PDA

View Full Version : Đau đầu vì chính sách của Bộ Y Tế


meosalem21
18-10-2008, 05:58 PM
Quyền đi lại của hàng triệu người
Mới đây, bộ trưởng Bộ Y tế, theo đề nghị của cục trưởng Cục Khám chữa bệnh, đã đưa ra tiêu chuẩn mới về sức khỏe để lái xe (quyết định số 33/2008/QĐ-BYT). Kể từ đây, người có cân nặng dưới 40kg hay chiều cao dưới 1,45m thì không được cấp bằng lái xe máy. Người có chiều cao dưới 1,5m không được cấp bằng lái ôtô. Quyết định này căn cứ vào thực tiễn hay lý thuyết nào thì chưa thấy ai bàn đến. Bởi vì thoạt nhìn, người ta (có lẽ gồm cả người ra quyết định) sẽ gặp khó khăn để lượng hóa được tầm ảnh hưởng của nó.
Bằng những phép tính căn cứ vào một giả định quen thuộc trong thống kê nhân chủng rằng chiều cao của một dân tộc tuân theo phân bố xác suất chuẩn, dựa vào số liệu về chỉ số khối cơ thể (body mass index), tỉ lệ người Việt thành niên nhẹ cân (underweight) và phân phối về chiều cao, tôi ước đoán phải có ít nhất khoảng 3 triệu phụ nữ không được lái xe gắn máy và khoảng 6 triệu phụ nữ không được lái ôtô.
Thường thì con đường từ lý thuyết đến chính sách ảnh hưởng to lớn đến dân chúng phải được kiểm nghiệm bằng nhiều ngành khác nhau (như nhân chủng học, sinh lý học, kinh tế học, thống kê...). Vì vậy theo tôi, chính sách này chỉ đạt yêu cầu khi có đầy đủ bằng chứng khoa học để chứng minh được tối thiểu mấy điểm sau:
Một là, về sinh lý học, người nhẹ cân hay thấp bé gặp phải những hạn chế không thể khắc phục khi lái xe. Đồng thời về thực tiễn đã không có hay không thể có các loại xe giúp họ vượt qua được các hạn chế ấy.
Hai là, về mặt thống kê thực nghiệm, nhóm những người nhẹ cân, thấp bé có tỉ lệ tai nạn giao thông cao hơn một cách đáng kể so với các nhóm khác. Đáng tiếc là theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng phát biểu trên một tờ báo điện tử, cho đến nay “chưa có nghiên cứu cụ thể số người thấp bé gây ra nhiều tai nạn giao thông”!
Ba là, nếu thật sự những người này dễ gặp tai nạn khi lái xe thì nhà chức trách vẫn cần chứng minh rằng họ sẽ không tự nguyện chuyển sang phương tiện khác, mà phải cần đến lệnh cấm.
Bốn là, về mặt thực thi pháp luật, Bộ Giao thông vận tải không thể làm tốt nhiệm vụ đánh giá từng người là người đủ điều kiện về cân nặng và chiều cao để lái xe, vì thế cần có một lần “sàng lọc” trước của Bộ Y tế.
Năm là, nếu lệnh này được thực thi thì áp dụng với nhóm dân cư nào (vì nhân chủng của các sắc dân ở nước ta là khác nhau), trong những vùng dân cư nào (vì mức độ rủi ro trong giao thông khác nhau), với lịch trình nào thì tối ưu? Và một câu hỏi căn bản nhất là lệnh này sẽ ảnh hưởng đến đời sống của bao nhiêu con người?
Với ý định học hỏi thêm về quan hệ giữa thể lực và an toàn giao thông, người viết bài này đã cố gắng tìm kiếm các nghiên cứu thống kê quốc tế về vấn đề này, nhưng tiếc thay không tìm được bằng chứng rõ ràng nào về quan hệ này. Khi tìm hiểu thực tiễn pháp lý trong các tiểu bang ở Mỹ về quyền lái xe (một quyền cơ bản và trung tâm trong đời sống người dân ở đó), tôi cũng không thấy có tiểu bang nào quy định cứng nhắc về trọng lượng và chiều cao tối thiểu để lấy bằng lái xe.
Việc quyết định ai có khả năng lái xe hay không là do cơ quan tổ chức thi lấy bằng lái đánh giá trên chính kết quả thi của người đó, chứ không ngăn họ đăng ký thi. Thậm chí, những trang mạng hay hướng dẫn của chính quyền bang còn động viên những người tàn tật thi lấy bằng lái.
Bằng một quyết định chưa được đưa ra giải trình và bàn thảo trước công chúng, gần cả chục triệu người vĩnh viễn không còn có quyền được đi lại bằng xe máy, ôtô cá nhân. Quyết định này lại tác động đặc biệt mạnh tới những người kém may mắn hơn, bằng cách lấy đi những phương tiện đang giải phóng họ khỏi sự thiệt thòi về thể lực. Mất đi quyền này, địa bàn sinh hoạt, thậm chí nguồn sống của họ bị đảo lộn nghiêm trọng. Không rõ Bộ Y tế đã lường trước có bao nhiêu người phụ nữ ngoại thành từ nay mất việc vì không còn có thể vào nội thành buôn bán, làm ăn? Có bao nhiêu nữ sinh phải chuyển trường hay bỏ học vì không thể đạp xe vài chục cây số đi học?
NGUYỄN AN NGUYÊN (ĐH Rice, Mỹ)
Nguồn : www.tuoitre.com.vn (http://www.tuoitre.com.vn)

