PDA

View Full Version : Kỹ thuật nhiếp ảnh


Gem
22-08-2007, 09:16 PM
Tổng quan về chụp ảnh!

1.Sơ bộ về lịch sử nhiếp ảnh:

Từ rất xa xưa(có tài liệu ghi trước công nguyên khoảng 3 thế kỷ) con người đã phát hiện ra nguyên lý thu hình: Một lỗ thủng bé ở tường nhà cho ánh sáng bên ngoài lọ vào trong phòng tối đã đem theo hình ảnh đối diện nó.

Nguyên lý này đã được Leonardo Da Vinci (Nhà bác học nổi tiếng nhiều lĩnh vực, mà hiện nay quyển sách viết về ông Mật mã Da Vinci đang bán chạy) nhắc đến năm 1519 khi nói về cách quan sát bầu trời những khi có nhật thực.

Cùng thế kỷ 16 nhà vật lý Morolico đã rút nhỏ không gian buồng tối trên thành hộp tối. Chiếc hộp tối này được làm bằng một cái hộp kín, một mặt ngắn tạo lỗ thủng nhỏ cho ánh sáng đi vào. Mặt đối diện là tâm kính mờ để quan sát.

Vào năm 1568 ông Danielo Barbaro đã sáng chế ra một hộp tối có một thấu kính và một lỗ có thể thay đổi đường kính để tăng độ nét của ảnh. Trước đó mọi người còn biết đến hộp Porta được các hoạ sĩ dùng để vẽ ảnh phóng tranh...

Cái hộp kiểu này vẫn còn chụp ảnh ngon Very Happy . Các bạn có thể nhìn thấy khi xem triển lãm ảnh “Hà Nội nhìn qua một cái hộp” ngày 12-1-2005 tại sảnh triển lãm của Trung tâm văn hóa Pháp L’ Espace (24, Tràng Tiền, Hà Nội). Do hai nhà nhiếp ảnh Francois Perri và Philippe Masson hướng dẫn các em trẻ mồ côi làm quen với kỹ thuật chụp ảnh bằng hộp tối sténopé.

Đó là một công cụ nhiếp ảnh đơn giản, làm từ vỏ đồ hộp, không có bất kỳ chi tiết cơ khí nào, không có thấu kính. Nó giúp các em quan sát, sáng tạo hình ảnh, học cách làm thời gian ngừng lại, giúp các em hiểu rõ hơn về thời gian và ánh sáng.

Một hiện tượng ngẫu nhiên như quả táo của Niwton đã đến với nhiếp ảnh đó là vào năm 1727,một nhà khoa học người Đức tên là Schulet khi phơi tờ giấy có tráng muối bạc AgNO3, chẳng may cái lá cây rơi xuống. Một lúc sau thì in rõ hình chiếc lá... Sau đó các nhà Khoa học đã khẳng định nguyễn lý nhiễm hình.

Và năm 1824 khi Nicéphore Niépce nhaf khoa học người Pháp - người đặc biết chú ý đến các chất nhiễm hình, cộng tác với Daguerre, dùng hộp tối Porta để chụp ảnh. Sự kiện này được coi như đánh dấu sự khai sinh của Nhiếp ảnh, năm đó bức ảnh đầu tiên của Nghệ thuât nhiếp ảnh với thời gian chụp mất 8 tiếng đồng hồ về "nóc phố" được ra đời.

Khoảng năm 1833 khi Nicéphore Niépce mất. Daguerre đã sáng tạo ra máy chụp lấy tên là Daguerreobtypes, đây được coi như là chiếc máy ảnh hoàn chỉnh đầu tiên.

2. Sơ bộ về hoạt động của máy ảnh:

Từ Nhiếp ảnh do một người Anh gọi đầu tiên, theo nghĩa gốc La tinh có nghĩa là : Vẽ bằng ánh sáng. Chính vì vậy mà mọi bộ phận của máy ảnh chỉ phục vụ cho ánh sáng mà thôi Very Happy .

Còn chụp ảnh được hiểu là sự tổng hợp của các biện pháp về hoá học, vật lý, quang học, thẩm mỹ, tâm lý.. kết hợp lại với nhau để thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

Máy ảnh và mắt chúng ta đều có sự hoạt động tương đồng. Chủ đề cần chụp nhờ ánh sáng phản chiếu qua hệ thống dẫn sáng (ống kính, đối với mắt đó là thuỷ tinh thể), lượng ánh sáng vào nhiều hay ít được điều khiến bởi khẩu độ (như chấm đen con ngươi trên mắt người). Qua màn chập (cửa chớp) để điều khiển tốc độ vào của ánh sáng nhanh hay chậm (đối với mắt đó là bờ mi nó chỉ khác máy ảnh là nó lại nằm ngoài). Cuối cùng hiện lên phim (lấy nét sai thì hình ảnh sẽ hiện đằng trước hoặc sau phim, đôí với mắt đó chính là võng mạc). Mắt chung ta tự điều tiết được con máy ảnh thì không... Ba yếu tố độ nhậy (Iso), khẩu độ (f) , tốc độ (s) là ba yếu tố quan trọng bậc nhất để quyết định tính chất kỹ thuật của ảnh. Các yếu tố khác như đo sáng, cân bằng trắng... cần nắm vững để phục vụ, phối hợp tốt cho 3 yếu tố đầu tiên...

- Cảnh vật nhìn được là do chúng phản chiếu ánh sáng.
- Ống kính để truyền ánh sáng.
- Khẩu độ điều khiển khiển về lượng của ánh sáng.
- Màn chập để điều khiển thời gian vào của ánh sáng.
- Phim (cảm biến) là nơi tiếp nhận ánh sáng.

Trước khi xác định các chỉ số máy ảnh những động tác sau đây cũng rất cần lưu ý:

2.1. Cầm máy:

Đối với cách cầm dọc hay ngang thì động tác truyền thống vẫn là một tay đỡ ống kính một tay cầm máy. Chỉ lưu ý đừng che các "Mắt thần" của máy.
Bác nào cho em cái ảnh minh hoạ nhé vì không tự chụp mình được Very Happy Nhưng cũng rất cần chắc chắn vì nó không chỉ là tài sản lớn mà là đồ nghề yêu quý.

- Đeo dây vào cổ hoặc tay nếu có thể.
- Tránh để va chạm hay bụi đầu ống kính

2.2. Lấy nét:

Riêng lấy nét phải đọc kỹ hướng dẫn của từng máy. Chỉ lưu ý là có loại ống kính zoom lệch nét. Nghĩa là nếu ta đã lấy nét ở 35mm khi zoom lê 70mm nó bị lêch nét phải lấy lại chứ không khoá lấy nét được.

Đối với trường hợp thao tác bằng tay (M). Chỉ áp dụng cho Ống kính không có Af (lấy nét tự động) hoặc có cả Af và M. Chụp theo cách này phụ thuộc vào dự đoán của bạn về khoảng cách đến đối tượng chụp. Tuy nhiên cần lưu ý:

- Khi đã lấy nét đối tượng chụp cần kiểm tra lại bằng cách lấy nét quá (thấy đối tượng chụp hơi mờ) rồi lại vặn trở lại.

- Ống kính có cả Af thì khi sử dụng chế độ này xong hãy chuyển ngay về chế độ Af và phải kiểm tra lại trước khi chụp tiếp, không có thể cả bộ ảnh của bạn sẽ tan theo mây khói.

Vậy phải kiểm tra mọi thông số của máy trước khi chụp

Các máy đều cho phép ta lấy nét và khoá bằng cách bấm nhẹ vào nút chụp. Nên đừng bấm một cách vội vàng nhất là đối với chân dung và Macro..

3.Khẩu độ và xác định khẩu độ:

3.1. Khẩu độ (Aperture):

Cái van điều tiết lượng sáng vào máy ảnh này dược gọi là cửa điều sáng, độ mở ống kính và giá trị đo nó được gọi là khẩu độ. Ánh sáng cũng như thời gian nó hình như "vô hình" với con người. Nên đôi khi chúng ta quên nó, không hình dung rõ về nó. Vì vậy để minh hoạ tôi cứ ví như cái vòi nước.

Cửa thoát nước cấu tạo như cửa điều sáng (f nhỏ (1;1.4;2.Cool là cửa mở to và ngược lại). Chúng ta mở to của thoát nước, nước sẽ vào nhiều (tương đương f nhỏ (1.4;2.Cool thì ánh sáng vào nhiều) nhưng lại nước chảy ngay trước vòi (tương đương với Dof ngắn). Còn để lỗ nhỏ nước vào ít (f lớn (16;22) ánh sáng vào ít) nhưng sẽ bắn ra xa hơn (tương đương Dof dài), đây chính là cách để hình dung trực quan nhất về Vùng ảnh rõ (dof)

Khẩu độ ống kính tức là độ mở tương đối của cửa điều sáng.Theo quy ước của hội nghị Nhiếp ảnh quốc tế năm 1909 thì khẩu độ cho máy ảnh từ mở hết cỡ đến đóng hết cỡ như sau:

f/1.4, f/2, f/2.8, f/4, f5.6, f/8, f/11, f/16, f/22, f/32.



Cơ cấu chỉnh khẩu độ chính là một loại cửa điều tiết ánh sáng đặt trong ống kính, cấu tạo bởi các lá thép mỏng chồng so le với nhau, ở giữa mở ra một lỗ tròn đồng tâm với các thấu kính.

Các cánh thép này có thể trượt trên nhau khi ta điều chỉnh để tạo ra độ mở lớn hay nhỏ cho ánh sáng đi qua. Hoạt động bóp nhỏ/mở rộng khẩu độ khẩu độ của ống kính giống như sự điều tiết của con ngươi mắt. Độ mở lớn hay nhỏ sẽ cho ánh sáng đi vào phim nhiều hay ít. Trị số khẩu độ được sắp xếp theo chuỗi lớn dần gọi là f-number.

Công thức tính:

f-number = độ dài tiêu cự ống kính (focal length) / đường kính lỗ xuyên sáng (đường kính lỗ xuyên sáng do các lá thép mở ra.).

