PDA

View Full Version : Những thay đổi của Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới


Độc Cô Cầu Bại
11-11-2008, 07:13 AM
Ai cũng biết năm 1986 đánh dấu thời kỳ đổi mới của Việt Nam. Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới. Nền kinh tế Việt Nam từng bước từng bước chuyển sang nên kinh tế thị trường. Chúng ta hay phàn nàn về những cái chưa được của đất nước mà không thấy những thay đổi của Việt Nam. Sự thay đổi mang tích tích cực chứ không phải sự thay đổi màu của những dòng sông bị ô nhiểm. :)

Trước tiên là hầu hết dân ta đã có cái ăn, không còn đói như ngày xưa. tất nhiên cũng còn đâu đó ở Việt Nam, ở các chương tình nhân đạo như Căn nhà mơ ước, Vượt lên chính mình, ... cũng còn người nghèo khó. Nhưng số đó không nhiều. Ngoài ra giờ đây người ta có thể mua sắm tivi màu, tủ lạnh, máy giặt,... Điện thoại cũng được người dân sử dụng nhiều hơn. Không chỉ điện thoại cố định mà cả điện thoại di động. Và cả internet nữa...

Nhà nước cũng đã cải cách thủ tục hành chính. Thay đổi rất nhiều. Nếu trước đây bạn muốn công chứng giấy tờ phải xếp hàng chờ đợi rất lâu nhưng nay thì đã đơn giản hơn rất nhiều. Những giấy tờ đơn giản bạn có thể ghé bất kỳ UBND xã phường nào cũng có thể công chứng mà không cần CMND hay hộ khẩu. Đến các cơ quan công quyền là điều người dân ngại nhất. Nhưng nay đã có thay đổi. các thủ tục được thông báo công khai, có người hướng dẫn cụ thể. Khi nộp hốơ bạn sẽ nhận được phiếu hẹn ghi thời gian rõ ràng...

Tất nhiên không loại trừ những tiệu cực. Nhưng ngày nay dân có thể phản ánh lại cho HDND, Báo chí, sổ góp ý hoặc gặp trực tiếp lãnh đạo. Một số nơi người còn dán số điện thoại nóng của người có thẩm quyền để lắng nghe phản ánh của dân...

Chắc còn nhiều thay đổi nữa mà chúng ta không để ý thấy???:)

myhanh
11-11-2008, 07:28 AM
Sự thay đổi của Việt Nam có thể thấy qua hành trình đi xem tivi của myhanh như sau:
1) Năm 1985, MH phải đi cách nhà hơn 1 km để xem ké cái tivi đen trắng. Chỉ coi vào tối thứ bảy vì thường có cải lương. Hôm nào mà kịch nói thì bảo ôi "kịch giặc" xem gì. Bữa nào chỗ đó hết bình thì phải đi hơn 2km nữa mới có. NHớ có lần đi xa như vậy và về trời mưa MH tôi lọt giếng. Hú hồn cái giếng cạn.
2) Khoảng năm 1987 thì MH đi xem ti vi trắng đen cách nhà chừng 500m lúc này có hai cái (nhà bà 6 và bà 7). Lúc này không chỉ xem cải lương mà coi phim nữa.
3) Khoảng năm 1995. Lúc này điện về làng, nhà nhà có tivi mà tivi màu nữa và MH chỉ đi coi ké cách nhà chừng 200m (nhà ông 9). Xem đá banh nữa.
4) Năm 1996, nhà MH cũng có TV, hehe lúc này thì nhà ai cũng có gồi.
5) Năm 2008, xung quanh nhà MH đã có 57 hộ có điện thoại cố định, điện thoại di động thì rất phổ biến ngay cả mấy ông lão nông dân ra đồng như ba MH cũng có, hầu như nhà nào có con học cấp 3 đều có máy vi tính (hàng second hand có, hàng xịn có), xe máy thì nhà nào cũng có và đặc biệt không có nhà nào mái lá như ngày xưa (toàn nhà tường hết rồi)