Haizzz, không biết mấy ông làm chính sách nghĩ ngợi thía nào nữa!Bức xúc wá đi!!!:mad::confused:adidaphat

nhk
19-10-2008, 07:07 PM
Xe cộ là giúp giải phóng con người trong sự di chuyển đi lại tới những nơi mình muốn. Thế nhưng quy định "người có cân nặng dưới 40kg hay chiều cao dưới 1,45m thì không được cấp bằng lái xe máy" đáng để ta suy nghĩ.

Qui định này rõ ràng muốn loại bỏ một lượng người đi lại khỏi hệ thống giao thông bằng phương tiện cá nhân.

Đã từ lâu người ta nói về ergonomics - nôm na là những phương pháp khoa học liên quan đến thiết kế phù hợp với nhu cầu của con người. Loài người tiến hóa vì biết phát minh ra những cái phục vụ cho con người. Qui định trên rõ ràng đi ngược lại ước mơ về tiến hóa văn minh - bắt thể trạng con người phụ thuộc vào vật. Nên chăng, Bộ Giao Thông Vận Tải nên có những qui định yêu cầu các công ty sản xuất xe gắn máy đưa ra những dòng xe đa dạng trong kích cỡ để phù hợp với thị trường VN và con người Việt Nam. Những xe nhập từ nước ngoài (được sản xuất phù hợp với thể trạng người Châu Âu) kềnh càng cao to sẽ bị đánh thuế cao chẳng hạn?

Qui định trên rõ ràng kì thị (discriminate) con người về chiều cao. Thế giới đang cố hướng tới những giá trịNhân bản và Bác ái khi cố gắng loại bỏ sự kì thị con người dựa trên màu da, tuổi tác, và thể trạng. Khi người ta đang cố tạo những đường đi bộ phù hợp với người tàn tật trên xe lăn hay khuyến khích người tàn tật thể chất (cục tay, chân hay bị bại liệt..) sử dụng xe để có thể độc lập trong sống, sinh hoạt và đi lại và có những khuyến khích các hãng xe cho ra đời các xe phù hợp với người tàn tật (cũng là cách quảng bá thương hiệu xe hiệu quả trong đại chúng), thì qui định trên đã đi giật lùi.
-------------

Ergonomics is the scientific discipline concerned with designing according to the human needs, and the profession that applies theory, principles, data and methods to design in order to optimize human well-being and overall system performance.

