PDA

View Full Version : Thơ! Tại sao bị ruồng bỏ?


TheDeath
14-11-2008, 05:12 PM
Không phải cái gì hợp lý đều tồn tại, nhưng nếu nó tồn tại chắc hẳn là có lý do của nó... Thơ, một loại hình nghệ thuật cao đẹp, lãng mạn và thanh cao một thời thế mà giờ đây phải chịu sự ruồng bỏ của biết bao người, bao thế hệ trẻ làm ngơ, phớt lờ... Dù cho một Chế Lan Viên thứ hai xuất hiện thì cũng nhanh chóng bị phủ mờ bởi bụi thời gian. Vì đâu nên nỗi?

TheDeath rất thích triết học Freud vì nó giải thích cả những vấn đề mà mình cứ nghĩ rằng mình không thể giải thích được, xem mọi vấn đề một cách trần tục. Hay là mình nên nói thật với nhau như phong cách của Freud nhỉ? Có phải nền văn hóa thực dụng đã làm trần tục hóa mọi loại hình nghệ thuật lãng mạn, hay là vì ngày xưa ít người biết chữ nên làm thơ là cái gì đó cao sang, quý phái... còn giờ đây ai cũng biết chữ, ai cũng có thể "nàm thơ" nên thơ tốt, thơ xấu lẫn lộn thì thơ trở nên dư thừa, mà cái gì dư thừa thì cái đó trở nên "không đáng quan tâm"? Hay là vì nhà thơ thì đi trên mây, thả hồn lãng đãng ở tận đẩu tận đâu nên nhà thơ chẳng còn sức lực để hiện thực hóa kinh tế, mà con gái bây giờ cũng thực dụng, không hiện thực hóa kinh tế thì làm sao chân dài để ý được? :-s

Thơ là nghệ thuật, mà nghệ thuật thì kẻ yêu người thích lộn xộn... Có khi thơ thật lãng mạn, thật đi mây về gió mới gọi là thơ hay, có khi thơ phải thật là triết lý, khó hiểu như phương trình vũ trụ mới gọi là tuyệt tác, mà có khi bình dân như bổ túc văn hóa thì mới gọi là đại chúng... Rồi thì nghệ thuật thứ 7 ra đời, nghe nói còn có nghệ thuật thứ 8, thứ 9 gì đó cũng sắp ra đời nên giữa muôn trùng nghệ thuật, nói theo ngôn ngữ kinh tế thì thơ lại phải cạnh tranh thì thơ cũng như bà già ngồi giữa chợ đông đúc bán vài cọng hành, người ngang kẻ dọc mà hiếm khi dừng chân ngắm nghía...

Thơ nó ác ở chổ là thường ít truyền tải "nội dung" (mịa, phải bỏ vào dấu ngoặc kép chớ mấy cha sẽ gào lên) vì nội dung của nó thường là cái gì đó lãng mạn, vừa cao siêu, vừa trần tục, mà cũng phải cố gắng làm cho người đọc có cảm giác như đi mây về gió nên cuối cùng nó chẳng có nội dung gì cả (ờ, tui trừ mấy cái sử thi, mấy cái truyện viết bằng thơ ra nhé). Thế rồi, giữa cái hiện thực đầy phức tạp và thực dụng này: mở mắt ra là báo giấy, bật ti vi là thời sự, mở máy tính là có thông tin... thì cái gì không có nội dung thì nó trở nên xa lạ và "không cần thiết", mà không cần thiết thì cũng chẳng thiết tha gì... Ối giời, khổ thân thơ với thẩn!

Mà rồi thì dù cho đó là một bài thơ xúc xích (xuất sắc) thì độc giả, đọc xong cũng tặc lưỡi một cái rồi quên ngay, thế mới chết cho thơ ấy chứ! Thơ là một loại hình nghệ thuật cao siêu, dành cho tâm hồn lãng mạn đồng điệu nhưng xét về mặt duy vật, tiến hóa, kinh tế thì thơ là một loại hình kém tính cạnh tranh nhất trong các loại hình nghệ thuật! :D

........
PS: Đây là một đề tài chắc sẽ làm cho bao nhiêu kẻ thầm yêu trộm nhớ thơ sẽ gào lên... Nhưng sẽ là một đề tài nóng bỏng vì TheDeath luôn muốn trần tục hóa mọi thứ... Nếu yêu thơ thì bạn hãy đưa ra ý kiến của mình đi! b-)

DeMen
15-11-2008, 11:52 AM
Chẳng có ý kiến gì cả.

Tôi yêu thơ. Thơ là tiếng nói của lòng tôi. Nó không phải là tiếng nói của lòng anh, thì thôi, tôi cũng chẳng có quyền kêu gào hay cấm cản.