phanphuong
11-11-2008, 07:42 AM
Nhớ hồi xưa phải ăn gạo lức, bo bo độn cơm. Nhà nghèo không có sữa uống, phải ra đồng bắt con cua sữa về ăn cho có mùi...sữa.
Nhớ ngày xưa quần áo tả tơi, được cái áo mà không có miếng và thì hãnh diện biết bao.
Nhớ ngày xưa ở một cái nhà cả hai chục nhân khẩu, giờ ở miếng đất thênh thang, sợ ma muốn chết.
Nhớ ngày xưa chẳng dám nghe nhạc vàng, sợ nửa đêm cảnh sát nhào vô chụp cổ. Giờ có mà đầy, chẳng những phản động mà còn đồi trụy, tràn ngập trên internet. Trong khi đó, chính phủ vẫn đang đẩy mạnh phát triển internet đến từng người dân ...
Vụ đường dây nóng, báo chí nữa. Rồi các cấp lãnh đạo ân cần thăm lắng nghe dân chúng, đón nhận góp ý của người dân. Đâu như ngày xưa, đang nói chuyện với nhau mà lỡ nhắc đến tên ai đó thì có người trong nhóm chặn họng ngay "Coi chừng bị bắt!". Thời đó, chúng ta đã quá sợ hãi, nay dân quyền, tự do ngôn luận được chính phủ mở rộng đến mức tối đa. Đến nỗi, một quan chức đã phát biểu "VN dân chủ gấp triệu lần tư bản!" Ôi, thật hạnh phúc biết bao.
Có nhiều người có buồn buồn, sợ phát ngôn bữa bãi thì phạm húy, bị xử lý hành chính như chơi. Nhớ lại ngày xưa, tru di tam tộc luôn đó. Ghê chưa.
Nói tóm lại, ta nên hài lòng, hãnh diện, và hạnh phúc với cuộc sống đất nước hiện tại. Chứ đừng dại dột mà so tốc độ của ta với tốc độ phát triển của nước khác, so thành tựu của ta với nước khác ... khi đó sẽ thấy nhục, và có khi lại mê muội sáng đời. Nên sáng suốt là hơn!

TheDeath
11-11-2008, 12:30 PM
Tuy 20 năm đổi mới của Việt Nam cũng chẳng bằng một tẹo so với 20 năm đổi mới của Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Tuy 20 năm đổi mới của Việt Nam còn đấy những âu lo về khủng hoảng, về tham nhũng, về vấn đề báo chí... Tuy 20 đổi mới ấy chưa thỏa mãn những khát khao tiến lên của một dân tộc anh hùng, của bao con tim rạo rực mong chờ đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm châu. 20 năm ấy cũng chưa thể thỏa lòng mong ước của bác Hồ. 20 năm ấy cũng chưa thể được ngợi ca quá mức nhưng phải công nhận:

-Quả thật đất nước chúng ta đã có một nền dân chủ và tự do tiến bộ hơn xưa; khát khao dân chủ, tự do về cơ bản đã đáp ứng được đòi hỏi của đại đa số người dân mặc dù vẫn còn đâu đấy những tranh cãi và so sánh với dân chủ, tự do ở các nước phát triển.

-Nền kinh tế đã phát triển nhanh và căn bản tốt hơn xưa.

-Ngoại giao rất tốt, đã làm bạn với tất cả các nước trên thế giới...

phanphuong
13-11-2008, 04:19 PM
Ngụ ngôn thế kỷ 21.
Thỏ và rùa sống ở thung lũng, một hôm hai anh quyết định cùng leo lên núi.
Ngày qua ngày, rùa vác cái mai nặng nề, ì ạch, thỉnh thoảng nhìn lại, khoái chí cười thầm. Ái chà, mới đó mà ta đã đi quá xa ....vạch xuất phát rồi. Ta thật tài quá, ta sướng quá!
Trong khi đó, thỏ đã về tới đích, và đang tìm cho mình một đỉnh núi khác để vượt qua.
Ngày nọ, rùa cảm thấy lành lạnh, vì leo lên núi cao mà, chợt ngước nhìn lên- trước giờ cứ cắm đầu xuống đất mà ... bò. Xa xa, tít mù là đỉnh núi có ghi một dòng thật to "Đổi Mới". Hoảng hồn, rùa gọi điện thoại di động cho thỏ:
- Thỏ ơi, bạn đi tới đâu rồi?
Thỏ trả lời:
- Tớ không còn đi nữa, tớ đang bay trên chiếc phản lực.
Rùa ngẫm nghĩ:
- Thôi nhìn tới thỏ làm gì cho thêm phiền lòng. Lâu lâu nghĩ tới cái vạch xuất phát ở tận thung lũng là đủ sướng điên người rồi! =))

