PDA

View Full Version : Olympic DBSCL


chinhlh
03-01-2009, 06:23 PM
Ngày mai các sĩ tử của LQD sẽ tham gia cuộc thi DBSCL ở Tien Giang!
Nhờ gió đông gởi những lời chúc tốt đẹp nhất của chinhlh đến các bạn học sinh tham gia kỳ thi này. Chúc các bạn đội Toán mang về vài chiếc HCV. Hãy nghĩ rằng đề thi là... không khó!!!

ti_sun
03-01-2009, 06:36 PM
Thi ở Tiền Giang chứ hok fải Bến Tre anh ui..chúc các bạn thi tốt

chinhlh
03-01-2009, 07:13 PM
Đúng rồi, nhầm!

myhanh
03-01-2009, 07:19 PM
Chúc tất cả các đội một mùa vàng nhé! Yeah!
Nhớ post đề lên nha ti_sun!

ti_sun
03-01-2009, 07:21 PM
Dạ vâng..tất nhiên là thế...nếu em co' đề ạh!

phanthuyen
04-01-2009, 05:19 PM
ủa Tí, ông hok thi hả??

BS gau
04-01-2009, 06:36 PM
Câu 1:
Giải phương trình:
32x^{5}+32x^{4}-16x^{3}-16x^{2}+2x+1=0

BS gau
04-01-2009, 06:42 PM
Câu 2:
Cho tam giac ABC. Gọi A', B', C' là các điểm bất kỳ lần lượt trên các cạnh BC, CA, AB sao cho thẳng các đường thẳng AA’, BB’, CC’ đồng quy. Tìm các giá trị lớn nhất của biểu thức: T=AB’.CA’.BC’

chinhlh
04-01-2009, 06:47 PM
Câu 1:
Giải phương trình:
32x^{5}+32x^{4}-16x^{3}-16x^{2}+2x+1=0
Bài này có thể đưa về Lượng Giác để giải.

BS gau
04-01-2009, 06:48 PM
Câu 3:
Giải phương trình sau trong tập hợp các số nguyên dương:
\frac{1}{\sqrt{x}}+\frac{1}{\sqrt{y}}=\frac{1}{\sq {2009}}

BS gau
04-01-2009, 06:51 PM
Bài này có thể đưa về Lượng Giác để giải.
Nhưng vấn đề là e jải hok ra

BS gau
04-01-2009, 06:54 PM
sao em đánh hok dc. Nói chung là căn 2009 đoá.

BS gau
04-01-2009, 06:58 PM
Câu 5:
Cho hình hộp chữ nhật có độ dài ba kích thước là các số tự nhiên. Các mặt của hình hộp được sơn màu xanh. Chia hình hộp này thành các khới lập phương đơn vị bằng các mặt phằng song song với các mặt của hình hộp. Tìm các kích thước của hình hộp, biết rằng khối lập phương đơn vị không có mặt nào màu xanh bằng \frac{1}{3} tổng số các khối lập phương đơn vị.

BS gau
04-01-2009, 07:04 PM
Câu 6:
Cho x, y, z là các số dương thỏa mãn điều kiện:x^{2}+y^{2}+z^{2}=1
Tìm min của:F=\frac{xy}{z}+\frac{yz}{x}+\frac{zx}{y}

BS gau
04-01-2009, 07:13 PM
Câu 3:
Cho dãy số u_n thỏa mãn điều kiện:
i/ 0<u_n<1
ii/ u_n(1-u_{n-1})>\frac{1}{4} (n>=2)
Tìm limu_n

chinhlh
04-01-2009, 08:28 PM
Câu 5:
Cho hình hộp chữ nhật có độ dài ba kích thước là các số tự nhiên. Các mặt của hình hộp được sơn màu xanh. Chia hình hộp này thành các khới lập phương đơn vị bằng các mặt phằng song song với các mặt của hình hộp. Tìm các kích thước của hình hộp, biết rằng khối lập phương đơn vị hkông có mặt nào màu xanh bằng \frac{1}{3} tổng số các khối lập phương đơn vị.