Focal length = khoảng cách từ tâm ống kính tới mặt phim của nó

1-----1.4-----2.0-----2.8-----4.0-----5.6-----8.0-----11-----16-----22
---1.2-----1.8----2.5----3.5------4.5-----6.7-----9.1----13-----19

Trên cùng một dãy ngang, các trị số liền kề chênh lệch nhau một khẩu (f-stop). Ví dụ từ 1.4 sang 2.0 hay 2.5 sang 3.5 (hàng dưới).

Xoay sang trái là mở mọt khẩu, xoay sang phải là đóng một khẩu. Ví dụ Xoay vòng chỉnh từ 2.8 sang 4.0 là đóng một khẩu, về giá trị 2.0 là mở một khẩu.

Theo chiều từ trái qua phải, trên một hàng ngang, lượng ánh sáng đi qua mỗi khẩu độ sẽ giảm còn một nửa.

Hàng số bên dưới hiển thị các giá trị lệch nửa khẩu so với hàng trên. Ví dụ: từ 2.5 sang 2,8 là đóng hẹp lại nửa khẩu, nhưng khi chuyển từ 2,5 sang 3,5 tức là đóng một khẩu.

Lưu ý:

- Tuy chức năng chính của cơ cấu chỉnh khẩu độ là điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào phim, nó còn có tác dụng chi phối độ nét sâu (depth of field) trên hình ảnh cuối cùng ghi vào phim . Độ mở càng nhỏ thì ảnh càng nét sâu, độ mở càng lớn thì vùng ảnh rõ càng cạn (như hình dung về vòi nước đã nêu trên).

- Những máy ảnh kỹ thuật số ngày nay cửa điều sáng luôn ở trong trạng thái mở lớn nhất để hỗ trợ ánh sáng cho việc canh nét. Chỉ khi có trập nhấn xuống thì cơ phận chỉnh khẩu độ mới đóng các lá thép lại theo thông số xác định trước.

Điều này lại dẫn đến một nhược điểm là khung cảnh hiện ra trong kính ngắm luôn ở tình trạng nét nông nhất và không phản ánh đúng chiều sâu ảnh trường thực tế sẽ được ghi hình.

Nhược điểm này được khắc phục bằng nút bấm xem trước vùng ảnh rõ(depth of field preview button). Khi nút này được nhấn, máy sẽ điều chỉnh các lá thép đóng lại theo khẩu độ định trước để người chụp thấy chiều sâu ảnh thực tế sẽ được ghi vào phim. Chụp macro không nên bỏ qua nút này

4.2. Tác dụng của Khẩu độ:

Việc đóng hẹp hay mở rộng khẩu độ sẽ ảnh hưởng tới độ sáng của vật chụp, góc chụp và độ nét sâu (hay còn gọi là chiều sâu rõ nét của ảnh trường) theo các quy luật sau:

- Càng đóng nhỏ khẩu độ (trị số f càng lớn) càng làm giảm độ sáng của vật chụp.

- Càng mở rộng khẩu độ thì góc chụp càng nhỏ.

- Khẩu độ càng đóng hẹp thì vùng ảnh rõ càng dài.

Các Nhiếp ảnh gia thường điều chỉnh khẩu độ để phục vụ cho độ nét nông hay sâu của ảnh.

Các bạn có thể xem hai ảnh dưới đây, thông qua độ rõ nét của hàng ghế để thấy sự ảnh hưởng của khẩu độ tới độ nét nông hay sâu.

http://www.cavicovn.com/download_imgs/anh_forum/hero/Chupanh/F28.JPGhttp://www.cavicovn.com/download_imgs/anh_forum/hero/Chupanh/f221.JPG
Ảnh 1: Với khẩu độ F/2.8 - Ảnh 2: Với khẩu độ F/22

3.3. Những gợi ý tham khảo về khẩu độ:

- Đối với chụp phong cảnh (landscape) người chụp luôn mong muốn sẽ lấy được sắc nét toàn bộ khung cảnh từ điểm gần nhất cho tới điểm xa nhất vì vậy mà độ mở ống kính thường được để ở độ mở nhỏ nhất.

- Khi chụp chân dung, người chụp thường mong muốn có được bức ảnh trong đó mặt người được chụp sẽ sắc nét nhất trong khi hậu cảnh sẽ mờ hơn nhằm làm nổi bật chủ đề chụp lúc này độ mở ống kính càng lớn càng tốt.

- Ống kính có độ mở càng lớn thì càng dễ chụp trong ánh sáng yếu cũng như các chủ đề chụp chuyển động nhanh.

-Đối với chụp ảnh bắn pháo hoa, bạn sẽ có được những tấm ảnh đẹp khi đứng xa nơi bắn pháo hoa. Đứng xa nơi bắn, bạn cũng sẽ không bị những người khác che khuất máy ảnh. Nên mang theo chân máy vì sẽ phải mất vài giây pháo hoa mới phóng lên bầu trời được. Hãy chụp nhiều kiểu ở nhiều góc độ để kết hợp trên máy tính.

Để có những tấm hình đẹp, nên đặt độ sáng làm sao khi chụp lên bầu trời sẽ có màu đen thẫm hoặc xanh đen thẫm. Cụ thể, bạn hãy để độ mở ống kính là f/11 đến f/22. Máy cơ với tốc độ B.

-Chụp ánh trăng thì thời điểm thích hợp nhất là trăng tròn và không bị mây che phủ. Thông thường nên để độ mở ống kính f/5.6 trong 15-30 giây. Bạn cũng nên chụp thử vài kiểu trước. Để máy ảnh ở chế độ “B” (Đối với máy cơ) để bạn có thể mở ống kính và chờ trong một thời gian. Thời gian chụp ánh trăng tốt nhất là một vài giờ sau khi trăng mọc, nên tránh chụp quá nhiều khoảng trời.

-Chụp toàn cảnh thành phố về đêm thì hãy tập trung vào các đường phố với xe cộ nối đuôi nhau để tạo thành những vệt sáng kéo dài. Hãy để ISO ở 100 (nếu có thể)và độ mở ống kính f/11, có thể thay đổi một chút tùy thuộc vào tốc độ giao thông trên đường. Đặc biệt, nếu có thể chụp được cả các tòa nhà xung quanh thì bức ảnh của bạn sẽ còn đẹp hơn nữa nhờ sự cộng hưởng của các ánh sáng hắt xuống từ các tòa nhà này lên đường phố. Bạn có thể bổ sung màu sắc vào các bức ảnh của mình nhờ vào đèn chiếu màu.

- Cảnh phố xá sáng đèn về đêm, nếu mặt đường mưa càng hay cho việc phản chiếu ánh sáng có thể chọn f2.8 với ISO 400 hoặc f 4 với ISO 1000.

- F4 cùng được sử dụng nhiều trong chụp lửa trại, với dân báo chí là chụp cháy nhà về đêm, nhà hát các khu vui chơi ban đêm các bảng hiệu quảng cáo với ISO trung bình là 400.

- Nếu chụp bóng đá về đêm nên dùng F2.8

- Chụp sân khấu, biểu diễn xiếc, múa rối nước, bơi nghệ thuật, hay trong nhà thi đấu thể thao f2.8 và f4.0 được dùng thchs hợp nhất ISO từ 200 đến 800 tuỳ theo ánh sáng và tốc độ tác giả muốn thể hiện.

- Ánh nến sinh nhật thì f2 hay 2.8 là điều nên nghĩ đầu tiên.

Gem
22-08-2007, 09:19 PM
Những vấn đề về bố cục ảnh!

A.Năm công thức kinh điển của bố cục:

Không bao giờ đặt chủ đề vào giữa tâm bức ảnh
Mọi bức ảnh chỉ có một và một điểm mạnh duy nhất
Đường cong chữ S là một trong những thủ pháp bố cục được ưa chuộng nhất
Luôn luôn dẫn ánh mắt của người xem đi vào bên trong hình ảnh
Đường chân trời không bao giờ cắt ngang chính giữa mà luôn nằm ở một phần ba phía trên hoặc phía dưới.
Một ví dụ về đường chân trời nằm chính giữa bức hình, nhìn rất lủng củng.
http://www.photo.com.vn/modules/coppermine/albums/userpics/10597/chieu.jpg

Ví dụ về bố cục đường cong chữ S
http://www.photo.com.vn/modules/coppermine/albums/userpics/10597/051002_cong_cong_hinh_chu_s.jpg



6 yếu tố căn bản trong bố cục ảnh


Nếu như vẽ tranh là hoạ sỹ đưa dần vào khung toan trắng những nét cọ để tạo ra nội dung và bố cục của nó thì trong nhiếp ảnh, người ta làm công việc ngược lại. Trong bố cục ảnh, có 6 chuẩn mực để bạn dựa vào, nhưng để các tấm ảnh có hồn, thu hút và tránh nhàm chán rất cần tới sự vận dụng linh hoạt.

Cả hội hoạ và nhiếp ảnh đều là nghệ thuật truyền tải thông tin thị giác và chịu sự chi phối của những nguyên lý căn bản về cảm nhận thực thể bằng ánh sáng. Nhưng nếu hội hoạ là nghệ thuật tổng hợp thì nhiếp ảnh là kỹ thuật phân tích. Khi vẽ tranh, hoạ sỹ đưa dần vào khung toan trắng những nét cọ để tạo ra nội dung và bố cục của nó. Nhưng trong nhiếp ảnh, người ta làm công việc ngược lại…

Với bối cảnh thực có sẵn nội dung và bố cục, tay máy phải thay đổi góc nhìn, sử dụng ống kính wide hay tele, xoay trở khuôn hình để chọn lọc những yếu tố xây dựng lên bức ảnh. Tuy nhiên, dù là thêm vào hay bớt đi các mảng khối trong khuôn hình, cả hội hoạ và nhiếp ảnh đều hướng tới cách xếp đặt hiệu quả nhất để thể hiện nội dung các tác phẩm. Trong kết quả cuối cùng, ở mức độ nào đó, cả tranh vẽ và ảnh chụp đều được đánh giá bởi một chuẩn mực về bố cục.

Khi đánh giá một bức ảnh, người ta xem xét nó trên những yếu tố căn bản về nội dung, màu sắc, trạng thái và hiệu ứng quang học. Nếu bố cục được nhấn mạnh trong khi các yếu tố khác bị khoả mờ, bản thân nó có thể là chủ đề của nhiếp ảnh.