TheDeath
19-10-2008, 10:19 PM
Quyền đi lại của hàng triệu người
tôi ước đoán phải có ít nhất khoảng 3 triệu phụ nữ không được lái xe gắn máy và khoảng 6 triệu phụ nữ không được lái ôtô.

Số liệu này chắc là tác giả cộng luôn trẻ con vào thì chắc là đủ số ấy! Nếu số liệu của tác giả là chính xác thì phải nói là lại là có ít nhất 3 triệu phụ nữ không được lái xe gắn máy trên 50cc (thế mà ngụy biện thành 3 triệu phụ nữ không được lái xe gắn máy!). Cần phải có một chuẩn mực nhất định về sức khỏe thì mới được lái xe đó là đúng đắn. Thử hỏi một người phụ nữ nặng 40kg mà điều khiển một chiếc xe mô tô 175cc thì sẽ ra sao?? Còn chiều cao 1,45m thì có nghĩa là người đó chỉ cao hơn cái bóng đèn neon có 1 gang tay thôi đấy nhé! Định cho một cái bóng đèn neon lái xe 175cc sao? Thế nên một bóng đèn neon thì nên lái xe 50cc là hợp lý! Còn nếu cấp cho người cao 1,5m bằng lái xe ô tô thì nên có quy định phải bắt buộc người đó ngồi trên một cái gối khi lái xe ô tô!

Một quyết định chính trị thì không thể làm hài lòng tất cả mọi người dân! Nếu cho dân đốt pháo thì tiền của mất đi lại gây nguy hiểm biết bao, còn nếu không cho dân đốt pháo thì dân sẽ buồn. Một quyết định chính trị thì cần phải hy sinh một bộ phận nào đó để bảo vệ quyền lợi cho số đông còn lại!

vodanh
19-10-2008, 11:48 PM
Một quyết định chính trị honghieugihet


không chừng cái vụ biển số chẵn đi ngày chẵn, biển số lẻ đi ngày lẻ trở lại nữa đấy, chuyện xe cộ cứ " xây nhà từ nóc " hoài chắc chết.

meosalem21
19-10-2008, 11:50 PM
Hi, khi người ta mua xe máy hoặc bất kỳ thứ gì thì đương nhiên rằng sẽ chọn những thứ phù hợp cho mình và thuận tiện khi sử dụng. Không cần ai khác phải nói hoặc quy định cho những điều hiển nhiên ấy. Nếu như một bạn gái nhà ta cao chỉ vừa đủ 1m45 chẳng hạn thì chẳng ai dại gì mà đi mua một chiếc xe 175cc, to kềnh càng để rồi về bỏ đó hoặc nhờ mấy anh nhà ta chở giúp. Hizzz, thiết nghĩ cũng thật là không hợp lý tí nào.

Một phần nữa là, đối với những người tàn tật chẳng hạn, hiện nay khi lưu thông ta vẫn thường thấy những chiếc xe 3 bánh được chế tác từ những chiếc phân khối cao không nói là cả xe tay ga (đa số có dung tích trên 100cc). Điều này đã giúp nhiều người giải phóng mình khỏi cái cuộc sống mà vốn mình không bao giờ muốn đó. Từ những điểm này cũng cho thấy quy định trên đây cũng không phù hợp và làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của không ít ngườì. Hmmmmmmmmmmmmmmmmmmm!!!

TheDeath
20-10-2008, 01:04 AM
TD chỉ đưa ra lý do phản biện... chúng ta không nên cuốn theo chiều hướng của báo chí! Có khi báo chí chỉ tìm những đề tài gì đó cho thật sốc, có khi tìm ra một lý do con con để chứng tỏ mình đang phản biện, có khi dường như đang đối đầu với chính khách... Nhưng đấy chỉ là những vấn đề con con! Không đáng quan tâm! Cũng không nên cuốn theo mù quáng! Báo chí bây giờ cũng thường thôi, không còn mạnh mẽ quyết liệt như trước khi cái vụ PMU nữa đâu!