Gọi a,b,c là các kích thước của hhcn. Ta có 3(ab+bc+ca)=abc. Giải pt nghiệm nguyên dương này sẽ cho ta kết quả. Việc giải pt này là... không khó! và cũng có trong hầu hết các sách về số học!

BS gau
04-01-2009, 08:33 PM
Gọi a,b,c là các kích thước của hhcn. Ta có 3(ab+bc+ca)=abc. Giải pt nghiệm nguyên dương này sẽ cho ta kết quả. Việc giải pt này là... không khó! và cũng có trong hầu hết các sách về số học!
Sao kì zdậy. E nghĩ pt phải là 3(a-2)(b-2)(c-2)=abc chứ

chinhlh
04-01-2009, 08:57 PM
Anh nhầm!
Em co giai duoc pt nghiem nguyen do chua?

BS gau
04-01-2009, 09:30 PM
Anh nhầm!
Em co giai duoc pt nghiem nguyen do chua?
Chưa. A jải júp e đi

chinhlh
05-01-2009, 02:11 AM
Câu 1:
Giải phương trình:
32x^{5}+32x^{4}-16x^{3}-16x^{2}+2x+1=0

Khai triển cos(6x)=32cos^6x-48cos^4x+18x^2-1
Nhận thấy x=1 không phải là nghiệm. Nhân hai vế của pt với (x-1) rồi đặt x=cost ta được cos(6t)=cost. Giải ra được 5 nghiệm x. Như vậy là đủ nghiệm.
Cách làm này là rất dễ dàng nếu em biết được ý đồ ra đề của tác giả. Nói chung là bài này rất đánh đố.
Cũng có thể làm như sau:
Biến đổi pt về dạng tương đương 2(x+1)(4x^2-1)^2=1. Đặt x=cost rồi giải giống như trên.

chinhlh
05-01-2009, 02:48 AM
Sao kì zdậy. E nghĩ pt phải là 3(a-2)(b-2)(c-2)=abc chứ
Giả sử a\leq b\leq c. Ta có 3<a<7. Lần lượt xét a=4, a=5, a=6 thì sẽ được kết quả. Bài này có nhiều đáp án.

chinhlh
05-01-2009, 02:57 AM
Câu 6:
Cho x, y, z là các số dương thỏa mãn điều kiện:x^{2}+y^{2}+z^{2}=1
Tìm min của:F=\frac{xy}{z}+\frac{yz}{x}+\frac{zx}{y}
Chỉ cần sử dụng BDT (a+b+c)^2\geq 3(ab+bc+ca) là
có ngay kết quả.

chinhlh
05-01-2009, 03:09 AM
Câu 3:
Cho dãy số u_n thỏa mãn điều kiện:
i/ 0<u_n<1
ii/ u_n(1-u_{n-1})>\frac{1}{4} (n>=2)
Tìm limu_n
Dãy số này tăng và bị chặn trên nên có giới hạn. Dễ thấy giới hạn đó là 0,5.

chinhlh
05-01-2009, 03:15 AM
Câu 2:
Cho tam giac ABC. Gọi A', B', C' là các điểm bất kỳ lần lượt trên các cạnh BC, CA, AB sao cho thẳng các đường thẳng AA’, BB’, CC’ đồng quy. Tìm các giá trị lớn nhất của biểu thức: T=AB’.CA’.BC’

Đặt x=\frac{BC}{CA'},y=\frac{AC}{AB'}, z=\frac{AB}{BC'}. Ta có (x-1)(y-1)(z-1)=1. Áp dụng BDT (a+1)(b+1)(c+1)\geq (\sqrt[3]{abc}+1)^3 ta được xyz>=8. Từ đó suy ra kết quả.

chinhlh
05-01-2009, 03:36 AM
Câu 3:
Giải phương trình sau trong tập hợp các số nguyên dương:
\frac{1}{\sqrt{x}}+\frac{1}{\sqrt{y}}=\frac{1}{\sq {2009}}

Ta thấy cả x và y đều chia hết cho 2009. Từ đó tìm ra được x=y=4.2009.

chinhlh
05-01-2009, 03:42 AM
Câu 3:
Giải phương trình sau trong tập hợp các số nguyên dương:
\frac{1}{\sqrt{x}}+\frac{1}{\sqrt{y}}=\frac{1}{\sq rt{2009}}
Thay chữ sqrt bằng chữ sq là được dấu căn! Không biết tại sao nữa!