Hầu hết các yếu tố căn bản này giúp truyền tải thông tin thị giác như điểm và đường nét, hình dạng, màu sắc, chất liệu bề mặt và độ tương phản đều liên quan đến bố cục bức ảnh. Người chụp ảnh dựa trên những nguyên tắc này để phát triển kỹ năng sắp xếp các đối tượng trong khuôn hình.


Tìm ra tiết tấu hay mô thức xếp đặt trong bối cảnh

Đó là kỹ thuật rút ra logic về vị trí, sự xếp đặt các vật thể trong khuôn hình, chọn được góc đặt máy tốt nhất phản ánh tiết tất và mô thức trên các vật thể. Kỹ thuật này rất phổ dụng đối với ảnh kiến trúc, giao thông, dây chuyền sản xuất… Việc phát hiện logic xếp đặt trong một bối cảnh lớn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quan sát và xâu chuỗi của tay máy. Tuy nhiên, việc lạm dụng tiết tấu, thiếu suy ngẫm và phân tích sẽ dẫn đến những bức ảnh dập khuôn nhàm chán. Việc áp dụng hiệu quả bố cục này phải đi liền với các hiệu ứng ánh sáng, tạo bóng và góc đặt máy khác thường.

Ví dụ, một hàng cột tròn đều tăm tắp và sáng rõ trong nắng trưa sẽ không thể đẹp bằng bức ảnh chúng đứng trong ánh sáng xiên thấp hơi lệch phương ống kính. Nhờ nắng tạt ngang, bóng cột sẽ đổ dài tạo một hàng cột nữa nằm dưới đất, thân của chúng sẽ được “vê” tròn lẳn vì hiệu ứng chuyển sáng tối. Nếu đặt máy thật thấp dưới chân hàng cột với ống kính góc rộng, đầu của chúng sẽ sẽ chạm vào nhau và lao vút lên trời, rất thú vị. Nhiều khi các tiết tấu lại xuất hiện cùng hiệu ứng quang học và chỉ tác động vào ống kính ở một góc nhìn nhất định, vấn đề là phải tìm tòi và sáng tạo.

Thể hiện được kích cỡ vật thể hoặc khoảng cách

Kỹ thuật này giúp người xem ảnh hình dung kích thước của vật thể trong khuôn hình. Sử dụng tốt phép so sánh chênh lệch về kích thước có thể nêu bật được độ lớn của đối tượng trong bức ảnh. Ví dụ, nếu muốn minh hoạ độ lớn của một con voi nên đặt chú sáo bé như hạt gạo trên lưng nó. Ngược lại, khi chụp macro một bông hoa nhỏ, người ta nhấn mạnh mức phóng đại của bức ảnh bằng một chú kiến vàng lớn như con ong chúa. Vật thể làm mẫu so sánh nên thuộc loại hình ảnh quen thuộc, dễ hình dung kích thước như con người, ôtô, que diêm, cái bút… Có thể dễ dàng nhận thấy hiệu quả của thủ pháp so sánh khi xem những thước phim hoạt hình kinh điển về người khổng lồ, tí hon. Tay máy khi đứng trước bối cảnh hoành tráng hay vật thể quá lớn, anh ta dễ bị ngợp tới mức quên mất là cần một vật thể so sánh. Kết quả là bức ảnh sẽ còn cảm xúc mà anh ta đã trải nghiệm, mọi thứ sẽ chỉ giống như cảnh trên bàn hay những món đồ chơi của trẻ con.

Tạo sức hút cho điểm nhấn của bức ảnh

Vùng trọng tâm hay điểm nhấn của bức ảnh được thể hiện bằng kỹ thuật tạo độ tương phản, hay đường dẫn hướng. Theo nguyên lý thị giác thì điểm tương phản nhất trong khuôn hình sẽ thu hút thị giác, vùng xẫm sẽ nặng và hút mắt hơn khoảng nhạt trắng. Mặt khác, ánh mắt người xem cũng sẽ di chuyển theo hướng chiếu của tia sáng trong khuôn hình, tức là đi từ chỗ nhạt nhất đến chỗ đậm nhất. Những đường cong, nét chéo kết thúc tại điểm nhấn sẽ dẫn ánh mắt người xem đến đó. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây hậu quả phân tán và khó hiểu nếu chỉ lệch hướng tới chủ đề chính.

Trong bố cục cổ điển, điểm mạnh của bức ảnh thường được đặt ở toạ độ giao nhau của đường 1/3 dọc và 1/3 ngang bức ảnh (gần 4 góc khuôn hình). Cách sắp xếp này đặc biệt phù hợp với cỡ phim 35 mm. Nhiếp ảnh hiện đại không bị lệ thuộc vào những công thức cổ điển. Thậm chí, những tay máy cách tân còn cố tính đặt chủ đề vào những vị trí oái oăm và điều đó lại gây sự chú ý và ấn tượng về bức ảnh. Thực ra, những tay máy này phải rất hiểu về Tỷ Lệ Vàng để có thể làm điều ngược lại và tạo nên hiệu quả thú vị. Giá trị cao nhất mà nhiếp ảnh hiện đại nhắm tới không hoàn toàn là cái đẹp, mà là cảm xúc và ấn tượng.


Đặc tính về cân bằng và trạng thái

Sự cân bằng trong bức ảnh sẽ quyết định trạng thái tĩnh hoặc động của nó. Nếu thủ pháp sử dụng đường chân trời nằm ngang chính giữa bức ảnh nhằm tạo nên cảm xúc tĩnh lặng, thì khi đặt nghiêng, đưa lên cao hay hạ xuống thấp sẽ cho hiệu quả động. Bức ảnh nhiều trời ít đất thì tạo cảm xúc nhẹ nhõm thanh cao. Còn khi đảo tỷ lệ này, những hiệu quả sẽ ngược lại. Mắt người xem có một đặc tính là bị thu hút theo hướng chuyển động của chủ đề. Do vậy, trong bố cục cổ điển các chuyển động phải hướng vào trong bức ảnh. Nhưng các nhiếp ảnh gia hiện đại lại không muốn người xem thấy ngay mọi thứ, họ đòi hỏi sự quan sát và suy ngẫm về thông điệp của bức ảnh, nên họ có thể không tuân thủ quy tắc này.

Sự cân bằng cũng bị chi phối bởi màu sắc, một chấm vàng tươi bên phải sẽ nặng bằng cả một mảng nhạt trắng. Cách lấy một diện tích nhỏ có sức hút mạnh để tạo ra sự cân bằng với một mảng lớn nhẹ nhõm hơn sẽ tạo ra trạng thái cân bằng động - một bố cục khá phổ biến trong nhiếp ảnh.

Chụm vào tản ra

Những nguyên tắc bố cục cổ điển (Tỷ Lệ Vàng):

- Đường chân trời ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao bức ảnh.
- Mỗi khuôn hình chỉ có một điểm mạnh, điểm này không đặt giữa ảnh mà phải ở toạ độ 1/3 rộng x 1/3 cao.
- Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào trong bức ảnh.
- Tận dụng nét lượn chữ S nếu có trong bối cảnh.

Việc sử dụng hình tròn hay những đường cong kín tạo nên sức hút khá mạnh và gây hiệu ứng hợp nhất - phương pháp thể hiện tốt những hiện thực đơn lẻ như bông hoa, mạng nhện… Khi được sử dụng hợp lý, bố cục này sẽ hướng sự chú ý vào giữa tâm của nó. Mục tiêu hợp nhất vào điểm mạnh còn có thể được thực hiện bởi nhiều đường dẫn hướng tới đối tượng chính (ví dụ: nút giao thông). Không cần phải là những nét dẫn thực thể, ánh mắt tập trung của các sinh vật trong khuôn hình cũng sẽ định hướng sự quan sát của người xem ảnh.

Thủ pháp bố cục phân tán thường được dùng để diễn giải những nội dung trừu tượng như: giận dỗi, làm ngơ, đa dạng, hỗn loạn… Đi liền với kỹ thuật này là ống kính góc rộng, bao quát nhiều cụm đối tượng mạnh tương đương. Ví dụ, bức hình chụp từ trên xuống một trung tâm giao dịch chứng khoán, hay một cái chợ ngoài trời đông đúc.

Phản ánh chiều sâu không gian

Là một thủ pháp rất hiệu quả để khắc phụ bản chất phẳng dẹt của bức ảnh. Một bố cục khéo léo có thể làm khuôn hình trở nên sâu hút, cũng có thể khiến chủ đề nổi bật hình khối trên một bối cảnh mờ nhoà. Nhiều khi một bức ảnh nét suốt từ cận cảnh tới vô cự không tạo cảm giác sâu bằng bức macro nét cạn, chính phần vật thể bị mờ lại tạo cảm giác về hình khối và chiều sâu không gian. Một bức ảnh bố cục tốt có thể bao gồm nhiều lớn không gian với các tone màu và cường độ chiếu sáng khác nhau. Kỹ thuật phổ biến là sử dụng cận cảnh làm khuôn hình, nhưng nếu không tìm được những mẫu khung đặc biệt thú vị thì bức ảnh khó mà thoát ra khỏi sự nhàm chán.

Yếu tố phụ trong bố cục

Phần trên tôi đã có nói qua về quan điểm bố trí chủ đề hay yếu tố chính của bố cục theo tỷ lệ vàng (dùng hay không dùng, áp dụng, vận dụng được hay không là do quan điểm của mỗi người sử dụng). Nhưng ngoài chủ thể ra các chủ đề phụ cũng không kém phàn quan trọng, nó là yếu tố quyết định để so sánh, để hỗ trợ tôn nên vẻ đẹp của chủ thể. Như thể hiện bông hoa thắm tươi, chúng ta thường chụp với cành, lá hay nhưng vật trang trí kèm theo... nhưng thứ đó được coi như yếu tố phụ (thực ra để rạch ròi nhiều nhà nhiếp ảnh còn phân chia thành hai loại: yếu tố phụ và bối cảnh).

Các yếu tố phụ này được chi làm 04 loại:

(1) Tiền cảnh
(2) Hậu cảnh
(3) Bầu trời
(4) Đường chân trời

1. Tiền cảnh:

Tiền cảnh trong bức ảnh thể hiện sự gần gủi, tính phàm tục: Một cành hoa bé khi chụp phong cảnh, một khóm khoai trước chú vịt... Đôi khi ta phải dùng tiền cảnh để che bớt những vật phụ khác trông không đẹp trong bức ảnh.

