PDA

View Full Version : Tự giới thiệu - Việc làm


Vinh Loc 90A
01-01-1970, 07:00 AM
Tôi xin tạm thời gác lại chuyện Tư vấn Luật Lao Động và sẽ trở lại đề tài này trong dịp khác. :D

Tôi xin đề cập đến một đề tài khác có lẽ thiết thực hơn: đó là việc làm. Đi học đã khó nhưng tìm một việc làm tạm gọi là ưng ý còn khó hơn. Có bao giờ bạn để ý xem là mình đã nộp bao nhiêu Đơn Xin Việc để có một việc làm hiện tại không? Việc cần người mà người thật sự cần thì đang làm ở đâu đâu đó... Tóm lại là rất khó tìm "đúng người đúng việc".

Tôi có nhóm bạn thường hay tán gẫu nhau hoặc mail trao đổi thông tin với nhau. Bạn đừng nghĩ tán gẫu là vô bổ. Tán gẫu ngoài tác dụng "hạ nhiệt cái đầu nóng" mà đôi khi tán gẫu cũng làm nên chuyện đấy. Hỏi thăm nhau về việc làm, nói cho nhau về kiến thức mới phát hiện trên mạng,... và giới thiệu cả việc làm nữa đấy!

Do đó, tôi đề nghị các bạn hãy tự giới thiệu cho nhau về Công ty mình đang làm, sản phẩm mình đang sản xuất, ... và tất nhiên là cả chuyện Cty mình đang cần tuyển người nữa. Khi đó chúng ta sẽ thu hút được một số FAN đáng kể đấy! (Tôi ví dụ như là bạn 90A01 đang cần tuyển nhân viên, tôi thấy có người nhà phù hợp thì tiến cử ngay. Khi đó 90A01 chăc là sẽ đỡ vất vả tìm người và có phần tin tưởng hơn về nhân viên mới này. Tất nhiên là không ai phải trả phí môi giới việc làm!)

Không biết các bạn có ủng hộ ý tưởng này không nhỉ?
...

(còn tiếp)

Vĩnh Lộc 90A

tieunhoc
01-01-1970, 07:00 AM
tieunhoc em là một sinh viên , chưa đi làm , nhưng cũng sắp rùi , tiện cái nhã ý của anh , em xin một đề nghị dzầy anh coi sao , thì giúp dùm <_<
Sinh viên khi đi học , có cái lo khi đi học , sinh viên sắp ra trường lại cũng có cái lo riêng của sinh viên sắp ra trường , mà cái lo chính đó là : ra trường rùi có việc làm hay không ?
Mà chuyện có việc làm hay không tùy thuộc vào năng lực , khả năng làm việc của bản thân mình cái đó thì chỉ có mình mời giúp được mình .....nhưng để anh có cơ hội để khả năng thể hiện cái gọi là năng lực là khả năng làm việc của anh..... thì anh phải thể hiện được mình thật hoàn hảo trong buổi phỏng vấn , như vậy những gì anh trình bày trong một buổi phỏng vấn là cực kỳ quan trọng , nó là chìa khóa the chốt của cánh cửa cơ hội của anh
Qua đó em muốn các anh , các chị , các bạn các em những người đã đi làm , những người đang đi làm , những người sẽ đi làm , và những người ....không đi làm hãy cùng nhau thảo luận vấn đề này , người biết chỉ cho những người chưa biết , những người chưa biết có thể nói về những nhận định , những phán đoán riêng của bản thân mình .
Chủ đề xin để anh Lộc làm chủ xị , một chủ đề không phải là mới , nhưng lại là rất mới trong diễn đàn của mình
Đó là : những câu hỏi thường gặp trong các buổi phỏng vấn , những câu trả lời hay và những câu trả lời chưa hay thường gặp .Xin mọi người cùng nhau thảo luận vấn đề này , và xin anh Lộc hãy thường xuyên tư vấn cho chuyên mục này

tieunhoc
01-01-1970, 07:00 AM
Câu hỏi đầu tiên : trong các bài tuyển dụng cuả các nhà tuyển dụng , tieunhoc hay gặp câu : cần những người có kinh nghiệm , hoặc ưu tiên những người có kinh nghiệm .
Vậy nều bản thân người đi xin được dự tuyển mà chưa hề có kinh nghiệm trong công việc này hoặc cơ bản là sinh viên vừa mới ra trường , câu trả lời nào sẽ là câu trả lời ăn điểm nhất trong vấn đề này , và những gì nên tránh không nên nói trong tình huống này !
Cám ơn đã đọc bài !

