PDA

View Full Version : Du học là Tị nạn giáo dục!


Vô Tình
02-12-2008, 07:20 AM
Một vị giáo sư khả kính đã từng cho rằng, Du học là tị nạn giáo dục.
Bạn suy nghĩ sao về câu nói của ông? (xin giấu tên để tránh ảnh hưởng đến tính khách quan).
hehe Giống đề bài làm văn ngày xưa không nào! :hug:
Xin mời!b-)

nobipotter
02-12-2008, 08:01 AM
Mình không hiểu thế nào là "tị nạn"
Vậy giáo dục là "vấn nạn"?
Những kẻ được hấp thụ nền giáo dục trong nước đang bị nạn...
Do đó phải đi "tị nạn"???

Nên công bằng trong suy nghĩ ... vì chưa biết con số cụ thể nhưng đa số du học sinh đều không thích trở về nước... chứ không ai cấm về nước mà gọi là "tị nạn"!
Thật sự không hiểu vị "giáo sư khả kính" kia muốn nói gì nên không bình luận được...

Nhưng vấn đề... đôi khi dùng ngôn từ to tát quá, kêu quá... giống như tình trạng cái gì cũng "tặc"...

Chảy máu chất xám, mất tài nguyên quốc gia... cái ấy gọi là "chất xám tặc"...

myhanh
02-12-2008, 01:55 PM
Chính trị hoá giáo dục! Thực chất giáo dục là ngành công nghiệp không khói không hơn không kém!

rangsun
02-12-2008, 03:20 PM
Chính trị hoá giáo dục! Thực chất giáo dục là ngành công nghiệp không khói không hơn không kém!

Bạn có con đi thì bạn sẽ biết giáo dục quan trọng đến cỡ nào !
Đứa trẻ mới sinh ra là phải được cha mẹ dạy dỗ, hướng đến cái đúng, nếu không sao này lớn lên sẽ đi theo cái ác sẽ làm buồn lòng người đã sinh ra mình. :confused:
Và bạn có nghĩ rằng nếu hồi xưa mình không đi học thì bây giờ mình sẽ là người như thế nào ko ? :cool:

myhanh
02-12-2008, 03:51 PM
Mình đâu phủ nhận chức năng của giáo dục!
Mình chỉ không công nhận việc chính trị hoá giáo dục mà!
Ơ cái pác RS này hôm nay ngộ ta ....

Vô Tình
02-12-2008, 09:25 PM
Tị nạn nghĩa là lánh tai nạn. Do thường dùng nhiều trong trường hợp một người đi sang nước khác khi nước nhà có chuyển biến chính trị bất lợi, nên dễ làm người đọc liên tưởng ngay đến chính trị.
Trước hết, tôi đã loại "chính trị" khỏi vòng chiến (tranh luận).
Đối với một số người, đó là vấn nạn. Chính xác, thưa anh Nobi!
Lối học vẹt, ê a, ca ngợi những thứ hão huyền, thậm chí cả người thầy đứng trên bục giảng nhận ra, mà vẫn phải đọc cho học trò chép. Khi đi nhậu, thì thầy bảo "Nếu nói bậy bạ, chỉ cần một vài lá đơn của mấy đứa học trò láu cá thì tiêu. Tụi em thông cảm!"
Tôi nhớ năm cấp 2, cấp 3 gì đó có đi học thêm môn... văn. Ít lắm, khoảng....nửa lớp học cô thôi. Đến lớp học thêm, cô đọc bài một bài văn mẫu, chép mỏi tay rồi về. Ngày hôm sau, cô cho bài kiểm tra giống hệt vậy! ;) Người ta đã dạy đứa trẻ tiếp cận đến văn chương, đến tiêu cực bằng những bài học đầu tiên của cuộc đời như thế!
Tôi, tự hỏi. Bây giờ, hai mươi năm sau, học sinh có còn học thêm môn...văn như tôi hay không? May quá, có người trả lời, hết rồi huynh ơi. Tôi lẩm bẩm, ồ... hạnh phúc thay. Hệ thống giáo dục của ta đã chuyển biến một bước rồi!

lbt90B
02-12-2008, 10:01 PM
Phải rơi vào tình trạng này là tệ rồi, đành chịu
Du học cũng 5-7 đường. May nó học được thì tốt cho nó. Nhưng, không lẽ lại về, làm việc trong môi trường khác hẳn, nó không chán đời là may. Còn đi luôn, thì khỏi nói rồi, 1 năm gặp được nó 1 lần, còn gì là tình cảm gia đình nữa. Đau đầu quá

