PDA

View Full Version : Những chuyện thú vị về trái đất


Ma Bư
01-01-1970, 07:00 AM
Chúng ta đang sống trong một quả cầu đầy những điều thú vị . Thực chất nó không phải là hình cầu mà là một hành tinh đầy điều kì quặc và độc đáo , với những ngọn núi lửa lụi tàn , rung chuyển bởi các trận độn đất kinh hòang , ngập chìm trong những cơn đại hồng thủy . Một số thung lũng của trài đất chìm sâu dưới biển . Nhiều ngọn núi lại vươn trồi lên trên lớp không khí mỏng . Nơi nóng nhất , lạnh nhất , khô nhất , lộng gió nhất là ở đâu ? Những câu trả lời này được các nhà nghiên cứu không gian phối hợp với tổ chức khảo sát địa chất Mỹ ( UGS ) , cùng hiệp hội khí quyển và đại đương quốc gia Mỹ cung cấp :
1.Nơi nào nóng nhất trên trái đất ?
Nếu bạn đoán là thung lũng chết ở California , Mỹ thì bạn hoàn toàn sai . ElAzizia ở Libya đã đạt nhiệt độ kỉ lục 57,8 độ C . Thung lũng chết chỉ đạt 56,6 độ C
2.Nơi lạnh nhất trên trái đất ?
Nhiệt độ thấp nhất từng đo được ở trên trái đất là -89 độ C ở Vostok , Nam cực vào ngày 21/7/1983
3.Cái gì tạo nên sấm sét ?
Nếu bạn đoán rằng " tia chớp " thì cũng xin bái phục . Nhưng có một câu trả lời sáng tỏ hơn , không khí xung quanh tia chớp bị hâm nóng lên gấp 5 lần nhiệt độ của mặt trời . Sự hâm nóng này khiến không khí nở ra nhanh hơn tốc độ của âm thanh , làm cho không khí xung quanh bị nén lại và tạo nên tiếng nổ , chúng ta nghe thấy như tiếng sấm .
4.Đá có thể to lên không ?
Có , những hòn đá này lớn lên trên các ngọn núi ở dưới biển . Chúng kết tủa chậm rãi vật chất từ nước biển , to lên khỏang 1 mm trong 1 triệu năm . Móng tay của bạn cũng mọc lên từ chừng đó trong 2 tuần .
5.Đá có thể nổi trên mặt nước ?
Trong những đợt phun trào núi lửa , lớp khí bị bắn ra mạnh từ dung nham tạo ra một loại đá sủi bọt gọi là đá bọt , chứa đầy những bong bóng khí . Một số hòn đá này có thể nổi trên mặt nước .
6. Bao nhiêu lượng bụi từ không trung rơi xuấng trái đất mỗi năm ?
Con số này vô định , nhưng USGS cho rằng có ít nhất 1.000 triệu gram , tức khỏang 1.000 tấn rơi vào bầu khí quyển mỗi năm và hạ cánh xuống bề mặt trái đất