PDA

View Full Version : Hỏi & Đáp - Chứng Khoán


Gem
10-11-2007, 01:48 AM
Trên các bản tin thời sự trong ngày hoặc trên các mặt báo có uy tín hay trên các web thời sự thì những thông tin về THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. Vậy thị trường chứng khoan là kí jì? Đó có phải là một trò chơi dễ ăn không? Khái niêm về thị trường chứng khoán là như thế nào? Tui xin phép cung cấp một số thông tin nho nhỏ về vấn đề thời sự nóng hổi này.

Thực ra chúng ta co thể nói Thị trường chứng khoán chính là một sân chơi của trò chơi đầy ma lực:Chơi Cổ Phiếu

Đầu tiên khi muốn nhập môn cổ phiếu thì chúng ta phải biết giá cổ phiếu phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố cung-cầu(Tức là được quyết định bởi số lượng người muốn bán và người muốn mua)
VD:Bảng giao dịch cổ phiếu của một công ty cao su A tại thời điểm 14h, 14', ngày 9 tháng 11 năm 2006...(Gía cổ phiếu thay đổi chóng mặt và được tinh từng giây từng phút các bạn ạ)cho biết số lượng cổ phiếu bán ra, giá cổ phiếu và lượng cổ phiếu mua vào.
Gỉa sử vào lúc đó cổ phiếu giá 53 đồng đang được mua vào nhiều nhất(Tức là cột số người bán sẽ thay đổi chứ không phải dựa vào sự định mức của các cột trên đâu. Nếu cổ phiếu nào được mua nhiều nhất thì cột người bán hay la số cổ phiếu sẽ giảm). Nếu cổ phiếu 53 đồng tiếp tục được mua vào thì cột bán 53 đồng sẽ mất đi và xuất hiện cột mua 53 đồng.
Nói tóm lại giá cổ phiếu sẽ tăng khi số người cần mua nhiều hơn số người muốn bán, và ngược lại nó sẽ giảm giá khi số người bán ra nhiều hơn số người đăng kí mua.

Tiếp theo tui sẽ nói về PBR và PER-hai khái niệm phổ biến trong giao dịch chứng khoán
Gỉa sử công ry thương mại Sakura chuẩn bị phát hành 10.000 cổ phiếu, giá của một cổ phiếu được công ty ấn định là 50 đồng. Vậy thì giá trị thời điểm hiện tại của công ty là 50 đồng x 10.000 phiếu = 500.000 đồng
Từ đó ta có công thức: Gía một cổ phiếu x số cổ phiếu phát hành = Gía trị hiện tại
Gỉa sử số tài sản thật của công ty Sakura là 250.000 đồng. Nếu ta đặt một tỉ số:Lấy giá trị hiện tại chia chô số tài sản thật cua Sakura(500.000:250.000=2)ta được một giá trị bằng hai. 2 đó chính là số PBR . Nói chung chỉ số PBR càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ công ty phát hành cổ phiếu đó đang làm ăn có lãi, tạo được uy tín trên thương trường... Cổ phiếu nào có chỉ số PBR thấp hơn 1 thì không nên mua vì nó đang bị mất giá... "ôm" vào có thể sạt ngiệp như chơi!

Còn PER là số jì nhỉ? Đó là chỉ số cho biết trong một năm mỗi cổ phiếu của công ty sẽ tăng lên gấp bao nhiêu lần! Chẳng hạn như công ty Sakura luc nãy đã nói tới, mỗi năm lãi 50.000 đồng(doanh thu sau khi trừ kinh phí và thuế). Lấy số tiền lãi chia cho số 10.000 cổ phiếu đã phát hành(50.000:10.000=5(đồng)) ta được 5 đồng. Vậy năm đồng đó là lãi của mỗi cổ phiếu Sakura trong một năm. Tiếp đó, lấy gia mỗi cổ phiếu (50 đồng)đe chia cho 5 đồng tiền lãi ta được con số 10. Số 10 chính là chỉ số PER được nói đến. Khác voi PBR chỉ số PER càng nhỏ càng tốt(con số PBR lí tưởng là trên dưới 20 ..)

Ngoài cơ sở cung-cầu, chỉ số PER và PBR để xem tình phát triển của công ty phát hành cổ phiếu thì điều cuối cùng là phải tìm hiểu xem trong tương lai công ty đó có phát triển hay ko và phát triển đến đâu rồi mới quyết định được giá cổ phiếu và ý định đầu tư cho một cổ phiếu nào đó trong tương lai.

Còn một khái niệm cần chú ý nữa là Cổ tức. Theo định nghĩa cổ tức là số tiền lãi của cổ phiếu. Chỉ cần chúng ta mua cổ phiếu vào trước thời điểm kết toán của công ty thi chúng ta sẽ có cổ tức. Tùy theo mỗi công ty, có công ty trả cổ tức hơn 2% giá trị cổ phiếu cơ( trong khi nếu gửi theo ngân hàng thì mỗi năm cùng lắm cũng chỉ lên đến 0.001% thôi)Như vậy chỉ cần bỏ tiền mua cổ phiếu là có ngay lợi tức gấp mấy nghìn lần gửi ngân hàng, tội gi không tham gia

opera blog (http://my.opera.com/missjinvn/blog/co-be-mua-dong)

Gem
10-11-2007, 01:59 AM
các file tiếp theo :

Gem
10-11-2007, 02:00 AM
các file tiếp theo:

Gem
10-11-2007, 02:03 AM
file tiếp theo :

Gem
11-04-2008, 12:55 AM
xem filr dính kèm bằng powerpoint .
Nguyễn Thị Việt Hà
Phó Trưởng Phòng TTGDCK TPHCM

Gem
11-04-2008, 12:59 AM
Nguồn: CD giới thiệu về chứng khoán


1. Các hệ số tài chính
2. Các hệ số tài chính. Nội dung quan trọng trong phân tích đầu tư CK
3. Các "trường phái" chính trong phân tích chứng khoán
4. Chuyển nhượng chứng khoán
5. Chuyển nhượng cổ phần và thị trường chứng khoán
6. Cầm cố chứng khoán
7. Cổ phiếu - Kiến thức cơ bản
8. Giao dịch từ 25% trở lên số cổ phiếu cố quyền biểu quyết
9. Hướng dẫn giao dịch thoả thuận trên TTCK
10. Khi nào cổ phiếu, trái phiếu chính thức bị huỷ bỏ niêm yết?
11. Lợi tức cổ phiếu
12. Một số chỉ số đánh giá tiêu chí và cơ hội đầu tư
13. Một số khái niệm tài chính
14. Một số phương pháp tính giá trị thực của cổ phiếu niêm yết
15. Nghiệp vụ tách, gộp cổ phiếu
16. Những yếu tố không thực trong "giá trị thực" của cổ phiếu
17. Phân tích - dự báo giá cổ phiếu
18. Sử dụng biểu đồ để dự báo giá cổ phiếu
19. Quyền mua cổ phiếu được thực hiện như thế nào?
20. Quyền của nhà đầu tư
21. Quy trình đặt một lệnh của nhà đầu tư
22. Tiêu chuẩn mitcel trong đánh giá và phân tích
23. Tìm hiểu chỉ số P/E

(cont ..)

Gem
11-09-2008, 06:21 PM
Hi vọng các anh chị có những câu hỏi về chứng khoán , nhờ bác The Death trả lời cặn kẽ các câu hỏi để CLB Chứng Khoán đông vui nhé .



----------------------------------------------------------
Cổ phiếu là gì ?
• Khi một công ty gọi vốn, số vốn cần gọi đó được chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần. Người mua cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu và chỉ có công ty cổ phần mới phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với một công ty cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu.
• Thông thường hiện nay các công ty cổ phần thường phát hành 02 dạng cổ phiếu: Cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Như vậy, sự khác biệt của 02 lọai cổ phiếu cơ bản này là gì?
• Các cổ đông sở hữu cổ phiếu thông thường có quyền hạn và trách nhiệm đối với công ty như: Được chia cổ tức theo kết quả kinh doanh; Được quyền bầu cử, ứng cử vào bộ máy quản trị và kiểm sóat công ty; Và phải chịu trách nhiệm về sự thua lỗ hoặc phá sản tương ứng với phần vốn góp của mình.
• Các cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi cũng là hình thức đầu tư vốn cổ phần như cổ phiếu thông thường nhưng quyền hạn và trách nhiệm hạn chế như: lợi tức cố định; không có quyền bầu cử, ứng cử..v.v.
Công ty cổ phần là gì?
• Đó là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế. Các nhà đầu tư trở thành những cổ đông chính thức của công ty khi thực hiện mua các cổ phần do công ty phát hành. Cổ đông được quyền tham gia quản lý, kiểm soát, điều hành công ty thông qua việc bầu cử và ứng cử vào các vị trí trong Ban Quản Lý, Ban Kiểm Soát và Ban Điều Hành. Ngoài ra, cổ đông còn được quyền hưởng các khoản lợi nhuận do công ty tạo ra cũng như chịu lỗ tương ứng với mức độ góp vốn.
• Ưu điểm của loại hình công ty cổ phần là Nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với tỷ lệ góp vốn trong công ty; Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh dễ dàng từ việc huy động vốn cổ phần; Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác dễ dàng thông qua hình thức chuyển nhượng, mua bán cổ phần; Công tác quản lý hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu.
Bên cạnh những ưu điểm, loại hình công ty này cũng có những nhược điểm cơ bản, cụ thể là: Mức thuế tương đối cao vì ngoài thuế, công ty phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo qui định của nhà nước; Chi phí thành lập công ty khá tốn kém; Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chánh bị hạn chế do phải công khai và báo cáo với các cổ đông của công ty; Khả năng thay đổi phạm vi kinh doanh kém linh hoạt do phải tuân thủ theo những qui định trong Bản Điều Lệ của công ty. Tuy nhiên, với môi trường kinh doanh hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam, những nhược điểm trên hoàn toàn có khả năng khắc phục, hạn chế tối đa và đồng thời phát huy được những ưu điểm của loại hình này.
Tại sao công ty lại phát hành cổ phiếu ?
• Công ty huy động vốn khi thành lập hoặc để mở rộng kinh doanh bằng hình thức phát hành cổ phiếu thì nguồn vốn huy động đó không cấu thành một khoản nợ mà công ty phải có trách nhiệm hoàn trả cũng như áp lực về khả năng cân đối thanh khoản của công ty sẽ giảm rất nhiều, trong khi sử dụng các phương thức khác như phát hành trái phiếu công ty, vay nợ từ các tổ chức tín dụng ...thì hoàn toàn ngược lại. Tuy nhiên, mỗi phương thức huy động đều có những ưu nhược điểm riêng và nhà quản lý công ty phải cân nhắc, lựa chọn tùy từng thời điểm và dựa trên những đặc thù cũng như chiến lược kinh doanh của công ty để quyết định phương thức áp dụng thích hợp.
Tại sao các nhà đầu tư chấp nhận trả một khoản tiền nhất định để nhận lại một mảnh giấy nhỏ được gọi là giấy chứng nhận cổ phần? và họ trông đợi gì khi mua cổ phiếu của một công ty phát hành hoặc từ những nhà đầu tư khác ?
• Theo định nghĩa cơ bản, giấy chứng nhận cổ phần là một dạng chứng thư có giá được xác định thông qua việc chuyển dịch, mua bán chúng trên thị trường chứng khoán giữa các chủ thể đầu tư và được pháp luật bảo vệ. Mặt khác, người mua cổ phiếu nghĩ rằng đồng vốn họ đầu tư được các nhà quản lý công ty sử dụng có hiệu quả, tạo ra nhiều lợi nhuận hoặc đánh giá hoạt động cũng như tiềm năng phát triển, sinh lợi của công ty dự định đầu tư là cao, và đương nhiên họ sẽ được hưởng một phần từ những thành quả đó thông qua việc thanh toán cổ tức cho các cổ đông, đồng thời giá trị cổ phần sở hữu cũng sẽ gia tăng trên cơ sở thực tại và triển vọng phát triển của công ty mình đã chọn. Thông thường, khả năng sinh lợi, thu hồi vốn đầu tư cổ phiếu tỷ lệ thuận với giá cả giao dịch cổ phiếu trên thị trường.

Gem
11-09-2008, 06:22 PM
Kiến thức cơ bản về quyền mua cổ phiếu

Quyền mua cổ phiếu (CP) cho phép người nắm giữ có quyền (nhưng không phải là nghĩa vụ) được mua một số lượng CP xác định trước với một giá đã xác định trước và thấp hơn giá hiện hành của CP đó trên thị trường.
Quyền mua được dành cho các cổ đông của tổ chức phát hành muốn phát hành bổ sung CP. Thông thường, cứ ứng với một CP đang nắm giữ, cổ đông sẽ có được một quyền mua tương ứng. Quyền mua có giá trị tách biệt và có thể được giao dịch trên thị trường thứ cấp trong khoảng thời gian trước khi quyền mua được thực hiện. Chỉ những người đang nắm quyền mua mới mua được CP phát hành bổ sung với giá thấp hơn giá thị trường, những người không giữ quyền mua thì hoặc không thể mua được CP đó hoặc phải mua CP đó với giá hiện hành trên thị trường. Quyền mua mà công ty đưa ra cho các cổ đông là đặc quyền ngắn hạn (thông thường từ 30 - 45 ngày) và chỉ được dành cho mỗi CP thường mà cổ đông sở hữu.
Quyền mua CP được giao dịch trên thị trường trong thời hạn hiệu lực của CP đó và những cổ đông không có ý định thực hiện quyền mua có thể tách quyền mua để bán riêng. Số quyền mua cần có để mua 1 CP mới sẽ được căn cứ vào số lượng CP hiện hành và số lượng CP mới được chào bán. Ví dụ, Công ty A có 5 triệu CP đang lưu hành và muốn phát hành thêm 1 triệu CP nữa, khi đó mỗi một CP hiện hữu sẽ được trao 1 quyền, như vậy sẽ có 5 triệu quyền mua được phát hành. Những quyền này chỉ mang đến cho cổ đông 1 triệu CP mới, vì vậy 5 triệu quyền chia cho 1 triệu CP mới, nghĩa là cứ có 5 quyền mua sẽ được mua 1 CP mới.
Thực hiện quyền mua như thế nào?
Khi nhận được thông báo phân phối quyền mua và chứng nhận quyền mua từ tổ chức phát hành, các cổ đông nhận quyền mua có thể theo một trong 3 cách:
1. Thực hiện quyền mua: Điền vào mẫu đăng ký mua CP mới và gửi kèm chứng nhận quyền mua cùng với tiền mua CP đến đại lý bảo lãnh phát hành CP mới (trường hợp tổ chức phát hành có đại lý bảo lãnh phát hành CP). Như vậy, cổ đông có thể duy trì được tỷ lệ lợi ích trong công ty.
2. Bán quyền mua: Vì chứng chỉ quyền mua là chứng khoán giao dịch được nên cổ đông có thể bán quyền mua trên thị trường thứ cấp và thu lãi từ giá thị trường (mặc dù bằng cách bán quyền, cổ đông đã từ bỏ bất kỳ lợi nhuận tiềm năng có thể có từ việc thực hiện quyền và sở hữu CP).
3. Không thực hiện quyền mua: Khách hàng có thể không thực hiện quyền mua cho tới khi quyền mua hết hiệu lực và họ cũng bị mất nhiều quyền lợi do bị giảm tỷ lệ sở hữu trong công ty.
Thủ tục thực hiện quyền mua
1. Trường hợp phân bổ quyền mua cho cổ đông hiện hữu: Khi quyết định phát hành bổ sung CP mới, Ban giám đốc phải thông báo cho Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và kèm theo lịch trình phát hành và bản tóm tắt nội dung quyết định của Ban giám đốc, hồ sơ đăng ký phát hành bổ sung... Sau khi được UBCKNN chấp thuận, Ban giám đốc sẽ thông báo việc phát hành CP bổ sung và thời hạn đăng ký mua cho các cổ đông.
2. Trường hợp phân bổ quyền mua cho bên thứ ba: Cũng giống như trường hợp trên nhưng đơn giản hơn nhiều. Cụ thể là không cần đệ trình hồ sơ đăng ký phát hành bổ sung và báo cáo sau phát hành cho UBCKNN, không cần chốt sổ cổ đông. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông hiện hữu, CP bổ sung thường được phát hành với giá cao hơn giá thị trường hiện hành của CP đó. Đại lý bảo lãnh phát hành CP mới bổ sung cũng có thể đồng thời làm luôn công việc trợ giúp thực hiện quyền mua, tức là giúp tổ chức phát hành lưu giữ danh sách người sở hữu quyền mua và khi quyền mua được bán thì đại lý bảo lãnh giúp ghi lại tên chủ sở hữu mới của quyền mua. Phí dịch vụ của bên bảo lãnh phát hành sẽ do 2 bên thỏa thuận với nhau, thường thì bên bảo lãnh sẽ nhận được khoảng 3% trên tổng giá trị số CP phát hành bổ sung. Ngoài ra, nếu lượng CP không bán hết thì bên bảo lãnh phát hành sẽ phải mua lại tất cả số CP đó nhưng với một mức giá thỏa thuận trước, thường là khoảng 97% của giá CP chào bán.
Giá trị của quyền mua
Từ lúc quyền mua CP được công bố cho đến khi được phát hành thì CP đó chỉ có giá trị trên lý thuyết. Giá trị này là số thu được của nhà đầu tư khi thực hiện quyền mua CP bổ sung với giá thấp hơn giá thị trường. Ví dụ sau giúp xác định được giá trị quyền mua như thế nào: Công ty A chào bán quyền mua cho cổ đông, giá thị trường CP A là 40 USD. Theo quy định quyền mua, cứ ứng với mỗi 5 quyền mua (ứng với 5 CP hiện có) sẽ được mua 1 CP mới với giá 25 USD. Khi đó, để có 5 quyền mua, nhà đầu tư phải mua 5 CP với giá 5 x 40 USD = 200 USD. Với 5 quyền mua vừa có được, nhà đầu tư sẽ mua được 1 CP mới với giá 25 USD. Như vậy, nhà đầu tư có tất cả 6 CP (6 CP này đều không còn quyền mua kèm theo) với tổng số tiền bỏ ra là 225 USD. Như vậy, giá mới của mỗi CP là 225 USD/6 = 37,5 USD. Khi đó, giá 1 quyền mua là (40 USD - 37,5 USD) = 2,5 USD.
Ngày giao dịch CP không có quyền mua kèm theo
Trong ngày giao dịch không có quyền mua, giá CP sẽ rớt xuống một mức giá trị chính bằng giá trị của quyền mua. Tại Việt Nam, nếu tổ chức phát hành có phát hành bổ sung CP mới thì giá CP trên thị trường sẽ được điều chỉnh ngay theo mức giá mới của CP (cổ đông hiện hữu vẫn không bị thiệt vì phần giá trị CP cũ mất đi cũng chính bằng giá trị của quyền mua mà họ đã nhận được trước đó). Trường hợp có một số CP không còn quyền (do cổ đông nắm giữ CP đó đã tách quyền mua ra để bán riêng trên thị trường) thì số CP này cũng vẫn được giao dịch bình thường trên thị trường, nhưng sau đó khi thực hiện thủ tục thanh toán bù trừ thì bộ phận thanh toán bù trừ chứng khoán sẽ trừ lại của người bán CP đó một khoản tiền đúng bằng giá trị của quyền mua mà họ đã tách ra để bán riêng trên thị trường chứng khoán.

Gem
11-09-2008, 06:24 PM
Kiến thức cơ bản về quy trình đặt lệnh

Đặt lệnh mua hay bán chứng khoán
Nhà đầu tư muốn mua hoặc muốn bán sẽ đến gặp công ty chứng khoán.
Khách hàng ký hợp đồng uỷ thác mua hoặc uỷ thác bán chứng khoán với công ty chứng khoán.
Khách hàng đặt lệnh mua, bán chứng khoán với phòng tiếp thị bằng phiếu lệnh. Nội dung chi tiết của lệnh gồm có:
a. Lệnh mua hay lệnh bán;
b. Tên chứng khoán - mã số chứng khoán;
c. Số lượng chứng khoán;
d. Giá;
e. Điều kiện về thời gian đáo hạn của trái phiếu (nếu có).
Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của phiếu lệnh, Phòng tiếp thị công ty chứng khoán chuyển giao phiếu lệnh cho phòng giao dịch, đồng thời thông báo cho phòng thanh toán bù trừ.
Cùng lúc này, một nghiệp vụ rất quan trọng là phòng giao dịch + phòng thanh toán + công ty chứng khoán phải tiến hành kiểm tra tài khoản của khách hàng. Luật quy định khách mua phải có đủ tiền 100% trong tài khoản giao dịch và khách bán phải có đủ 100% chứng khoán.
Công ty kiểm tra lần cuối tính hợp lệ của lệnh mua - lệnh bán. Phòng giao dịch chuyển lệnh qua máy cho đại diện giao dịch tại TTGDCK.
Giao dịch tại TTGDCK
Đại diện giao dịch nạp lệnh mua - bán vào hệ thống máy điện tử của TTGDCK, gọi tắt là hệ thống giao dịch chi tiết nạp vào hệ thống gồm các khoản a, b, c, d, e (cả mục 3 nói trên) cùng với các chi tiết kế tiếp sau đây:
f: Số hiệu của lệnh giao dịch;
g. Lệnh sửa đổi hoặc huỷ bỏ (kèm số hiệu của lệnh gốc);
h. Giao dịch cho khách hàng giao dịch tự doanh;
i. Mã số quản lý đầu tư nước ngoài (nếu là người đầu tư nước ngoài);
k. Mã số của thành viên;
l. (Các chi tiết khác do TTGDCK quy định).
Nếu có sửa đổi hay huỷ bỏ lệnh theo ý kiến khách hàng thì đại diện giao dịch nhập lại lệnh mới kèm số hiệu lệnh gốc. Lệnh mới (sửa đổi/huỷ bỏ) chỉ hiệu lực khi lệnh gốc chưa được thực hiện.
TTGDCK sau mỗi đợt khớp lệnh lúc 9 - 10 - 11 giờ sẽ thông báo kết quả cho lệnh được khớp đến đại diện giao dịch và cho công ty chứng khoán (chi tiết kết quả khớp lệnh).
Đại diện giao dịch nhận thông báo của TTGDCK lập tức báo cho phòng giao dịch của công ty tất cả chi tiết liên quan đến lệnh.
Phòng giao dịch ghi "đã mua hoặc đã bán" vào phiếu lệnh của khách hàng và thông báo cho phòng thanh toán.
TTGDCK xác nhận với đại diện giao dịch về kết quả giao dịch sau khớp lệnh. Chi tiết xác nhận gồm có:
1. Tên chứng khoán;
2. Khối lượng mua và bán;
3. Tên (mã số) của bên thành viên đối tác;
4. Ngày, thời gian giao dịch được thực hiện ;
5. Số hiệu của lệnh được thực hiện;
6. Các chi tiết cần thiết khác theo quy định của TTGDCK.
Kết thúc phiên giao dịch
Phòng giao dịch tổng hợp kết quả giao dịch trong ngày và chuyển đến phòng thanh toán kèm phiếu lệnh đã được thực hiện.
Phòng thanh toán lập báo cáo thanh toán và bù trừ về chứng khoán và tiền vốn chuyển cho phòng lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán (của TTGDCK).
Phòng lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán so khớp số liệu và thực hiện thủ tục thanh toán, đồng thời gởi thông báo cho ngân hàng thanh toán của hai bên đối tác mua - bán để thanh toán vốn đã giao dịch.
Các công ty và ngân hàng thanh toán vốn (ngân hàng hoạt động lưu ký) thực hiện tác nghiệp về thanh toán vốn.
Trong trường hợp công ty chứng khoán chưa kịp thanh toán trong thời hạn quy định, TTGDCK sẽ dùng quỹ hỗ trợ thanh toán thực hiện thay cho công ty chứng khoán (sau đó tính lãi, phạt và các hình thức chế tài khác đối với công ty chứng khoán - quy định tại các điều 61 - 62 của Quy chế lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán ban hành theo Qđ số 05/UBCKNN ngày 27/3/99 của UBCKNN).

Gem
11-09-2008, 06:25 PM
Phát hành và niêm yết chứng khoán

PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN
1. Khái niệm về phát hành chứng khoán
Việc chào bán lần đầu tiên chứng khoán mới gọi là phát hành chứng khoán. Nếu đợt phát hành dẫn đến việc đưa một loại chứng khoán của một tổ chức lần đầu tiên ra công chúng thì gọi là phát hành lần đầu ra công chúng. Nếu việc phát hành đó là việc phát hành bổ sung bởi tổ chức đã có chứng khoán cùng loại lưu thông trên thị trường thì gọi là đợt phát hành chứng khoán bổ sung. Tuy nhiên, không phải mọi đối tượng đều được phát hành chứng khoán mà chỉ những chủ thể phát hành mới có được quyền này.
2. Phương thức phát hành chứng khoán
Có 2 phương thức phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp. Đó là phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng.
2.1. Phát hành riêng lẻ (Private Placement)
Phát hành riêng lẻ là việc công ty phát hành chào bán chứng khoán của mình trong phạm vi một số người nhất định (thông thường là cho các nhà đầu tư có tổ chức có ý định nắm giữ chứng khoán một cách lâu dài) như công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí... với những điều kiện hạn chế chứ không phát hành rộng rãi ra công chúng. Các ngân hàng đầu tư cũng có thể tham gia vào việc phát hành riêng lẻ với tư cách nhà phân phối để hưởng phí phát hành. Đa số các đợt phát hành trái phiếu đều thực hiện dưới hình thức phát hành riêng lẻ, việc phát hành cổ phiếu thường - cổ phiếu phổ thông ít khi được thực hiện dưới hình thức này.
2.2. Phát hành chứng khoán ra công chúng
Phát hành chứng khoán ra công chúng là việc phát hành trong đó chứng khoán có thể chuyển nhượng được bán rộng rãi ra công chúng cho một số lượng lớn người đầu tư nhất định (trong đó phải dành một tỷ lệ cho các nhà đầu tư nhỏ) và khối lượng phát hành phải đạt một mức nhất định.
2.3. Ý nghĩa cơ bản của việc phân biệt giữa phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng
Việc phân biệt phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng là để xác định những người phát hành rộng rãi ra công chúng phải là những công ty có chất lượng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, nhằm bảo vệ cho công chúng đầu tư nói chung, nhất là những nhà đầu tư nhỏ thiếu hiểu biết. Đồng thời, đây cũng là điều kiện để xây dựng một thị trường chứng khoán an toàn, công khai và có hiệu quả.
Việc phát hành chứng khoán riêng lẻ thông thường chịu sự điều chỉnh của Luật Công ty. Chứng khoán phát hành dưới hình thức này không phải là đối tượng được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán sơ cấp.
3. Bảo lãnh phát hành chứng khoán
3.1. Khái niệm
Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Trên thế giới, các ngân hàng đầu tư thường là những tổ chức đứng ra làm bảo lãnh phát hành.
Tổ chức bảo lãnh là người chịu trách nhiệm mua hoặc chào bán chứng khoán của một tổ chức phát hành nhằm thực hiện việc phân phối chứng khoán để hưởng hoa hồng.
3.2. Các phương thức bảo lãnh phát hành
Việc bảo lãnh phát hành thường được thực hiện theo một trong các phương thức sau:
• Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối được hết chứng khoán hay không. Trong hình thức bảo lãnh tổ hợp theo "cam kết chắc chắn", một nhóm các tổ chức bảo lãnh hình thành một tổ hợp để mua chứng khoán của tổ chức phát hành với giá chiết khấu so với giá chào bán ra công chúng (POP) [1] và bán lại các chứng khoán đó ra công chúng theo giá POP. Chênh lệch giữa giá mua chứng khoán của các tổ chức bảo lãnh và giá chào bán ra công chúng được gọi là hoa hồng chiết khấu.
• Bảo lãnh theo phương thức dự phòng: đây là phương thức thường được áp dụng khi một công ty đại chúng phát hành bổ sung thêm cổ phiếu thường ở các nước phát triển. Trong trường hợp đó, công ty cần phải bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông hiện hữu, và như vậy, công ty phải chào bán cổ phiếu bổ sung cho các cổ đông cũ trước khi chào bán ra công chúng bên ngoài. Dĩ nhiên, sẽ có một số cổ đông không muốn mua thêm cổ phiếu của công ty. Do vậy, công ty cần có một tổ chức bảo lãnh dự phòng sẵn sàng mua những quyền mua không được thực hiện và chuyển thành những cổ phiếu để phân phối ra ngoài công chúng. Có thể nói, bảo lãnh theo phương thức dự phòng là việc tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua nốt số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành và bán lại ra công chúng. Tại các nước đang phát triển, khi các tổ chức bảo lãnh còn non trẻ và chưa có tiềm lực lớn thì phương thức bảo lãnh phát hành dự phòng lại là phương thức bảo lãnh thông dụng nhất.
• Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh tổ chức bảo lãnh thoả thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng hết sức để bán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành phần còn lại.
• Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không: trong phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán một số lượng chứng khoán nhất định, nếu không phân phối được hết sẽ huỷ toàn bộ đợt phát hành.
• Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa: là phương thức trung gian giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh bán tất cả hoặc không. Theo phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán tối thiểu một tỷ lệ chứng khoán nhất định (mức sàn). Vượt trên mức ấy, tổ chức bảo lãnh được tự do chào bán chứng khoán đến mức tối đa quy định (mức trần). Nếu lượng chứng khoán bán được đạt tỷ lệ thấp hơn mức yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ.

NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN

Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ tiêu chuẩn vào đăng ký và giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung (Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán). Hay nói cách khác, để có thể được niêm yết tại một Sở giao dịch chứng khoán nào đó thì công ty xin niêm yết phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn do Sở đó đặt ra. Mỗi Sở giao dịch chứng khoán có những điều kiện đặt ra khác nhau để đảm bảo cho sự hoạt động an toàn đồng thời phù hợp với mục đích hoạt động của Sở giao dịch đó.
Tài liệu này được chuẩn bị căn cứ vào :

3. Hướng dẫn của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước
4. Trung tâm Nghiên Cứu Khoa Học & Đầu Tư Chứng Khoán


Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.
Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. Thị trường chứng khoán có những chức năng cơ bản sau:
1. Chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán
- Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
- Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
- Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
- Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
- Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô
2. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thể được chia thành các nhóm sau: nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán.
a) Nhà phát hành
Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán - hàng hoá của thị trường chứng khoán.
- Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu Chính phủ và trái phiếu địa phương.
- Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty.
- Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng... phục vụ cho hoạt động của họ.
b) Nhà đầu tư
Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức.
- Các nhà đầu tư cá nhân
- Các nhà đầu tư có tổ chức
c) Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán
- Công ty chứng khoán
- Quỹ đầu tư chứng khoán
- Các trung gian tài chính
d) Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán
- Cơ quan quản lý Nhà nước
- Sở giao dịch chứng khoán
- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán
- Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán
- Các tổ chức tài trợ chứng khoán
- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm...
3. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc công khai
- Nguyên tắc trung gian
- Nguyên tắc đấu giá
4. Cấu trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán những sản phẩm tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng... có kỳ hạn trên 1 năm). Sau đây là một số cách phân loại TTCK cơ bản:
a) Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn
Thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.T
• Thị trường sơ cấp
Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.
• Thị trường thứ cấp
Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.
b) Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường
Thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) và phi tập trung (thị trường OTC).
c) Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường
Thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh.
• Thị trường cổ phiếu: thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi.
• Thị trường trái phiếu: thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ.
• Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh
Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn...

Gem
11-09-2008, 06:27 PM
Kiến thức cơ bản về chỉ số P/E

P/E là một chỉ số được các nhà đầu tư sử dụng rất phổ biến trong phân tích tài chính. Tất nhiên tỷ lệ này cũng có những hạn chế nhất định (chúng ta sẽ đề cập trong phần sau) nhưng nó có ưu điểm là dễ tính và dễ hiểu. Nếu bạn muốn biết thị trường sẵn sàng trả bao nhiêu cho mỗi đôla lợi nhuận của một công ty, chúng ta hãy xem xét P/E.
P/E là một tỷ lệ phần trăm giữa thị giá một cổ phiếu và thu nhập trên một cổ phhiếu. Nếu giá một cổ phiếu cuả IBM là 60 đôla và thu nhập của mỗi cổ phiếu là 3 đôla thì tỷ lệ P/E sẽ là 20 (60/3). điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng trả 20 đôla cho mỗi đôla lợi nhuận của công ty. Nếu P/E giảm xuống còn18 có nghĩa là nhà đầu tư chỉ trả 18 đôla cho mỗi đôla lợi nhuận.
P/E truyền thống- tức là tỷ lệ P/E mà bạn vẫn thấy hàng ngày trên các tạp chí chứng khoán- còn gọi là P/E hiện tại. Để tính chỉ số này người ta lấy giá cổ phiếu chia cho lợi tức cổ phiếu của 12 tháng gần nhất.
Bên cạnh đó các nhà đầu tư còn sử dụng tỷ lệ P/E tương lai bằng cách lấy giá cổ phiếu chia cho lợi tức cổ phiếu của năm sau do Phố Wall ước tính.
Chỉ số nào tốt hơn? Tỷ lệ P/E truyền thống có ưu điểm là nó phản ánh tình hình thực tế của doanh nghiệp vì mẫu số ( E) là con số thực tế đã được kiểm toán và báo cáo cho Uỷ ban chứng khoán và hối đoái. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là lợi nhuận này chắc chắn sẽ thay đổi trong tương lai. Do đó, bằng cách ước tính lợi nhuận trong tương lai, chỉ số P/E tương lai dự đoán cả mức tăng trưởng của doanh nghiệp. Mặc dù con số ước tính này có thể không chính xác, ít nhất nó cũng giúp các nhà đầu tư có cơ sở để tham khảo ra quyết định đầu tư.
Giả sử bạn có cổ phiếu của 2 công ty hoạt động trong cùng một ngành - ví dụ Exxon và Texaco - cùng có tỷ lệ P/E là 20. Giá cổ phiếu của Exon là 60 đôla và thu nhập là 3 đôla trong khi giá cổ phiếu của Texaco là 80 đôla và thu nhập là 4 đôla. Dường như 2 quyết định đầu tư này là như nhau nếu bạn không xem xét tới tỷ lệ P/E tương lai.
Phố Wall ước tính thu nhập của Exon sẽ tăng tới 3,75 đôla một cổ phiếu (tức 25%) còn cổ phiếu của Texaco chỉ tăng tới 4,25 đôla( 6%). Trong trường hợp đó chỉ số P/E tương lai của Exon giảm xuống còn 16 trong khi đó chỉ số P/E tương lai của Texaco là 18,8. Nếu dự đoán này là đúng thì hiển nhiên mua cổ phiếu của Exxon sẽ có lợi hơn.
Nhược điểm lớn nhất của cả 2 chỉ số này là đôi khi các công ty che giấu thu nhập của họ bằng cách công bố lãi nhiều hơn thực tế. Một kế toán viên có thể đưa ra những con số khống và khai tăng tỷ lệ tăng trưởng thu nhập lên một vài điểm
Một thực tế nữa là thu nhập ước tính có thể thay đổi tuỳ theo tình hình phát triển của công ty và tuỳ theo mỗi nhà phân tích Phố Wall. Vì vậy, mặc dù được các nhà đầu tư sử dụng phổ biến nhưng tỷ lệ P/E cũng chỉ là một chỉ số để tham khảo mà thôi.

MarsNIIT
11-09-2008, 08:11 PM
Mấy bài trên viết dài quá M không đọc hết được, cũng ko biết ý nào là chính,

thôi thì với 1 người mù tịt về chứng khoán hỏi TheDeath nhé :

Giả sử M có 10 triệu, M sẽ đầu tư chứng khoán như thế nào? Mua cổ phiếu hay đặt lệnh , lên sàn gì đó ra làm sao ? Cần những thủ tục gì để mua ? . Làm sao biết mình lời hay lỗ , vì dụ cụ thể bác đưa ra vài phi vụ mà CLB chứng khoán đã làm thì M hiểu liền.

P/S : Nhân sinh nhật TheDeath làm bảng Bảng giá Niêm Yết trên Quick New cho bác dễ " liếc " .

TheDeath
12-09-2008, 07:54 AM
Muốn chơi trên sàn thì điều đầu tiên bạn phải có CMND (hoặc passport) mở một tài khoản tại công ty chứng khoán, công ty chứng khoán sẽ yêu cầu bạn mở thêm một tài khoản tại ngân hàng (bao giờ tại sàn giao dịch chứng khoán cũng có quầy giao dịch của ngân hàng ở đó).

Vậy tại sao phải mở tài khoản tại cty chứng khoán? Vì để cty chứng khoán quản lý số cổ phiếu của bạn mua bán.

Tại sao lại phải mở tài khoản tại ngân hàng? Là để dòng tiền nó chuyển về hoặc chuyển đi là được thực hiện bởi ngân hàng. Nói nôm na là cty chứng khoán quản lý chứng khoán, ngân hàng thì quản lý tiền! (nếu hiểu sâu hơn thì hơi phức tạp hơn tý, nhưng hiểu như vậy là ổn rồi).

Muốn đặt lệnh mua bán chứng khoán thì bạn có thể thực hiện theo các phương thức sau:

1/ Đặt lệnh qua internet. Cty chứng khoán sẽ cho bạn mật mã tài khoản và thêm một thẻ mật mã. Bạn sẽ dựa vào 2 mật mã này mà đặt lệnh!

2/ Đặt lệnh qua điện thoại. Gọi điện thoại đến cty chứng khoán theo số điện thoại mà cty chứng khoán đã giới thiệu cho bạn để đặt lệnh.

3/ Đặt lệnh bằng giấy, nghĩa là bạn phải ngồi trên sàn rồi ghi vào lệnh mua bán! Thú thật là TD chưa bao giờ ghi lệnh giấy! Hơi đâu mà làm mấy cái lệnh thủ công, và cổ lổ như vậy?

Cách thức đặt lệnh thì có 3 loại: ATO, Bình sường, và ATC...

Phan Phuong
12-09-2008, 10:00 AM
Mấy bài trên viết dài quá M không đọc hết được, cũng ko biết ý nào là chính,

thôi thì với 1 người mù tịt về chứng khoán hỏi TheDeath nhé :

Giả sử M có 10 triệu, M sẽ đầu tư chứng khoán như thế nào? Mua cổ phiếu hay đặt lệnh , lên sàn gì đó ra làm sao ? Cần những thủ tục gì để mua ? . Làm sao biết mình lời hay lỗ , vì dụ cụ thể bác đưa ra vài phi vụ mà CLB chứng khoán đã làm thì M hiểu liền.

P/S : Nhân sinh nhật TheDeath làm bảng Bảng giá Niêm Yết trên Quick New cho bác dễ " liếc " .
Có 10 chai thì cách chơi hấp dẫn, thú vị nhất là gửi vô CLB Chứng Khoán! >:D<

peanux
24-09-2009, 01:56 PM
công ty chứng khoán sẽ yêu cầu bạn mở thêm một tài khoản tại ngân hàng (bao giờ tại sàn giao dịch chứng khoán cũng có quầy giao dịch của ngân hàng ở đó)

Công ty môi giới chứng khoán và Ngân hàng có cần mới quan hệ gì ko? Nghĩa là cặp công ty chứng khoán và ngân hàng này là do nhà đầu tư chọn thoải mái hay phải có một yêu cầu gì ?

TheDeath
24-09-2009, 02:11 PM
Ngân hàng nào phải do công ty chứng khoán chấp nhận!

lbt90B
29-10-2009, 07:58 PM
Mấy lần nghe TD vay tiền bán ck khi tiền chưa về, hay tính cấm cố ck, hay tính bán khống. Mấy cái đó là sao? Đòn bẫy tài chính là gì?

TheDeath
29-10-2009, 08:20 PM
Mấy lần nghe TD vay tiền bán ck khi tiền chưa về, hay tính cấm cố ck, hay tính bán khống. Mấy cái đó là sao? Đòn bẫy tài chính là gì?
Đòn bẩy tài chính:
Có một đồng mà có thể mua chứng khoán trị giá hơn 1 đồng thì gọi là đòn bẩy tài chính. Cái này cũng dễ hiểu thôi, ví dụ có 1 đồng, mua cổ phiếu trị giá 1 đồng, sau đó cầm cố cổ phiếu này được 0,5 đồng, dùng 0,5 đồng này mua tiếp...

Vay tiền bán chứng khoán khi chưa về:
Khi bán một loại chứng khoán thì sau 3 ngày tiền mới về, nhưng về lúc... chiều, cho nên thực tế là sau 4 ngày mình mới dùng tiền vừa bán chứng khoán trước đó để mua tiếp loại chứng khoán khác. Do đó mình có thể vay để ứng trước tiền, tiền về thì mình trả lại!

Ngược lại mua chứng khoán cũng vậy, phải sau 4 ngày mình mới giao dịch được (mặc dù sau 3 ngày mình đã có chứng khoán, nhưng có vào buổi chiều (có cũng như... không))

lbt90B
29-10-2009, 08:53 PM
Đòn bẩy tài chính:
Có một đồng mà có thể mua chứng khoán trị giá hơn 1 đồng thì gọi là đòn bẩy tài chính. Cái này cũng dễ hiểu thôi, ví dụ có 1 đồng, mua cổ phiếu trị giá 1 đồng, sau đó cầm cố cổ phiếu này được 0,5 đồng, dùng 0,5 đồng này mua tiếp...

Vay tiền bán chứng khoán khi chưa về:
Khi bán một loại chứng khoán thì sau 3 ngày tiền mới về, nhưng về lúc... chiều, cho nên thực tế là sau 4 ngày mình mới dùng tiền vừa bán chứng khoán trước đó để mua tiếp loại chứng khoán khác. Do đó mình có thể vay để ứng trước tiền, tiền về thì mình trả lại!

Ngược lại mua chứng khoán cũng vậy, phải sau 4 ngày mình mới giao dịch được (mặc dù sau 3 ngày mình đã có chứng khoán, nhưng có vào buổi chiều (có cũng như... không))
Cách làm? Thủ tục? Thời điểm nào trong 3 ngày đó cũng được?

TheDeath
29-10-2009, 09:04 PM
Cách làm? Thủ tục? Thời điểm nào trong 3 ngày đó cũng được?
Gọi điện thoại mua hàng trước, sau đó thì tới công ty chứng khoán ký tá giấy tờ, người ta làm sẵn hết, không mắc công suy nghĩ gì cả, chỉ việc... ký tên! :tounge_smile:

Độc Cô Cầu Bại
25-03-2010, 08:22 AM
Đọc báo thấy T+2, T+3 um xùm mà chẳng biết bây giờ đang áp dụng T+??? Mà T+??? là kể cả ngày mua đó hả CEO?

TheDeath
25-03-2010, 08:34 AM
T+x thì:
T là ngày giao dịch
x là số ngày tiếp theo kể từ ngày giao dịch

Độc Cô Cầu Bại
26-04-2010, 08:15 AM
Mấy ngày nay tính tiền cho CLB mà thắc mắc hoài?
Tiền thuế thu nhập lý ra phải tính dựa vào tiền chênh lệch giữa bán và mua (tiền lãi?) mới đúng chứ? Chứ hiện tại tính 0.1% cho tổng số mua vào và bán ra thì thấy kỳ kỳ? Ai đó trả lời giúp. :teeth_smile:

myhanh
26-04-2010, 08:18 AM
Đây mới là tạm ứng thuế thu nhập chứ chưa phải là thuế thu nhập.
Hiện nay có 2 biện pháp thu. Trong đó có biện pháp như anh nói nhưng nó nhiêu khê lắm nên hình thức thu 0.1% cho 1 lần bán ra là thuận lợi nhất.
Còn thao tác quyết toán thuế nữa mà.

TheDeath
26-04-2010, 08:19 AM
Mấy ngày nay tính tiền cho CLB mà thắc mắc hoài?
Tiền thuế thu nhập lý ra phải tính dựa vào tiền chênh lệch giữa bán và mua (tiền lãi?) mới đúng chứ? Chứ hiện tại tính 0.1% cho tổng số mua vào và bán ra thì thấy kỳ kỳ? Ai đó trả lời giúp. :teeth_smile:
Ặc ặc! Có 2 cách tính, một là tính % trên chênh lệch mua bán nhưng phải cuối năm mới tính một lần, tính mấy chục % cũng phê lòi! Còn không thì tính khoán cho từng lần mua bán, coi như tăng phí giao dịch, thật chất phí giao dịch + thuế ở Bản Việt vẫn thấp hơn phí giao dịch của các cty chứng khoán khác rồi!

Độc Cô Cầu Bại
26-04-2010, 08:27 AM
Vậy là tính 0.1% của tổng bán ra? hay cả mua+bán?

Nhưng mà nếu người đầu tư cuối năm lỗ thì sao? Hoàn thuế lại hả? :teeth_smile:

TheDeath
26-04-2010, 08:27 AM
Bác myhanh nói chính xác đấy bác Độc à!

TheDeath
26-04-2010, 08:29 AM
Tính trên lượng bán ra! Cuối năm lỗ thì ráng chịu!

khanhan2006_2009
08-05-2010, 08:42 PM
E có 2 câu hỏi:
1>Khi mà mua cổ phiếu,thì mua cổ phiếu của những công ty lớn thật lớn,hay những công ty mà mình nắm rõ (thậm chí là công ty mình đang làm).
2>Sao các công ty thưởng nhân viên của mình bằng cổ phiếu?Tại sao nhiều người lại không thích sở hữu cổ phiếu của chính công ty mình đang làm?