chinhlh
05-01-2009, 03:48 AM
Chưa thấy bài 7. Đề thi lần này khá hay! Làm được 3 câu là đảm bảo có tiền!!! Sau khi có kết quả thì BSGau thông báo cụ thể cho mọi người hén!

myhanh
05-01-2009, 07:22 AM
Khai triển cos(6x)=32cos^6x-48cos^4x+18x^2-1
Nhận thấy x=1 không phải là nghiệm. Nhân hai vế của pt với (x-1) rồi đặt x=cost ta được cos(6t)=cost. Giải ra được 5 nghiệm x. Như vậy là đủ nghiệm.
Cách làm này là rất dễ dàng nếu em biết được ý đồ ra đề của tác giả. Nói chung là bài này rất đánh đố.
Cũng có thể làm như sau:
Biến đổi pt về dạng tương đương 2(x+1)(4x^2-1)^2=1. Đặt x=cost rồi giải giống như trên.
Bài này cái khó là nhìn ra được -1<=x<=1
Rồi thấy dạng cos(6x) có hệ số gần giống với phương trình trên.
Nói chung bài này đánh đố cho vui chứ không hay ho gì cả.
Mình cứ thắc mắc tại sao hình hộp được sơn màu xanh mà không phải màu đỏ, màu vàng, màu trắng hay một màu nào khác? Tác giả muốn gửi đến học sinh điều gì chăng? Hay đơn giản tác giả thích màu xanh?
Mình vẫn thích nhất cái bài hình lập phương.

stu
05-01-2009, 03:50 PM
trườnh mình giành được 13 huy chương, 2 vàng, 4 bạc, 7 đồng, 1 vàng Sinh, 1 vàng Anh văn.

BS gau
05-01-2009, 07:32 PM
Câu 7 sai đề: Câu 3 cóa 3 nghiệm: (x,y)=(2624,128576),(8036,8036)
Mấu chốt là nhận ra rằng:2009=7sqrt{41}

Gem
05-01-2009, 09:20 PM
Lời giải của Chinh không thật sự tự nhiên khi phải trả qua thêm 1 bước CM 1 bđt trung gian - là một điều ta chỉ nên ..tung chưởng khi gặp 1 bài BĐT khó hơn,
Đối với bài BĐT này cũng không có gì quá phức tạp.

Hãy cùng Gem phân tích 1 chút xíu trước khi ta giải :

Đề bài cho các số dương x,y,z và có tổng bình phương bằng 1 thì một cách tự nhiên ai ai cũng nghĩ đến Cô si ( thật ra theo nước ngoài là AM- GM mà Gem có pót bên kia ) đó là cách suy nghĩ chính xác. Cái khó là áp dụng cho mấy số và là số nào.

Ta thấy các dữ kiện sau , tổng bình phương =1, với x,y,z là các số dương ngang hàng, thôi thì nếu xảy ra dấu bằng thế thì
x = y = z = \sqrt {\frac{1}{3}} cái này thì trung bình cộng chắc ai cũng biết rồi.

vậy thì nếu thế vào VT =
\frac{{xy}}{z} + \frac{{yz}}{x} + \frac{{zx}}{y} \ge \sqrt 3


Bình phương 2 vế :


\frac{{x^2 y^2 }}{{z^2 }} + \frac{{y^2 z^2 }}{{x^2 }} + \frac{{z^2 x^2 }}{{y^2 }} + 2\left( {x^2 + y^2 + z^2 } \right) \ge 3 = 3.1 = 3\left( {x^2 + y^2 + z^2 } \right)

Như vậy cái ta cần là phải CM cái BĐT này :


\frac{{x^2 y^2 }}{{z^2 }} + \frac{{y^2 z^2 }}{{x^2 }} + \frac{{z^2 x^2 }}{{y^2 }} \ge \left( {x^2 + y^2 + z^2 } \right)

Đến đây áp dụng Cô Si 2 số cộng vế với vế :