foureyes
01-01-1970, 07:00 AM
Theo foureyes, khi nhà tuyển dụng yêu cầu về kinh nghiệm là họ muốn ứng viên có kiến thức, sự hiểu biết về công việc sắp tới, họ sẽ không mất thời gian,hay mất nhiều thời gian để đào tạo, hướng dẫn lại.

Chính vì thế, nếu một sinh viên mới ra trường, chưa đi làm mà nơi tuyển dụng lại yêu cầu kinh nghiệm thì có thể lấy kinh nghiệm trong thời gian thực tập, thời gian đi làm thêm, thậm chí những kinh nghiệm có được trong quá trình học tập, hay những kiến thức thu thập được qua các phương tiện thông tin. Quan trọng là chứng tỏ được mình có sự hiểu biết về công việc sắp tới, ít nhất là những kiến thức cơ bản.
Nên trung thực khi xác định với nhà tuyển dụng là mình chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên, nên nói khéo một chút, chẳng hạn như " chưa đi làm nên chưa có nhiều, đầy đủ kinh nghiệm nhưng một số kinh nghiệm trong quá trình thực tập, đi làm thêm, tích lũy, học hỏi từ người khác như........"

Lấy kinh nghiệm của bản thân foureyes, khi được phỏng vấn hỏi về sự hiểu biết của mình về công việc hành chánh nhân sự, cách sắp xếp hồ sơ trong lần phỏng vấn xin việc đầu tiên trong đời, foureyes đã trình bày những gì mình biết trong quá trình thực tập. Và kết quả là....foureyes đã làm ở công ty đó cho đến bấy giờ (hơn 3 năm)

Dĩ nhiên, những người có kinh nghiệm sẽ chiếm ưu thế hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là sinh viên mới ra trường không có cơ hội. Thậm chí, nếu chứng tỏ được bản lĩnh như tự tin, chịu khó học hỏi, tiếp thu tốt, năng động thì sinh viên mới ra trường có thể qua mặt những người có kinh nghiệm vì đối với một số công ty có chính sách đào tạo lại cho phù hợp với yêu cầu

TP_90B_AUS
01-01-1970, 07:00 AM
Câu hỏi đầu tiên : trong các bài tuyển dụng cuả các nhà tuyển dụng , tieunhoc hay gặp câu : cần những người có kinh nghiệm , hoặc ưu tiên những người có kinh nghiệm .

Chào Tieunhoc va các bạn,

Với câu hỏi Tieunhoc đưa ra, chị không có câu trả lời hay nhất cho tình huống đó, nhưng theo chị nghĩ, em có thể trả lời như vầy nè:

"Là sinh viên mới ra trường, tôi chưa có nhiều kinh nghiệm về lãnh vực đó (hay nêu ra tên của LÃNH VỰC MÀ NGƯỜI TA ĐÒI HỎI). Tuy nhiên với kiến thức được trang bị trong quá trình học, tinh thần ham học và khả năng nhanh nhạy nắm bắt vấn đề, tôi chắc chắn rằng mình sẽ tiếp thu những kỷ năng cần thiết cho công việc được giao 1 cách nhanh nhất."


Hy vọng câu trả lời trên giúp được điều thắc mắc của em.

Goodluck!