TheDeath
13-11-2008, 06:51 PM
Khà khà! Bác PP có năng khiếu hài hước thật! Khốn nỗi bác rùa ta tiến lên núi theo định hướng bò ngang! Đây là một định hướng rất hay mang đậm bản sắc của rùa.

sauvuongynhac
05-12-2008, 07:02 AM
Sài Gòn nhiều cao ốc hơn. Cao ốc đua nhau mọc ra. Hồi đầu người ta thích uống cafe 33 tầng vì lạ, vì ngồi trên đó có thể thấy toàn thành phố. bây giờ chắc không còn lạ lẫm nữa rồi. Đi xa xa nhìn về trung tâm thành phố thấy cũng sướng vì thành phố mình không còn thấp lè tè. ;;)

Nhưng có một điều nghĩ hoài không ra. Có phải các cao ốc ở trung tâm là nguyên nhân của kẹt xe chăng? Mỗi cao ốc chừng vài ngàn người thì giào cao điểm không xảy ra kẹt xe mới lạ. quisu

myhanh
05-12-2008, 07:14 AM
Mỗi cao ốc như vậy thì khoảng không gian xung quanh tương xứng nhưng ở Việt Nam ta thì cao ốc bị bao quanh bởi nhà và nhà.

sauvuongynhac
05-12-2008, 07:22 AM
Mỗi cao ốc như vậy thì khoảng không gian xung quanh tương xứng nhưng ở Việt Nam ta thì cao ốc bị bao quanh bởi nhà và nhà.

Nhưng mà cao ốc có sau nhà. Vậy cao ốc xây ở vị trí chưa hợp lý. Xây ở khu đất vàng. Quy hoạch chưa phù hợp. Lợi nhuận đặt lên trên hết. Đường xá thì cứ vậy. Không kẹt xe mới lạ. :))

Gem
16-12-2008, 06:03 PM
Việt Nam mất 51 năm mới theo kịp Indonesia (http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2008/12/3BA0973B/)

Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố đầu tháng này đưa ra những thống kê gây sốc cho những ai đang kỳ vọng lớn vào “con hổ Việt Nam”. Theo đó, Việt Nam có thể mất tới 51 năm mới đuổi kịp Indonesia và thậm chí 158 năm nữa mới bằng được Singapore về thu nhập trên đầu người.

Mặc dù đã mào đầu rằng công việc dự báo xu hướng tăng trưởng lâu dài là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn ngay cả với các nhà kinh tế giỏi, nhưng WB cũng đưa ra những căn cứ rõ ràng để chứng minh cho phán đoán của mình.

Theo số liệu của WB, năm 2007, thu nhập trên đầu người của Việt Nam là 836 đôla, Indonesia là 1.918, Thái Lan là 3.850 và Singapore là 35.163. Trong giai đoạn 2001-2007, tốc độ tăng trưởng thu nhập trên đầu người (tính theo giá cố định, tức là sau khi đã trừ đi yếu tố lạm phát) tuơng ứng là 6,5%, 4,8%, 4,8% và 4,0% một năm. Với tốc độ này, Việt Nam sẽ cần 51 năm để thu nhập bình quân của người dân theo kịp Indonesia, 95 năm để theo kịp Thái Lan, 158 năm đối với Singapore.

WB còn đưa ra một cách tính toán nữa là tính bằng đồng đôla. Theo đó, tốc độ tăng trưởng thu nhập trên đầu người tính bằng đôla của các nước Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Singapore tương ứng là 12,5%, 6,4%, 4,9% và 6,0%. Nếu sử dụng các con số này thì thời gian để Việt Nam theo kịp các nước trên sẽ là 15 năm với Indonesia, 22 năm bằng Thái Lan và 63 năm thì ngang với Singapore. Tuy nhiên, những con số tính bằng đồng đôla dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động ngắn hạn của tỷ giá hối đoái.