2(\frac{{x^2 y^2 }}{{z^2 }} + \frac{{y^2 z^2 }}{{x^2 }} + \frac{{z^2 x^2 }}{{y^2 }}) = (\frac{{x^2 y^2 }}{{z^2 }} + \frac{{y^2 z^2 }}{{x^2 }}) + (\frac{{y^2 z^2 }}{{x^2 }} + \frac{{z^2 x^2 }}{{y^2 }}) + (\frac{{z^2 x^2 }}{{y^2 }}\frac{{x^2 y^2 }}{{z^2 }}) \ge 2\left( {x^2 + y^2 + z^2 } \right)


( đạp phải cứt mèo )

Dấu "=+ xảy ra như ở trên í.

Thật ra bài này nhạy theo bài :

France Pre - MO 2005 :

Cho các số thực dương x,y,z, thõa mãn x^2 + y^2 + z^2 = 3
CMR:

\frac{{xy}}{z} + \frac{{zx}}{y} + \frac{{yz}}{x} \ge 3


Đó cũng là lý do vì sao cuộc thi ĐBSCL ít được học sinh trong giới đánh giá cao là vậy.

chinhlh
06-01-2009, 03:53 AM
Câu 7 sai đề: Câu 3 cóa 3 nghiệm: (x,y)=(2624,128576),(8036,8036)
Mấu chốt là nhận ra rằng:sqrt{2009}=7sqrt{41}
Lúc giải cứ nghĩ 2009 là nguyên tố.

chinhlh
06-01-2009, 03:59 AM
Lời giải của Chinh không thật sự tự nhiên khi phải trả qua thêm 1 bước CM 1 bđt trung gian - là một điều ta chỉ nên ..tung chưởng khi gặp 1 bài BĐT khó hơn,
Đối với bài BĐT này cũng không có gì quá phức tạp.

Hãy cùng Gem phân tích 1 chút xíu trước khi ta giải :

Đề bài cho các số dương x,y,z và có tổng bình phương bằng 1 thì một cách tự nhiên ai ai cũng nghĩ đến Cô si ( thật ra theo nước ngoài là AM- GM mà Gem có pót bên kia ) đó là cách suy nghĩ chính xác. Cái khó là áp dụng cho mấy số và là số nào.

Ta thấy các dữ kiện sau , tổng bình phương =1, với x,y,z là các số dương ngang hàng, thôi thì nếu xảy ra dấu bằng thế thì
x = y = z = \sqrt {\frac{1}{3}} cái này thì trung bình cộng chắc ai cũng biết rồi.

vậy thì nếu thế vào VT =
\frac{{xy}}{z} + \frac{{yz}}{x} + \frac{{zx}}{y} \ge \sqrt 3


Bình phương 2 vế :


\frac{{x^2 y^2 }}{{z^2 }} + \frac{{y^2 z^2 }}{{x^2 }} + \frac{{z^2 x^2 }}{{y^2 }} + 2\left( {x^2 + y^2 + z^2 } \right) \ge 3 = 3.1 = 3\left( {x^2 + y^2 + z^2 } \right)

Như vậy cái ta cần là phải CM cái BĐT này :


\frac{{x^2 y^2 }}{{z^2 }} + \frac{{y^2 z^2 }}{{x^2 }} + \frac{{z^2 x^2 }}{{y^2 }} \ge \left( {x^2 + y^2 + z^2 } \right)

Đến đây áp dụng Cô Si 2 số cộng vế với vế :


2(\frac{{x^2 y^2 }}{{z^2 }} + \frac{{y^2 z^2 }}{{x^2 }} + \frac{{z^2 x^2 }}{{y^2 }}) = (\frac{{x^2 y^2 }}{{z^2 }} + \frac{{y^2 z^2 }}{{x^2 }}) + (\frac{{y^2 z^2 }}{{x^2 }} + \frac{{z^2 x^2 }}{{y^2 }}) + (\frac{{z^2 x^2 }}{{y^2 }}\frac{{x^2 y^2 }}{{z^2 }}) \ge 2\left( {x^2 + y^2 + z^2 } \right)


( đạp phải cứt mèo )

Dấu "=+ xảy ra như ở trên í.

