PDA

View Full Version : Học ca vọng cổ!


Phan Phuong
27-08-2008, 12:13 PM
Mở topic này để cạnh tranh với bác SVYN! :hehe:
Lần rồi, ngày họp mặt thấy các bác ca hát tưng bừng, PP quyết chí lên ...internet tìm thầy dạy ca. Sau khi lượn lờ ở vnhoathinhdon.net, cailuongvietnam.com, PP lụm được một bí kíp ở http://www.vphausa.org/vphavn/vanhoc/vongco/vongco.htm do các ...dược sĩ chế tác ra! ặc ặc... :burn:
ACE em nào muốn tìm hiểu thì chỉ cần theo cái link ở vphausa.org là đủ. Dưới đây PP sẽ ghi lại hành trình gian khổ của mình. Hát hay dở là do chất giọng tự nhiên của mỗi con người, nhưng hát đúng thì ít ra ....đi karaoke đỡ vất vả hơn! =P~

Phan Phuong
27-08-2008, 12:18 PM
Vọng cổ chỉ có 6 câu. Mỗi tuần học 1 câu thì một tháng rưỡi là xong. Nhiều người nói, tui khoái ca lắm nhưng mà ca hổng được. Có gì đâu, hổng biết thì học. :)
Thời buổi giờ, chắc học vọng cổ 32 nhịp cho phổ biến nhe bà con. Nói 32 nhịp vì lịch sử của nó, từ buổi sơ khai 2 nhịp (bài Vọng Cổ Hoài Lang của bác Cao Văn Lầu), tiến triển thành 4 nhịp, 8 nhịp, 16 nhịp, 32 nhịp, rồi 64 nhịp.
Ai có biết sơ qua tân nhạc thì có thể hiểu một nhịp vọng cổ tương đương với một khuông nhạc. Một khuông nhạc có 4 phách. Như vậy một nhịp vọng cổ tương đương với 4 phách (nhịp nhỏ hơn). Một câu vọng cổ có 32 nhịp như vậy.
Ai không biết cả tân nhạc lý thì có thể tưởng tượng như vầy. Khi nghe ai ca vọng cổ cứ lấy cái chân nhịp nhịp theo giọng hát, thấy nhấn vô chỗ nào thì đích thị đó là một nhịp. Trung bình khoảng 3-4 chữ thì "mổ" một nhịp! :))

Coi như biết nhịp là gì rồi hén. Vào nghe câu 1 thử:
http://www.vphausa.org/vphavn/vanhoc/vongco/mp3%20vc1%20XuanTrongMuaDong%20CVC.mp3
Lời ca:
(Ngâm/nói ad lib) Chàng ơi... trời hôm nay sao thiệt lạnh lẽo
Nhưng sao em không cảm thấy lòng đông gíá
Có phải chăng vì hồn em đang được sưởi ấm bởi tình chàng... (HÒ 16 vào tempo)
Từ thuở nào năm ấy em (đã) biết chàng (HÒ 20)
Xuân đi, Hè đến, Thu về, Ðông tới
Em vẫn thường nghĩ đến chàng luôn (XÊ 24)
Lòng em vẫn chan-chứa mối sầu vương
Chàng đã mang lại tình yêu và nguồn sinh khí (XANG 28)
Một tình yêu nhẹ nhàng không điều kiện
Mối tình ta chỉ có không gian chứng kiến. (CỐNG 32)
Ta thấy gì, thấy 16 nhịp đầu của câu 1 khuyết, nhường chỗ cho lối nói, ngâm thơ, tân nhạc.... Vô Vọng Cổ một hơi thì rớt ngay nhịp 16, tương ứng với nốt Hò.
Hò là gì? Không phải nhậu vô rồi đi hò, nó là một nốt trong âm nhạc tài tử, cùng với Hò là Xự Xang Xê Cống. Cũng giống như Đồ Rê Mi ... thôi. Biết vậy được rồi nhé. Tìm hiểu thêm ...xỉu ráng chịu! Cứ ca theo sư phụ ở trên đi! (hình như nghe đờn không mướt lắm thì phải!)

sauvuongynhac
27-08-2008, 01:19 PM
Rồi sao nữa... PP dạo này lăng xê mình dữ quá. Ráng tập hát đi mai mốt dành ca với. Nhớ hôm bửa nghe Phước 92 với Vinh 95 ca mắc cười quá. Thầy đờn chạy theo chắc cũng té khói...dodo

Phan Phuong
27-08-2008, 01:21 PM
Từ từ chứ bác SVYN, em đang tập ca câu 1. Mang câu 1 ra luyện cho thấm trước! hì hì ... Có kinh nghiệm gì với câu 1 thì bác "tư vấn" thêm. Chỉ câu 1 thôi nhen! :))

sauvuongynhac
27-08-2008, 01:32 PM
Câu 1 khó hát nhất là chữ CỐNG nhịp 32. Cần tập điêu luyện chổ đó thì hát nghe mới đã. Sau đó là dò dẫm biết chổ bắt nhịp câu 2.

Phan Phuong
27-08-2008, 01:32 PM
Khi nghe vọng cổ và hát bạn nên chú ý đến tiếng Cốc Cốc. Nó gọi là tiếng gõ Song Lang. Có nhiệm vụ giữ nhịp chung, giống như trống vậy! ;)
Đối với Vọng Cổ 32 nhịp mà mình đang học thì nó gõ hai cái, vào nhịp 24 và 32.