Kỹ tthuật để "xử lý tiền cảnh" là:

- Tiến lại gần hay chúc máy, ngửa máy để lấy nhiều hay ít tiền cảnh.

- Dùng ống kính góc rộng làm tăng tiền cảnh hay ống kính tele làm giảm tiền cảnh.

- Dùng tiền cảnh để gióng khung hình cho ảnh. Chẳng thế mà các bạn có thể thấy rất nhiều ảnh dùng vòm cổng, ngưỡng cửa, cửa sổ các nhánh cây.. để gióng khu cho ảnh.

- Tạo sự tương phản giữu xa và gần thông qua đậm và nhạt, thường tiền cảnh tối hậu cảnh sáng...

2. Hậu cảnh

Thực ra nếu đã xác định rõ chủ thể thì tất cả cái khác trong bức ảnh được gọi lại "hậu cảnh". Phân biệt chỉ mang tính tương đối. Ví dụ nếu chụp chân dung thì người đó là chủ đề chính, cây cối, nhà cửa ... phía sau là hậu cảnh. Điều tối kỵ theo quy tắc truyền thống là không được phép để chúng hoà trộn lẫn nhau, dẫn đến tình trạng cái tượng đằng sau như ngồi lên đầu người, cái cây đằng sau như mọc từ đầu người, cái bảng hiệu quảng cáo như xắp rơi xuống đầu người...

Kỹ thuật để "xử lý hậu cảnh" là:

Chiếu sáng là cách hữu hiệu khi chụp dàn dựng, bất cứ thứ gì nếu được chiếu sáng đều sẽ nhạt hơn trong vùng tối. Néu không phải lợi dụng các nguồn sáng chiếu qua khe cửa, lỗ thủng... (vì vậy càm la bàn để biết hướng ánh sáng sẽ chẳng bao giừo thừa cả). Chụp phong cảnh nhiều khi phải đợi mây làm xậm hậu cảnh để làm nổi bật chủ đề chính...

Canh nét cạn cũng rát phổ biến để "cắt đuôi" hậu cảnh ra khỏi chủ thể, đây chính là cách sử dụng sự tương phản giữu mờ và tỏ. Canh nét cạn bằng cách:

- Tiến gân chủ đề
- Để khẩu độ nhỏ (1; 1.4; 2; 2.8...)
- Dùng ống tele...

Lia máy (panning) cũng là cách tạo tương phản giữa tỏ và mờ. Lia máy là cách chụp các chủ đề đang chuyển động với vận tốc tương đối ổn định. Người càm máy di chuyển máy theo sự di chuyển của chủ đề và bấm chụp. Lúc đó, chủ đề sẽ rõ nét trên một hậu cảnh mờ nhoè nhằm tạo ấn tượng di chuyển của chủ đề.

( Nguồn : tổng hợp photo.com.vn - Nghe nhìn -)

Gem
22-08-2007, 09:21 PM
ĐÈN FLASH KHÔNG CHỈ SỬ DỤNG VÀO BAN ĐÊM!


Tất cả mọi người đều biết đèn flash được sử dụng khi chụp ảnh trong ánh sáng mờ. Ngoài ra, đèn flash cũng có thể giúp bạn xóa tan bóng râm và nhấn mạnh chủ đề khi chụp ảnh dưới ánh sáng ban ngày.

Giảm tình trạng thiếu sáng
Khi chụp ảnh dưới tán cây hoặc những nơi có bóng râm, ánh sáng yếu có thể làm hỏng bức ảnh của bạn cho dù bạn đang chụp ảnh giữa ban ngày. Để tránh tình trạng này, hãy bật đèn flash máy ảnh lên.

http://img101.images****.us/img101/4539/flash2pj4.jpg (http://images****.us/)
Ảnh chụp không đèn flash

http://img101.images****.us/img101/8008/flash1fe4.jpg (http://images****.us/)
Ảnh chụp có đèn flash
Cân bằng với hậu cảnh sáng
Hậu cảnh sáng sẽ làm cho bức ảnh của bạn đáng yêu hơn, nhưng đồng thời cũng dễ làm cho chủ đề bị thiếu sáng. Ngày nay đèn flash tự động được lắp sẵn trong máy ảnh giúp bạn dễ dàng tạo đủ ánh sáng cho chủ đề.

http://img101.images****.us/img101/9413/flash3ss8.jpg (http://images****.us/)
Ảnh chụp không đèn flash

http://img297.images****.us/img297/94/flash4gz4.jpg (http://images****.us/)
Ảnh chụp có đèn flash

Một trong những tính năng bí mật ẩn giấu trong chiếc máy ảnh số là chế độ "fill flash" hay còn gọi là "flash on" (là bật kí hiệu đèn Flash lên để chụp đóhttp://us.i1.yimg.com/us.yimg.com/i/mesg/emoticons7/4.gif ). Sử dụng hợp lý tính năng này, bạn sẽ tiến được một bước quan trọng trong việc chụp cảnh ngoài trời.
Ở chế độ "flash on", camera phơi sáng hình nền trước rồi mới thêm đủ độ sáng để phản chiếu đối tượng mà bạn chọn làm tâm. Đây cũng là thủ thuật mà thợ ảnh chụp đám cưới áp dụng nhiều năm nay.

Đưa đối tượng chụp vào bóng râm, dùng chế độ fill flash, bạn sẽ có bức ảnh mà cả cảnh nền lẫn tâm ảnh đều được thể hiện ở mức cao nhất.

http://img379.images****.us/img379/5230/a32df9.jpg (http://images****.us/)


Một điều chú ý nữa là tầm ảnh hưởng của đèn flash tích hợp trong camera chỉ khoảng 3 m hoặc ít hơn, do đó, không nên đứng xa đối tượng khi chụp ngoài trời.


Phạm vi đánh đèn flash
Tất cả đèn flash máy ảnh đều có một phạm vi đánh đèn tối đa. Với máy ảnh tự động sử dụng phim ISO 400 thì phạm vi đánh đèn flash là khoảng 4m vì vậy khi chụp ảnh ban đêm đừng nên đứng quá xa nếu không muốn có những tấm ảnh tối hù.

Phạm vi đánh đèn quá xa
http://img263.images****.us/img263/5429/flash6vs0.jpg (http://images****.us/)

Phạm vi đánh đèn hợp lý
http://img255.images****.us/img255/743/flash5bq0.jpg (http://images****.us/)


Làm mắt trông tự nhiên hơn : chống mắt đỏ

Khi chụp ảnh bằng đèn flash trong ánh sáng mờ, con ngươi của mắt chúng ta thường phản chiếu ánh sáng này và gây nên hiện tượng mắt đỏ. Để tránh trường hợp này, bạn hãy sử dụng chế độ chống mắt đỏ trên máy ảnh tự động. Ở chế độ này, đèn flash sẽ chớp trước một lần trước khi bạn bấm nút chụp.

Có sử dụng chế độ chống mắt đỏ
http://img263.images****.us/img263/1450/flash7er7.jpg (http://images****.us/)

Không sử dụng chế độ chống mắt đỏ
http://img253.images****.us/img253/9730/flash8wk7.jpg (http://images****.us/)

Mách nhỏ : Giữ đèn flash hướng lên
Khi chụp ảnh theo chiều dọc, bạn hãy chắc chắn rằng đèn flash được mở và nằm ở phía trên của máy ảnh. Ánh sáng sẽ tự nhiên hơn, đồng thời ngày tháng cũng sẽ được in ở phía chân bức ảnh (nếu máy ảnh bạn sử dụng có chức năng in ngày giờ).

http://img263.images****.us/img263/8913/flash10bb9.jpg (http://images****.us/) http://img255.images****.us/img255/9847/flashwhq3.jpg (http://images****.us/)
Đèn flash hướng xuống

http://img263.images****.us/img263/3670/flash9ij4.jpg (http://images****.us/) http://img263.images****.us/img263/7538/flashrzt9.jpg (http://images****.us/)
Đèn flash hướng lên



LÀM SAO ĐỂ ẢNH CHỤP KHÔNG BỊ MỜ, NHÒE?


TRÁNH RUNG MÁY BẰNG CÁCH CỐ ĐỊNH MÁY
Tựa khuỷu tay của bạn vào ngực thì máy ảnh của bạn sẽ được giữ cố định bởi hai tay và đầu. Đừng bấm nút chụp quá mạnh, chỉ cần bấm nhẹ nhàng là được.

Những trường hợp bị rung máy

1.Khi chụp ban đêm
Khi chụp hình vào ban đêm, bạn nên dùng giá đỡ 3 chân.

http://img263.images****.us/img263/412/niteshake1la0.jpg (http://images****.us/)
Không dùng chân máy

http://img258.images****.us/img258/7084/niteshake2po5.jpg (http://images****.us/)
Có dùng chân máy

2.Khi sử dụng ống kính có chức năng zoom (phóng đại)

http://img258.images****.us/img258/3285/zoomshake1ln3.jpg (http://images****.us/)
Ảnh bị mất nét do rung tay khi Zoom

http://img263.images****.us/img263/7901/zoomshake2eb8.jpg (http://images****.us/)
Ảnh rõ nét khi zoom ảnh một cách vững vàng

Nếu có thể được, bạn hãy tựa vào tường hoặc một vật cố định nào đó.
Mách nhỏ
Có thể dùng một cây dù đã gấp lại làm chân tựa.
Quỳ một chân trên đất và đặt máy ảnh trên một chân khác.
Sử dụng một cái bàn hoặc một bề mặt phẳng nào đó để hỗ trợ cho khuỷu tay của bạn.
Không có giá đỡ 3 chân ư? Hãy sử dụng một chồng sách hoặc một cái hộp.

ẢNH MỜ DO CHUYỂN ĐỘNG
Khi chụp ảnh cho một người hoặc một vật chuyển động nhanh, bức ảnh có thể sẽ bị mờ.

