PDA

View Full Version : Tổng Hợp bài viết về Học viện JMG - HAGL Hàm Rồng


nhk
24-09-2008, 11:05 AM
Nhìn từ Học viện bóng đá JMG - Arsenal - Hoàng Anh Gia Lai
Triết lý dạy trẻ em đá bóng của JMG - Arsenal - Hoàng Anh Gia Lai gần như ngược với những gì mà bóng đá VN đã làm. Những HLV ở đây trước tiên phải là những nhà giáo dục, và phương châm của họ là nhân cách và trí tuệ trước, bóng đá sau. Bởi chính nhân cách và trí tuệ lại giúp ích rất nhiều cho việc phát triển chuyên môn…
Bài 1:
Một ngày ở Học viện Hàm Rồng
TT - “Mẹ ơi, đi ăn khuya với tụi con đi mẹ”. “Tụi con đi đi, mẹ không ăn đâu!”. “Đi mà, mẹ phải ráng ăn để cứng cáp đôi chân chớ!”. “Mẹ có đá banh đâu mà cần cứng chân...”. “Thì mẹ cần cứng chân để... đêm còn đi rình bắt tụi con chớ”… Chị Lê Thị Phương Hảo, bảo mẫu của lớp, kể chúng tôi nghe câu chuyện này kèm với nụ cười.
Thế đó, dù phải sống tập trung trong một môi trường kỷ luật nghiêm ngặt, nhưng cái lém lỉnh học trò không mất đi với các cầu thủ nhí đang ở lứa tuổi 12, 13 này.
http://www3.tuoitre.com.vn/Thethao/ImageView.aspx?ThumbnailID=287718 Các học viên vui đùa trong một tiệc sinh nhật - Ảnh: S.H.
Ca tập trái giờ…
Buổi sáng, khuôn viên lãng mạn của Học viện Hàm Rồng khá yên ắng vì các cầu thủ nhí đã đến trường học chữ. Họ được đưa đón bằng một chiếc xe buýt sang trọng - vốn là xe của đội một Hoàng Anh Gia Lai đi thi đấu.
Các nhân vật chính vắng nhà, nhưng “hậu cần” vẫn căng mình cùng công việc hằng ngày. Ở văn phòng huấn luyện, Graechen Guillaume và Minh Ninh (cựu tiền đạo của Hoàng Anh Gia Lai) đang cặm cụi đọc sơ đồ giáo án trên máy tính. Cách đó một dãy nhà, bếp ăn đang chộn rộn chuẩn bị bữa ăn trưa. Hai cô bảo mẫu đang gom áo quần dơ cho vào máy giặt…
Cả một bộ máy đồng bộ cùng chuẩn bị cho một ngày của 16 cậu nhỏ.
Hơn 11g. Guillaume và Minh Ninh rời văn phòng, mang dụng cụ tập luyện ra sân bóng. Cùng lúc, chiếc xe buýt đã trở về. Không có nhiều tiếng reo òa trẻ thơ, chỉ thấy những nụ cười rất tươi và những vòng tay khoanh chào người lạ rất lễ phép. 16 cậu nhí đã quen, trở về phòng ăn vội bánh trái mà các cô bảo mẫu bày sẵn rồi thay trang phục tập luyện.
Bữa trưa đang chờ. Nhưng thay vì đến nhà ăn, 16 cầu thủ nhí đi thẳng đến sân bóng và bắt đầu các bài tập tâng bóng dưới sự quan sát của hai HLV một nội, một ngoại. Các bài tập đơn giản nhưng đòi hỏi độ chính xác cao: tâng bóng bằng đầu và hai vai; bằng ngực và đầu gối; bằng mu bàn chân ngực… Không thấy cảm giác mệt mỏi nào từ các cậu nhỏ.
Điều băn khoăn của chúng tôi về việc tập ngay sau giờ học chỉ được Guillaume nhún vai giải thích đơn giản: “Để các em say với trái bóng và quen với điều kiện thời tiết không tốt”.
Nắng hay mưa đều phải ra sân ngay sau khi đi học về như thế.
Thực đơn hơn cả… đội tuyển quốc gia
http://www3.tuoitre.com.vn/Thethao/ImageView.aspx?ThumbnailID=287723 Thầy trò ăn cùng mâm - Ảnh: S.H.
Bữa cơm trưa của các nhí - cùng lúc với các tuyển thủ quốc gia đang tập trung tại đây - không khác nhau. “Không phải là bữa ăn đặc biệt vì có đội tuyển đến đâu - anh Trần Văn Minh, quản lý Học viện Hàm Rồng, cho hay - thực đơn bao giờ cũng thế!”. Nhìn các tuyển thủ ngon miệng trong bữa ăn, có thể hiểu vì sao những nhà tuyển trạch của học viện tự tin tuyên bố với phụ huynh những ngày đầu: đừng lo về chuyện thấp bé nhẹ cân của các cháu.
Liệt kê thực đơn một bữa ăn: giò heo giả cầy, cá đồng chiên, chả ram, sườn nướng, tôm sú luộc, canh bí đỏ, cải thìa xốt dầu hào và tráng miệng bằng dưa hấu, sữa chua, chè… Có thể thấy chế độ dinh dưỡng và sự ngon miệng luôn được ưu tiên hàng đầu.
Các nhí nhập tiệc khá muộn. Bài tập giữa trưa xong, tắm rửa và đến nhà ăn. 16 cậu nhỏ được chia thành bốn bàn, mỗi bàn sẽ có một người lớn ngồi kèm: hai HLV và hai bảo mẫu chia ra cùng ăn, nhưng sự thật, nhiệm vụ của họ là quan sát xem khẩu phần và khẩu vị có hợp với các em.
Nhiều tuyển thủ quốc gia sau đợt tập trung tại Hàm Rồng vừa rồi đã thẳng thắn cho biết chuyện ăn uống, điều kiện sinh hoạt, tập luyện mà các cầu thủ nhí của học viện đang thụ hưởng, hoàn toàn ăn đứt những gì mà đội tuyển được hưởng trong những đợt tập trung tại các trung tâm huấn luyện quốc gia!
Điệp vụ sau giờ giới nghiêm
http://www3.tuoitre.com.vn/Thethao/ImageView.aspx?ThumbnailID=287720 Và trò chơi rèn trí lực được ưa thích: cờ vua -Ảnh: S.H.
Buổi tập chiều bắt đầu lúc 15g cho đến khi tắt nắng. Khi các nhí sau khi vùng vẫy thỏa thích ở hồ bơi, xong bữa cơm chiều thì anh Trần Văn Minh lái xe ngược về thành phố Pleiku đón cô Trần Thị Ái Vân, giáo viên của trung tâm sinh ngữ thành phố. 19g30, buổi học Anh văn bắt đầu.
Có mặt cùng lớp học, chúng tôi chứng kiến sự sinh động đến bất ngờ. Mỗi câu hỏi của cô giáo đều có hàng chục cánh tay đưa lên đòi trả lời. Nói cách khác, các nhí đều chuẩn bị bài rất kỹ. Đông Triều, một nhí đến từ Quảng Nam, thậm chí còn phàn nàn: “Sao cô không cho em trả lời…”.
Buổi học sinh ngữ kết thúc, đến giờ ôn tập bài ở phòng riêng. Trên mỗi bàn học đều có một phù điêu gỗ với hoa văn sắc sảo và tên của chủ nhân đặt ở vị trí trang trọng. 21g30 sẽ là giờ ngủ.
Nhưng đây cũng là lúc các nhí canh me các bảo mẫu. Chỉ cần nhìn thấy phòng bảo mẫu tắt đèn là… hai ba phòng sẽ dồn lại một, kéo nệm xuống nằm chung và rủ rỉ trò chuyện. Chị Lê Thị Phương Hảo than đến là khổ với tụi nhỏ và các điệp vụ như thế, cho nên hai cô bảo mẫu phải thay nhau đi tuần thường xuyên.
Chị Hảo cũng cho biết 16 cậu nhí đều có điện thoại di động, nhưng chỉ cần không kiểm soát là chuông sẽ réo liên tục từ cái này sang cái khác. Quy định mới ra đời: tối chủ nhật, 16 cái điện thọai sẽ được nộp về… kho và chiều thứ bảy sẽ được hoàn trả các chủ nhân để nối mạng với gia đình và thế giới bên ngoài.
***
Một điều kiện sống lý tưởng trong một khuôn viên xanh ngát với cỏ và cây, hồ bơi, biệt lập hẳn khu dân cư xung quanh; sự chăm sóc chu đáo ở mức độ khoa học tốt nhất có thể cùng những niềm vui trẻ thơ đúng nghĩa đang, ít nhất bằng quan sát của chúng tôi, giúp các em hoàn thiện cả cơ thể lẫn nhân cách.
ĐÌNH THẮNG - SĨ HUYÊN