Không ai có tầm nhìn 100 năm trồng người thì thôi, chắc cho nó cà lơ phất phơ giống mình quá. Ráng chờ thêm mười mấy năm nữa rồi tính

sauvuongynhac
03-12-2008, 06:58 AM
Thế giới bây giờ đã xích lại gần nhau mà vẫn còn suy nghĩ như thế. Sống ở đâu, làm ở đâu cũng phục vụ cơ mà. :">

Vô Tình
03-12-2008, 07:16 AM
Thế giới bây giờ đã xích lại gần nhau mà vẫn còn suy nghĩ như thế. Sống ở đâu, làm ở đâu cũng phục vụ cơ mà. :">
Chẳng hiểu bác đang nghĩ gì và đang nói về cái gì? :boss: Gì mà phục vụ ai, ai phục vụ? Khái niệm phục vụ này ... thật hão huyền làm sao! Mong bác giải thích thêm!
Vấn đề đặt ra ở đây là rõ ràng, cụ thể. Có phải nền giáo dục hiện tại không tốt? Có phải đi du học là lánh đi cái không tốt đó - vốn không thay đổi được nên lánh đi!
Tôi đồng ý với ý kiến nền giáo dục ta không tốt. Du học là tị nạn giáo dục- một cách làm bóng bẩy từ ngữ. Nhưng như thế chưa đủ, du học cũng là học thêm những cái mà nền văn hóa-khoa học của một quốc gia cảm thấy thiếu. Bằng chứng là có cả phong trào du học từ các quốc gia phát triển sang "thế giới thứ ba"!
Cứ thấy nơi nào "tốt nhất"- nếu có điều kiện- thì đến đó học. Nhất là đối với một đứa trẻ, tương lai của ....nhân loại! :biggrin:

sauvuongynhac
03-12-2008, 07:24 AM
Chẳng hiểu bác đang nghĩ gì và đang nói về cái gì? :boss: Gì mà phục vụ ai, ai phục vụ? Khái niệm phục vụ này ... thật hão huyền làm sao! Mong bác giải thích thêm!
Vấn đề đặt ra ở đây là rõ ràng, cụ thể. Có phải nền giáo dục hiện tại không tốt? Có phải đi du học là lánh đi cái không tốt đó - vốn không thay đổi được nên lánh đi!
Tôi đồng ý với ý kiến nền giáo dục ta không tốt. Du học là tị nạn giáo dục- một cách làm bóng bẩy từ ngữ. Nhưng như thế chưa đủ, du học cũng là học thêm những cái mà nền văn hóa-khoa học của một quốc gia cảm thấy thiếu. Bằng chứng là có cả phong trào du học từ các quốc gia phát triển sang "thế giới thứ ba"!
Cứ thấy nơi nào "tốt nhất"- nếu có điều kiện- thì đến đó học. Nhất là đối với một đứa trẻ, tương lai của ....nhân loại! :biggrin:

Chẳng biết bác Vt nghĩ xa xăm gì đây nữa? Học để làm gì? Học mà không biết phục vụ ai thì học để làm gì? Bác nhiễm, khó chịu với cụm từ phục vụ đất nước chắng? Chỉ cần học xong, kiếm được ít đồng nuôi gia đình riêng, cha mẹ, xa hơn là họ hàng cô dì chú bác là phục vụ rồi đấy. Rồi đóng thuế cũng là phục vụ đất nước vậy? Nghĩ đến những điều đơn giản thôi bác VT ạ.

Đi học ở trong nước hay ở đâu đó không quan trọng. Quan trọng là bác có tiền, có điều kiện hay không? Đừng đánh giá học ở Mỹ tốt hơn ở VN nhé. Chưa chắcđâu. Đâu phải học sinh trường tỉnh nào cũng giỏi hơn học sinh trường huyện đâu?

myhanh
03-12-2008, 07:34 AM
Có gì bàn luận thế! Mình sang Mỹ du học và Việt Nam cũng có nhiều du học sinh Mỹ!
Không phải một công dân nước A sang nước B du học lại cho rằng nền giáo dục nước A không tốt.

DeMen
03-12-2008, 07:36 AM
Đi học ở trong nước hay ở đâu đó không quan trọng. Quan trọng là bác có tiền, có điều kiện hay không? Đừng đánh giá học ở Mỹ tốt hơn ở VN nhé. Chưa chắcđâu. Đâu phải học sinh trường tỉnh nào cũng giỏi hơn học sinh trường huyện đâu?
Vấn đề ở đây là tầm nhìn.