Vinh Loc 90A
01-01-1970, 07:00 AM
Câu hỏi của tieunhoc làm tôi nhớ đến ngày đó quá! Cách đây ... 7 năm! Ngày đó chẳng ai hỏi tôi như thế cả. Bởi lẽ, khi nộp hồ sơ thì họ đã biết mình là ai rồi mà! Sinh viên mới ra trường làm gì có kinh nghiệm chứ! (Kinh nghiệm dạy thêm à?)Trong trường hợp đó, người ta chỉ hỏi về đề tài làm luận án tốt nghiệp của mình thôi. Do đó, khi đề tài làm luận án càng khó, càng hấp dẫn, càng bao quát, càng có tính thực tế thì coi như mình đã có một chút kinh nghiệm rồi đấy! Hoặc là nhà bạn có ai đó cùng ngành nghề, truyền kinh nghiệm cho bạn. Thêm vào đó còn nhiều yếu tố khác nữa như cách ăn mặc khi phỏng vấn; người phỏng vấn là ai, có đồng hương với mình không; cách nói chuyện của mình;.. và đôi khi còn yếu tố may mắn bất ngờ nữa... Và còn một điều nữa là yếu tố tâm lý khi phỏng vấn. Người đang có việc làm khi đi phỏng vấn sẽ dễ "đạt" hơn người chưa có việc làm. Hoặc là bạn thiếu tự tin khi phỏng vấn do nghĩ mình thiếu kinh nghiệm, sợ kiến thức mình không đủ, ... thì cũng dễ 'rớt" hơn!

Theo tôi là vậy, còn bạn thì sao?

...

(còn tiếp)


Vĩnh Lộc 90A

tieunhoc
01-01-1970, 07:00 AM
Em xin tiếp tục với câu hỏi tiếp theo :
Mức lương mong đợi của bạn là gì ?</span>
Theo em đây là một vấn đề nhạy cảm , và thường thì ứng viên khó có thể biết được một cách chính xác mức lương mà nhà tuyển dụng sẽ dành cho vị trí đó , nhưng hình như có cách để đánh gía được mức lương đó
Vậy câu trả lời hay nhất cho vấn đề này là như thế nào ? , và cách đánh giá một cách tương đối cho mức lương ở vị trí này !
Bởi nếu ứng viên đưa ra không chính xác về mức lương cho vị trí sẽ không ổn chút nào , bạn có thể sẽ ngậm ngùi tiếc nuối về mức lương thấp mà minh đưa ra , hoặc tệ hơn bạn sẽ bị nhà tuyển dụng coi là : không có sự đánh giá chính xác về giá trị bản thân , và giá trị công việc .....hoặc vui vui thì.....nhà tuyển dụng sẽ mừng ;)
Mọi ngừời thảo luận cùng em tiếp nào !

nhk
01-01-1970, 07:00 AM
Theo một cuốn sách anh đọc và theo quan điểm cá nhân của anh:
Khi gặp câu hỏi này, người được phỏng vấn không nên trả lời thẳng là 5 triệu hay 8 triệu / tháng.
Có hai cách để đáp lại câu hỏi:
a) Hãy đưa vấn đề tế nhị này lại cho người tuyển dụng "Một nhân viên mới với mức kinh nghiệm như ....(nói theo kinh nghiệm việc làm của nguời đuợc phỏng vấn), quý công ty thông thường có chế độ lương như thế nào, thưa ông/ bà ? " . Cách trả lời này thường được khuyến khích áp dụng nếu bạn là sinh viên mới ra trường hay người đang cần việc
b ) Nếu là nguời có kinh nghiệm làm việc lâu năm và muốn có mức lương cao hơn mức lương hiên tại : Hãy nghiên cứu kỹ về công ty mình đưọc gọi phỏng vấn: mặt hàng, nhân sự hiện tại chung chung của công ty. Hãy nói về những phẩm chất của bản thân, nếu được nhận, sẽ trực tiếp có thể đóng góp gì vào thành công chung của công ty.

Theo anh thì không nên trả lời giá tiền ngay lập tức khi được hỏi câu hỏi này. Chỉ sau khi trả lời như trên, nếu người tuyển dụng muốn mình đưa ra một con số cụ thể, thì hãy trả lời cụ thể.( Mục đích của người tuyển dụng muốn biết về kiến thức và sự hiểu biết của ứng viên về lương và cũng như cách ứng xử trong giao tiếp khi trả lời một câu hỏi tế nhị. Do đó bản thân người xin việc phải nghiên cứu kỹ về công ty mình xin việc)

