PDA

View Full Version : Học để kết hôn – Bài 1: Trả giá


honey
09-04-2009, 08:12 AM
http://www.thanhnien.com.vn/News/Pictures/KIM%20HOA/love_2.jpg
Thiếu sự hiểu biết về tâm - sinh lý giới tính, không ít người đã thất bại trong hôn nhân - Ảnh: Reuters

(TNO) Trong cuộc đời một con người, trung bình có khoảng 25 năm gắn bó với công việc, sự nghiệp. Mà để có một công việc ổn định, xây dựng được một sự nghiệp vẻ vang, người ta phải dành tới 15-20 năm để học hành, rèn luyện.


Trong khi đó, thời gian dành cho tình yêu - hôn nhân chắc chắn vượt qua con số 25 ở trên, nhưng đa số lại chẳng dành lấy một ngày để học hỏi, tìm hiểu về lĩnh vực này. Đây thật sự là một bất công!
Và vì sự bất công ấy, rất nhiều người đã phải trả giá.



"...Tôi mới đọc xong cuốn sách mà tôi phải gọi là “Cửu dương chân kinh” của tình yêu và hôn nhân, đó là cuốn Men are from Mars, Women are from Venus (Đàn ông đến từ sao Hỏa, bàn bà đến từ sao Kim). Cuốn sách này nói về tâm lý, sự khác biệt giữa đàn ông, đàn bà và ảnh hưởng của sự khác biệt đó trong hôn nhân. Càng đọc tôi càng thấy tôi với tất cả ngu ngơ lầm lẫn. Tôi bừng tỉnh “Ủa! Tôi làm vậy vì tôi yêu anh… tôi tưởng làm cho anh vui… té ra chỉ làm anh thêm bực mình”. Không phải vì anh khó chịu nhưng vì tôi cho anh những thứ anh không cần còn những cái anh cần tôi không biết để cho. Ngược lại tôi thấy anh với tất cả những cố gắng. Không phải anh không yêu tôi, nhưng anh không biết yêu tôi như cách tôi muốn được yêu... Thì ra là vậy! Nhưng có lẽ khám phá hay nhất mà tôi thấy được là tôi và anh đều bình thường như mọi cặp khác. Bao nhiêu trường hợp tương tự, bao nhiêu ngàn người đã trải qua y hệt những gì chúng tôi đã đi qua. Không phải vì họ không yêu nhau, không muốn có cuộc hôn nhân bền vững, nhưng vì họ không biết cách diễn đạt tình yêu để đối tượng có thể cảm nhận được. Họ, như anh và tôi, đều là những đứa trẻ mồ côi lạc loài đáng thương trong tình yêu... Thiết nghĩ nếu tôi nắm vững những bài học về tâm lý này trước khi bước vào hôn nhân thì có thể tôi tránh được những khúc gãy của cuộc đời hay ít ra cũng đi qua một cách nhẹ nhàng hơn. Nhưng làm sao tôi biết được? Có ai dạy tôi đâu! Có ai khuyên tôi nên học và nghiên cứu về vấn đề này đâu...".



Đây là tâm sự của một phụ nữ (viết trên blog của mình) sau khi ký vào đơn ly dị. Và theo một chuyên gia tâm lý, "bài học" tưởng của riêng người phụ nữ này chính là một vấn đề lớn của xã hội.


Tình yêu là nền tảng của hôn nhân - hầu như không ai phủ nhận điều này. Nhưng, nếu tình yêu chỉ được hiểu theo nghĩa đơn thuần cảm xúc - sự cuốn hút nhau, cảm giác khác lạ khi được gần gũi nhau, hay thậm chí kể cả mong muốn được làm cho nhau vui - thì chắc cũng không ai dám khẳng định như thế là đủ cho hôn nhân.


Thời gian trước khi kết hôn, bây giờ người ta quen gọi là "lúc yêu nhau", nhưng ngày xưa các cụ gọi đó là "thời gian tìm hiểu nhau". Cách gọi này mang ý nghĩa sâu sắc của nó.



Trung tâm tư vấn Hồn Việt từng tiếp nhận một ca tư vấn ly hôn: Người vợ tiếp xúc với chuyên viên tư vấn trong tâm trạng hết sức bức xúc. Chồng chị - một bác sĩ giỏi, đẹp trai, từng du học ở nước ngoài bằng học bổng do mình đạt được, hiện có thu nhập khá cao, nhưng khi ở nhà lại thể hiện là một người đàn ông, theo chị, "đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành" (!?). Sau 3 năm chung sống, chị cảm thấy không thể chịu đựng thêm được nữa cái tính chi ly của anh, và cả việc luôn có sự hiện diện vô hình của người chị gái anh (mẹ anh đã mất) trong cuộc sống gia đình họ. Qua dẫn dắt câu chuyện, tìm hiểu, chuyên gia tư vấn được cho biết, chồng chị xuất thân từ một làng quê nghèo ở miền Trung - nơi thường xuyên phải gánh chịu thiên tai. Gia đình anh, cha mất sớm, mẹ và chị gái đã hy sinh sự học của mình, tảo tần chắt chiu những đồng tiền hiếm hoi kiếm được từ một nắng hai sương để anh có được những bữa cơm gạo nhiều hơn khoai, những cuốn sách cả huyện chỉ một - hai người có..., để có được anh - một thanh niên cuốn hút người đối diện cả bằng ngoại hình và tài năng - khi gặp chị... Những điều này, chỉ sau khi cưới nhau, chị mới dần biết. Nguyên nhân đã hé lộ. Với một hoàn cảnh sống như thế, việc cân nhắc sử dụng vật chất, tiền bạc sao cho tiết kiệm, có lợi nhất có thể đã trở thành thói quen sống của anh. Cũng vậy, liệu chị có thể giữ được sự tôn trọng với chồng không khi anh quay lưng lại với người chị gái đã hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình cho anh có được sự thành đạt ngày hôm nay?



Theo chuyên gia tư vấn, nếu chị chịu khó tìm hiểu hoàn cảnh sống của anh từ khi chưa kết hôn, có thể chị đã biết mình có phù hợp với một tính cách như vậy hay không, hoặc cả hai có thể "thỏa thuận" một biện pháp dung hòa giữa hai lối sống chưa thật "khớp". Và giờ cũng chưa muộn, nếu cả hai biết đặt mình vào vị trí của người kia – hiểu tâm lý của họ - để có thể cảm thông cho nhau...
K.Hoa
Học để kết hôn – Bài 2: Khắc phục (http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200915/20090407102705.aspx)


http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200914/20090403162735.aspx

phanphuong
09-04-2009, 09:24 AM
Đó giờ mình cứ nghĩ kết hôn để...học chứ! :))

myhanh
09-04-2009, 09:39 AM
Đó giờ mình cứ nghĩ kết hôn để...học chứ! :))
Uh, học để kết hôn nhưng kết hôn xong cũng phải học.
Học, học nữa, học mãi mà PP