Thí dụ, anh học ở trường huyện, hay trường tỉnh, học ở LQĐ hay LHP, thì cũng không khác nhau mấy, vì tất cả đều dùng chung 1 sách. Vì đều là thầy đọc, trò chép. Thầy kể trò nghe về tấm gương những nguời học giỏi, đi làm ở công ty lớn, chức vụ cao.

Còn anh học ở Mỹ (ví dụ vậy), thầy không đọc, nên trò phải tự nghĩ ra cái mà ghi. Thầy hướng dẫn trò tư duy kiểu "Dạy con làm giàu". Khác nhau cả thế kỷ chứ không ít.

Đó là em ví dụ vậy thôi, chứ em cũng k biết bên đó người ta học hành sao:inlove:

Nhân tiện kể thêm 1 ví dụ về chuyện học trong nước và học nước ngoài khác nhau. Trường ĐH ở VN và ở Mỹ đều dạy môn Kinh tế vi mô. Bạn em, tốt nghiệp ĐH Ngoại thương, ngày xưa học thầy của trường ĐH Kinh tế, chẳng hiểu gì. Sang Mỹ, đi học lóm vài buổi (là theo bạn đến giảng đường nghe vài buổi), mà đã có cái nhìn khác hẳn về môn này.

Đó, vấn đề là ở tầm nhìn. Khác nhau về phương thức sản xuất có thể dẫn đến những sự khác biệt không tưởng tượng được:inlove:

myhanh
03-12-2008, 07:38 AM
Haha bạn đó hiểu vì có nền tảng đã học ở Ngoại thương em à!

sauvuongynhac
03-12-2008, 07:42 AM
Du học? Tại sao tôi thích? Trước tiên là học ngành mình thích. Có những ngành học mà ở Vn không có dạy. bằng chứng là nhiều người học nướcngoài rồi về treo bằng để đó đi làm việc khác. :"> Kế đến là muốn biết thêm về đất nước con người nơi đó. Đi học mấy năm trời mà không biết về phong tục nơi đó thì phí quá. Tới đó học mà chỉ lo bù đầu bù cổ vào học thì phí thật. Điều kiện tiên quyết chính là ... cơ hội? Chúng ta có cơ hội hay không? :">

Còn một lý do mà hiện nay không hiếm là do ... các cậu ấm cô chiêu quậy quá, bị đẩy sang đó học không chừng. =))

myhanh
03-12-2008, 07:46 AM
Đi du học không phải để lấy kiến thức vì cái đó ở đâu mình cũng làm được mà học cách họ suy nghĩ, cách họ làm và cách họ học .... Ba điều này thì không thể học được nếu ở Việt Nam. Cũng vì 3 cái điều này mà Nguyễn Tất Thành cũng muốn du học.

DeMen
03-12-2008, 07:52 AM
Đi du học không phải để lấy kiến thức vì cái đó ở đâu mình cũng làm được mà học cách họ suy nghĩ, cách họ làm và cách họ học .... Ba điều này thì không thể học được nếu ở Việt Nam. Cũng vì 3 cái điều này mà Nguyễn Tất Thành cũng muốn du học.
Đó chính xác là những gì em nghĩ và muốn nói, tuy nhiên nói không ra được ý:tongue:

sauvuongynhac
03-12-2008, 07:54 AM
Đi du học không phải để lấy kiến thức vì cái đó ở đâu mình cũng làm được mà học cách họ suy nghĩ, cách họ làm và cách họ học .... Ba điều này thì không thể học được nếu ở Việt Nam. Cũng vì 3 cái điều này mà Nguyễn Tất Thành cũng muốn du học.

Đó chính xác là những gì em nghĩ và muốn nói, tuy nhiên nói không ra được ý:tongue:

Nhưng thời nay vẫn còn lọt sổ số người bị đẩy sang đó du học như đã nói ở trên. Số này không hiếm đâu. :bemine:

DeMen
03-12-2008, 08:06 AM
Nhưng thời nay vẫn còn lọt sổ số người bị đẩy sang đó du học như đã nói ở trên. Số này không hiếm đâu. :bemine:

Em nghĩ ý của chủ topic này không phải nói về "số không hiếm" đó. Tuy nhiên, lỡ nhiều chuyện rồi, nhiều chuyện luôn.