Vinh Loc 90A
01-01-1970, 07:00 AM
Tôi cũng cùng ý kiến với Hoàng Khánh. Mình không nên đưa ra mức lương cụ thể, mà nên đề nghị ngược lại. Vấn đề là chúng ta đang ngồi ỏ Công ty chứ không phải ở chợ mà "cò kè bớt 1 thêm 2". Tuy nhiên, ở những Công ty nhỏ (công ty tư nhân, doanh nghiiệp vừa và nhỏ, ...) thường hay xảy ra tình trạng "hố giá" như tieunhoc nói. Những doanh nghiệp có quy mô lớn thì họ đã có khung giá hẵn hoi rồi thì ít xảy ra trường hợp đó.
Tóm lại là bạn nên tìm hiểu kỹ hơn, tìm hiểu tính chất công việc dự định làm, tìm hiểu mức lương họ sẽ trả, ... trước khi "nhắm mắt nhắm mũi" nộp đơn vào xin việc. Khi đó bạn sẽ không ngần ngại khi đưa ra mức lương hợp lý nếu phải bị "ép' quá.

...
(còn tiếp)


Vĩnh Lộc 90A

myhanh
01-01-1970, 07:00 AM
myhanh xin nêu kinh nghiệm khi myhanh phỏng vấn để biết được ứng viên có nhanh nhạy hay không như sau. myhanh thường đưa ra một câu hỏi vô cùng vớ vẫn mà ứng viên chắc là không biết đại loại như "Ngọn núi cao nhất thế giới cao bao nhiêu mét?" hay "Album mới nhất của Đàm Vĩnh Hưng là gì?". Nếu là một ứng viên nhanh nhạy họ sẽ trả lời:"Xin lỗi đây là một kiến thức khá hay nhưng lại ngoài lĩnh vực tôi quan tâm nên tôi chưa biết nếu cần tôi có thể tham khảo tư liệu sau". Còn nếu ứng viên không nhanh nhạy họ sẽ cố vắt óc suy nghĩ nếu họ không biết ho85c họ sẽ trả lời câu hỏi trên dạng cho ra đáp án.

tieunhoc
01-01-1970, 07:00 AM
Woa bấy lâu nay em post bài trên topic này với mong muốn thu hút những cao thủ ...cỡ myhanh , vậy mà đến giờ cao thủ mới xuất đầu lộ diện <_<
Lý do đơn giản là vì theo thông tin tieunhoc được biết thì anh myhanh là người trực tiếp phỏng vấn chứ không còn là kẻ bị phỏng vấn nữa rùi , mà nơi anh myhanh làm việc thì dĩ nhiên không phải là nhỏ .
Trở lại về topic :
Với kinh nghiệm trên giảng đường , tieunhoc bị thầy cô nói rất nhiều về việc phải nhanh nhạy trong những câu hỏi , tập cho quen để chuẩn bị cho những cuộc phỏng vấn
Khi nhận đuợc câu hỏi phải suy nghĩ ngay câu trả lời , cho dù câu trả lời đó là " không biết " , nhưng phải làm sao thể hiện đuợc cái thông minh , và nhạy bén của mình trong đó .
Thầy luôn nói rằng : khi bọn em đi phỏng vấn chung với sinh viên kinh tế , mặc dù sinh viên kinh tế biết về CNTT không nhiều , có thể họ chỉ biết rộng , chứ không sâu bằng các em nhưng ........các em sẽ rớt buổi phỏng vấn đó , còn người ta sẽ đậu vì........người ta rất năng động và....cho dù không biết gì nhưng người ta cứ "nổ "......nổ đến nỗi .......người ta được nhận vào còn bọn em thì ...phải rút lui ;)
anh myhanh tiếp tục thảo luận về vấn đề này nha !

Vinh Loc 90A
01-01-1970, 07:00 AM
...