Chụp chủ đề di chuyển nhanh

http://img255.images****.us/img255/5057/moving1ja9.jpg (http://images****.us/)
ISO 100

http://img255.images****.us/img255/971/moving2eo1.jpg (http://images****.us/)
ISO 400

Chủ đề chuyển động chậm với ánh sáng yếu

http://img124.images****.us/img124/3680/moving3ul0.jpg (http://images****.us/)
ISO 100

http://img263.images****.us/img263/3624/moving4tl7.jpg (http://images****.us/)
ISO 800
Dùng phim tốc độ cao để tránh hiện tượng ảnh bị mờ
Khi chụp ảnh xe cộ đang chạy, các hoạt động thể thao hoặc các đối tượng chuyển động khác, để tránh hiện tượng ảnh bị mờ, chúng ta có thể tăng tốc độ đóng mở màn chập. Với máy ảnh tự động, bạn không thể điều chỉnh được tốc độ này mà chỉ có thể sử dụng loại phim có tốc độ cao hơn, tức là dùng phim có chỉ số ISO lớn hơn.Phim có tốc độ chậm như ISO 100 chỉ thích hợp chụp ảnh ngoài trời sáng. Để chụp được ảnh đẹp trong nhiều hoàn cảnh khác nhau như nơi có nguồn sáng trời yếu, trong nhà hoặc những cảnh chuyển động nhanh, bạn nên dùng phim có tốc độ cao như ISO 200, 400 hoặc 800.

Tốc độ phim và tình huống sử dụng

http://img255.images****.us/img255/4199/speedqz9.jpg (http://images****.us/)



Theo tài liệu của Fujiflim

Gem
22-08-2007, 09:26 PM
LẤY NÉT

Ngay cả với những máy ảnh hiện đại nhất hiện nay, bạn cũng cần phải chú ý đến việc lấy nét, nếu không, ảnh sẽ mờ, không rõ nét. Và hãy nhớ rằng tất cả những máy ảnh lấy nét tự động đều lấy nét tại tâm điểm khung ngắm.

Nếu chủ đề của bạn nằm bên rìa khung ngắm, khi bấm nút chụp, máy ảnh sẽ lấy nét phần hậu cảnh hơn là lấy nét chủ đề.
http://img124.images****.us/img124/879/focusrei5.jpg (http://images****.us/) Lấy nét đúng

http://img404.images****.us/img404/4385/focuswwz9.jpg (http://images****.us/) lấy nét sai

:) Kỹ thuật khóa nét
1/ Hướng máy ảnh đến chủ đề sao cho chủ đề nằm ngay tại tâm điểm của khung ngắm . 2/ Bấm nút chụp xuống lưng chừng, động tác này sẽ lấy và khóa nét tại chủ đề (thông thường được biểu hiện bằng đèn báo trong khung ngắm). 3/ Giữ nguyên vị trí nút chụp và di chuyển máy ảnh để lấy lại bố cục sao cho mình cảm thấy ưng ý . 4/ Bấm nút chụp xuống hết để hoàn tất việc chụp ảnh. Chủ đề của bạn sẽ được lấy nét chính xác dù có nằm ở vị trí nào trong khung ngắm Có 4 bước vậy chứ khi bạn đã thao tác quen rồi thì việc lấy nét chỉ thực hiện trong vòng vài giây

http://img404.images****.us/img404/7701/khoanet1yg8.jpg (http://images****.us/) POINT (ngắm)

http://img124.images****.us/img124/3446/khoanet2ux4.jpg (http://images****.us/) SHOT (bắn)

Bên cạnh đó để chụp ảnh không bị mất nét do rung tay khi chụp cần giữ yên máy khi bấm hình(có thể nín thở vài giây trong quá trình bấm máy) hoặc tìm chỗ tựa người vào khi bấm máy.
Để chụp cảnh pháo hoa (fireworks), cảnh ban đêm (night scene) với những chương trình có sẵn trong máy đây là những chương trình chụp với tốc độ màn trập chậm cần sử dụng giá đỡ, chân máy trong quá trình chụp để cho ra những bức ảnh không bị nhoè.



:) Nhìn đối tượng chụp bằng mắt thật.
Dùng mắt của mình quan sát khung cảnh trước, phải cảm nhận được cái đẹp và dùng máy để ghi lại cái đẹp đó. Khi chụp hình ai, cố gắng để máy chụp hình ngang với mắt của người đó, để khai thác hết cái nhìn và nụ cười của họ. Đặc biệt, khi chụp trẻ con, nhớ khum người xuống cho ngang ngang với chiều cao của trẻ. Không nhất thiết phải bắt đối tượng nhìn chằm chằm vào máy ảnh, hãy quan sát và bắt cái khoảng khắc cảm xúc nhất của đối tượng
http://img108.images****.us/img108/8623/lea000002enuskf8.jpg (http://images****.us/) Đứng chụp cao quá

http://img124.images****.us/img124/6299/lea000003enuspv9.jpg (http://images****.us/) Như thế này tốt hơn khi khum người xuống

Học cách dùng đèn ngoài trời.Đèn không chỉ để dùng trong nhà và vào buổi tối. Đèn còn được dùng ngoài trời nắng để tạo hiệu ứng và hạn chế các điểm yếu của anh sáng trời. Khi chụp hình người ngoài ánh sáng mặt trời, nếu chụp không cùng chiều với chiều anh sáng thì ta nên đánh đèn để làm sáng đối tượng. Khi mặt trời chiếu thẳng từ trên xuống, đánh đèn để làm sáng các vùng khuất như hốc mắt, cổ…
http://img171.images****.us/img171/2389/lea000006enussu0.jpg (http://images****.us/) Chủ thể quá tối khi chụp ngược sáng

http://img171.images****.us/img171/4073/lea000007enusek3.jpg (http://images****.us/) Với đèn đối tượng sẽ sáng hơn


Không phải đèn flash có thể chiếu đến mọi nơi.Khi chụp đèn buổi tối chú ý khoảng cách từ đèn đến đối tượng chụp, khoảng cách này phải phù hợp với cấu hình của đèn. Với máy ảnh du lịch thì khoảng cách này không quá 3m. Nếu thấy hơn tối thì cứ dùng đèn.
http://img124.images****.us/img124/4670/lea000014enusic4.jpg (http://images****.us/) Không chụp đèn, đèn chiếu không tới

http://img124.images****.us/img124/7348/lea000015enuswb1.jpg (http://images****.us/) Có đèn

:) Tiến gần đến chủ thể:
Những tấm hình bình thường thì con mắt, nét mặt, nụ cười luôn là tâm điểm của tấm hình, do đó khi chụp hình ai đó hãy tiến sát lại họ hay zoom gần lại một chút, đừng đứng xa quá, sẽ không khai thác hết được cái hồn của chủ thể. Tuy nhiên, cũng không đến gần quá, không nên đến sát quá 1m.

http://img171.images****.us/img171/8816/10chuy5xp0.jpg (http://images****.us/) Nhìn cũng được

http://img124.images****.us/img124/7318/10chuy6iu7.jpg (http://images****.us/) Xích lại một chút thì khá hơn


:) Chú ý đến Ánh Sáng:

Trong tấm hình thì ánh sáng là quan trọng thứ nhì sau đối tượng chụp. Nhớ quan sáng môi trường ánh sáng xung quanh và trên đối tượng trước khi bấm máy, không nên để đối tượng chụp dưới
Các tán cây vì sẽ thấy anh sáng loang lổ trên đối tượng, muốn lấy ánh sáng đẹp thì nên chụp vào buổi sáng sớm hay lúc chiều chiều.
http://img164.images****.us/img164/1503/lea000016enuszm9.jpg (http://images****.us/) Loang lổ quá

http://img171.images****.us/img171/4522/lea000017enussp0.jpg (http://images****.us/)
Ánh sáng phía sau thật tuyệt. Tấm này bố cục cũng rất là đẹp khi đối tượng chụp nằm ở 1 phần 3 của tấm hình và phía truớc mặt của 2 người trong ảnh rất thoáng.

Gem
22-08-2007, 09:28 PM
Máy ảnh số chưa chắc cần nhiều chấm

Bạn có thể tốn nhiều tiền vào việc tậu một chiếc máy ảnh nhiều “chấm” nhưng chẳng bao giờ dùng hết các tính năng cao cấp của nó, cuộc thử nghiệm của báo New York Times cho thấy điều đó.

Khi mua một máy ảnh số, điều mọi người quan tâm đầu tiên luôn là độ phân giải của máy được bao nhiêu “chấm”. Dường như đó cũng là tiêu chí duy nhất hiện nay trong việc chọn máy ảnh số đối với người tiêu dùng Việt Nam. Nhưng liệu tiêu chí “càng nhiều chấm càng tốt” có thật sự quan trọng như vậy hay không? Và trên thực tế, một máy ảnh số có “chấm” cao hay thấp thì chất lượng của bức ảnh mà bạn chụp khác nhau như thế nào?

David Pogue, phóng viên chuyên viết mảng công nghệ của NewYork Times vừa thực hiện một cuộc thử nghiệm hết sức thú vị về sự khác biệt giữa các độ phân giải của máy ảnh số.

http://img443.images****.us/img443/8126/chammj8.jpg (http://images****.us/)

Anh cho rửa ba bức ảnh khổ lớn (30 x 45 cm) tại một hiệu rửa ảnh chuyên nghiệp. Một bức là từ máy có độ phân giải 13 Megapixel; bức thứ hai từ máy có độ phân giải là 8 Megapixel; bức cuối cùng là từ máy mà độ phân giải chỉ có 5 Megapixel. Các bức ảnh này đều cùng chụp một em bé đang ngồi và được rửa ngay từ ảnh gốc, không qua chỉnh sửa gì cả. Sau khi rửa xong, anh cho treo ba bức ảnh đó trên một bức tường ở Quảng trường Thời đại (Times Square) - thành phố New York - Hoa Kỳ và nhờ những người khách bộ hành qua đường phân biệt dùm anh sự khác nhau của các bức ảnh này.

Trước lúc rửa ảnh, khi biết được mục đích của David Pogue, các thợ rửa ảnh chuyên nghiệp tại hiệu ảnh đã cười anh và họ khẳng định một cách chắc chắn với David Pogue rằng sẽ có sự khác biệt rõ ràng giữa một tấm ảnh 5 “chấm” và 13 “chấm”, ngay cả các đồng nghiệp của họ cũng có nhận định tương tự. Thế nhưng, David Pogue vẫn tiến hành cuộc thử nghiệm của mình. Trong khoảng 45 phút, có rất nhiều người dừng lại tham gia, thậm chí có cả một đám đông nhỏ bao quanh khu vực mà anh làm thử nghiệm.