meosalem21
20-10-2008, 01:52 AM
hìhì, ý anh TD cũng hợp lý nhưng những gì em đưa ở trên đây là hoàn toàn đã có suy nghĩ và nhận thấy điều đó. Em không biết đây có phải là việc con con hay không nhưng nếu cái chính sách này có hiệu lực thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, thử đặt mình vào trường hợp của những người trong hoàn cảnh thì biết ngay thui.
hìhì

TheDeath
20-10-2008, 11:09 AM
hìhì, ý anh TD cũng hợp lý nhưng những gì em đưa ở trên đây là hoàn toàn đã có suy nghĩ và nhận thấy điều đó. Em không biết đây có phải là việc con con hay không nhưng nếu cái chính sách này có hiệu lực thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, thử đặt mình vào trường hợp của những người trong hoàn cảnh thì biết ngay thui.
hìhì

Thì đi xe 50 phân khối thôi em ơi! Giá xăng vưỡn cao, đi xe 50 phân khối đỡ tốn tiền í mà! :rolleyes:

phanphuong
20-10-2008, 11:39 AM
Đọc phản biện của TD mới giật mình, hóa ra báo giới đã "đánh đồng" chuyện bằng lái xe với vấn đề di chuyển. Giải pháp nằm ở xe máy dưới 50cc là xong. Nhưng sắp tới, nếu có chính sách phải có bằng lái xe cho dù chạy xe dưới 50cc, thế là "cùi chân" thật sự đó! :(
Nhưng bác TD cũng thổi phồng dẫn chứng của mình bằng một chiếc xe 175cc, trong khi đó số lượng xe lưu thông phần lớn là 97cc (dream, wave ...) trở lên. Và, một chiếc xe 50cc chẳng khác gì kích thước chiếc 100cc.
Chính sách trên ra đời sẽ giới hạn sự chọn lựa loại xe của người thiểu nhược tầm vóc. Giống như các em học sinh chỉ được đi xe dưới 50cc chẳng hạn.

myhanh
20-10-2008, 12:28 PM
Quy định có phần đúng đó. Nhiều người quá bé mà đi chiếc @, SH. Không phải mình không có tiền đi xe đó mà mình ganh tị nhưng nghĩ đến thật tội khi sự cố xảy ra họ xoay sở ra sao? Đâu phải xe phân khối lớn là lớn và nặng đâu. Ngày nay nhiều chiếc nó chứ đóng cái thừng bự chảng ra đó mà nó cũng 100-125cc hà.

Le.Giang
21-10-2008, 11:11 PM
“Ngực lép” không được lái xe trên 50 cc!

trùi ui, đo chiều cao rồi cân nặng, bây giờ lại đo vòng một nữa! bó tay mấy ông nhà nước!Nam, nữ gì nếu có vòng ngực dưới 72 cm cũng không được đi xe trên 50 cc! Chưa quan tâm đến người khuyết tật.

21-10-2008 09:26:55 GMT +7


http://www.nld.com.vn/img/4485/do-nguc.jpg


Dư luận chưa hết băn khoăn với quy định người thấp bé, nhẹ cân (chiều cao đứng dưới 1,45 m, trọng lượng dưới 40 kg) không được đi xe máy trên 50 cc, giờ lại “choáng với” quy định về... bộ ngực: Người có vòng đo ngực trung bình dưới 72 cm không được cấp bằng lái hạng A1, tức cũng không được đi xe trên 50 cc. Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM hôm qua (20-10), ông Trần Quý Tường (ảnh), Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cho rằng đây là tiêu chuẩn cần thiết đảm bảo sức khỏe người lái xe và an toàn giao thông.


http://www.nld.com.vn/img/4485/ong-Tuong.jpg



Người “ngực lép” không nhiều
- Thưa ông, cơ sở nào quy định người đi xe máy trên 50 cc phải có số đo ngực trung bình không được nhỏ hơn 72 cm?