Thơ không bị ruồng bỏ. Nó vẫn là tình yêu của rất nhiều trái tim, có điều, nó không còn là tình yêu duy nhất như ở thời hoàng kim xa xôi ấy. Ngày xưa, ngoài thơ người ta chẳng biết yêu cái gì, đành yêu thơ. Bây giờ, có quá nhiều "đối thủ cạnh tranh", nên người yêu thơ là yêu thật lòng. Thơ như cô gái quê mùa, như hoa sen thầm lặng, chỉ con mắt tinh tế mới nhận ra giá trị.

Và thơ, vốn dĩ không ồn ào như phim, như nhạc, như thể thao, nên tình yêu dành cho nó, cũng lặng lẽ như dòng nước chảy sâu.

Thế, cũng là một điều hay.

Em ạ,
Nhìn nhau như nhìn biển ồn ào
Thì chỉ gặp nửa phần chát mặn
Còn nửa nữa ngọt ngào trong gió nắng
Con mắt vô tình chẳng thấy được đâu.
(Nguyễn Duy)

myhanh
15-11-2008, 04:03 PM
Thơ bị ruồng bỏ! Ha ha ha ha.
Một câu nói dũng cảm nhất trong ngày.

DeMen
16-11-2008, 08:12 AM
Thơ bị ruồng bỏ! Ha ha ha ha.
Một câu nói dũng cảm nhất trong ngày.
Anh TheDeath ở vào vị trí của anh ... chưa chắc đã dám nói câu này:sleep:

magicboy
16-11-2008, 09:50 AM
ta yêu thơ thế thôi. Vậy là đủ rồi, người khác yêu hay không cũng mặc ....
Goùi mô goùi moäng goùi hoàn thô
Goùi caû tim, goùi caû mong chôø
Goùi luoân trôøi ñaát vaøo trong gioù
Roài neùm bay ñi moïi beán bôø
20/6/2004

myhanh
16-11-2008, 12:20 PM
TA YÊU THƠ NHƯ YÊU NGƯỜI ĐẸP
MỐI TÌNH THƠ ĐÃ SIẾT CHẶT TỪ LÂU.
NGƯỜI ĐẸP Ư CÓ ĐÔI MẮT BỒ CÂU,
CŨNG CHỈ ĐẸP NHƯ VẦN THƠ LẤP LÁNH
(Sưu tầm)

Gem
16-11-2008, 12:50 PM
đồng ý với ý kiến của bé Dế, do xã hội ngày nay bị Internet hóa nên Thơ bị cạnh tranh với những thứ khác như Game, truyện tranh hiện đại....

Nhưng nếu nói bị ruồng bỏ thì ko chính xác, thật ngạc nhiên khi 1 em tuổi teen làm thơ và hết sức bình thường khi một người lớn tuổi hơn làm thơ.

Gem muốn nói các phương tiện truyền thông hiện nay PR quá nhiều cho dân teen nên thông tin truyền thống như văn thơ, truyện ngắn ít được phổ biến.

Nếu có dịp lang thang trên các trang web như thuquan, maiyeuem, thoiaotrang thì ban sẽ nhận ra sự khác biệt rất nhiều, một bộ phận ko nhỏ vẫn đang đam mê làm thơ đấy thôi, và là thơ mới nữa.

Ít thấy thể loại Lục bát, ngũ ngôn, Đường luật thất ngôn bát cú ( vì nó rất khó , riêng thể loại đường luật phải đối nhau từng chữ, từng câu ) hiện nay nhưng Thơ Mới vẫn được sáng tác rất nhiều đấy thôi.

Lúc nhỏ Gem có tham dự cuộc thi An Toàn Giao Thông do Thị Xã ( có lẽ vậy ) tổ chức tại Nhà Văn Hóa Thiếu Nhi, thể lệ là làm thơ về An Toàn Giao Thông và đoán số người tham dự. Lúc đó Gem chỉ đạt giải 3 là cái quạt nhỏ + ổ cắm điện nhưng cũng rất mừng. Giải nhất lúc đó là chiếc xe đạp Martin 107 .

Còn nội dung bài thơ chỉ nhớ loáng thoáng thôi, ko rõ nữa, lâu quá rồi,

phanphuong
17-11-2008, 12:54 PM
Cầm kỳ thi họa
Thưởng thức được cái hay của thơ là một lợi thế của bạn. Thử nghĩ xem, thời buổi này, tìm kiếm niềm vui khó khăn quá đi. Phải chăng có quá nhiều lựa chọn?
Chỉ dăm nghìn mua một tập thơ, phút nhàn rỗi đọc vài câu mà cảm thấy lâng lâng thì còn gì bằng.
Ôi, những người yêu thơ, tôi ghen tị.