Và kết quả thật đáng ngạc nhiên, có đến 95% khách bộ hành cho rằng chẳng có gì khác biệt giữa ba bức ảnh này, mặc dù họ đã cố gắng nhìn thật gần, thật kỹ, thậm chí là săm soi đến từng chi tiết. Và khi David Pogue hỏi họ độ phân giải của các bức ảnh là bao nhiêu, một số người đã thử đoán nhưng rất tiếc con số cũng không được chính xác. Chỉ có duy nhất 1 người phân biệt được độ phân giải của các bức ảnh vì cô là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

Kết quả của cuộc thử nghiệm này cho thấy rằng với những nhu cầu của một người tiêu dùng bình thường (như chụp ảnh để gửi qua e-mail, upload lên mạng hoặc rửa ảnh ở kích thước vừa phải) thì sẽ “chẳng có gì khác biệt” giữa một máy ảnh có độ phân giải 13 “chấm” và máy ảnh 5 “chấm” cả. Bạn có thể tốn nhiều tiền vào việc tậu một chiếc máy ảnh nhiều “chấm” nhưng chẳng bao giờ dùng hết các tính năng cao cấp của nó. Vì vậy, khi tậu cho mình một chiếc máy ảnh số mới, bạn hãy tập trung vào các yếu tố khác như thương hiệu của máy, zoom quang học, các tính năng hỗ trợ như chống rung, chống mắt đỏ…v.v… và quan trọng nhất là hãy chụp thử thật thật nhiều ảnh ở các góc độ và ví trí khác nhau để có được một chiếc máy ưng ý ở mức giá tốt nhất (Theo New York Times)
Nguồn : Số Hóa

Gem
22-08-2007, 09:32 PM
Các chế độ chụp ảnh trong máy Kỷ Thuật Số

CÁC CHẾ ĐỘ CHỤP THÔNG DỤNG

http://img237.images****.us/img237/7176/cacchedolw6.jpg (http://images****.us/)






P(Programe shooting) hay Auto
Tùy từng hiệu máy như Nikon hay Canon. Đây là chế độ chụp tự động . Máy tự thiết lập các thông số chụp như: khẩu độ, tốc độ, white balance, iso....Bạn chỉ việc lấy bố cục, góc máy cho đẹp và chụp.


A (Aperture priority shooting) hoặc Av
Chương trình chụp ưu tiên khẩu độ. Chương trình này cho phép người chụp tự chọn khẩu độ nhằm kiểm soát chiều sâu của ảnh trường. Máy sẽ tự động đưa ra tốc độ chụp và các thông số khác. Khi bạn chọn khẩu độ, tốc độ sẽ tự động đi theo


S (Shutter priority shooting) hay Tv
Chương trình chụp ưu tiên tốc độ. Chương trình này cho phép người chụp tự chọn tốc độ nhằm chủ động đưa ra tốc độ đủ nhanh để bắt đúng chủ đề đang chuyển động. Khi bạn chọn tốc độ, khẩu độ sẽ tự động đi theo.


M (Manual shooting)
Đây là chương trình chụp chuyên nghiệp. Người chụp phải tự chọn tốc độ và khẩu độ.


http://www.yeah1.com/up/files/2/chan%20dung.jpgPortrait shooting
Chương trình chụp chân dung. Máy sẽ xóa bớt hậu cảnh, làm mịn da, độ tương phản vừa phải để có được một bức ảnh chân dung hòan hảo

http://www.yeah1.com/up/files/2/chup%20canh.jpg Landscape shooting
Chương trình chụp phong cảnh. Máy sẽ đưa ra khẩu độ đóng nhỏ để đảm bảo độ sâu ảnh trường nét rõ từ tiền cảnh cho đến hậu cảnh. Màu da trời sẽ xanh hơn nhờ chế độ White balance ưu tiên cho bối cảnh.


http://www.yeah1.com/up/files/2/bong%20hoa.jpg Marco shooting
Chương trình chụp cận cảnh bông hoa hoặc sao chụp tài liệu ở cự li thật gần. Chương trình này sẽ phát huy tác dụng mạnh khi sử dụng chung với ống kính Macro 50 mm F2.0 hoặc các ống kính tele.

http://www.yeah1.com/up/files/2/the%20thao.jpg Sport shooting
Chương trình chụp thể thao. Máy sẽ đưa ra tốc độ chụp nhanh nhất có thể để bắt được các chuyển động nhanh như khi chụp ảnh thể thao.


http://www.yeah1.com/up/files/2/nigh.jpg Night scene shooting
Chương trình chụp dành riêng cho cảnh đêm. Khi chụp với chế độ này phải dùng chân máy ba càng để không bị rung máy mờ hình.



NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT




SLR: chữ viết tắt của Single Lens Reflex mà ở Việt nam nó được biết đến với tên gọi phổ thông là "Máy ảnh Cơ" dùng để chụp phim với ống kính có thể thay đổi được.

http://www.yeah1.com/up/files/2/FM2.JPG
Máy ảnh Nikon FM2


dSLR: tên viết tắt của "Digital Single Lens Reflex" hay còn gọi là "Máy ảnh cơ kỹ thuật số". Dòng máy ảnh này sử dụng những kỹ thuật cơ học tương đương với máy ảnh cơ SLR điểm duy nhất khác biệt là hệ thống xử lý hình ảnh số rất phức tạp thay thế cho phim cổ điển.

http://www.yeah1.com/up/files/2/D200.JPG
Nikon D200

Compact Camera: thường được biết tới ở Việt nam với tên gọi phổ thông máy ảnh chụp phim tự động hay con được gọi tắt là máy ảnh "Compact"

dCam: thuật ngữ mới được sử dụng gần đây trong các tạp chí nhiếp ảnh nhằm chỉ định loại máy "Digital Compact Camera" sử dụng kỹ thuật số để ghi hình ảnh thay cho phim thông thường. Ta có thể hiểu dCam tương đương với "Compact" của máy chụp phim.

http://img252.images****.us/img252/8097/n2nm3.jpg (http://images****.us/)
Máy ảnh Cyber-shot N2








Vài điều cơ bản về tốc độ và khẩu độ:


1/Tốc độ:


Máy ảnh tự động có các tốc độ: 1,2,4,8,15,30,60,125…
- 1 có nghĩa là thời gian màn trập đóng và mở để bắt sáng trong thời gian 1 giây. 2 là màn trập đóng và mở trong ½ giây. 60 là 1/60 giây…

- Phải chú ý cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng. Khi cường độ ánh sáng yếu thì thời gian chiếu sáng nhiều. Nếu cường độ ánh sáng mạnh thì thời gian chiếu sáng ngắn. Nghĩa là nếu ánh sáng yếu thì tốc độ màn trập chậm, ánh sáng nhiều thì tốc độ màn trập nhanh.

Áp dụng thực tế:

- Nếu chụp ngoài trời nắng thì phải tăng tốc độ lên để lấy ít ánh sáng thôi, nghĩa là tốc độ màn trập nhanh. VD: tốc độ 125

- Chụp trong nhà hay ban đêm ánh sáng yếu thì phải giảm tốc độ xuống để bắt được nhiều ánh, tốc độ màn trập chậm. VD: tốc độ 60

Lưu ý:
- Khi chụp với tốc độ chậm phải sử dụng chân máy nếu không sẽ bị rung hình.
Tốc độ cao hậu cảnh phía sau sẽ bị tối. Tốc độ chậm hậu cảnh phía sau sẽ sáng.



http://www.yeah1.com/up/files/2/DSC05500.jpg
Ảnh chụp tốc độ cao với flash hậu cảnh bị tối


http://www.yeah1.com/up/files/2/PC301076.jpg
Ảnh chụp tốc độ chậm với fash ( 1/30 giây) hậu cảnh sáng nhưng hình bị mờ do rung tay.




2/Khẩu độ:

- Ta có các khẩu độ 2.8; 3.3; 4; 5.6; 6.3; 8; 11; 16…

Ví dụ
2.8 là ống kính mở to nhất.
16 là ống kính đóng lại nhỏ nhất.

- Khẩu độ lớn và nhỏ cũng giống như cửa nhà, mở rộng thì sáng mà đóng lại thì tối.

Áp dụng thực tế:
Chụp ngòai trời nắng thì phải đóng khẩu độ lại cỡ 11, tăng tốc độ lên cỡ 125. và phải sử dụng flash.


http://www.yeah1.com/up/files/2/DSC_0274.jpg
Ảnh chụp ngược sáng với tốc độ cao (1/200 giây) khẩu độ đóng 8. Mở flash để không bị tối mặt

- Chụp trong nhà ánh sáng yếu thì mở khẩu ra cỡ 5.6 để bắt được nhiều ánh sáng.

Lưu ý:
Khẩu độ mở lớn vd: 2.8 hay 3.3 thì sẽ cho độ nét mỏng(ngắn) hậu cảnh phía sau sẽ bị xóa mờ. Phù hợp để chụp ảnh chân dung hay tĩnh vật cần nổi bật chủ đề.

http://www.yeah1.com/up/files/2/chan%20dungrrr.jpg
Ảnh chụp với khẩu độ mở 5.6 hậu cảnh bị xóa mờ làm chủ đề chính nổi bật lên


- Khẩu độ đóng nhỏ 8 hay 11 sẽ cho độ nét sâu. Phù hợp để chụp ảnh phong cảnh, kiến trúc.

Bài - ảnh : Boy87vn ( yeah1 )

Gem
22-08-2007, 09:42 PM
Chụp ảnh đẹp với điện thoại di động :


Camera dành cho điện thoại di động ngày càng có nhiều tính năng vốn chỉ dành cho máy ảnh thông thường. Tuy nhiên, chất lượng ảnh chụp bằng di động chưa cao, một phần do kỹ thuật chụp bằng điện thoại có hơi khác so với máy ảnh thông thường.
http://img157.images****.us/img157/9550/anhdep14ff.jpg (http://images****.us/)Chụp ảnh bằng điện thoại cũng cần có kỹ thuật nhất định. Ảnh: Flickr.