Thật ra bài này nhạy theo bài :

France Pre - MO 2005 :

Cho các số thực dương x,y,z, thõa mãn x^2 + y^2 + z^2 = 3
CMR:

\frac{{xy}}{z} + \frac{{zx}}{y} + \frac{{yz}}{x} \ge 3


Đó cũng là lý do vì sao cuộc thi ĐBSCL ít được học sinh trong giới đánh giá cao là vậy.

Vì giải BDT quen rồi nên em xài BDT đó cho nhanh. Hai cách giải giống nhau mà.
DBSCL là giải tập huấn mà! Như vậy là tốt lắm rồi.

myhanh
06-01-2009, 07:40 AM
Lúc giải cứ nghĩ 2009 là nguyên tố.
Anh bị y chang!?
MH đang kiểm tra lại xem ba nghiệm có phải đã đủ chưa?
BS Gau có thể post bài giải đầy đủ lên được không?

Gem
06-01-2009, 12:57 PM
riêng đối với bất đẳng thức Gem thấy nó rất " đẹp " vì vậy mình nên phân tích phương pháp giải cũng như mở rộng các hướng đi khác thì hay hơn, một phần cũng tạo điều kiện cho các em trong trường iu thích và theo dõi, thúc đẩy đội Toán có nhiều hs đam mê.

BS gau
14-01-2009, 08:48 PM
Từ phương trình ta suy ra: x,y>2009
\frac{1}{\sqrt{x}}+\frac{1}{\sqrt{y}}=\frac{1}{7\s qrt{41}} (1)
\Leftrightarrow7\sqrt{41}=\sqrt{xy}-7\sqrt{41y}
\Leftrightarrow49*41x=xy+49*41y-14y\sqrt{41x}
Suy ra x=41a^2, với a \in N*
Tương tự: y=41b^2, với b \in N*
Phương trình (1) trở thành: \frac{1}{a}+\frac{1}{b}=\frac{1}{7} (2)
Từ phương trình (2), ta suy ra: a,b>7. Đặt a=7+m, b=7+n với m,n \in N*
Phương trình 2 được viết lại: \frac{1}{7+m}+\frac{1}{7+n}=\frac{1}{7} (3)
(3) \Leftrightarrow\text{mn}=7^2
Từ đó ta tìm được nghiệm của bài toán.

chinhlh
14-01-2009, 10:07 PM
Từ phương trình ta suy ra: x,y>2009
\frac{1}{\sqrt{x}}+\frac{1}{\sqrt{y}}=\frac{1}{7 \sqrt{41}} (1)
\Leftrightarrow 7\sqrt{41x}=\sqrt{xy}-7\sqrt{41y}
\Leftrightarrow49*41x=xy+49*41y-14y\sqrt{41x}
Suy ra x=41a^2, với a \in N*
Tương tự: y=41b^2, với b \in N*
Phương trình (1) trở thành: \frac{1}{a}+\frac{1}{b}=\frac{1}{7} (2)
Từ phương trình (2), ta suy ra: a,b>7. Đặt a=7+m, b=7+n với m,n \in N*
Phương trình 2 được viết lại: \frac{1}{7+m}+\frac{1}{7+n}=\frac{1}{7} (3)
(3) \Leftrightarrow\text{mn}=7^2
Từ đó ta tìm được nghiệm của bài toán.
Lời giải rất tốt!

khanhsy
25-03-2009, 08:10 AM
\red Cho\ \ a,b,c>0\ \ k\ge 1\ \ CMR:\sum_{cyclic}\frac{a^{k+2}}{b^{k+1}}\ge \sum_{cyclic}\frac{a^{k+1}}{b^{k}}

chinhlh
26-03-2009, 01:03 AM
Đặt A là Vế Trái, B là vế phải. Ta có:
1. A\geq a+b+c.
2. (k+1)A\geq k.A+a+b+c
Sử dụng BDT Cauchy ta được
k\frac{a^{k+2}}{b^{k+1}}+a\geq (k+1)\frac{a^{k+1}}{b^k}.
Làm tương tự như vậy đẻ được thêm hai BDT nữa rồi cộng lại ta được
(k+1)A\geq(k+1)B.