Nếu tính bằng đồng đôla, GDP trên đầu người của Việt Nam hầu như chắc chắn sẽ vượt qua mốc 1.000 đôla trong năm 2008, về đích sớm hơn 2 năm so với mục tiêu đề ra trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội 2006-2010. Tuy nhiên, GDP đầu người đáng mừng như trên không có gì ngạc nhiên trong thời điểm đồng đôla bị mất giá.
Trong thập niên vừa qua, đặc biệt là sau khi đẩy nhanh cải cách kinh tế sau Đại hội Đảng IX năm 2001, Việt Nam đã đạt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế rất cao. GDP trên đầu người của Việt Nam tính theo giá cố định đã tăng trung bình 6,5% một năm. V

iệt Nam xếp thứ 24 trên 139 quốc gia về tăng trưởng GDP trên đầu người tính theo giá cố định (xếp hạng này không tính đến các quốc gia và vùng lãnh thổ có GDP dưới 2 tỷ đôla trong năm 2007).

Dù tính theo cách nào thì thực tế vẫn cho thấy rằng Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh. Sự tăng trưởng nhanh chóng này là một trong những động lực chính dẫn đến giảm nghèo, một lĩnh vực mà Việt Nam đat được nhiều thành tựu có ý nghĩa.

Tăng trưởng kinh tế nhanh một phần được duy trì nhờ vào tích lũy vốn lớn. Tính đến năm 2007, mỗi năm Việt Nam đã đầu tư đến 521,7 nghìn tỷ đồng, gần gấp ba lần so với năm 2001, khi các cải cách kinh tế bắt đầu tăng tốc. Chỉ một phẩn con số gia tăng này do giá cả tư liệu sản xuất cao hơn. Việt Nam đang là một trong những nước có tỷ lệ đầu tư cao nhất trên thế giới. Tính theo tích lũy vốn gộp thì trong năm 2007 chỉ có trên 12 trên 139 quốc gia là có tỷ suất cao hơn so với Việt Nam.

Với những yếu tố đáng lạc quan như vậy, WB không quên cảnh báo vấn đề hiệu quả đầu tư của khối lượng nguồn lực này: Số vốn tăng thêm có được phân bổ cho đúng ngành, đúng hoạt động và đúng dự án hay không.

myhanh
17-12-2008, 05:37 AM
Thu nhập đầu người của họ cao nhưng khoảng cách giàu nghèo của họ lớn lắm nên tiền của hầu như trong tay số ít. Ví dụ: Thái Lan chỉ 10% dân số Thái nắm giữ 90% tài sản quốc gia. Đó mặt trái của họ. Việt Nam chúng ta nên phát triển theo hướng sao cho khoảng cách giàu nghèo càng ngắn càng tốt bằng cách chính sách xã hội vĩ mô chứ theo kiểu nhà tình thương, nhà xã hội thì chưa ổn lắm tuy về mặt nhân văn thì những chương trình này rất hay.

nhayhiphophatcailuong
17-12-2008, 06:47 AM
:-?: _Vậy khoảng bao nhiêu năm nữa mới đạt được đỉnh cao của CNXH đây ta?

myhanh
17-12-2008, 07:10 AM
Nếu bạn có niềm tin thì điều gì cũng có thể làm được!
Mình tâm đắc nhất câu này:
"Kẻ thù của con có thể lấy của con tất cả nhưng không thể lấy mất đi niềm tin của con"

TheDeath
17-12-2008, 07:25 AM
Nếu bạn có niềm tin thì điều gì cũng có thể làm được!
Mình tâm đắc nhất câu này:
"Kẻ thù của con có thể lấy của con tất cả nhưng không thể lấy mất đi niềm tin của con"

Có khi nào mình lại lỡ tay đặt niềm tin của mình vào tay kẻ thù? :-&

myhanh
17-12-2008, 07:27 AM
Hai từ "có khi" và "lỡ" không dùng cho người có niềm tin!

sauvuongynhac
17-12-2008, 08:10 AM
Niềm tin vào của sống của riêng mình hay niêm tin vào quê hương đất nước. Xác định rõ mới nói tiếp. (:|

myhanh
17-12-2008, 08:27 AM
Trong bất cứ đâu, hoàn cảnh nào mình cần có niềm tin và giữ vững niềm tin thì mới chiến thắng!
Niềm tin thì không ai đánh cấp hay chiếm đoạt được mà chỉ có tự chúng ta tự ruồng bỏ nó mà thôi!

