền nhau. Có quan hệ biện chứng nhau. Trong câu nói khẳng định "Thời thế tạo anh hùng" muốn nhấn mạnh vai trò thời thế. Điều này không có nghĩa là loại bỏ vai trò của "anh hùng" đối với thời thế.
Ai cũng biết thời thế là yếu tố khách quan, chỉ những người giỏi mới nhận ra nó, chộp lấy nó. Vai trò của họ ở điểm này rất quan trọng đấy chứ.
Tuy nhiên nếu chỉ giỏi không mà không có thời thế thì cũng không thành anh hùng được. Ví dụ Hồ Quý Ly là một người rất giỏi nhưng ông thiếu hai chữ "thời thế".
Tóm lại câu nói trên chỉ nhấn mạnh vai trò của thời thế trong sự thành công của "anh hùng" chứ không bác bỏ vai trò của "anh hùng".

phanphuong
17-04-2009, 12:42 PM
Trong lĩnh vực chính trị, mình nghĩ anh hùng (người tài) thời nào cũng có, thời thế đóng vai trò quan trọng. Thế nên, nếu không có ông xyz gì đó cứu nhân độ thế xuất hiện sẽ có ông khác thôi.
Tuy nhiên trong lĩnh vực khoa học, quả là có những thiên tài mà hàng trăm năm mới xuất hiện,bằng chứng ở các công trình của họ.

nhayhiphophatcailuong
17-04-2009, 01:45 PM
Không bao giờ và mãi mãi không bao giờ có chuyện đi tắt đón đầu! Vì sao? Vì sao? Dễ thôi, gần 200 quốc gia trên thế giới họ không biết cách đi tắt đón đầu sao? Đâu có cơ hội nào ngon ăn đến mức mà chúng ta có thể đi tắt đón đầu! Từ lúc cha sinh mẹ đẻ tới giờ chưa từng thấy cái gì gọi là đi tắt đón đầu cả!


NHHHCL tán thành ý kiến a TD: Có chăng để tiến nhanh chúng ta phải chấp nhận sự đánh đổi; đôi khi, sự đánh đổi quá lớn, người ta gọi là trả giá:_Có những đánh đổi có thể chấp nhận được nhưng có những trả giá là quá đắt!

nhayhiphophatcailuong
17-04-2009, 01:54 PM
Trong lĩnh vực chính trị, mình nghĩ anh hùng (người tài) thời nào cũng có, thời thế đóng vai trò quan trọng. Thế nên, nếu không có ông xyz gì đó cứu nhân độ thế xuất hiện sẽ có ông khác thôi.
Tuy nhiên trong lĩnh vực khoa học, quả là có những thiên tài mà hàng trăm năm mới xuất hiện,bằng chứng ở các công trình của họ.
Có vẻ, làm anh hùng dễ hơn nhỉ? Ngày nay, anh chị em vẫn có thể được đặt tên đường nếu được tuyên dương: Anh Hùng Lao Động!