Chỉ số đó là một trong nhiều quy định tiêu chuẩn về thể lực. Khi xây dựng bản tiêu chuẩn này, chúng tôi đã áp dụng nguyên tắc đầu tiên là tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người lái xe. Bản tiêu chuẩn sức khỏe cũng phải phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam và cập nhật các quy định quốc tế. Năm 2001, Bộ Y tế đã ban hành bản “Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới”, trong đó có quy định: Người điều khiển các loại xe máy chuyên dùng, máy thi công đường bộ hoặc có nhu cầu tham gia giao thông đường bộ, xe ôtô... phải đảm bảo các chỉ số vòng ngực trung bình là 79 cm...

- Đối với những người đủ chiều cao, cân nặng lại có vòng ngực quá bé thì sao? “Ngực lép” ảnh hưởng gì đến sức khỏe, thưa ông?

- Khi xây dựng những tiêu chuẩn mới này, chúng tôi cũng đã tính đến những người không đủ chiều cao, cân nặng... Nhưng những đối tượng đó không nhiều, họ cũng phải chấp nhận thiệt thòi vì chuyện an toàn giao thông. Tuy nhiên, theo ý kiến một số chuyên gia, hiện trên thế giới đã có các loại xe đặc thù được thiết kế dành cho người có chiều cao đứng thấp hoặc nhẹ cân. Sau này nếu những loại xe này được nhập vào Việt Nam thì Bộ Y tế sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan để xem xét và có quy định bổ sung các tiêu chuẩn phù hợp với thực tiễn.

Đây là văn bản quy định khung (cứng) về tiêu chuẩn sức khỏe chứ không thể nói rõ trừ những trường hợp ngoại lệ như nhà báo vừa hỏi. Trong trường hợp đó, bác sĩ sẽ dựa vào tình hình sức khỏe cụ thể để có quyết định cuối cùng. Bác sĩ phải lý luận thêm lý do vì khuyết tật bẩm sinh hay vì nguyên nhân nào đó nên chỉ số vòng ngực mới “lép” như vậy. Còn lý do tại sao ngực “lép” lại ảnh hưởng đến sức khỏe ư? Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, vòng ngực là một trong những chỉ số đánh giá thể trạng sức khỏe của một người bởi nó có chức năng hô hấp. Cả nam và nữ nếu có độ giãn nở của phổi lớn, có nghĩa là đường hô hấp tốt thì vòng ngực sẽ lớn. Tuy nhiên, chỉ số này có thể thay đổi nếu sau này các cơ sở khám chữa bệnh có ý kiến.

. Nhưng bản tiêu chuẩn không phân biệt nam hay nữ?

- Lúc đầu chúng tôi cũng đã xây dựng mỗi giới có một bản tiêu chuẩn quy định các chỉ số sức khỏe riêng nhưng phương tiện giao thông thì chỉ có một loại và dùng chung cho cả hai giới. Vì vậy, sau 11 lần dự thảo, xin góp ý kiến, chúng tôi đã thống nhất bản tiêu chuẩn sức khỏe “chuẩn” này áp dụng cho tất cả người tham gia phương tiện giao thông.

Tuy nhiên, bản tiêu chuẩn chủ yếu dành cho bác sĩ, để có thêm căn cứ về chuyên môn trong quá trình khám bệnh cho người tham gia giao thông. Không phải việc gì cũng có thể hoàn thiện ngay từ đầu được, chúng tôi sẽ tiếp tục lấy ý kiến đóng góp, sửa đổi.

Cơ sở tư nhân cũng được khám

- Bản quy chuẩn còn yêu cầu muốn lái xe trên 50 cc phải có lực bóp tay đạt 26 kg, lực kéo thân dưới đạt 70 kg. Ai sẽ kiểm tra, thẩm định các tiêu chuẩn này cho người lái xe?

