PDA

View Full Version : Những ca cấp cứu “vui vẻ”


Le.Giang
19-10-2008, 11:46 PM
Những ca cấp cứu “vui vẻ” (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=283523&ChannelID=12)


TT - Nói “vui vẻ” vì sau khi cấp cứu, bác sĩ và người bệnh đều thấy nhẹ nhàng. Những lúc trà dư tửu hậu nhớ lại có thể cười mà thốt lên sao sơ ý đến vậy!

Đập tay xuyên cây ghim giấy

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=291682


Một tai nạn khá hi hữu. Chiều, H.T.H., 25 tuổi, nhân viên văn phòng, đang ngồi nói chuyện thì một nhân viên khác hù. Giật mình, H. đập tay vào bàn nhưng oái oăm tay lại đập trúng cây ghim giấy trên bàn (ảnh). Cây ghim giấy là dụng cụ có chân đế thường có hình tròn và một cây nhọn gắn trên chân đế để ghim các loại giấy tờ như giấy số thứ tự, giấy nộp tiền hay hóa đơn. Đây là dụng cụ thường có trong các văn phòng. Ít ai để ý đến đầu khá sác nhọn của cây này. Khi chúng ta vô tình té trúng hay đập tay trúng cây ghim giấy có thể bị vết thương.
Bệnh nhân đã được chích ngừa uốn ván, phẫu thuật rút cây ghim ra khỏi bàn tay, cắt lọc và thám sát vết thương; may mắn chỉ là vết thương phần mềm không có tổn thương mạch máu, thần kinh hay gân.
Vật dụng bén nhọn hằng ngày thường vô hại nhưng trong một số trường hợp chúng ta vô tình bị chính nó gây ra vết thương, đôi khi nguy hiểm. Do vậy ở nhà hay ở cơ quan, các vật dụng bén nhọn nên có mũ chụp đầu nhọn hay bỏ trong bao bảo vệ. Khi nào cần thì lấy ra nhưng sau đó bọc đầu nhọn trở lại để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
BS TĂNG HÀ NAM ANH

Đứng trên ghế nhựa, rách chân

Ông L.N.T.T. 32 tuổi, ở Thủ Đức, TP.HCM. Ngày chủ nhật, ông T. ở nhà thấy một số dụng cụ dính bụi bèn làm vệ sinh. Nhà không có thang, ghế chuyên dùng, ông T. đứng lên ghế nhựa để thao tác nhưng ghế đã cũ, vì lực tập trung vào một chỗ nhỏ nên ông T. lãnh bốn vết cào suốt cẳng chân từ dưới lên trên gối do mặt ghế nhựa thủng. Vết thương phần mềm rách da khâu trên chục mũi, tuy nhỏ nhưng đó là một tai họa chờ sẵn mà mình không biết. May chỉ thủng mặt ghế, nếu gãy chân ghế nhựa thì chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Vì vậy, khi có việc cần độ cao không dùng ghế nhựa để đứng mà chọn những vật chịu lực như ghế sắt, gỗ sẽ tốt hơn, tránh trường hợp đáng tiếc vừa kể.
BS PHẠM QUANG TUẤN (BV Bình Thạnh, TP.HCM)


Nuốt tăm vào bụng

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=291683


Cây tăm trong bụng - : Đ.T.L. Bà N.T.H.M., 36 tuổi, đến bệnh viện khám vì đau bụng vùng thượng vị (vùng trên rốn). Bà nói mười ngày qua luôn có cảm giác đau buốt ở vùng trên rốn. Có đi điều trị nhưng bệnh ngày càng đau thêm. Đến Bệnh viện Bình An, bà được chỉ định nội soi dạ dày phát hiện có que tăm một đầu ghim xuyên qua niêm mạc dạ dày. Bác sĩ dùng dụng cụ gắp lấy que tăm dài 5cm. Ngay sau đó bà M. cảm thấy “nhẹ” người.

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=291684


Viên thuốc còn nguyên vỏ nhựa kẹt ở thực quản - Ảnh: Đ.T.L. Cụ bà P.T.T., 76 tuổi, uống thuốc hằng ngày để điều trị bệnh cao huyết áp, dị ứng. Lần này ngay sau uống bà cảm giác đau nghẹn nhiều ở vùng cổ - ngực. Qua nội soi phát hiện và gắp ra một viên thuốc Cetirizin còn nguyên vỏ nhựa kẹt ở thực quản.
Dị vật qua đường ăn uống thường gặp như: hóc xương, đồng xu, vỏ sò, ốc, hạt trái cây... Nguyên nhân thường do bất cẩn. Dị vật đường ăn uống làm bệnh nhân khó chịu, đau đớn, có thể gây viêm loét, ápxe vùng hạ họng, thực quản, dạ dày.
BS ĐOÀN THANH LIÊM (BV Bình An, Kiên Giang