Chức năng chụp ảnh đang trở nên một trong những thiết bị không thể thiếu đối với điện thoại di động.Với những tính năng có sẵn trong máy như: chip xử lý ảnh cao cấp hơn và các chế độ như cân bằng trắng, tự động canh nét... Cộng thêm một số hướng dẫn dưới đây, bạn sẽ có được những bức ảnh đẹp với chiếc điện thoại chụp ảnh của mình. http://us.i1.yimg.com/us.yimg.com/i/mesg/emoticons7/4.gif

:) Lại gần đối tượng cần chụp

Một trong những nguyên tắc đầu tiên nên nhớ là phải đưa máy lại càng gần đối tượng càng tốt. Do chất lượng ảnh chụp cũng như hệ thống zoom, Flash của điện thoại chụp ảnh chưa cao nên việc đưa máy lại gần sẽ giúp bạn tránh được những bức ảnh mà đối tượng cần chụp lại bé đến mức không nhìn rõ được hay bị tối thui do không đủ sáng.

:) Giữ yên máy

Điện thoại chụp ảnh rất bé so máy máy ảnh thông thường, do đó ảnh chụp rất dễ bị mờ vì rung tay (đặc biệt là với các ảnh chụp đêm). Vì vậy, bạn hãy cố gắng giữ yên máy trong quá trình chụp. Nếu được, hãy để máy trên bàn, ghế hoặc một mặt phẳng nào đó để chụp. Sau khi nhấn nút chụp, bạn cần phải giữ yên máy trong vài giây vì đó mới chính là thời gian máy ghi lại hình ảnh cho bạn.
http://img168.images****.us/img168/6082/anhdep32jc.jpg (http://images****.us/)Giữ chắc tay khi chụp để tránh là nhòe ảnh. Ảnh: Digital photography school.

:) Ánh sáng vừa đủ

Trong nghệ thuật nhiếp ảnh, ánh sáng luôn đóng một yếu tố quan trọng, góp phần tạo nên một bức ảnh đẹp. Với điện thoại chụp ảnh, ánh sáng còn quan trọng hơn nữa vì ảnh chụp rất dễ bị thiếu sáng. Hãy cố gắng chụp ở những nơi có ánh sáng đủ mạnh, hoặc chính bạn phải tạo một nguồn sáng đủ mạnh (mở thêm nhiều đèn, tận dụng ánh sáng trời…).
http://img259.images****.us/img259/5084/anhdep26at.jpg (http://images****.us/)Bức ảnh chụp một trạm xe điện ngầm bằng điện thoại Sony Ericsson K750i. Ảnh: Flickr.


:) Sử dụng đèn flash

Đa phần các điện thoại chụp ảnh sau này đều có đèn flash hoặc chức năng chụp đêm (night mode), giúp bạn tránh được những bức ảnh “tối om” không đáng có. Vậy thì hãy bật đèn flash hoặc chức năng chụp đêm lên nhé để bổ sung nguồn sáng cho bức ảnh của mình. Tuy nhiên khi chụp ban đêm hay trong điều kiện thiếu sáng, đừng nên đứng quá xa chủ đề cần chụp nếu không ảnh sẽ bị thiếu sáng do vì Flash của máy di động khá yếu

:) Đừng xóa ảnh hỏng

Thông thường khi thấy một tấm ảnh chụp không ưng ý là chúng ta xóa ngay để tiết kiệm dung lượng thẻ nhớ. Nhưng, có thể chính những tấm ảnh hỏng ấy lại đẹp hơn cả. Bởi màn hình điện thoại sẽ chẳng thể nào hiển thị đầy đủ và chính xác chất lượng ảnh chụp được cả. Bạn hãy lưu tất cả ảnh vào máy vi tính để xem. Lúc này quyết định xóa cũng chưa muộn đâu nhỉ?

:) Hãy chụp ở độ phân giải cao nhất

Các điện thoại chụp ảnh hiện nay đều cho bạn lựa chọn về độ phân giải cũng như chất lượng ảnh chụp. Hãy chọn độ phân giải cũng như chất lượng cao nhất để có được những bức ảnh rõ nét. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là ảnh sẽ ngốn rất nhiều dung lượng thẻ nhớ và thời gian chép ảnh hoặc chia sẻ cho bạn bè cũng lâu hơn hẳn.

:) Giữ sạch sẽ ống kính

Do sự nhỏ gọn của điện thoại chụp ảnh nên chúng thường được cho vào túi quần, túi xách… và được sử dụng rất nhiều trong các điều kiện thời tiết khác nhau. Điều đó quả thật là một “thử thách” rất lớn với ống kính của máy ảnh vốn rất dễ bị trầy hoặc dơ. Vì vậy, hãy cố gắng bảo quản ống kính của máy thật tốt và thường xuyên lau chùi bằng vải ẩm và nước chuyên dùng rửa ống kính máy ảnh.


Hoàng Chương

Gem
22-08-2007, 09:45 PM
Vài điều lưu ý về bố cục ảnh .


BỐ CỤC ẢNH

Trước khi bấm máy các bạn hãy dành một ít thời gian cho việc bố cục ảnh, nó không làm bạn mất nhiều thời gian lắm đâu, bạn hãy tự hỏi: khi chụp chủ đề chính của mình sẽ nằm ở đâu trong khung ngắm đây? rồi bạn muốn hậu cảnh và hậu cảnh (cảnh vật trước và sau chủ đề chính) thế nào đây nào?http://us.i1.yimg.com/us.yimg.com/i/mesg/emoticons7/39.gif . Một chút để ý trong việc bố cục sẽ góp phần tạo ra một bức ảnh tuyệt vời đó bạnhttp://us.i1.yimg.com/us.yimg.com/i/mesg/emoticons7/4.gif
Canh ngang
Khung ngắm ngang cho ra cảnh tượng giống như mắt chúng ta nhìn thấy, với tỉ lệ hài hòa và hợp lý.
http://img124.images****.us/img124/6941/canhnganglu3.jpg (http://images****.us/)

Canh dọc
Bao gồm tất cả mọi vật từ tiền cảnh cho đến hậu cảnh. Khung ngắm dọc sẽ cho bạn cảm giác về chiều sâu của ảnh.

http://img124.images****.us/img124/8378/canhdoclw4.jpg (http://images****.us/)

Tuy nhiên canh máy ngang hay dọc còn tùy thuộc vào bức ảnh mà ta muốn lấy. Chúng ta hầu hết đều chụp hình theo hướng nằm ngang, không phải lúc nào cũng đẹp, hay xoay máy ảnh của bạn lại 90 độ và tập chụp các tấm hình theo chiều dọc, bạn sẽ có những tấm hình thật ưng ý. Đặc biệt là khi muốn thể hiện sự vĩ đại, cao lớn thì nên chọn hình dọc thay vi hình nằm ngang, hình nằm ngang dùng để diễn tả sự bao la, rộng lớn…
http://img171.images****.us/img171/7734/lea000018enuszz7.jpg (http://images****.us/) tấm này trông có vẻ bao la, rộng lớn...

http://img153.images****.us/img153/2980/lea000019enustk2.jpg (http://images****.us/) còn tấm này thì có vẻ hùng vĩ wá...

Góc máy cao
Chụp ảnh từ trên cao xuống sẽ nhấn mạnh sự bé nhỏ đáng yêu của chủ đề.
http://img114.images****.us/img114/6591/maycaodw2.jpg (http://images****.us/)

Góc máy thấp
Hướng ống kính máy ảnh lên trên để đặc tả hình ảnh năng động, mạnh mẽ của chủ đề.

http://img171.images****.us/img171/2508/maythapib6.jpg (http://images****.us/)

Đừng để đối tượng chụp chính giữa tấm hình.
Hầu hết chúng ta đề nghĩ phải cho đối tượng được chụp đứng ở giữa tấm hình thì mới đúng, quan niệm này hoàn toàn sai. Để có một tấm hình sống động, để nhấn mạnh tối tượng chụp thì ta nên cho đối tượng ra ngoài biên của tấm hình, nằm càng gần hai đường chia hình ra làm 3 phần bằng nhau càng tốt.
http://img243.images****.us/img243/3451/10chuy3xl4.jpg (http://images****.us/) Nhìn không thu hút cho lắmhttp://us.i1.yimg.com/us.yimg.com/i/mesg/emoticons7/2.gif

http://img295.images****.us/img295/3138/10chuy4gs7.jpg (http://images****.us/) tấm này nhìn bắt mắt hơn:)

Canh đường chân trời
Khi chụp phong cảnh, hãy chú ý canh cho đường chân trời nằm thật ngang trong khung ngắm, ảnh sẽ cân đối và hài hòa hơn. Nhưng hãy lưu ý là đường chân trời không bao giờ cắt ngang chính giữa mà luôn nằm ở một phần ba phía trên hoặc phía dưới của tấm hình.
http://img171.images****.us/img171/9366/horz2vq4.jpg (http://images****.us/)

Chú ý hậu cảnh(phía sau chủ đề)
Mỗi lần nhìn vào ống ngắm hay màn hình LCD để chụp, nhất định phải qua sát khung cảnh xung quanh đối tượng, hãy biến động tác này thành thói quen trước khi bấm máy, nó rất cần thiết cho bạn để có được tấm ảnh đẹp, không bị lỗi. Không để một cái cây, cọc…mọt lên từ đầu của chủ thể, Không để ánh sáng phía sau lấy mất sự chú ý của người xem từ chủ thể.

http://img20.images****.us/img20/4243/10chuylu6.jpg (http://images****.us/)
Nền sau sáng wá mà lại có cây mọc phía sau chủ đề nữa nhìn chướng lắm

http://img124.images****.us/img124/5600/10chuy1wy6.jpg (http://images****.us/) Nền sau bị làm nhòe và sẫm màu làm nổi bật chủ đề lên

Nhưng nếu biết kết hợp thì hậu cảnh phía sau và tiền cảnh phía trước sẽ cho ra 1 bức ảnh như vầy nèhttp://us.i1.yimg.com/us.yimg.com/i/mesg/emoticons7/4.gif

http://img241.images****.us/img241/9262/dsc06703lt0.jpg (http://images****.us/)

Đề phòng thị sai
Hình ảnh trong khung ngắm của máy ảnh sẽ không giống hoàn toàn với hình ảnh thể hiện trên phim – chủ đề càng gần thì sự sai biệt càng lớn. Vì vậy, khi chụp cận cảnh, bạn hãy chú ý sử dụng dấu hiệu chống thị sai trong khung ngắm để có được bức ảnh chính xác.
http://img124.images****.us/img124/8849/thisai1ot7.jpg