Bạn có hài lòng với công việc hiện tại của mình không? Bạn buồn tẻ ư? Nó nhàm chán quá? Không phù hợp với chuyên môn? Mức lương không phù hợp???? Có hàng trăm lý do để bạn nói tiếng "giả từ" khi lòng đã quyết? Tôi nghĩ bạn nên xem xét lại. Không khéo người ta nói bạn "đứng núi này trong núi nọ" đấy!
Người ta thường nói "đất lành chim đậu". Nếu đúng bạn như vậy, khi sang phỏng vấn công ty khác, người ta sẽ hỏi vặn bạn đấy. Lương hiện tại bao nhiêu? Công ty hiện tại như thế nào? Có tốt lắm không?... Tôi nghĩ các bạn đã có lời giải của mình. Nhưng theo tôi, bạn không nên "nói xấu" về Công ty cũ mà quá đề cao Công ty mới. Bởi lẽ, họ sẽ đặt câu hỏi là tại sao nó "xấu" như vậy mà bạn lại làm việc đến bây giờ? Họ sẽ nghi ngờ bạn đấy!
Để kết thúc chuỗi bài viết này, tôi xin mách các bạn một Game Online. Có lần tôi bắt gặt một trò chơi khá thú vị. Máy tính chỉ yêu cầu bạn trả lới câu: "Bạn có hài lòng với mức lương hiện tại không?" và đưa ra 2 cách trả lời: Yes và No. Nhưng khi bạn dùng chuột chọn No thì chữ No "bỏ chạy" giống như kiểu mèo bắt chuột. Đuổi theo hoài không được nên bạn đành phải chọn YES. Lập tức máy tính đưa ra câu thông báo "Làm việc đi!" Vấng, tôi cũng vậy! Khuyên các bạn hãy chăm chỉ làm việc đi, đừng "tám " nữa!

Vĩnh Lộc 90A

fantomas
01-01-1970, 07:00 AM
Em cũng có cùng ý kiến với anh tiểu nhóc , làm sao mình tập được cái sự nhanh nhạy chứ!!!! Em đang học năm hai sắp lên năm ba và em cũng đang rất lo lắng cho tương lai cuả mình .... Mong các anh chị hãy mách bảo cho em với ....

DeMen
01-01-1970, 07:00 AM
Lần đầu tiên vào đây, không ngờ lại hay đến vậy. (lần đầu tiên thấy tieunhoc viết bài giống người lớn :P )

Em xin hỏi một câu. Em nghe nói khi đi phỏng vấn người ta hay yêu cầu tự giới thiệu về ưu nhược điểm của mình. Nói về ưu điểm thế nào để không bị đánh giá là huênh hoang, và nói về nhược điểm thế nào để không bị mất điểm?

Nhân viên tuyển dụng của P&G có khuyên rằng, có thể nói về những nhược điểm của nhân viên mà nhà tuyển dụng rất thích, chẳng hạn như tham công tiếc việc, như cầu toàn... Những câu trả lời theo công thức này lần 1, lần 2 có thể còn khiến người phỏng vấn hài lòng, nhưng liệu theo thời gian nó có trở nên sáo mòn và ... xạo ... trong mắt họ không? Mà theo bản thân em đánh giá, thì em rất ghét những ai tự cho mình là cầu toàn, tham công tiếc việc, nghe là biết nổ rồi (mặc dù em lúc nào cũng bị kêu ca là cầu toàn quá :P ).

Em cũng rất phân vân khi thấy người ta chỉ bảo cho nhau hết mẹo này đến thủ thuật khác để làm vừa lòng nhà tuyển dụng. Trong khi theo em nghĩ, thì nhà tuyển dụng thường rất biết cách nhìn người, họ đánh giá ứng viên không chỉ qua lời nói mà bằng cử chỉ, bằng rất nhiều tín hiệu không lời khác. Nếu một ứng viên có thể "đánh lừa" nhà tuyển dụng, thì không phải cty đó bản lĩnh quá kém hay sao? Em đã có lần dự một cuộc phỏng vấn, người tuyển dụng hỏi toàn chuyện trên trời dưới đất, nghe cứ như một cuộc tán gẫu bình thường giữa hai người bạn mới quen. Ai dè sau đó, anh ta đưa ra một loạt nhận xét, cái nào cũng đúng đến bất ngờ (cả những điều mà trước nay em không nói với bất kì ai :o )

Vì thế, em trộm nghĩ, phải chăng, không sợ việc không đến tay mà chỉ sợ tay mình không đủ chắc để nắm lấy việc mà thôi? Có lý thuyết và ảo tưởng quá không?