- Theo quy định Thông tư số 13 của Bộ Y tế năm 2007, bất kể cơ sở khám chữa bệnh nào (công lập hoặc tư nhân) nếu có đủ tiêu chuẩn, điều kiện của cơ sở khám sức khỏe cũng có thể khám sức khỏe để cấp giấy phép lái xe. Ngoài ra, bản tiêu chuẩn mới lần này yêu cầu các cơ sở đó phải có thêm trang thiết bị như lực kế bóp tay, máy đo thị trường, máy đo thính lực, máy điện tim và máy đo thông khí phổi. Mấy tiêu chuẩn này các bệnh viện tuyến huyện cũng đủ điều kiện. Giám đốc cơ sở y tế sẽ tự quyết định việc tham gia khám sức khỏe để cấp giấy phép lái xe và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, chịu sự thanh tra, kiểm tra của cấp có thẩm quyền.

- Vậy bao giờ văn bản tiêu chuẩn khám sức khỏe sẽ chính thức được áp dụng đại trà? Người muốn đổi bằng lái xe thì sao?

- Bộ Y tế đã gửi Chính phủ, chỉ chờ có quyết định chính thức thôi. Sau 15 ngày Chính phủ ra công báo, văn bản mới sẽ được áp dụng.

Trong tháng 11, Bộ sẽ tổ chức hai lớp tập huấn tại hai miền Nam và Bắc để nói rõ về chuẩn sức khỏe cho đại diện các Sở Y tế, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện đa khoa các tỉnh...

. Xin cảm ơn ông.

Chưa quan tâm đến người khuyết tật
Tại buổi tổng kết dự án “Vận động đưa vấn đề người khuyết tật vào an toàn giao thông” được tổ chức ở Hà Nội ngày 14-10, khi trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Hồng Hà - giám đốc dự án cho biết nếu chiếu theo bản tiêu chuẩn khám sức khỏe mới của Bộ Y tế trên thì rất nhiều người khuyết tật không đủ tiêu chuẩn. Song hiện lại có quá ít phương tiện giao thông phục vụ cho người khuyết tật như các đường dốc lên vỉa hè, đường lên xe buýt hay các loại xe đảm bảo dành riêng cho người khuyết tật.

(Pháp luật TPHCM)

Gem
23-10-2008, 09:12 AM
đúng thì không thấy đâu nhưng tính lại thiếu cơ sở khoa học :

Quí vị có thể đọc bài Thiếu cơ sở khoa học và tính nhân bản của Ts NGUYỄN VĂN TUẤN (Viện Garvan, Úc) :

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=284478&ChannelID=3

trong đó có đoạn :

Quy định này được ban hành giống như hiện tượng “từ trên trời rơi xuống”, vì nó không hề được bàn thảo rộng rãi trong cộng đồng. Câu hỏi đặt ra là tại sao lại chọn ngưỡng chiều cao 1,45m hay cân nặng 40kg?
Trước những chất vấn của công chúng, một quan chức thuộc Bộ Y tế khẳng định rằng quy định trên “có cơ sở khoa học”. Nhưng ông lại không cho biết “cơ sở khoa học” đó là gì, được công bố ở đâu và đã có ai phản biện chưa.


Những người có chiều cao thấp, trọng lượng thấp thường do bệnh tật, di truyền hay thiếu dinh dưỡng trong thời kinh tế khó khăn trước đây. Lẽ ra họ là đối tượng cần được giúp đỡ để đi lại, nhưng quy định của Bộ Y tế lại vô hình trung gây thêm khó khăn cho họ! Và nữ là nhóm cần được biểu dương nhưng họ lại là nhóm chịu nhiều thiệt thòi! Nguyên tắc y đức số 1 của ngành y là “không làm hại người”, nhưng quy định mới của Bộ Y tế có thể gây bất tiện, kể cả tác hại, đến số lớn người dân.


Qua phản ứng của dư luận ( nói là dư luận nhưng đều có trình độ cả ) thì Bộ Y tế đã nói không phù hợp thì Bộ sẽ sửa đổi, nhưng không biết Bộ sửa đổi chính Bộ hay chính chính sách người lùn- ngực lép kia.