sauvuongynhac
17-12-2008, 08:47 AM
Niềm tin vào cái gì mới được chứ? Đặt niềm tin vào bọn xấu là giao trứng cho ác rồi. Có lẽ MH đang nói tới sự tự tin là đúng hơn.

nhk
17-12-2008, 11:06 AM
Thu nhập đầu người của họ cao nhưng khoảng cách giàu nghèo của họ lớn lắm nên tiền của hầu như trong tay số ít. Ví dụ: Thái Lan chỉ 10% dân số Thái nắm giữ 90% tài sản quốc gia. Đó mặt trái của họ. Việt Nam chúng ta nên phát triển theo hướng sao cho khoảng cách giàu nghèo càng ngắn càng tốt bằng cách chính sách xã hội vĩ mô chứ theo kiểu nhà tình thương, nhà xã hội thì chưa ổn lắm tuy về mặt nhân văn thì những chương trình này rất hay.

Một lý tưởng và ước mơ: khoảng cách giàu nghèo không còn hay càng ngắn càng tốt thật nhân văn. Nhưng con đường tới đó thì thế nào?

Xã hội bao gồm người lao động chân tay, người làm việc văn phòng lãnh lương, người kinh doanh, nhà quản lý, làm thợ, làm CEO ...nên mức thu nhập phải khác nhau. Người giỏi đầu tư thì tích lũy nhiều hơn. Nhiều nước đã làm: người thu nhập cao thì phải chịu đóng thuế thu nhập. Cho nên rút khoảng cách giàu nghèo thì làm thế nào? Nếu muốn rút ngắn khoảng cách giàu giữa một CEO với một anh công nhân thì không khéo ta có thể về thời đánh tư sản xung công. Hậu quả là người giàu chẳng dám bỏ tiền đầu tư làm ăn. Gây ra công ăn việc làm không được tạo ra thêm mỗi năm. Thất nghiệp tràn lan=> Nghèo đói.

Do đó, nên bắt đầu từ việc đơn giản là nâng cao mặt bằng cuộc sống của người dân: tạo nhiều cơ hội học hành và trong cuộc sống, tạo công ăn việc làm, nâng số gia đình đủ ăn đủ mặc, cha mẹ có thời gian giáo dục và sinh hoạt hàng ngày với con cái. Đơn giản là nâng số lượng đủ ăn đủ mặc, làm giảm số kiếm miếng ăn hàng ngày.

Một lần 92A01 có nói, Việt Nam chỉ cần làm được những cái hay được trải nghiệm ở các nước khác là tốt rồi. Anh nghĩ lại thật đúng.

lbt90B
17-12-2008, 01:23 PM
Một hôm con trai hỏi: ông già noel có thiệt không mẹ? Địa ngục có thiệt không mẹ?... Đang lúng túng không biết trả lời với con làm sao, nói không có thì tước mất phần ngây thơ con nít của nó quá sớm, còn nói có thì rủi đâu lớn tộn rồi nó vẫn ngây thơ. May quá, ox hiểu ý vợ, phụ vợ trả lời con: tin thì có

myhanh
17-12-2008, 04:08 PM
@nhk: Cái khó là làm cách nào đó anh! Hiện nay tất cả các nước họ đều nghiên cứu vấn đề này. Vì là vấn đề khó tưởng chừng không thể nên mới cần niềm tin. Think different!
Áp dụng mô hình của các nước khác ai không nghĩ ra nhưng không đơn giản anh à! Mỗi nước là một thực thể riêng không thể có công thức chung đâu anh.
Sai lầm của ngày xưa là chỗ dùng công thức chung đó đó!
@lbt90B: (http://www.lqd-longan.com/forum/member.php?u=379)
Cứ có niềm tin là có!
Có những đứa bé không tin có ông già Noel đâu nhưng nó vẫn hồi hộp để bít tất ở đầu giường vì tin như vậy sẽ có quà! hehe
Đây cũng là một bộ phận không nhỏ phải ko chị!

