PDA

View Full Version : Thơ Đường Luật Thất Ngôn Bát Cú


Gem
16-12-2008, 08:30 AM
Thơ Đường Luật Thất Ngôn Bát Cú

Thơ Đường luật là một thể thơ xuất hiện vào đời nhà Đường ở Trung Quốc. Vào thời này có những nhà thơ nổi tiếng như Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị..., Luật ở đây là luật làm thơ Đường. Nên gọi là thơ Đường luật.
Thơ Đường luật là một thể thơ tuân theo quy luật chặt chẽ. Luật gồm có luật bằng trắc (bằng : B, trắc : T) về thanh trong 1 câu, luật gieo vần giữa các câu, luật niêm giữa các câu thơ. Thơ Đường luật có nhiều loại, nhưng thông dụng là thơ Thất ngôn (có thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú), và ngũ ngôn.

I CÁCH LÀM THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ

Thơ thất ngôn bát cú Đường luật gồm có 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Tổng cộng có 56 chữ.


Về cách phối âm, hay luật bằng trắc giữa các câu, ta chỉ nói các thanh Bằng-Trắc của các chữ đứng thứ 2-4-6 trong 1 câu (theo quy tắc Nhất-tam-ngũ bất luận, nhị-tứ-lục phân minh). Các tiếng 2-4-6 trong cùng 1 câu theo thứ tự luật bằng trắc có thể là B - T - B hay có thể là T - B - T

Ví dụ:
Quanh năm buôn bán ở mom sông B - T - B
Nuôi đủ năm con với một chồng T - B - T

Đôi khi trong câu đầu tiên của bài thơ cũng có thể làm theo thứ tự B - B - T, cũng có thể xem đó là luật phối thanh của câu T - B - T. Ví dụ:
Một đèo, một đèo, lại một đèo B - B - T


Về cách gieo vần trong thơ: Vần trong thơ là những tiếng đọc giống nhau hay những tiếng đọc gần giống nhau như cùng một vần, hay là vần gần giống nhau mhư sông-chồng, tà-hoa.... Các vần giống nhau trong thơ Đường luật mang thanh bằng, và được đặt ở cuối mỗi câu thơ. Có thể gieo vần vào các tiếng cuối của các câu 1-2-4-6-8, hay có thể là 2-4-6-8, và các vần phải vần với nhau rõ ràng,các tiếng cuối câu 3-5-7 còn lại phải mang thanh trắc, các cao nhân thời xưa thường hay gieo vần vào các tiếng cuối các câu 1-2-4-6-8. Ví dụ:

Sóc phong suy hải khí lăng lăng
Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng
Ngạc đoạn, kình khoa sơn khúc khúc
Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng
Quan hà Bách nhị do thiên thiết
Hào kiệt công danh thử địa tằng
Vãn sự hồi đầu ta dĩ hĩ
Lâm lưu phủ cảnh ý nan thăng

(Bạch Đằng hải khẩu - Nguyễn Trãi)

Trong khi gieo vần thường các cao nhan cũng chú ý đối thanh trong thơ, thường có 2 cách đối thanh, đó là đối thanh huyền (H) và thanh ngang (N) trong các vần được gieo. Ở bài thơ ví dụ trên ta thấy lăng-Đằng-tằng-tằng-thăng theo thứ tự N-H-H-H-N. Còn cách đối kách là xen kẽ thanh huyền và thanh ngang với nhau. Ví dụ như bài Qua đèo ngang


Về niêm giữa các câu. Niêm là sự kết dính các câu theo luật Bằng trắc với nhau. Trong thơ thất ngôn bát cú, niêm là sự kết dính các câu 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 với nhau. Các câu này hoàn toàn giống nhau về thanh bằng trắc của các tiếng thứ 2-4-6 theo cặp. Và theo thứ tự thay đổi. Ví dụ câu số 1 của bài thơ theo thứ tự các tiếng 2-4-6 là B - T - B thì câu 8 cũng vậy, câu 2 phải là T - B - T, và cứ 2 câu lại đổi lại. Ví dụ:

B - T - B
T - B - T
T - B - T
B - T - B
B - T - B
T - B - T
T - B - T
B - T - B

T - B - T
B - T - B
B - T - B
T - B - T
T - B - T
B - T - B
B - T - B
T - B - T

Phép đối trong thơ thất ngôn bát cú, là đối giữa các câu 3-4, 5-6. Các câu này đối lại nhau như các câu đối thời xưa. Rõ nhất là về các câu trong bài Qua đèo Ngang. Về bố cục thì bài thơ được chia làm 4 mỗi phần có 2 câu:
Câu 1-2 là hai câu đề: Mở ra vấn đề về bài thơ
Câu 3-4 là hai câu thực: Giải thích về vẫn đề
Câu 5-6 là hai câu luận: Bàn luận về vấn đề
Câu 7-8 là hai câu kết: Kết luận lại vấn đề


I CÁCH LÀM THƠ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT
Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật gồm có 4 câu, mỗi câu 7 chữ, về phối thanh hay luật bằng trắc hoàn toàn giống thơ thất ngôn bát cú. Về gieo vần thì có 3 cách:
Gieo vần vào tiếng cuối các câu 1-2-4 (tiếng cuối câu 3 bắt buộc thanh trắc)
Ví dụ:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Cách này thường được các cao nhân thời xưa sử dụng nhiều nhất.

Gieo vần chéo: vào tiếng cuối các câu 1-3 (tiếng cuối các câu 2-4 phải là thanh trắc) hay các câu 2-4 (tiếng cuối các câu 1-3 phải là thanh trắc). Ví dụ:
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân

Cách này sử dụng.

Gieo vần ôm: Tiếng cuối câu 1 vần với tiếng cuối câu 4, tiếng cuối câu 2 vần với tiếng cuối câu 3. Ví dụ:
Tiếng đàn thầm dịu dẫn tôi đi
Qua những sân cung rộng hải hồ
Có phải A Phòng hay Cô Tô ?
Lá liễu dài như một nét mi

Cách này ít người sử dụng.

Nói chung thơ này giống với thơ thất ngôn bát cú.


I CÁCH LÀM THƠ NGŨ NGÔN
Thơ ngũ ngôn Đường luật cũng giống thơ thất ngôn Đường luật, hoàn toàn giống về niêm, về cách gieo vần, nhưng về bắng trắc thì chỉ có 2 tiếng 2-4 nên theo thứ tự B-T hay là T-B, cứ như thế.
Ví dụ:
Đoạt sóc Chương Dương độ
Cầm hồ Hàm Tử quan
Thái bình nghi nổ lực
Vạn cổ thử giang san.


CÁCH NGẮT NHỊP THƠ
Đọc thơ phải đúng cách, đó là đọc đúng cách ngắt nhịp trong thơ để có thể cảm nhận hết được những ý tứ của tá gỉ trong thơ.
Cách ngắt nhịp thường gặp trong thơ thất ngôn Đường luật là nhịp chắn: nhịp 2/2/3 hay còn gọi là nhịp 4-3.Ví dụ:
Một đèo / một đèo / lại một đèo
Nhưng đôi khi cũng có thể làm nhịp 3-4 theo dụng ý tác giả.
Cách ngắt nhịp thơ ngũ ngôn theo nhịp 2/3.
Cách ngắt nhịp giúp ta hiểu rõ thơ hơn, cảm nhận hết ý tứ thơ.

Theo Quán Thơ

sauvuongynhac
16-12-2008, 08:52 AM
Thể thơ này thì cụ Nguyễn Khyến dường như hơi bị "trùm". Hồi ở phổ thông cũng học được mấy bài. Thơi nổi tiếng đến nổi sinh viên chế lại tả cơm sinh viên. Nhớ được mấy câu ...

Thau canh lạnh lẽo nước trông veo
Một miếng dưa leo bé tẻo teo
...
Ai nhớ phụ cái đi. (:)

nhayhiphophatcailuong
16-12-2008, 09:00 AM
Thể thơ này thì cụ Nguyễn Khyến dường như hơi bị "trùm". Hồi ở phổ thông cũng học được mấy bài. Thơi nổi tiếng đến nổi sinh viên chế lại tả cơm sinh viên. Nhớ được mấy câu ...

Thau canh lạnh lẽo nước trông veo
Một miếng dưa leo bé tẻo teo
...
Ai nhớ phụ cái đi. (:)

"Bụng đói, ăn gì...thôi cũng được
Miếng dừa (dưa) mới đó đã bay vèo!"
(Xin cụ Nguyễn thứ tha!)