Cảm ơn các anh chị nhiều.

linhmieu
01-01-1970, 07:00 AM
Linhmieu tui không biết tâm trạng các bạn chuẩn bị ra trường, chuẩn bị đi làm như thế nào, chứ linhmieu tui ngày trước lo lắm. Lo đủ thứ vì thấy sau một thời gian học mình chẳng biết gì? Cái gì cũng lơ tơ mơ? Không biết mình sẽ làm được gì? ... Nếu chung là không được tự tin lắm dù rằng tui không phải "học dở" đâu nhé! Đem "nỗi lòng" tâm sự với mấy người bạn, ai cũng có ý nghĩ như thế. Tui chỉ nhớ rằng ngày đó chúng tui tự bảo nhau:"Lo gì, nghề dạy nghề mà!". Quả thật như vậy! Đi làm thời gian đầu rất bở ngỡ. Cái gì cũng không biết, nào giờ chỉ nghe nói thôi chứ có biết thực tế đâu. Dần dần thì cũng quen. 1 tuần, 2 tuần rồi sẽ ổn cả thôi! Lúc đầu có nhiều người hỏi tui, nhờ giải thích cái này cái nọ, .. (không biết họ có thử không nữa???). linhmieu tui chỉ cười. Sau đó tui về nhà lật sách vở, hỏi bạn bè, lên mạng,... để tìm ra lời giải. Cứ mỗi lần như thế là tui lại hiểu thêm, có kinh nghiệm thêm.
Ông bà xưa có câu: "Không biết thì phải hỏi." Cấu này có lẽ không hiệu nghiệm với chúng ta rồi. Là kỹ sư, cử nhân, ... mới ra truờng mà gặp ai cũng hỏi, hỏi nhiều cái sơ đẳng quá (do quá lo sợ, thiếu tự tin,...) dễ bị người khác cười lắm đấy! Họ nói: "Sic... đại học gì đâu mà cái gì cũng không biết, vây mà đòi lương cao, ...". (Lúc đó mình cũng chỉ biết cười thôi!) Nếu gặp công ty biết sử dụng ngừơi, họ chỉ tận tình thì hay biết mấy. Chứ còn ngược lại thì ... chịu khó tìm tòi học hỏi bạn bè một thời gian. Ai cười mặc ai, nói nhỏ với họ rằng"Hãy đợi đấy! Rồi đây mày sẽ biết tay tao!"


Linhmieu


Linhmieu

trongbangpham
01-01-1970, 07:00 AM
[FONT=Times]Chào các bạn

Bằng thì thấy thế này

Chúng ta thường rất lo khi đi phỏng vấn nhất la với SV khi chuẩn bị tốt nghiệp. có hàng trăm câu hỏi ma mình không biết câu trả lời . vì biết gì đâu mà trả lời :D

Tuy nhiên, khi phỏng vấn các bạn bạn sinh viên vừa ra trường, Người tuyễn dụng thường đánh giá không cao những trường hợp sau.
1/ Ứng viên có cách thể hiện quá tệ:

Ăn mặc quá luôm thuộm,hoặc quá cầu kì. model.....
Ứng cử viên không được bình tỉnh, không có được vẻ tự tin khi tiếp xúc vơi nhà tuyển dụng
Ứng viên tỏ ra quá tự tin, thích chứng tỏ mình quá hiểu biết , hay không trung thực khi trình bày vấn đề mà mình không hiểu rỏ ( có thể tạm gọi là " Nổ" :D )

2/ Ứng cử viên không tỏ rỏ một ưu điểm nào nổi bật của bản thân ( đương nhiên cũng loại trừ trường hợp " Nổ " ở trên, nên nhớ là không phài cứ ưu điểm thì cứ phải là " trung thực, chịu khó, tận tâm, ham học hỏi.... " vì những cái đó thì nghe ứng cử viên nào cũng nói, nhà tuyễn dụng nghe nhàm lắm rồi, đôi khi những thế mạnh mà ứng viên không dám nói nhưng lại được đánh giá cao : " hát hay, biết đàn , biết đá banh... hay chơi game"

3/ Ứng cử viên không nhận thức được nhược điểm của bản thân: Thường nhiều sẽ rất bất ngờ khi nghe hỏi câu này. có những nhược điểm cũng là ưu điểm, bạn thử suy nghĩ xem

Các bạn có ý kiên gì thêm không

Trọng Bằng