HoaCucVang
23-10-2008, 10:10 AM
Chuyện quy định về chiều cao hay cân nặng thì có thể chấp nhận vì nếu chiều cao quá thấp hay quá nhẹ cân thì không thể đủ khả năng để điều khiển hay xử lý tình huống trên đường nhưng bức xúc nhất là cái vụ "ngực lép" kia, đúng là mấy ông ngồi rãnh quá không biết làm gì nên đưa ra mấy cái chyện động trơi cho người ta "chửi", hình như mấy ổng không nghe chửi là không chịu nổi hay sao ấy. Đường sá thì không lo nâng cấp, sửa chữa, quy hoạch, trước kia mưa mới ngập dần dần làm riết rồi nắng cũng ngập nốt. Toàn lo hạn chế không cho người ta lưu thông gì hết. Cũng cái vụ xe buýt hoạt động tới 6g30 hoặc 7g tối, bị kiến nghị dữ quá lên 8g30 nhưng thường thì cái giờ này không xe nào chịu bắt thêm khách vì lo chạy về cho lẹ, học hay làm thêm thì 9g tối mới tan, vậy ngươfi ta đi xe ôm về chắc. Cãi nhau ầm ĩ cái chuyện tắc đường trong giờ cao điểm trên những tuyến đường trọng điểm, đã tắc đường rồi còn đưa ra cách để hạn chế là vào giờ đó ai đi thì... đóng phí, pó tay luôn.
Nói tóm lại là bây giờ mấy người ở "trên" ấy nên nghĩ ra mấy cái chuyện lơ lửng ở "tầng trên" luôn, chẳng người nào có thể nghĩ ra nổi chỉ có mấy ổng thôi, híc híc

TheDeath
23-10-2008, 11:31 AM
Hơ hơ! Cái vụ ngực lép thì chỉ có các anh nam là thiệt thòi nhất! Vì mấy cô nữ có thể dùng loại có mút... và sẽ qua bài test này dễ dàng! :D

cobemongmo
23-10-2008, 01:21 PM
Chuyện quy định về chiều cao hay cân nặng thì có thể chấp nhận vì nếu chiều cao quá thấp hay quá nhẹ cân thì không thể đủ khả năng để điều khiển hay xử lý tình huống trên đường nhưng bức xúc nhất là cái vụ "ngực lép" kia, đúng là mấy ông ngồi rãnh quá không biết làm gì nên đưa ra mấy cái chyện động trơi cho người ta "chửi", hình như mấy ổng không nghe chửi là không chịu nổi hay sao ấy. Đường sá thì không lo nâng cấp, sửa chữa, quy hoạch, trước kia mưa mới ngập dần dần làm riết rồi nắng cũng ngập nốt. Toàn lo hạn chế không cho người ta lưu thông gì hết. Cũng cái vụ xe buýt hoạt động tới 6g30 hoặc 7g tối, bị kiến nghị dữ quá lên 8g30 nhưng thường thì cái giờ này không xe nào chịu bắt thêm khách vì lo chạy về cho lẹ, học hay làm thêm thì 9g tối mới tan, vậy ngươfi ta đi xe ôm về chắc. Cãi nhau ầm ĩ cái chuyện tắc đường trong giờ cao điểm trên những tuyến đường trọng điểm, đã tắc đường rồi còn đưa ra cách để hạn chế là vào giờ đó ai đi thì... đóng phí, pó tay luôn.
Nói tóm lại là bây giờ mấy người ở "trên" ấy nên nghĩ ra mấy cái chuyện lơ lửng ở "tầng trên" luôn, chẳng người nào có thể nghĩ ra nổi chỉ có mấy ổng thôi, híc híc

Đừng bức xúc thế em! Từ từ!

Chuyện này là "khổ lắm nói mãi", mấy ông ai cũng biết nhưng hỗng ai làm thôi.

sauvuongynhac
27-10-2008, 01:03 PM
Bộ Y Tế bị sửa lưng (http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/10/3BA07D00/) ...lqd_liuliu