sauvuongynhac
18-12-2008, 09:27 AM
@MH: anh cũngcó niềm tin về ông già Noen nọ. Không biết sáng 25/12 này sẽ nhận được quà gì của ông già Noen đây? cuu

phanphuong
18-12-2008, 10:33 AM
Một hôm con trai hỏi: ông già noel có thiệt không mẹ? Địa ngục có thiệt không mẹ?... Đang lúng túng không biết trả lời với con làm sao, nói không có thì tước mất phần ngây thơ con nít của nó quá sớm, còn nói có thì rủi đâu lớn tộn rồi nó vẫn ngây thơ. May quá, ox hiểu ý vợ, phụ vợ trả lời con: tin thì có
Trẻ con mà chị, nói gì thì nó nghe nấy. Nếu nói từ nhỏ đến lớn thì khi trưởng thành nó vẫn tin thôi. Khi đó, nếu có ai nói ngược lại thì nó sẽ cười thầm, ngốc thật! Trừ khi nó đủ sáng suốt để cảm nhận được chân lý của cuộc đời.
Nếu con em có hỏi thì em cứ bảo là CÓ thôi. Nhưng khi nó có đầy đủ trí tuệ thì em sẽ dạy lại nó lần nữa, chứ không để nó bị mộng mị cả cuộc đời!

phanphuong
18-12-2008, 10:34 AM
@MH: anh cũngcó niềm tin về ông già Noen nọ. Không biết sáng 25/12 này sẽ nhận được quà gì của ông già Noen đây? cuu
Chuyện này hoàn toàn có thể xảy ra nếu bác rủ anh em tới nhà dodo vào tối 24! hehehe

sauvuongynhac
18-12-2008, 12:09 PM
Chuyện này hoàn toàn có thể xảy ra nếu bác rủ anh em tới nhà dodo vào tối 24! hehehe

Ước gì sáng hôm sau được chai XO để mời a e đến chơi. =))

lbt90B
18-12-2008, 12:31 PM
@nhk: Cái khó là làm cách nào đó anh! Hiện nay tất cả các nước họ đều nghiên cứu vấn đề này. Vì là vấn đề khó tưởng chừng không thể nên mới cần niềm tin. Think different!
Áp dụng mô hình của các nước khác ai không nghĩ ra nhưng không đơn giản anh à! Mỗi nước là một thực thể riêng không thể có công thức chung đâu anh.
Sai lầm của ngày xưa là chỗ dùng công thức chung đó đó!
@lbt90B: (http://www.lqd-longan.com/forum/member.php?u=379)
Cứ có niềm tin là có!
Có những đứa bé không tin có ông già Noel đâu nhưng nó vẫn hồi hộp để bít tất ở đầu giường vì tin như vậy sẽ có quà! hehe
Đây cũng là một bộ phận không nhỏ phải ko chị!


Vậy thì được

Hoa Anh Hung
29-05-2009, 11:48 AM
Đổi mới thiết thực đỡ khổ cho dân nhất:
1. Sao ý bản chính bất cứ ở UBND phường xã nào. Hồi xưa phải có hộ khẩu, KT3 mới được địa phương đó chứng thực. Có khi phường xã không chức thức phải chạy tuốt lên Quận Huyện. Không thôi thì xin mời ra phòng công chứng chờ đợi rã rời để được công chứng.
2. Làm hộ chiếu cực kỳ đơn giản.
- CMND còn thời hạn (không quá 15 năm)
- 4 tấm hình 4x6 (loại làm HC)
- Đơn xin cấp HC (tải trên mạng hoặc mua ở Phòng QLXNK, 3000 đ/bộ).
Nếu nộp trực tiếp không cần phải chứng thực của công an xã/phương cứ trú. Cái này khoái nhất. :thumbs_up: Nếu gởi làm hồ sơ qua bưu điện thì phải có chứng thực.
- Nếu là dân Long An mà muốn làm ở Tp.HCM (261 Nguyễn Du) thì phải có sổ tạm trú.

Nộp hồ sơ xong, đóng 200 ngàn đồng thì chờ 8 ngày sau (ngày làm việc) là có HC ngon lành. Thời gian nộp hồ sơ cực nhanh, chưa quá 30 phút vì tất cả được chỉ dẫn rõ ràng, bắt số theo thứ tự, ưu tiên người già, người tàn tật. Chợt nhớ cách đây hơn 10 năm, làm HC khổ sở lắm. Mẫu đơn phức tạp vô cùng. Khi nộp hồ sơ sẽ bị gặng hỏi đi đâu. Lúc đó buộc phải nói đi du lịch (kèm theo chương trình du lịch của Cty X, Y, Z nào đấy).

Hoan hô cải cách hành chính. :thumbs_up: