PDA

View Full Version : Khi nhà báo dùng tiếng Việt


Gem
23-09-2008, 09:57 PM
dạo này rộ lại "phong trào" nhà báo viết sai ngữ nghĩa tiếng Việt, sau đây là vài bài ví dụ Gem thấy hay :

Chia xẻ một bài viết trên báo: "Tặc, tặc, tặc... nhà báo ơi !"
Không hiểu sao dạo này cánh nhà báo chúng ta lại "sính" dùng chữ tặc đến thế? Hễ nơi đâu có xảy ra những hiện tượng tiêu cực có tính chất đồng loạt thì cứ đem chữ tặc gán vô ! Do thấy chữ tặc xuất hiện quá nhiều trên mặt báo nên tôi thử... sưu tập các loại... tặc. Nay xin được mạo muội "công bố"...
Trước hết là cái tin Đủ loại tặc trên... báo nhà: "Mỗi độ hè về, du khách thập phương đổ về Sầm Sơn (Thanh Hóa) tắm biển... Có điều không hiểu sao nhiều "tặc" đến thế. Nào là "xích lô tặc", "ghế tặc", "ngựa tặc", "rác tặc"... Mùa hè này lại xuất hiện thêm "điện tặc" (Báo Thanh Niên, trang 14 ngày 16/5/2005). Đọc đoạn tin này chúng ta có thể hiểu được: giới đạp xe xích lô, cánh cho thuê ghế, thuê ngựa... chèo kéo, làm tình làm tội dẫn đến... làm tiền du khách, còn "rác tặc", "điện tặc" thì... phải đọc kỹ mới hiểu ! Vậy thì ta cùng đi từ "tặc... dễ hiểu" đến "tặc... khó hiểu" nhé!
Nạn rải đinh cho xe mô tô cán ("Đinh tặc" - Báo Thời Trang Trẻ, trang 46 ngày 25/8/2004). Nạn đốt rừng và phá rừng: Rừng Thái Nguyên - cuộc chiến với hỏa tặc và lâm tặc (Báo Nhân Dân hằng tháng số 88/8-2004). Nạn phá hoại trên mạng Internet: bài Brazil, "thủ đô tin tặc" của thế giới (Báo Người Lao Động ngày 16/9/2004). Nạn đào đãi vàng, khoáng sản trái phép, vô tổ chức: tin Quảng Nam: tập kích "vàng tặc"... (Báo Tuổi Trẻ ngày 13/9/2004). Nạn phá hoại cây cối, hoa màu: bài Một nông dân điêu đứng vì 6 lần bị "nông tặc" (Báo Pháp Luật ngày 29/9/2004). Bài La Le - "khoáng tặc" lộng hành (Báo Tiền Phong ngày 23/8/2004), bài Bao giờ "khoáng tặc" hết hoành hành? (Báo Tuổi Trẻ chủ nhật ngày 12/9/2004), bài Chính quyền xã Trà Thanh có tiếp tay cho "vàng tặc"? (Báo Tiền Phong 15/9/2004), bài TP Hồ Chí Minh: "kiểng tặc" lộng hành ở vùng ven (Báo Pháp Luật TP.HCM ngày 22/10/2004), bài Vào vùng "thiếc tặc" lộng hành (ngày 3/6/2005),...
Đó là những chữ tặc tương đối dễ hiểu, còn rất nhiều những tặc "hiểu chết liền": Lũ mèo hoang phá phách (tin Mèo "tặc" - Báo Lao Động ngày 26/8/2004). Bọn trộm sử dụng ghe, tàu ra giữa biển bắt trói hành hung những người nuôi nghêu và cào luôn các "vật nuôi" của họ ("Nghêu tặc" lộng hành - Báo Người Lao Động ngày 1/9/2004). Chỉ trong một số Báo Pháp Luật TP.HCM ra ngày 18/8/2004 có đến 2 loại "tặc" đó là "tiêu tặc" và "béc tặc" khó hiểu: hóa ra ai đó đã "sát thủ" hết hơn 100 nọc tiêu của một bà lão nông dân tội nghiệp ở Long Khánh (Đồng Nai) vậy là có cái tin ngắn “tiêu tặc", nhưng vẫn chưa "siêu" bằng kiểu gọi "béc tặc": dân trồng rau ở Đà Lạt luôn bị mất trộm cái van tưới bằng kim loại gắn ở đầu các ống dẫn nước để có thể tưới xoay chiều tự động - gọi là cái "béc" (bài Đà Lạt: "Béc tặc" quấy nhiễu các vườn rau, trong bài còn hai lần dùng từ "nông tặc"). Ở Bến Lức (Long An) gần đây có những kẻ "bệnh hoạn" khoái kè theo chị em phụ nữ rồi bất ngờ phóng kim tiêm vào... vòng số 3 của họ rồi bỏ chạy. Đó là bài "Mông tặc" tái xuất giang hồ ở Long An (Báo Người Lao Động ngày 25/5/2005), bài Long An: nạn "mông... tặc" lại hoành hành (Báo An Ninh Thế Giới ngày 1/6/2005). Trên Báo Pháp Luật TP.HCM có đăng bài Bạc Liêu: 22 "dê tặc" bị bắt ! - đọc tựa đề, rất dễ hiểu nhầm là cả một "trung đội" này rủ nhau đi "khám điền thổ" và bị tó. Nhưng không phải: "dê tặc” cứ rảo quanh xóm dò la, thấy được là... dắt dê đi dù giữa ban ngày. Chỉ trong 2 tháng chúng đã trộm khoảng 300 con dê".
"Tặc" - từ Hán - Việt, có nghĩa: làm loạn, phản - cướp bóc - làm hủy hoại, hư hỏng..., nên chỉ có thể ghép với một từ Hán-Việt khác: nghịch tặc, phản tặc, hải tặc, không tặc, lâm tặc, khoáng tặc... Còn nếu ghép chữ "tặc" với những từ "thuần Việt" như: vàng, đinh, kiểng, tiêu, dê, mèo... thì e rằng chúng ta đang đơn giản hóa tiếng mẹ đẻ. Dẫu sao, quyền thẩm định thuộc về những nhà ngôn ngữ học. Còn đây, chỉ là "Lời quê chắp nhặt dông dài. Nhân ngày nhà báo... tấu hài cho vui" !
Hà Đình Nguyên (báo Thanh Niên)




“Đổ trộm” hay lén đổ (vụ Hyundai Vinashin lén đổ chất thải nix và bị phát hiện) ? Trộm khác với lén. “Trộm” là lấy đi của ai vật gì đó mà không để chủ nhân của vật đó biết. Còn “lén” là làm điều gì đó mà không để cho ai biết, làm lén lút. Ở đây Hyundai Vinashin không lấy đi vật gì cả, nên không thể nói là “trộm”, mà lén lút đổ thứ chất thải nguy hại cho môi trường mà không để cho ai biết. Vậy mà từ chỗ một tờ báo đầu tiên dùng từ “đổ trộm” (có lẽ tòa soạn quá vội vì đến giờ đưa đi in nên không kịp nghĩ ra từ chính xác chăng ?), tất cả các báo lẫn một số quan chức phát biểu sau đó cũng đều dùng chữ “đổ trộm”.

“Tỷ giá Việt Nam đồng/đô la Mỹ hôm qua là…”. Quái lạ! Tại sao đồng tiền Việt Nam lại viết đảo thứ tự (Việt Nam đồng) như trong ngữ pháp tiếng Anh, còn đô la Mỹ thì lại viết đúng theo ngữ pháp tiếng Việt? Quái lạ nữa là hai cái đi liền nhau mà người ta chẳng thắc mắc. Cả trên tivi cũng thường xuyên nói theo cách đó. Thật tội nghiệp tiếng Việt, người ta muốn nói, muốn viết thế nào thì nói, viết, bất chấp quy tắc ngữ pháp. Tại sao không thể nói “đồng Việt Nam” một cách bình thường (và đúng ngữ pháp) ? Hay nói đảo ngược như thế mới sang, mới chứng tỏ mình biết tiếng Anh hoặc biết đọc thống kê tài chính? Bởi kiểu viết “VND” (từ đó, viết hoặc đọc là “Việt Nam đồng”) để chỉ đồng tiền Việt Nam thường chỉ dùng trong thống kê, trong các bản thông tin tài chính vì mục đích ngắn gọn và để thống nhất với cách viết tên các loại đồng tiền khác theo tiếng Anh (USD, CAD, AUD, SGD…). Nhưng viết trong bài báo và đọc trên tivi như thế liệu có ổn ?

“Tối ưu…nhất”, “”giảm... tối đa”. Lại thêm những lỗi sơ đẳng thuộc về logic, rất thường gặp trong bản thảo phóng viên. “Tối” đương nhiên là nhất, vậy tại sao còn phải thêm “nhất” ? Chẳng lẽ có nhiều cái tối ưu nên có cái “tối ưu nhất” ? Nếu có nhiều cái tối ưu thì làm gì còn cái tối ưu theo nghĩa có ưu điểm nhất ? Và nói “giảm tối đa” là nói điều mâu thuẫn, bởi “giảm” làm sao có thể đi với “tối đa” ? Tất nhiên người đọc hiểu được ý người viết nhưng viết, nói như vậy là hoàn toàn mâu thuẫn, bởi hai khái niệm “giảm” và “tối đa” là đối nghịch. Nói đúng phải là “giảm đến mức tối thiểu”, “giảm đến mức thấp nhất” - dù có phải dài dòng một tí.

Một lỗi khác rất thường bắt gặp trên báo chí là một mặt ưa viết tắt vô tội vạ, có khi viết tắt từ đầu đến cuối bài một từ mà không một lần mở ngoặc đơn viết đấy đủ từ đó để người đọc không phải mất thì giờ bóp đầu bóp trán phỏng đoán từ đó là gì; mặt khác lại viết rất thừa những cụm từ lẽ ra có thể viết, nói rất gọn mà người đọc, người nghe còn dễ hiểu hơn, kiểu như: “thực hiện cắt giảm”, “thực hiện chống lãng phí”, “điều chỉnh tăng”, “điều chỉnh giảm”, “phối hợp tác” (trong phát biểu của thứ trưởng ngoại giao Hồ Xuân Sơn về nghi án PCI hối lộ một quan chức Việt Nam”,v.v…Những từ “thực hiện”, “điều chỉnh”, “phối” trong các cụm từ trên là thừa và chỉ khiến người đọc phải tốn thêm thời gian để đi đến thông tin chính. Hoặc đã nói “công bố”, liệu có cần phải thêm “công khai” ? Bởi “công bố” đã bao hàm nghĩa “công khai”, là thông báo cho công chúng, cho mọi người được biết. Có “công bố” nào lại bí mật, để phải thêm từ “công khai” vào sau từ “công bố” ? Vậy mà nhiều phóng viên cứ viết “công bố công khai”. Thậm chí cả trong một số văn bản của cơ quan công quyền cũng phạm lỗi này.

Nếu “bắt lỗi” ngữ pháp tiếng Việt trên báo chí thì có thể nói, đếm không hết, như câu sau trên một tờ báo ra ngày 21-6 vừa qua : “Câu chuyện của cậu học trò bỏ quê vào Sài Gòn kiếm tiền học phí đã được Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải cảm động, ông dừng lại khá lâu bên Duy...” Thật buồn. Trường học (kể cả đại học) của chúng ta đào tạo ra những người cầm bút viết tiếng mẹ đẻ như thế sao ?

Đó chỉ là ít dẫn chứng về những cái sai thường gặp trong việc sử dụng tiếng Việt của không ít phóng viên, trên không ít tờ báo. Lâu dần không sửa, sẽ chẳng khác nào tiếp tay phá hoại tiếng Việt.

Một dạng phá hoại tiếng Việt thô bạo khác là mang những từ lóng của một giới nào đó hoặc mang ngôn ngữ nói sống sượng vào sử dụng thoải mái trong báo chí. Những “khủng”, những”đỉnh”, những “cháy”… cứ vô tư đi vào trong văn báo chí ngày càng nhiều, thậm chí đôi khi với vẻ khoái trá của người viết, như một thứ mốt thời thượng.

Không thể nào không lo lắng tự đặt câu hỏi: rồi ngày mai tiếng Việt sẽ ra sao ? Báo chí (kể cả phát thanh, truyền hình) vốn có ảnh hưởng lớn đối với công chúng phải chăng đang tiếp tay phá hoại tiếng Việt thay vì bảo vệ tiếng Việt? Và các tòa soạn báo phải chăng đã đến lúc gióng lên tiếng chuông báo động để bảo vệ sự trong sáng và nhuần nhị của tiếng Việt khỏi sự xâm lấn của những thứ kệch cỡm, lố bịch ?

Ngôn ngữ, cũng như chính cuộc sống, luôn luôn phát triển, luôn luôn tự bổ sung, nhưng không phải một cách vô tội vạ, vô nguyên tắc.

Đoàn Khắc Xuyên (SaiGon Time Online)

TheDeath
24-09-2008, 07:58 AM
Cái này thì bàn cho đến bao giờ! ví dụ người Việt mình viết địa chỉ: "số 7 đường Lê Thị Hồng Gấm, Quận 1, TP.HCM". Suy cho tận cùng cái logic thì đây là cách viết dở hơi nhất trên thế giới, lẽ ra phải viết "TP.HCM, Quận 1, đường Lê Thị Hồng Gấm, số 7" thì hay biết bao nhiêu? Nghĩa là người nghe sẽ giới hạn không gian theo thứ tự của người nói, nói đến TP.HCM là người nghe đã đưa suy nghĩ địa chỉ đến một khu vực giới hạn trong Việt Nam đó là TP.HCM, sau đó là giới hạn địa lý đến Quận 1 rồi lại đến con đường trong quận 1 và cuối cùng là địa chỉ... Nếu viết và nói theo kiểu này sẽ thuận tiện biết bao nhiêu, nói theo kiểu chúng ta hiện tại mới chính là cách nói ngược làm cho người nghe nghe hết câu mới suy nghĩ ngược lại đầu câu! Cuộc đời là thế, có khi chúng ta nghĩ rằng cách dùng của chúng ta ưu việt, suy nghĩ của chúng ta là chính xác, nhưng cái gì là chính xác, cái gì là công bằng, cái gì là logic... thì thật là... thật là... chậc chậc!

Gem
24-09-2008, 08:17 AM
ngay từ lớp mẫu giáo và tiểu học thì đã ghi thời gian từ thứ - ngày - tháng - năm rồi, khi ta mới sinh ra cũng đã đặt cái họ trước rồi, khi ghi địa chỉ cũng ghi số nhà đầu tiên rồi, đó là văn hóa VN không thay đỗi được, nhưng nhiều nhà báo cứ sao chép nhau mãi những cái lỗi lầm tưởng như là bình thường trên nhất là vụ chữ " tặc" thì Gem thấy càng trở nên lố bịch .

Làm phóng viên bây giờ cũng khó nhỉ .

myhanh
24-09-2008, 08:25 AM
Hehe "chia xẻ" phải là "chia sẻ" Gem ui!

Gem
24-09-2008, 08:37 AM
@myhanh : chữ tô màu xanh Gem quote lại đấy chứ, nhưng giữa 2 chữ " xẻ" và "sẻ" cũng lắm rắc rối.

anh chị xem thêm ở đây :

http://www.ngoisaoblog.com/m.php?u=tranhanam&p=22150

TheDeath
24-09-2008, 08:47 AM
"Việt Nam đồng" hay "đồng Việt Nam" theo ý của TD là tương đương nhau! Ghép chữ tặc và "nghêu" "đinh" cũng không phải là dở, vì xã hội luôn luôn phát triển và cần phải có những từ mới xuất hiện, nếu không dùng chữ "nghêu tặc" thì ta sẽ có một chuỗi các ký tự dài luộm thuộm, dở hơi! Nước Anh thường cập nhật từ điển của họ liên tục cho phù hợp với cuộc sống vì cuộc sống tạo ra ngôn ngữ chứ không phải là "từ điển" tạo ra ngôn ngữ...

Câu "cẩn tắc vô áy náy" là một câu sai (đúng là "cẩn tắc vô ưu") nhưng dùng quen rồi, truyền tải được ý nghĩa, và tâm ý của người nói thì xem như đấy là đúng! Người Việt mình có thói quen cái gì chữ Hán đều chính xác và xem như đấy là cái gốc và không thể thay đổi được! Thay đổi thử coi xem có sao không? Nếu đã thay đổi mà ai cũng hiểu thì việc gì phải thay đổi lại một lần nữa?

nhk
24-09-2008, 08:50 AM
Cái này thì bàn cho đến bao giờ! ví dụ người Việt mình viết địa chỉ: "số 7 đường Lê Thị Hồng Gấm, Quận 1, TP.HCM". Suy cho tận cùng cái logic thì đây là cách viết dở hơi nhất trên thế giới, lẽ ra phải viết "TP.HCM, Quận 1, đường Lê Thị Hồng Gấm, số 7" thì hay biết bao nhiêu? Nghĩa là người nghe sẽ giới hạn không gian theo thứ tự của người nói, nói đến TP.HCM là người nghe đã đưa suy nghĩ địa chỉ đến một khu vực giới hạn trong Việt Nam đó là TP.HCM, sau đó là giới hạn địa lý đến Quận 1 rồi lại đến con đường trong quận 1 và cuối cùng là địa chỉ... Nếu viết và nói theo kiểu này sẽ thuận tiện biết bao nhiêu, nói theo kiểu chúng ta hiện tại mới chính là cách nói ngược làm cho người nghe nghe hết câu mới suy nghĩ ngược lại đầu câu! Cuộc đời là thế, có khi chúng ta nghĩ rằng cách dùng của chúng ta ưu việt, suy nghĩ của chúng ta là chính xác, nhưng cái gì là chính xác, cái gì là công bằng, cái gì là logic... thì thật là... thật là... chậc chậc!

Bác TD nghĩ vậy cũng hay. Văn nói thì cách trình bày địa chỉ của TD thiệt là tiện để người nghe dễ hiểu. Và đúng là ở nước ngoài gởi thơ về VN thì kiểu viết của bác TD tiện lợi cho người phân lựa thư ở nước sở tại nếu kiểu viết " Việt Nam, TP Ho chi minh, Quận 1, đường Lê Thị Hồng Gấm, số 7). Và kiểu viết này tiện ở VN cho nơi phân phát thư về tỉnh và thành phố nào.
Nhưng người phát thư thì hơi bị phiền vì phải đọc theo kiểu đọc chữ Tàu từ phải sang trái hay là phải đọc trọn từ đầu tới đuôi để lôi ra "số 7, đường Lê Thị Hồng Gấm".

myhanh
24-09-2008, 08:55 AM
@myhanh : chữ tô màu xanh Gem quote lại đấy chứ, nhưng giữa 2 chữ " xẻ" và "sẻ" cũng lắm rắc rối.

anh chị xem thêm ở đây :

http://www.ngoisaoblog.com/m.php?u=tranhanam&p=22150
Cái blog chỉ là ý kiến cá nhân. Theo MH "xẻ" khi tân ngữ phía sau ko còn nguyên vẹn, "sẻ" khi tân ngữ đi sau vẫn nguyên vẹn (dùng chung). Ví dụ: Chia sẻ niềm vui => có nghĩa là vui chung, sau khi chia sẻ niềm vui đâu có mất mà còn tăng lên ấy chứ.

phanphuong
24-09-2008, 08:59 AM
Sự kém cỏi về ngôn ngữ của một số ít nhà báo là một phần, ngoài ra còn có vài nguyên nhân "khách quan" nữa.
Ví dụ:
- Cảnh sát giao thông ăn hối lộ: "Mãi Lộ"

Gem
24-09-2008, 09:03 AM
hình như chúng ta đang hiểu nhầm giữa : suy nghĩ - nói và viết, không phải lúc nào mình nghĩ thì có thể viết đúng theo ý nghĩ và ngược lại. Theo suy nghĩ thì ai cũng biết rằng ghi địa chỉ như bác TheDeath sẽ giới hạn nhiều, nhưng không ai ghi như vậy cả, kể cả địa chỉ nước ngoài ( đôi lúc có ghi tên nước trước ).

Giả sử địa chỉ như bác Thedeath được chấp nhận thì Gem nghĩ lại thêm rắc rối ở chỗ cách áp dụng nó. Ví dụ nhưng bảng tên công ty tại TPHCM thì sẽ ghi đúng số nhà - tên đường ...., nhưng khi gửi thư sẽ ghi theo cách bác TheDeath.

myhanh
24-09-2008, 09:03 AM
Cái này thì bàn cho đến bao giờ! ví dụ người Việt mình viết địa chỉ: "số 7 đường Lê Thị Hồng Gấm, Quận 1, TP.HCM". Suy cho tận cùng cái logic thì đây là cách viết dở hơi nhất trên thế giới, lẽ ra phải viết "TP.HCM, Quận 1, đường Lê Thị Hồng Gấm, số 7" thì hay biết bao nhiêu? Nghĩa là người nghe sẽ giới hạn không gian theo thứ tự của người nói, nói đến TP.HCM là người nghe đã đưa suy nghĩ địa chỉ đến một khu vực giới hạn trong Việt Nam đó là TP.HCM, sau đó là giới hạn địa lý đến Quận 1 rồi lại đến con đường trong quận 1 và cuối cùng là địa chỉ... Nếu viết và nói theo kiểu này sẽ thuận tiện biết bao nhiêu, nói theo kiểu chúng ta hiện tại mới chính là cách nói ngược làm cho người nghe nghe hết câu mới suy nghĩ ngược lại đầu câu! Cuộc đời là thế, có khi chúng ta nghĩ rằng cách dùng của chúng ta ưu việt, suy nghĩ của chúng ta là chính xác, nhưng cái gì là chính xác, cái gì là công bằng, cái gì là logic... thì thật là... thật là... chậc chậc!
Viết thì viết vậy sao bác ko đọc ngược lại!
Suy nghĩ chi cho rắc rối. Cách viết hiện nay có lợi khi địa chỉ không đầy đủ. Ví dụ số 7, Lê Thị Hồng Gấm. Phần phía sau không có là mặc định còn cách viết theo Hán Ngữ thì sẽ khó hiểu.

myhanh
24-09-2008, 09:05 AM
Sự kém cỏi về ngôn ngữ của một số ít nhà báo là một phần, ngoài ra còn có vài nguyên nhân "khách quan" nữa.
Ví dụ:
- Cảnh sát giao thông ăn hối lộ: "Mãi Lộ"
Cái ni thì họ dùng quá đỉnh mà bác!

TheDeath
24-09-2008, 09:11 AM
“Đổ trộm” hay lén đổ (vụ Hyundai Vinashin lén đổ chất thải nix và bị phát hiện) ? Trộm khác với lén. “Trộm” là lấy đi của ai vật gì đó mà không để chủ nhân của vật đó biết. Còn “lén” là làm điều gì đó mà không để cho ai biết, làm lén lút. Ở đây Hyundai Vinashin không lấy đi vật gì cả, nên không thể nói là “trộm”, mà lén lút đổ thứ chất thải nguy hại cho môi trường mà không để cho ai biết. Vậy mà từ chỗ một tờ báo đầu tiên dùng từ “đổ trộm” (có lẽ tòa soạn quá vội vì đến giờ đưa đi in nên không kịp nghĩ ra từ chính xác chăng ?), tất cả các báo lẫn một số quan chức phát biểu sau đó cũng đều dùng chữ “đổ trộm”.
Đoàn Khắc Xuyên (SaiGon Time Online)

Ịt cụ cái thằng Đoàn Khắc Xuyên này! TD vừa tra từ điển tiếng Việt đây:

<table cellpadding="0" cellspacing="0" width="100%"><tbody><tr><td valign="top"><table cellpadding="0" cellspacing="0" width="100%"><tbody><tr><td class="resultContent">
I. đgt. 1. Lấy của người khác một cách lén lút, nhân lúc không ai để ý: lấy trộm đồ đạc hái trộm quả. 2. Làm việc gì lén lút, thầm vụng: đọc trộm thư nhìn trộm nghe trộm điện thoại. II. dt. Kẻ trộm: bắt được trộm. </td> </tr> </tbody></table></td> <td nowrap="nowrap" valign="top"><!-- -->
</td> </tr> </tbody></table> Thằng nhà báo này đúng là sửa lưng người khác mà không biết mình đang gù!

phanphuong
24-09-2008, 09:37 AM
Cái ni thì họ dùng quá đỉnh mà bác!

PP thì thấy cách gọi đó không chính xác và có phần méo mó.
1- Mãi lộ để gọi bọn trộm cướp, côn đồ- ở đây lại là cảnh sát giao thông, những người thực thi pháp luật, bảo vệ công lý, bảo vệ nhân dân.
2- Mãi lộ để chỉ hành động nộp một khoản tiền nào đó (không nhiều lắm), giống như một thứ "thuê" của bọn giang hồ --> không thấy rõ bản chất ăn hối lộ của cảnh sát giao thông.

Gem
17-10-2008, 08:15 AM
các bác bên báo dân trí chắc chưa đọc bài nên nên hôm nay dùng tiếp" Bắt nhóm “vàng tặc” có súng. "

http://dantri.com.vn/Sukien/Bat-nhom-vang-tac-co-sung/2008/10/255706.vip

Không biết các báo có đói thông tin hay không mà chuyện các phễu chứa bê tông từ tầng 8 đổ xuống chiếc xe SH cũng đăng rùng ben đưa lên chuyên mục hot, ngay cả Thanh Niên, NLD, Tuổi Trẻ, vnexpress, nhà báo rãnh quá ha .