Em có người bạn, cũng thuộc dạng cậu ấm cô chiêu, ở VN quậy quá, yêu đương tùm lum, ba mẹ kiểm soát ko nổi, đang học ĐH năm 1 thì bị đẩy qua Mỹ. Qua đó, nó càng yêu đương ác liệt hơn, nhưng mà bên cạnh đó, cũng kịp lấy bằng Master Toán ở tuổi 23, và hứa hẹn trở thành PhD trước 28 tuổi.

Em ngứa miệng kể chơi thôi, sorry for spamming:sleep:

Vô Tình
03-12-2008, 07:50 PM
Chẳng biết bác Vt nghĩ xa xăm gì đây nữa? Học để làm gì? Học mà không biết phục vụ ai thì học để làm gì? Bác nhiễm, khó chịu với cụm từ phục vụ đất nước chắng? Chỉ cần học xong, kiếm được ít đồng nuôi gia đình riêng, cha mẹ, xa hơn là họ hàng cô dì chú bác là phục vụ rồi đấy. Rồi đóng thuế cũng là phục vụ đất nước vậy? Nghĩ đến những điều đơn giản thôi bác VT ạ.

Đi học ở trong nước hay ở đâu đó không quan trọng. Quan trọng là bác có tiền, có điều kiện hay không? Đừng đánh giá học ở Mỹ tốt hơn ở VN nhé. Chưa chắcđâu. Đâu phải học sinh trường tỉnh nào cũng giỏi hơn học sinh trường huyện đâu?
Phát biểu này là sản phẩm điển hình của nền giáo dục nước ta. Nặng về hô hào, hình thức và trống rỗng! :super:
---
PS: có cảm giác một vài bạn khi nghe những quan điểm trái ngược với suy nghĩ của mình thường phản ứng một cách thái quá. Đôi khi "đáp trả" lan man, như một cách thể hiện quan điểm của mình mà chẳng ăn nhập gì đến chủ đề.
Mong các bạn hãy lắng nghe kỹ và quyết liệt hơn nữa khi phản biện!
Welcome! :))

sauvuongynhac
04-12-2008, 06:32 AM
Phát biểu này là sản phẩm điển hình của nền giáo dục nước ta. Nặng về hô hào, hình thức và trống rỗng! :super:
---
PS: có cảm giác một vài bạn khi nghe những quan điểm trái ngược với suy nghĩ của mình thường phản ứng một cách thái quá. Đôi khi "đáp trả" lan man, như một cách thể hiện quan điểm của mình mà chẳng ăn nhập gì đến chủ đề.
Mong các bạn hãy lắng nghe kỹ và quyết liệt hơn nữa khi phản biện!
Welcome! :))

Thì sinh ra ở VN, được giáo dục ở VN thì sản phẩm của nền giáo dục VN. Còn về sau dành cho Vô Tình thì hợp hơn. lqd_liuliu

Vô Tình
05-12-2008, 11:02 PM
Thì sinh ra ở VN, được giáo dục ở VN thì sản phẩm của nền giáo dục VN. Còn về sau dành cho Vô Tình thì hợp hơn. lqd_liuliu
Nghĩ lại thì thấy bác SVYN nói rất đúng. dodo

phanphuong
08-12-2008, 10:07 AM
Câu nói trên là của GSTS Võ Tòng Xuân. Nếu, ban đầu ghi rõ tên tác giả thì chắc chẳng có nhiều ý kiến thảo luận!
Đôi khi, suy nghĩ chúng ta bị vây bủa bởi hàng rào những cái có sẵn, những điều đã học lúc nhỏ, những kinh nghiệm trong quá khứ! Thoát qua nó không dễ!

myhanh
08-12-2008, 10:22 AM
Võ Tòng Xuân thì Võ Tòng Xuân chứ, nói chưa đúng thì phải phê, nói hay thì vỗ tay tán thưởng.

phanphuong
08-12-2008, 10:31 AM
Võ Tòng Xuân thì Võ Tòng Xuân chứ, nói chưa đúng thì phải phê, nói hay thì vỗ tay tán thưởng.
Nếu ai cũng mạnh mẽ, thẳng thắn như bác MH thì tốt quá. Tiếc rằng có quá nhiều người nghe đến chức vụ, địa vị đã :runrun:, tinh thần đâu mà phản biện để tìm ra chân lý của cuộc đời. pp cũng nằm trong đám đông này, ngẫm mà buồn vu vơ! #-o