(http://images****.us/) Tấm này các bạn lưu ý 2 cái đường đỏ đỏ ở 2 góc bên trên của tấm hình đó:)

http://img171.images****.us/img171/6669/thisai2gy8.jpg (http://images****.us/)

Cần lưu ý là khi chụp ảnh phải trừ hao cho việc cúp khổ khi in ra giấy hình 10 x 15 cm nếu không hình rửa ra sẽ bị thiếu như vầy nè



http://img124.images****.us/img124/2629/thisai1ar9.jpg (http://images****.us/) Hình trong file gốc



http://img153.images****.us/img153/1705/thisai2do5.jpg (http://images****.us/) Khi rửa ra giấy hình khổ 10 x 15 cm, bị thiếu mất bên dưới rồihttp://us.i1.yimg.com/us.yimg.com/i/mesg/emoticons7/2.gif
Vì vậy để tránh những mất mát đáng tiềc thì khi chụp dựng đứng máy ta cho dư 2 bên ra chút xíu;) , còn khi chụp mà dựng ngang máy ta cho dư bên trên và bên dưới chút xíu


vnphoto.net, Fujifilm , boy87vn

Gem
13-03-2009, 01:35 PM
Đây là 1 số mẫu pose để mẫu diễn trong chân hình chân dung, rất thích hợp với mẫu cũng như dân nhiếp ảnh.

http://www.mediafire.com/?zmzmyjtitfr

file PDF 49.32 Mb

Gem
27-03-2009, 04:36 PM
1 vài kỹ thuật chụp ảnh chân dung :

(Source: http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=11443)

Kỹ thuật chụp ảnh chân dung.

Khi tôi muốn có một món quà đặc biệt cho bạn gái, tôi sẽ chụp một tấm hình chân dung lưu niệm. Để làm được điều đó, trước khi chụp ảnh chúng ta hãy cùng nhau quan sát mẫu.


http://i6.photobucket.com/albums/y233/asahi_nguyen/portrait%20tech/point1.jpg

Point1.Mái tóc.

Một đặc điểm chung của người châu á là tóc đen và nhiều dễ làm cho hình chụp có cảm giác nặng nề. Một cách đơn giản nhất là vén tóc ra phía sau. Hoặc dùng các loại kẹp tóc. Khi có gió mạnh thổi tóc bay thì bạn sẽ quan sát chọn nhanh thời điểm để chụp. Ở hình trên bạn thấy đuôi tóc để ra phía trước và phần mái tóc chưa gọn đã làm cho bức hình không được đẹp

http://i6.photobucket.com/albums/y233/asahi_nguyen/portrait%20tech/point2.jpg

Point2 Góc độ ngước nhìn.

Không nên cúi thấp hay ngước cao khuôn mặt quá mức. Hãy thư giãn, nhìn tự nhiên về phía trước.


http://i6.photobucket.com/albums/y233/asahi_nguyen/portrait%20tech/point3.jpg

Point 3 Mắt hướng ra ngoài.

Không phải lúc nào mẫu cũng phải nhìn thẳng vào camera. Khi nhìn ra hướng khác mẫu cũng có thể thể hiện nhiều cảm xúc khác nhau tùy vào hướng nhìn và góc độ.

http://i6.photobucket.com/albums/y233/asahi_nguyen/portrait%20tech/point4.jpg

Biểu cảm qua đôi mắt. Một khuôn mặt dữ,hiền, buồn vui... được thể hiện phần lớn qua đôi mắt.

http://i6.photobucket.com/albums/y233/asahi_nguyen/portrait%20tech/point5.jpg

Hãy chú ý đến trang sức. Một món đồ trang sức quá sặc sỡ sẽ khiến người xem tập trung vào đó.

Chụp hình với model dầu sao đi nữa thì cũng phải tập trung chú ý vào mẫu.Tuy nhiên phối cảnh cũng cần phải quan tâm trước khi bấm máy.

http://i6.photobucket.com/albums/y233/asahi_nguyen/portrait%20tech/point6.jpg

Point6. Chú ý trên đầu.

Ví dụ trên là một lỗi dễ gặp nhất của các bạn mới chụp là trên đầu model mọc cây. Trường hợp này cần thay đổi vị trí chụp ảnh để tránh lỗi trên.


http://i6.photobucket.com/albums/y233/asahi_nguyen/portrait%20tech/point7.jpg

Point7. Đường đâm ngang.

Tương tự như lỗi ở trên. Khi không cẩn thận có thể để những đường cắt ngang đầu. Trường hợp này có thể thay đổi góc máy khác.


http://i6.photobucket.com/albums/y233/asahi_nguyen/portrait%20tech/point8.jpg

Point8. Vật cản phía trước.

Lỗi này hay gặp khi chụp với ống kính dài. Do quan sát tập trung vào mẫu nên đã không để ý những vật cản trước ống kính.


http://i6.photobucket.com/albums/y233/asahi_nguyen/portrait%20tech/point9.jpg

Point9. Góc máy

Độ cao đặt máy cho những góc nhìn khác nhau. Đây là một trong những điểm quan trọng.


http://i6.photobucket.com/albums/y233/asahi_nguyen/portrait%20tech/point10.jpg

Point10. Những chi tiết vụn vặt

Hình trên là một ví dụ, xung quanh model có những chi tiết thừa làm phân tán sự tập trung vào model. Trong ví dụ này bạn thấy người chụp đã thay đổi vị trí để bỏ bớt phần góc tờ giấy ở phía bên phải và lấy nguyên cái ghế ở bên trái.


http://i6.photobucket.com/albums/y233/asahi_nguyen/portrait%20tech/point11.jpg

Point11.Mở rộng không gian theo hướng nhìn.

Một tấm hình có không gian trước và sau model cân bằng nhau sẽ không đẹp. Hãy mở rộng không gian theo hướng nhìn của model.

POSE - Phô diễn nét đẹp cơ thể

Cơ thể phái nữ là được tác thành bởi những đường cong mềm mại. Không nên chụp từ hướng chính diện, hãy xoay ngang một chút để thấy được nét mềm mại.


http://i6.photobucket.com/albums/y233/asahi_nguyen/portrait%20tech/point12.jpg

Point 12. Hãy thể hiện những đường nét cơ thể bằng cách xoay người.

Khi xoay người thì những đường nét trên cơ thể sẽ rõ hơn.Chỉ đứng thẳng nhìn về trước thì không thể thấy được những nét đẹp.
Đầu tiên hãy xoay nhẹ thân mình sang trái , sang phải một chút xem thế nào nhé. Khi xoay người thì bạn cũng nên xoay nhẹ chân theo cơ thể. (hình 2)
Không chỉ xoay người, hãy nghiêng nhẹ cổ, thân người... một cách từ từ. Trong lúc đó người chụp cũng nên trao đổi hướng dẫn model, tạo cảm giác hợp tác giữa hai bên. Khi model có cảm hứng thì việc phô diễn cũng tốt hơn.


http://i6.photobucket.com/albums/y233/asahi_nguyen/portrait%20tech/point13.jpg

Point13. Nghiên cứu một chút về đôi tay.

Trong kỹ thuật chụp chân dung không thể bỏ qua phần pose đôi tay. Ở trên là một số ví dụ như để tay lên ngang tai, chống cằm, kiểu đau răng, nắm chặt hai tay .... không phải là pose. Hãy để hai tay ở vị trí tự nhiên, không thể hiện sự cố ý. Người chụp có thể quan sát lúc model thay đổi kiểu pose để nắm bắt những khoảng khắc thích hợp.


http://i6.photobucket.com/albums/y233/asahi_nguyen/portrait%20tech/point14.jpg

Point14. Xem qua đôi chân

Khi model ngồi trên ghế, việc sắp xếp đôi chân cũng không kém phần quan trọng. Hai chân nhập lại vuông góc hay hơi co ra phía sau là tư thế thường thấy, hai cách này có cảm giác cứng. Thay vì như thế, hãy xem qua kiểu pose chân khác.
Kiểu nhập hai đầu gối, hai chân hơi dang rộng. Kiểu này cho ta cảm giác một người hiếu động. Kiểu ngồi bắt chéo chân thể hiện người thành đạt. Kiểu ngồi hai chân nhập lại nhưng không đặt thẳng góc với thân mình mà hơi chếch về một bên. Kiểu này kết hợp với thân hình tạo đường nét thể hiện nữ tính hơn.

http://i6.photobucket.com/albums/y233/asahi_nguyen/portrait%20tech/point15.jpg

Point15. Pose cạnh thân cây.

Có khá nhiều hình chụp model đứng cạnh một cái thân cây. Ở đây có 5 hình ví dụ. Hai hình bên trên, hình bên trái tay của model chỉ vịn đơn giản vào thân cây, bên phải model ôm cả thân mình vào thân cây. Cả hai cách này đơn điệu và không biểu cảm.
Hai hình bên dưới, bên trái model quàng hai tay vào thân cây. Kiểu pose này có cảm giác tích cực hơn. Đồng thời cũng đừng quên pose cả chân. Hình bên phải model xoay sang hướng đối diện. Một tay vịn vào thân cây. Toàn thân nghiêng sang bên, trọng tâm ra khỏi vị trí của chân. Khi thay đổi kiểu pose thì biểu cảm cũng nên thay đổi. Đừng quên vị trí của những đốm ánh nắng.
Hình ngoài cùng bên phải, model đã pose phô diễn được đường nét cơ thể, biểu cảm trên khuôn mặt...

tuekhung
27-03-2009, 11:06 PM
Dân tình trong này chắc cũng làm biếng đọc. Cái bài gần 2 năm rồi mà chỉ có mấy chục view. :D

HuuXuan96A
28-03-2009, 07:22 AM
Ak ak, mới thấy bài này hôm qua mà :">
Nói lan man xí, cái nghiệp chụp ảnh này, tui thấy tốn tiền cũng không ít. Mới mua dùm thằng bạn cái Nikkon D80 thấy giá mấy cái camera này cũng xem xem với Laptop :-ss
Cũng may là mình không có hứng thú với cái vụ ảnh ọt này !!! không thì...amen