nhk
24-09-2008, 11:06 AM
Nhìn từ Học viện bóng đá JMG - Arsenal - Hoàng Anh Gia Lai
Bài 2:
Ăn, ngủ cùng bóng đá
TT - Trong mười quy định của JMG có một quy định: các phòng nghỉ, phòng ăn, phòng giải trí đều phải xoay mặt ra sân bóng. Giải thích điều này, đại diện JMG nói điều tối quan trọng là phải để các học viên của mình “ăn, ngủ cùng bóng đá”.
>> Bài 1: Một ngày ở Học viện Hàm Rồng (http://www3.tuoitre.com.vn/thethao/Index.aspx?ArticleID=279763&ChannelID=14)
Và học viện đã làm gì để các cầu thủ nhí của mình “ăn, ngủ cùng bóng đá?
http://www3.tuoitre.com.vn/thethao/ImageView.aspx?ThumbnailID=287922http://www3.tuoitre.com.vn/thethao/ImageView.aspx?ThumbnailID=287923 Cả thầy và trò đều vui hết mình - Ảnh: S.H.

Niềm vui là số 1
Các buổi tập ở học viện dù diễn ra rất nghiêm túc theo đúng giáo án đã đề ra nhưng không khí trên sân vẫn không nặng nề. Đặc biệt, ở học viện có một điều kiêng kỵ là “không bao giờ được lớn tiếng với các cầu thủ nhí”. Ở đây, các hình thức kỷ luật (từ việc học chữ, tuân thủ nội quy học viện đến nội quy sân bóng) đều được các HLV thể hiện qua việc phạt chạy, phạt hít đất chứ không phải là các bài lên lớp lê thê hay những lời quát nạt.
Chính sự tôn trọng đúng mực này đã tạo ra niềm vui chơi bóng của các học viên nhí. Ở bài kiểm soát bóng bắt đầu cho một buổi tập, hai HLV theo dõi từng cầu thủ và trao đổi với các em bằng những câu pha trò rất nhộn... Đến bài chơi quần vợt với bóng (ở mỗi phần sân hai người phối hợp một chạm đưa bóng sang sân bạn), hai HLV cũng cùng tham gia với các em. Đây là lúc sân bóng rộn ràng tiếng cười khi các cầu thủ nhí có được pha “lừa” ngoạn mục với các thầy.
Cứ thế, các em kết thúc một ngày chơi bóng với rộn ràng niềm vui.
Và thăng tiến
Chân trần, chân trần và chân trần...
http://www3.tuoitre.com.vn/thethao/ImageView.aspx?ThumbnailID=287924 Thầy trò cùng tập chân trần trên sân - Ảnh: S.H.
Dù rất chuyên nghiệp từ bữa ăn đến giờ học, nhưng thật lạ là các cầu thủ nhí và cả HLV của học viện đều đi chân trần khi ra sân.
“Không ai được mang giày vào sân cỏ” - đây là một quy định ngặt nghèo của JMG trên toàn cầu. Lý do theo lời giải thích từ người của học viện: “ở độ tuổi nhỏ của học viên như hiện nay, việc bàn chân được tiếp xúc với quả bóng sẽ giúp mang cảm giác đầy đủ và trọn vẹn nhất cho các em”.
Một điều ngạc nhiên khác: học viện không đào tạo thủ môn. Cho đến năm thứ hai này, ngoài kỹ thuật kiểm soát bóng, điều học viên được học là chơi bóng với tinh thần tấn công qua các hình thức sút cầu môn và phối hợp nhóm tấn công chứ không (hay chưa?) có bài học phòng ngự...
Nhận xét về khả năng của các em, các HLV ở đây tự tin cho biết: sau khóa học kéo dài bảy năm, trong số 16 học viên nhí hôm nay sẽ có ít nhất một cầu thủ có thể tham gia thị trường chuyển nhượng quốc tế.
Và đây là những minh chứng sự thăng tiến của các em sau thời gian đào tạo vừa qua:
Nếu ở vòng thi chung kết các em chỉ có thể tâng bóng đến 100 lần thì sau hai tháng, 200 lần tâng bóng đã trở thành chuyện nhỏ với các em. Xem bảng theo dõi chỉ số chuyên môn của các em được treo ở văn phòng ban huấn luyện, có thể thấy hầu hết các em đều đạt yêu cầu. Chẳng hạn, yêu cầu tâng bóng ở chân đùi phải là 60 lần thì cả 16 em đều... đạt 60 lần. Tương tự là tỉ lệ đạt 100% với 50 lần tâng bóng ở chân đùi trái. Khó nhất là tâng bóng phối hợp bằng đùi trái và đầu thì có bảy em đạt chuẩn 40 lần tâng bóng. Nhìn các em tập, một số tuyển thủ quốc gia đang tập trung ở trung tâm huấn luyện Hàm Rồng lúc ấy thừa nhận: “Ở tuổi đó chúng tôi không có được kỹ thuật cá nhân như thế”.
Mùa hè đầu tiên ở học viện, 16 học viên đã có chuyến đi sang Bangkok để tham quan và thi đấu giao hữu với các bạn ở Học viện JMG Thái Lan. Trần Hữu Đông Triều, một học viên, nói đó là một chuyến đi không vui bởi bọn em đá không lại các bạn ở Học viện JMG Thái Lan.
Tìm hiểu kỹ mới biết JMG Thái Lan được thành lập trước một năm và có sáu học viên đến từ Bờ Biển Ngà. Do đó, cái thua của Triều và đồng đội cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, khi đấu với các bạn Thái Lan (không tăng cường một học viên châu Phi nào) thì phe ta lại thắng giòn giã.
Tương tự, lớp hai của học viện (được đào tạo một năm ở Trung tâm Huấn luyện quốc gia II Thủ Đức, vừa được rút về Hàm Rồng), dù cùng được đào tạo một năm, nhưng mỗi lần thi đấu giao hữu với lớp một, lớp hai lúc nào cũng thua rất đậm. Giải thích điều này, HLV Graechen nói: “Bỏ qua yếu tố chuyên môn và phương pháp huấn luyện, khi thi tuyển đầu vào, 16 em ở lớp một là ưu tú nhất”. Ông Trần Văn Minh - người tham gia các lớp sơ tuyển từ Nam chí Bắc - cho rằng cách huấn luyện dựa trên niềm vui được chơi bóng cộng với phát huy tối đa khả năng tư duy độc lập của các em đã làm nên sự thăng tiến về chuyên môn cao hơn so với các em cùng lứa tuổi.
Còn theo HLV trưởng Học viện JMG tại Thái Lan Michel Larouill (Pháp): “Việc đào tạo bài bản, khoa học ở học viện sẽ trang bị cho các em nền tảng kỹ thuật cá nhân khéo léo. Vì vậy, việc các em sẽ giành chiến thắng trong các giải đấu cùng trang lứa là lẽ đương nhiên”.
Phải yêu trẻ...
Để thành công trong đào tạo, các HLV ở học viện cũng được đòi hỏi rất cao. Sau mỗi buổi tập, họ phải làm báo cáo nhanh về từng học viên và gửi thông tin về tổng hành dinh để sau đó nhận lại giáo án cụ thể cho từng em. Cứ ba tháng một lần sẽ có một đợt kiểm tra do chính HLV từ học viện mẹ sang thực hiện. Khi tuyển chọn HLV người bản địa cho học viện, JMG đề ra yêu cầu: không cần phải thật giỏi về chuyên môn mà điều kiện trước nhất là phải biết yêu trẻ con, yêu nghề và có vốn ngoại ngữ tốt để có thể “liên thông” với HLV ngoại.
Những tiêu chí trên của JMG nhằm phục vụ một yêu cầu duy nhất: biến các bài học, buổi tập bóng đá thành niềm vui cho chính học viên của mình. Và đây chính là sự khác biệt trong đào tạo của Học viện JMG Arsenal so với các lớp năng khiếu bóng đá trẻ trên toàn quốc.
ĐÌNH THẮNG - SĨ HUYÊN
Bài 3: Tiên học lễ, hậu học... đá bóng!

nhk
24-09-2008, 11:27 AM
Sự Hình Thành của Học viện
Thứ Tư, ngày 24 tháng 9 năm 2008
"Không có 6C ở Học viện bóng đá HAGL - Arsenal" 25/02/2007 15h16 (GMT+7)
http://www.vtc.vn/bongda/quandiem/106795/index.htm
VTC - Nhiều người hâm mộ bóng đá ở Việt Nam hy vọng việc Học viện bóng đá HAGL đi vào hoạt động sẽ tạo nên bước đột phá để bóng đá nước nhà phát triển. "Không có 6C", ông Đoàn Nguyên Đức (http://www.thethao.vtc.vn/tructuyen/5302/index.htm), Chủ tịch Câu lạc bộ tâm sự. Tuyển chọn và đào tạo sẽ do phía nước ngoài làm nên không có tình trạng "con cháu các cô, các cậu".
Học viện bóng đá trẻ của Câu lạc bộ Hoàng anh Gia Lai (Việt Nam) kết hợp với Câu lạc bộ Arsenal (Anh) đang được xúc tiến những công việc cuối cùng để chuẩn bị khởi công xây dựng vào ngày 5/3 tới. Học viện có quy mô khoảng 3 ha, trong đó có 2 sân tập đạt tiêu chuẩn Anh quốc, 2 dãy nhà ở dành cho gần 30 người và có khả năng tăng gấp đôi, 1 khu hồi phục sức khoẻ, phòng họp, nhà ăn....
Tất cả người hâm mộ bóng đá ở Việt Nam đều hy vọng đây sẽ là bước đột phá để bóng đá nước nhà phát triển. "Đó sẽ là tài sản quý giá nhất mà tôi để lại cho thế hệ sau này" ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Câu lạc bộ tâm sự. Với ông, bóng đá trẻ là niềm tâm huyết trong cuộc đời làm bóng đá của mình.
Để có được học viện này, bầu Đức cùng các thành viên của Câu lạc bộ đã có những bước đi khá táo bạo mà từ trước tới nay chưa ai dám và có thể làm để góp phần vào việc đưa bóng đá Việt Nam ra khỏi "vùng trũng" của thế giới.
http://vtc.vn/newsimage/original/tt/vtc_14653_3.jpg Bầu Đức đang trả lời các câu hỏi
của phía đối tác về cơ sở vật chất

Những gì thấy được khi tham quan Học viện bóng đá Arsenal tại Thái Lan đã khiến bầu Đức giật mình nghĩ lại cho nền bóng đá nước nhà và ông đang cố gắng thu dần lại khoảng cách này bằng những cách đi rất riêng của mình và bước đi đầu tiên là xây dựng học viện bóng đá trẻ.
Thành công nhất của HAGL trong năm qua chính là kết hợp cùng CLB ở giải ngoại hạng Anh Arsenal để xây dựng Học viện bóng đá trẻ tại Gia Lai. Với thành công này, bầu Đức của HAGL đã bước đầu thoả mản tâm nguyện của mình về bóng đá trẻ.
Ít ai biết rằng để mời được đại diện của CLB Arsenal đến Việt Nam bầu Đức đã phải làm "động tác giả" với họ. Vì sợ đối tác không biết về Gia Lai nên khi đàm phán, bầu Đức chủ động nói sẽ xây dựng học viện tại TP.HCM đến khi mọi việc "ok" thì ông đã có cách đi riêng để kéo đối tác về phố núi và ông đã thành công.
"Khi xem mô hình học viện của Arsenal xây dựng tại Thái Lan tôi thấy cơ sở vật chất của CLB HAGL còn tốt hơn họ nên chúng tôi rất tự tin khi kéo họ về HAGL để kiểm tra", bầu Đức nói.
Những suy nghĩ, tính toán của ông đã thành sự thật khi đối tác đã đồng ý xây dựng học viện tại Gia Lai. Học viện bóng đá này sẽ giúp ông quản lý tốt hơn, lại đỡ tốn kém chi phí cũng như thuận tiện cho các cầu thủ trẻ.... Đây cũng là cơ hội để các em nhỏ trong khu vực Tây Nguyên, nhất là các em đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện tiếp cận với đào tạo bóng đá bài bản và quy chuẩn tầm cỡ quốc tế.
Học viện bóng đá HAGL-Arsenal sẽ khác tất các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ đang hiện có như VST, Thành Long và cả Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ của quốc gia... Sẽ không có chuyện "6C" trong học viện này (con cháu các cô, các cậu). Phía CLB không có quyền trong việc tuyển quân, chỉ là trợ lý trong công tác huấn luyện.... Tất cả đều do HLV của đối tác Arsenal thực hiện.
http://vtc.vn/newsimage/original/tt/vtc_14654_2.jpg HLV Larouill người Pháp sẽ trực tiếp đảm trách khâu huấn luyện

Các cầu thủ sẽ không được tập bằng giầy thể thao trong thời gian đầu, những động tác kỹ thuật như tâng, hứng, đỡ bóng... phải tập vài tháng trời (chỉ tập mỗi một động tác duy nhất này) hay không tuyển những em đã từng qua đào tạo ở Việt Nam.
Sau khi đào tạo căn bản ở Việt Nam, các cầu thủ được xem là "thần đồng" này sẽ qua nước Anh để tiếp tục tu luyện thêm trước khi "tốt nghiệp". Và đầu ra đó là chuyện của đối tác nhưng 100% cầu thủ sẽ được đảm bảo tương lai. Và đương nhiên lợi nhuận sẽ được chia theo tỷ lệ nhất định (50-50).
Với những gì đã nghe, thấy từ học viện ở Thái Lan và cả Anh quốc (của Arsenal) thì bầu Đức tin rằng những cánh én nhỏ của học viện tại Gia Lai sẽ làm nên được mùa xuân cho đội tuyển trong tương lai.
"Trong tương lai với lứa cầu thủ trẻ do học viện của HAGL và Arsenal đào tạo thì tôi tin rằng bóng đá Việt Nam sẽ hiện thực hoá được ước mơ Vô địch khu vực và từng bước vươn ra tầm châu lục", bầu Đức hứng khởi tâm sự như vậy.
10 yêu cầu bắt buộc ở Học viện bóng đá trẻ HA.GL - Arsenal
Vừa dạo quanh Trung tâm thể thao Hàm Rồng, cả hai ông Robert và Larouill vừa chụp ảnh, quay phim, ghi chép lẫn đưa ra hàng loạt câu hỏi thiết thực về đề án xây dựng. Ông Robert cho biết phối cảnh thiết kế sẽ được JMG Thái Lan gửi qua sớm, kèm theo những đề nghị cụ thể:
1- Học viện nằm tách riêng với cơ ngơi hiện có của trung tâm thể thao, hạn chế tối đa sự qua lại giữa thành viên CLB và học viện nhằm tránh sự phân tán, ảnh hưởng về tư tưởng giữa các thế hệ cầu thủ.
2- Mặt tiền dãy nhà nghỉ của học viên phải hướng ra sân bóng để các em luôn: ăn - ngủ - nghỉ cùng bóng đá.
3- Mỗi phòng nghỉ có bốn học viên, bắt buộc phải ngủ giường tầng, trong phòng tuyệt đối không có máy lạnh, tivi, bồn tắm, không được treo mùng và phải làm cửa lưới chống muỗi.
4- Tất cả phải tắm tập thể để tạo sự hòa đồng, gắn kết lẫn nhau.
http://vtc.vn/newsimage/original/tt/vtc_14652_4.jpg GĐĐH Robert kè kè chiếc máy quay khi khảo sát trung tâm Hàm Rồng

5- Xây mới hai sân tập (68mx105m) và bắt buộc phải trồng cỏ chỉ (loại cỏ dành cho môn golf) đáp ứng được yêu cầu về tập kỹ thuật.
6- Trong 20 học viên của lớp đầu tiên (kể cả những lớp tiếp theo sau) đều có bốn học viên đến từ Bờ Biển Ngà hoặc các nước châu Phi khác, Hoàng Anh Gia Lai sớm liên hệ với cơ quan chức năng để số học viên ngoại này được học văn hóa VN và nhập quốc tịch VN sau lúc họ trưởng thành.
7- Bàn bida, bóng bàn, banh bàn, game play station là những thứ bắt buộc phải có để học viên thư giãn sau giờ học văn hóa, tập luyện.
8- Tất cả phải cùng xem bóng đá tập thể qua tivi vào mỗi dịp cuối tuần.
9- Trợ lý HLV người Việt không nhất thiết phải là HLV có trình độ, nhưng phải bảo đảm lòng yêu nghề và yêu trẻ em, đồng thời phải có trình độ ngoại ngữ tốt để dịch chuẩn xác bài tập do chuyên gia đưa ra.
10- Luôn có ít nhất một bác sĩ thể thao túc trực cùng học viên 24/24 giờ.
Theo TTCN


Cao Nguyên

phanphuong
24-09-2008, 12:01 PM
Hồi nhỏ PP được học giống vậy thì lần này K94 lụm cúp truyền thống là cái chắc! :))

92A01
24-09-2008, 12:09 PM
Hồi nhỏ PP được học giống vậy thì lần này K94 lụm cúp truyền thống là cái chắc! :))

Chỉ khác một điều là K94 được nhậu thường xuyên (nhưng cũng không nhậu lại ai cả). Để lượm cúp thì phải cần các siêu sao K92 trợ giúp.

lovelqd
24-09-2008, 07:54 PM
Chỉ khác một điều là K94 được nhậu thường xuyên (nhưng cũng không nhậu lại ai cả). Để lượm cúp thì phải cần các siêu sao K92 trợ giúp.
92 vô địch!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!xoayxoayxoayxoa yxoayxoayxoayxoay

phanphuong
25-09-2008, 09:43 AM
92 vô địch!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!xoayxoayxoayxoa yxoayxoayxoayxoay
Năm rồi cũng có người hô hào giống hệt như bác, cũng xoay vòng vòng giống hệt như bác, nhưng mà kết quả thì....thảm lắm! =))=))=))

92A01
25-09-2008, 11:07 AM
Năm ngoái xoay không đẹp nên...Nên năm nay phải đi học múa ...

nhk
25-09-2008, 11:25 AM
Các chú làm loãng đề tài và đang khủng hoảng dân thường bằng những quả bom áp nhiệt quá cỡ nhé. Các chú đặt bom và bỏ bom thì nên trong khu chiến sự "Giải Bóng Đá Truyền Thống lần II" chứ đặt bom và bỏ bom trong khu dân sự là Khủng Bố dân lành đấy nhé.

92A01
25-09-2008, 11:30 AM
Anh NHK thông cảm vì sắp diễn ra giải bóng lớn nhất hành tinh nên tụi em có nhiệm vụ PR. Miễn là topic có liên quan đến bóng đá. Hổm rày PR như vậy mà không thấy ai lên tiếng, hay là trúng miểng bự quá nên không nói được nữa?

nhk
27-09-2008, 10:52 AM
Bài 3:
Nhìn từ Học viện bóng đá JMG - Arsenal - Hoàng Anh Gia Lai (Bài 3):
Tiên học lễ, hậu... học đá bóng!
http://www3.tuoitre.com.vn/thethao/ImageView.aspx?ThumbnailID=288078 Các em sắp xếp quần áo ngăn nắp - Ảnh: S.H.TT - HLV Guillaume Graechen bắt đầu buổi trò chuyện cùng chúng tôi với một triết lý: “Điều tối quan trọng của học viện trong rèn luyện: học làm người là yêu cầu trước nhất”...
>> Bài 1: Một ngày ở Học viện Hàm Rồng (http://www3.tuoitre.com.vn/thethao/Index.aspx?ArticleID=279763&ChannelID=14)
>> Bài 2: Ăn, ngủ cùng bóng đá (http://www3.tuoitre.com.vn/thethao/Index.aspx?ArticleID=279965&ChannelID=14)
Và đây là những câu chuyện, hình ảnh chúng tôi đã được nghe hay tận mắt chứng kiến trong những ngày ở Học viện JMG - Arsenal - Hoàng Anh Gia Lai...
Nền tảng đầu tiên: chữ lễ
Chị Lê Thị Phương Hảo, bảo mẫu của lớp một, kể: “Tôi thật sự bất ngờ và xúc động khi các cháu hùn tiền mua tặng tôi chiếc áo khoác và một chai nước hoa sau chuyến đi Thái Lan. Dù cả hai món ấy tôi đều không dùng được vì không phù hợp với mình, nhưng đó là cả tấm lòng mà một bảo mẫu như tôi không thể nào ngờ tới”.
HLV Dương Ngọc Hùng kể: “Ngày cuối của năm học đầu tiên ở Hàm Rồng, trước giờ chia tay các em, tôi đã làm một buổi tiệc ngọt nhỏ ở phòng mình. Tan tiệc, các em cùng đứng lên khoanh tay cảm ơn thầy. Và điều làm tôi rất ngạc nhiên là việc các em chia nhau dọn dẹp rồi mới về phòng ngủ...”.
Hai mẩu chuyện nhỏ này càng khẳng định thêm triết lý của HLV Guillaume Graechen.
http://www3.tuoitre.com.vn/thethao/ImageView.aspx?ThumbnailID=288079 Vui đùa nhưng trò vẫn lễ phép với thầy -Ảnh: S.H.Và từ đây, nền tảng đầu tiên của chữ lễ qua hình ảnh các học viên khoanh tay lễ phép chào khách lạ (dù đang ở trên sân, trong khuôn viên, hồ bơi hay phòng học...), và bắt đầu mỗi buổi tập bằng việc xếp hàng bắt tay với các HLV là... chuyện thường ngày ở học viện.
Ngay ông Dương Hữu Toàn, hiệu trưởng Trường THCS Lý Thường Kiệt (TP Pleiku), nơi các học viên đang học văn hóa, cũng có chút ngạc nhiên: “Về hạnh kiểm không có gì phải phàn nàn bởi các em đều rất ngoan. Nhưng đáng quý hơn là tính hòa đồng của các em. Ban đầu chúng tôi cũng có lo ngại khi điều kiện sống của các em cao hơn mặt bằng chung của học sinh ở trường. Lo bởi các em có thể sinh ra kiêu ngạo hay biệt lập, nhưng nhờ được rèn luyện tốt ở học viện nên các em dễ dàng hòa nhập cùng bạn học ở trường”.
Cô Phương Hảo cho biết nhiều người ngạc nhiên trước sự đùm bọc của các em với nhau. Cô kể: “Cháu có gia cảnh tốt hơn luôn san sẻ với các cháu gia đình nghèo bằng từng món quà sáng, bữa ăn khuya. Đây là lối sống mà không phải ở môi trường tập thể nào cũng có”.
Từ đây, chúng tôi mới hiểu hơn một quy định tưởng như vô thưởng vô phạt của học viện: không chỉ ăn, ngủ chung mà tất cả còn phải tắm tập thể để tạo sự hòa đồng, gắn kết lẫn nhau.
HLV Guillaume: Tôi... 13 tuổi!
Gìn giữ thế giới tuổi thơ
Việc gìn giữ thế giới trong sáng tuổi thơ cho các học viên nhí rất quan trọng. Quan trọng đến mức trong suốt thời gian huấn luyện bảy năm ở học viện, các học viên sẽ không được tham gia tranh tài ở bất kỳ giải đấu chính thức nào.
Giải thích về việc này, HLV trưởng Học viện JMG tại Thái Lan - ông Michel Larouill (Pháp) - nói: “Một khi đã giành được chiến thắng, trở thành nhà vô địch, các em sẽ sớm coi mình là ngôi sao. Đó là điều tối kỵ nên từ khi thành lập học viện tại Madagascar, chúng tôi đã chủ trương như thế...”.
Ngay Guillaume khi tiếp xúc với giới truyền thông cũng luôn đề nghị: “Đừng đưa các em lên mây, đừng vội vàng xem đấy là những tài năng duy nhất. Điều đó rất nguy hiểm bởi ở tuổi này bọn trẻ dễ tiêm nhiễm thói ngôi sao...”.
Nói về công việc của mình, HLV 31 tuổi Guillaume cho biết để vừa mang lại niềm vui trên sân tập, vừa giúp học viên nhí thấy được sự bình đẳng trong cuộc sống, tôi phải trở thành “HLV 13 tuổi” với các em.
Cũng vì Guillaume... 13 tuổi nên ông làm bạn dễ dàng với thế giới 13 tuổi của học viên. Việc buộc các em học sinh ngữ (Anh và Pháp) với Guillaume là rất quan trọng vì ông cần nghe những “bạn bè 13 tuổi” của mình trình bày chính kiến trước khi họ có thể nghe và hiểu giáo trình của học viện mà không cần phiên dịch.
Trên sân bóng Guillaume rất bình đẳng với học viên. Khi các em sai động tác, ông lè lưỡi trêu chọc. Đến lượt ông không hoàn thành tốt động tác, ông thản nhiên nằm xuống hít đất trước sự kiểm tra của các… đồng nghiệp 13 tuổi của mình.
Sự lột xác sau một năm ở học viện
Dễ thấy sự tự tin trong giao tiếp của các học viên nhí này nếu so với các bạn bè cùng trang lứa khác. Như Đông Triều chẳng hạn, trước khi trả lời những câu hỏi của chúng tôi đã hỏi một cách cẩn thận và rành rẽ: “Chú tác nghiệp ở báo nào? Chú có biết xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc quê của con không?”.
Ông Rmah Hyel (người dân tộc Jarai), bố của học viên Ksor Úc, nói hè vừa qua với gia đình ông là cả sự ngạc nhiên thú vị khi Úc về nghỉ hè. “Nó biết quan tâm tới mọi người rất nhiều. Và đặc biệt, mỗi khi muốn đi chơi đều lễ phép xin và chờ đồng ý mới đi. Điều này khác xa với năm ngoái, muốn đi đâu là nó đi ngay” - ông Rmah Hyel nói.
Bác sĩ Nguyễn Văn Dung, bố của học viên Nguyễn Tuấn Anh, cũng vậy: “Là con trai một được cưng như trứng nhưng hè vừa rồi là cả sự chuyển biến lớn khi cháu đĩnh đạc hẳn lên và rất có ý thức tự lập cho bản thân. Gia đình tôi ngạc nhiên và mừng lắm. Nếu cháu còn ở nhà, khó tin là chỉ một năm chúng tôi có thể rèn luyện cháu được như thế. Hè đấy, nghỉ ngơi đấy, nhưng rất chuyên nghiệp và điều độ: giờ nào việc đó, ăn uống đúng giờ. Ngoài ra cháu còn lễ phép thưa gửi đàng hoàng hơn trước rất nhiều”.
Việc gieo chữ, gieo nhân cách, gieo lối sống chuyên nghiệp cho các em đang được tiến hành đúng trình tự. Những hàng rào ý thức được dựng lên nhằm ngăn chặn cái xấu từ bên ngoài đang làm tốt nhiệm vụ hàng rào của mình. Hi vọng sẽ không còn cảnh các cầu thủ dễ dàng bị tha hóa khi đã trở thành ngôi sao với lối sống ăn tiêu xả láng, không biết giữ gìn bản thân, cờ bạc và thậm chí lậm vào heroin... mà bóng đá VN đã nhiều lần chứng kiến thời gian qua.
ĐÌNH THẮNG - SĨ HUYÊN
__________________
Bài cuối: Điểm tựa của các học viên

nhk
27-09-2008, 10:56 AM
Nhìn từ Học viện bóng đá JMG - Arsenal - Hoàng Anh Gia Lai
Bài cuối: Điểm tựa của các học viên
http://www3.tuoitre.com.vn/Thethao/ImageView.aspx?ThumbnailID=288359 “Quản gia” Trần Văn Minh tập luyện cùng các học viên - Ảnh: S.H.TT - Từ Quảng Bình, gia đình Nguyễn Tiến Hoài gọi điện cho các bảo mẫu kể: “Hoài về nhà ăn tết không vui, lầm lì ít nói. Nghỉ hè cũng vậy. Phải đến gần hết hè mới thấy Hoài cởi mở trò chuyện. Hỏi ra mới biết Hoài nhớ mẹ Hảo, mẹ Thủy, thầy Ninh, HLV Guillaume và bạn bè ở học viện…”.
>> Bài 1: Một ngày ở Học viện Hàm Rồng (http://www3.tuoitre.com.vn/thethao/Index.aspx?ArticleID=279763&ChannelID=14)
>> Bài 2: Ăn, ngủ cùng bóng đá (http://www3.tuoitre.com.vn/thethao/Index.aspx?ArticleID=279965&ChannelID=14)
>> Bài 3: Tiên học lễ, hậu... học đá bóng! (http://www3.tuoitre.com.vn/thethao/Index.aspx?ArticleID=280083&ChannelID=14)
Không biết nên buồn hay nên vui từ câu chuyện của Hoài, nhưng có một điều không thể phủ nhận là trong những ngày sống tại học viện, các em đã tìm thấy tình thương và hạnh phúc. Có thể nói một gia đình mới đã mở ra chính từ tấm lòng và trách nhiệm của những người lớn quanh các em.
Từ chuyện 16 cây bút của thầy Hùng
HLV Dương Ngọc Hùng ngày chia tay với học viện để trở lại Bình Định nhận công việc mới đã mang đến cho 16 học viên món quà đầy ý nghĩa là 16 cây bút, mỗi cây khắc họ tên đầy đủ của mỗi học viên. Món quà nho nhỏ này mang theo thông điệp rất rõ ràng của thầy Hùng: các cháu phải học chữ trước đã.
Những ngày ở học viện, thi thoảng chúng tôi lại thấy ông bầu Đoàn Nguyên Đức sau khi lẳng lặng đi kiểm tra chuyện ăn ở của các học viên lại đứng khoanh tay say mê theo dõi các buổi tập. Có khi ông dành hẳn một buổi tối để ngồi xem các học viên ê a học sinh ngữ với gương mặt khá đăm chiêu...
Trên chuyến bay từ Pleiku về TP.HCM, ông Nguyễn Văn Vinh - giám đốc kỹ thuật CLB Hoàng Anh Gia Lai - cứ băn khoăn với chúng tôi: “Tôi vẫn thấy thiêu thiếu gì đó trong các hoạt động ngoại khóa bổ trợ cho các cháu... Nhà báo có góp ý gì không?”. Ánh mắt của ông Vinh lấp lánh niềm vui khi nghe chúng tôi trả lời: Có vẻ như học viện thiếu một phòng đọc sách. Sau đó, ông ồ lên và nói: “Đúng rồi! Chuyện nhỏ mà mình cứ nghĩ mãi không ra...”.
Từ những câu chuyện này cho thấy những người lớn ở học viện luôn tranh thủ tất cả mọi ý tưởng để có thể làm tốt hơn cho các em.
Quản gia và phụ huynh…
http://www3.tuoitre.com.vn/Thethao/ImageView.aspx?ThumbnailID=288360 HLV Dương Ngọc Hùng trong ngày chia tay các em - Ảnh: S.H.Ngồi quan sát những buổi tập của các học viên cùng ông Trần Văn Minh, ông Minh luôn kể về tính cách của từng học viên. Nào là cậu nào hay trốn nghỉ trưa đi lang thang, cậu nào hay câu cá trộm trong bể cạn, cậu nào hay vạch cỏ tìm bắt dế…Ông Minh còn cho biết cả cậu nào lém lỉnh học bài chưa thuộc nhưng sẵn sàng “xung phong giơ tay xin trả bài” nhằm đánh lừa cô giáo dạy tiếng Anh…
Ông Minh có biệt danh là “quản gia”. Một biệt danh phản ánh đúng công việc thực tế của ông. Cụ thể, ngoài việc có mặt hằng ngày ở học viện để xử lý các vấn đề liên quan đến các em, ông còn đóng vai tài xế taxi (một tuần ba lần) đưa, đón cô giáo sinh ngữ đến đứng lớp ở học viện. Và mỗi khi lớp bắt đầu học, ông Minh là người phải lo đèn chiếu, cân chỉnh màn hình, nối mạng vào bài học online như một trợ giảng…
Nhưng có lẽ điều khó khăn nhất phải vượt qua của ông Minh cũng như nhiều khách viếng thăm học viện là chuyện nghiện thuốc lá. Nghiện đã lâu ngày không bỏ được. Nhưng phải tuân thủ quy định chung, không có khói thuốc - tàn thuốc trong học viện! Thế là cố gắng kiềm chế, chỉ hút khi đã rời học viện...
Một người… đa năng khác cũng nặng gánh tương tự là ông Nguyễn Đức Bảo. Vốn là giáo viên môn tiếng Nga ở Pleiku và sau đó là 15 năm làm hướng dẫn viên du lịch cho các đoàn khách Pháp - Anh, ông Bảo vào làm phiên dịch cho học viện. Vì vậy, các em ra sân là thầy Bảo cũng chân trần áo số ra sân theo. Nhưng cái nhọc nhằn lại không phải là chuyện đội nắng đội mưa trên sân cùng các nhí, mà là… “nghề” phụ huynh!
Có kinh nghiệm sư phạm, từng trải với nghề hướng dẫn viên, nhưng quản một lúc 16 chú nhóc hiếu động và thay mặt gia đình, thay mặt học viện để làm chiếc cầu nối với nhà trường quả là công việc phức tạp. Ông Bảo bộc bạch cũng may là các em đều ngoan! Có thể nói là ngoan đến bất ngờ, cho nên công việc làm phụ huynh của ông cũng đỡ vất vả.
Nói vắn tắt, nhưng bạn thử hình dung phải chăm bẵm một lúc 16 “thằng con” trong chuyện học, từ bài toán, bài văn, giờ kiểm tra 15 phút, một tiết… sẽ thấy nhọc nhằn thế nào. Nhưng chưa hết, cũng chính ông phụ huynh này mỗi tuần còn thêm hai buổi đứng lớp dạy tiếng Pháp cho các nhí, để ít nhất các học viên này có thể “phát biểu chính kiến của mình” như yêu cầu của JMG đặt ra.
Không có cái tình đủ lớn, thật khó làm xuể việc này...
Những người mẹ
Chuyện bé Hoài về nhà lại nhớ mẹ Hảo, mẹ Thủy và cứ trông ngóng hết hè để quay lại Trung tâm Hàm Rồng đủ để nói hết về tấm tình của hai người mẹ - bảo mẫu Lê Thị Thủy và Lê Thị Phương Hảo.
Chị Thủy nói công việc bảo mẫu không có gì nhọc nhằn bởi nó cũng như việc nội trợ và chăm sóc con cái trong nhà. Cái khác hơn là việc phải (hay được) nghe các học viên thủ thỉ tâm sự. Với chị Thủy đó cũng là một niềm vui lớn: “Tôi thành bạn của tụi nhỏ lúc nào không hay. Và cũng không biết từ lúc nào mình đâm ra thích được nghe các cháu thủ thỉ tâm sự”.
Buổi tối, đi ngang những căn phòng của các em, thấy chị Hảo đang vuốt tóc cậu bé Hoài nhỏ xíu và đe: “Về phòng học bài nghe, tới giờ rồi đó!” nhưng chỉ gặp cái ngúng nguẩy kiểu mè nheo gia đình: “Con chơi một chút nữa mà mẹ!”. Nghe mà ngỡ đây là không khí một gia đình…
Nhìn lại quá trình một năm rèn luyện cùng một môi trường sống lý tưởng ở học viện, có thể tin rằng nếu không thành công, những mầm non 13, 14 tuổi bây giờ chắc chắn cũng sẽ thành nhân.
ĐÌNH THẮNG - SĨ HUYÊN

nhk
27-09-2008, 10:58 AM
Từ học viện JMG-Arsenal-Hoàng Anh Gia Lai nhìn lại bóng đá VN:
Dục tốc bất đạt!
http://www3.tuoitre.com.vn/Thethao/ImageView.aspx?ThumbnailID=288578 Đội tuyển U-11 Đắc Lắc nâng cao cúp ở mùa giải năm 2003, nhưng sau đó bị tước chức vô địch do đánh tráo cầu thủ - Ảnh: TR.D.TT - Một số người quan tâm đến thể thao đã đặt câu hỏi: Đọc xong bốn bài viết về Học viện JMG-Arsenal-HAGL, chúng tôi không thấy nói đến một điều quan trọng nhất, đó là chuyên môn của các cầu thủ nhí này hiện cỡ nào, có vượt trội bạn đồng lứa ở các nơi khác không? Và tương lai bóng đá VN có cất cánh được nhờ nhóm cầu thủ này?
1 Xin bắt đầu từ một chuyện tưởng chừng chẳng ăn nhập gì với bóng đá, đó là học võ! Với các lò võ nghiêm túc, khi được nhận vào học, những võ sinh ôm mộng ngày một ngày hai sẽ cho chúng bạn biết tay ắt sẽ vô cùng nản chí. Bởi lê thê những năm đầu học võ là học tấn, học những bài quyền chẳng... ăn hiếp được ai. Song song đó là học đạo của con nhà võ. Khi đã có nội lực (sức khỏe), tính tình đã thuần (nhờ học đạo võ), khi ấy người thầy mới bắt đầu cho võ sinh học chiêu thức để có thể phòng thân và ra tay nghĩa hiệp khi thấy chuyện bất bằng...
Tiến sĩ Huỳnh Huy Tuệ, một Việt kiều Nhật đang làm việc tại VN, đã nhấn đi nhấn lại với chúng tôi ý như sau: “Quan điểm của người Nhật trong tất cả mọi việc là không có cái gì nhanh hơn bình thường mà tốt cả”.
Trở lại với chuyện bóng đá, chuyên gia Nguyễn Văn Vinh thống nhất với điều này khi nói: “Nếu đem đội tuyển U-11, U-13, U-15 VN đi đá với các đội cùng lứa tuổi của nước ngoài, tôi bảo đảm các cầu thủ nhí VN sẽ nhỉnh hơn. Cụ thể, năm 2000, đội U-16 chúng ta đã thắng Trung Quốc, chơi ngang ngửa với Nhật ở Giải U-16 châu Á.
Nhưng lứa tuổi 16 ngày ấy bây giờ là 24 tuổi, nếu đối đầu lại với họ thì sẽ là một khoảng cách xa vời. Điều đó nói lên chuyện gì? Đó là hệ lụy của sự tham lam thành tích của những nhà quản lý bóng đá VN. Tất cả những người làm chuyên môn như chúng tôi đều biết “dục tốc bất đạt”, nhưng tiếng nói đã bị chìm trong cơn sóng ham hố thành tích của những người có chức có quyền”.
2 Trong làng bóng đá thế giới người ta thường ca tụng Hà Lan là vườn ươm bóng đá trẻ tuyệt vời nhất. Quả thật, cả mấy chục năm nay tài năng bóng đá của Hà Lan cứ như sóng xô “lớp sau đè lớp trước”.
Trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần ra ngày 22-6-2008, chúng tôi đã có một chuyên đề về “Hà Lan-vườn ươm tài năng bóng đá”. Lật lại, mới thấy những gì đang diễn ra ở Học viện JMG-Arsenal-HAGL giống những gì mà Rob de Leedde - một thành viên của LĐBĐ Hà Lan phụ trách bóng đá trẻ - nói về những kinh nghiệm trong đào tạo cho các em thiếu nhi mới nhập môn. Đó là tạo sự đam mê cho các em nhỏ bằng cách đưa cho chúng quả bóng và muốn làm gì tùy thích, đừng cố dạy chúng “phải chơi như thế này, như thế kia” mà hãy để chúng chơi bằng chân trần; là đừng nóng nảy đốt cháy giai đoạn khi nhồi nhét những điều vượt quá sự phát triển tâm sinh lý của trẻ...
Tuy nhiên, những điều hay đó đã không được áp dụng ở bóng đá VN. Thay vào đó, chúng ta làm theo kiểu mà cả ngành thể thao VN đã đúc kết trong bốn chữ: “Đi tắt, đón đầu”!
Chính vì vậy, những người thầy ở Học viện JMG-Arsenal-HAGL một mực cương quyết không cho học trò mình dự các giải đấu trong nước. Ông Nguyễn Văn Vinh chia sẻ: “Nói thật, nếu có đá tôi nghĩ cũng không lại. Bởi như cái cách anh ví von về chuyện học võ, các cầu thủ nhí của chúng tôi hiện chỉ mới học tấn, học đạo. Trong khi đó cầu thủ nhí của các lò khác đã được trang bị chiêu thức từ lâu, đã làu làu các ngón tiểu xảo”.
Đó là ông Vinh chưa nói đến chuyện chẳng ai đảm bảo được các cầu thủ nhí ở các lò nhà nước có đúng tuổi hay không...
3 Nói như vậy, không lẽ chúng ta xóa sổ tất cả các giải U-11, U-13, U-15? Không lẽ trên thế giới không có những giải bóng đá dành cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng?
Không, thiên hạ vẫn có đủ các giải. Có điều người ta làm bóng đá trẻ nhưng không bị ám ảnh bởi hai chữ “thành tích”. Đừng nói đến châu Âu, châu Mỹ, hay Nhật, Hàn cho xa xôi, ngay người láng giềng Thái Lan, dù chúng ta vỗ ngực cho rằng mình có giải V-League ăn đứt Thai-League, rằng cầu thủ của họ phải sang mình “làm thuê” nhưng bóng đá VN mãi vẫn phía sau họ. Đơn giản bởi người Thái làm công tác đào tạo cầu thủ trẻ tốt hơn VN.
Một câu chuyện thời sự để chứng minh trận thua của đội VN trước Thái Lan (kém hơn đội chủ nhà hai tuổi) ở Giải U-21 quốc tế báo Thanh Niên. Ông Nguyễn Văn Vinh nói: “Trước trận đấu, chúng ta nói quá nhiều đến chuyện phải thắng. Trong khi đó HLV Thái Lan cho rằng mục đích của họ là càng đưa được nhiều cầu thủ vào sân càng tốt. Chừng đó đủ cho thấy cách nhìn của họ đúng đắn hơn, hiện đại hơn”.
Nhưng làm sao để xóa được bệnh hám thành tích của các nhà quản lý thể thao, của các lãnh đạo địa phương? Điều đó thật không dễ chút nào khi hiện nay vẫn còn những buổi lễ xuất quân tiễn các đội thiếu niên nhi đồng đi dự giải mà cứ như ra trận, với những lời chúc quyết thắng của các chú, các bác...
HUY THỌ
Nên thay đổi cách làm bóng đá trẻ
http://www3.tuoitre.com.vn/Thethao/ImageView.aspx?ThumbnailID=288579* Ông TRẦN ĐÌNH HUẤN (trưởng bộ môn bóng đá Sở Văn hóa - thể thao và du lịch TP.HCM):
Học viện JMg-Arsenal-Hoàng Anh Gia Lai không muốn đưa cầu thủ trẻ dự giải. Trong khi đó cũng với lứa tuổi này, Học viện bóng đá Scavi lại muốn được thi đấu thường xuyên để thẩm tra năng lực chuyên môn. Không chỉ hai học viện này mà ngay cả nhiều địa phương trong cả nước cũng có cách làm bóng đá trẻ khác nhau. Ba năm qua, khi nhận chức trưởng bộ môn bóng đá TP.HCM, tôi không tổ chức giải U-11 mà thay vào đó là ngày hội bóng đá tuổi thơ, tạo cho trẻ em sân chơi hữu ích và tránh áp lực thành tích với các quận huyện.
Những em có tài năng thật sự qua các ngày hội ấy sẽ được tuyển chọn để tham dự Hội khỏe Phù đổng. Với U-13, tôi đang ấp ủ ý định tổ chức festival bóng đá để các em phô diễn kỹ năng vốn có ban đầu, làm cơ sở gọi vào các lớp năng khiếu tập trung sau này. Theo tôi, ở tuổi 13, tổ chức festival thay cho giải là hợp lý nhất, vì tuổi đó các em đã định hình được tư duy chiến thuật đâu để mà thi đấu theo yêu cầu của HLV. Chúng ta từng sai lầm nghiêm trọng và cũng rất đau buồn khi mất đi tài năng trẻ Trần Thế Vọng (Gia Lai), vậy thì đừng nên lặp lại sai lầm ấy.
http://www3.tuoitre.com.vn/Thethao/ImageView.aspx?ThumbnailID=288580* Ông HỒ VĂN CHIÊM (giám đốc điều hành SLNA):
Cũng vì chạy theo thành tích cộng với suy nghĩ tiêu cực của những nhà quản lý trước đây nên SLNA bị “cấm cửa” ở giải U-11 trong ba năm qua vì gian lận tuổi. Ở góc độ quản lý, tôi cho rằng nên duy trì giải U-11 và U-13, nhưng chúng ta cần phải thay đổi cách làm. Thí dụ hãy biến những giải đấu ấy thành ngày hội bóng đá trẻ, thành festival bóng đá để các em thỏa thích trình diễn năng khiếu bẩm sinh. Được vậy, các địa phương sẽ thoát khỏi áp lực thành tích, áp lực phải có huy chương mỗi khi cử đội bóng tham dự giải...
http://www3.tuoitre.com.vn/Thethao/ImageView.aspx?ThumbnailID=288581* Ông NGUYỄN HƯNG THÁI (trưởng đoàn bóng đá Nam Định):
Dù có đầy đủ các lớp năng khiếu từ 11 tuổi trở lên, nhưng từ trước tới nay chưa bao giờ chúng tôi cử các đội U-11 hay U-13 dự các giải toàn quốc bởi chúng tôi đào tạo trẻ theo hệ thống, căn cơ, bài bản và có tính chiến lược chứ không đào tạo để chạy theo thành tích. Chỉ đến khi 15 tuổi trở lên, các em mới được dự các giải toàn quốc.
Dưới 15 tuổi, tư duy chiến thuật chưa hình thành, chưa được chuẩn bị hành trang dự giải toàn diện, dễ bị chấn thương nặng, lại luôn đụng đầu với những đối thủ to cao hơn hẳn, do đó các em không chỉ thua về chuyên môn mà còn bị tổn thương tâm lý nghiêm trọng. Trong đó, đặc biệt là tâm lý sợ sệt trước các đối thủ to cao hơn mình.
Vừa rồi, Nam Định đoạt chức vô địch U-15 toàn quốc. Mừng thì có nhưng buồn cũng rất nhiều khi thấy có quá nhiều cầu thủ tuổi 15 mà cơ bắp phát triển, cứng cáp đến mức nhiều cầu thủ năng khiếu tuổi 17, 18 của Nam Định không thể sánh bằng. Ở tuổi 15, cầu thủ VN không thể có sự phát triển cơ bắp “hãi hùng” đến thế dù được dinh dưỡng tốt đến mấy. Điều đó cho thấy sự gian lận tuổi tác vẫn còn, nhưng khéo léo hơn rất nhiều…
S.H. lược ghi

phanphuong
27-09-2008, 02:40 PM
Sự chuyên nghiệp của học viện này sẽ là lực kéo cho các "lò" đào tạo bóng đá khác chăng!