Phan Phuong
27-08-2008, 01:34 PM
Câu 1 khó hát nhất là chữ CỐNG nhịp 32. Cần tập điêu luyện chổ đó thì hát nghe mới đã. Sau đó là dò dẫm biết chổ bắt nhịp câu 2.
Từ một câu ngắn ngủi ban đầu: "Từ là từ phu TƯỚNG", biến thành một câu dài ngoằng như thế. Thiệt phục tài sáng tạo của các nghệ nhân! ;)

Phan Phuong
27-08-2008, 01:50 PM
Học bài gì học, chứ không thể bỏ qua bài "tủ"
Nghe nhạc để ca thêm ở đây nhé! http://lqd-longan.com/forum/showthread.php?t=2753&page=2, chú ý chỉ nghe hết câu 1 thôi dừng lại, ngủ trưa nhé! :)) Luyện nhiều quá bị tẩu hỏa nhậu ma!
---
DÒNG SÔNG QUÊ EM
Soạn giả: Huyền Nhung
Nhạc: Trương Quang Lục
Nói lối
Chiếc xuồng nhỏ đưa anh về xóm nhỏ
Nghe rì rầm tiếng sóng vỗ gần xa
Dòng sông quê, đẹp bóng trăng ngà
Nghe câu hát xa xa lòng anh chạnh nhớ
Nhạc
Ơi... ơi Vàm Cở Đông, ơi hỡi dòng sông, nước xanh biêng biếc chẳng đổi thay dòng, đuổi Pháp đi rồi nay đuổi Mỹ xâm lăng.
Giặc đi đời giặc, sông càng xanh trong.Giặc đi đời giặc sông càng...xanh...trong
Vọng cổ (1)
Từ buổi quen nhau em thường kể cho anh nghe chuyện màu xanh trên dòng sông Vàm Cỏ, kỷ niệm quê hương hay tình em đó rồi năm tháng xa nhau như con sóng nhỏ trong... lòng (Hò 16)
Dòng nước trong xanh soi ánh trăng rằm.(HÒ 20)
Mấy mươi năm sông cùng ta ra trận, là bấy nhiêu lần chở nặng chiến công (XÊ 24)
Màu xanh quê hương lớn lên trong bom gầm lửa đạn
Nắng dãi mưa dầm có tình mẹ chắc chiu Dòng sông tôi yêu chở nhiều nhung nhớ (CỐNG 32)
-----
ẶC ẶC,,,, không biết Nhiẹp 28 XANG nằm ở đâu hết! hichic

lbt90B
27-08-2008, 01:56 PM
để lộn hình avatar rồi PP, guitar đủ 6 dây

Phan Phuong
27-08-2008, 02:14 PM
để lộn hình avatar rồi PP, guitar đủ 6 dây
Cây 5 dây em chưa đờn được nên không dám để! :sleep:

tuekhung
27-08-2008, 05:50 PM
Khi nghe vọng cổ và hát bạn nên chú ý đến tiếng Cốc Cốc. Nó gọi là tiếng gõ Song Lang. Có nhiệm vụ giữ nhịp chung, giống như trống vậy!...

Bắt giò bác PP 1 phát. Cái đó gọi là song loan:
http://img230.images****.us/img230/3530/songloanlw6.jpg

sauvuongynhac
28-08-2008, 10:23 AM
Tổi nay PP dợt thử cho ACE nghe nhen. Nghe để mọi người cho PP lời khuyên có nên tiếp tục học hát hay không? :))

Phan Phuong
28-08-2008, 02:27 PM
Bắt giò bác PP 1 phát. Cái đó gọi là song loan:

Cái này mình cũng không rành lắm. Chữ Lang có nghĩa là Tre, trong khi đó chữ Loan có nghĩa là cái lục lạc.
Vô tình cái song lang của ta vừa có chức năng của cái lục lạc, lại vừa được làm từ tre, nên mình cũng không biết chính xác. Chỉ biết rằng có một số người nói/viết là song lang, số kia là song loan.
Mà 2 chữ này cũng dễ do nói trại mà thành. Chắc nhờ những cao thủ khác chỉ giáo thêm! hehe Nếu Tuệ có tài liệu nào chứng minh thì chỉ cụ thể luôn nhé. Đang tìm hiểu...
à... vừa tìm được ý kiến của bác Khê:
song lang: chớ không phải “song loan” như chúng ta thường gọi vì “song loan” là kiệu hai người khiêng, còn “lang” là miếng tre non, “song lang” là hai miếng tre non dùng làm nhịp phách.

sauvuongynhac
28-08-2008, 02:37 PM
Thường người gọi là song lang. Còn sách vở thì ghi là song loan. Nhưng nói cái nào người ta cũng hiểu mà.

Phan Phuong
28-08-2008, 02:40 PM
Tổi nay PP dợt thử cho ACE nghe nhen. Nghe để mọi người cho PP lời khuyên có nên tiếp tục học hát hay không? :))
Em đang học câu 1 thôi. Chưa đi biểu diễn được đâu! :))

sauvuongynhac
28-08-2008, 03:11 PM
Em đang học câu 1 thôi. Chưa đi biểu diễn được đâu! :))

Em cứ học từ từ đi. Học kiểu em thì anh tin sau này em cầm lời bài hát sẽ biết hát sao, ngắt nhịp chổ nào. Hát vọng cổ không khó đâu. (chỉ có điều ca dở quá thì bị ..uýnh chạy không kịpppppp =)))

Phan Phuong
28-08-2008, 03:59 PM
NHỚ TẾT QUÊ NHÀ – Thanh Hải

Nói lối

Nhớ tết quê nhà mai nở dọc đường đi
Đêm mù sương ngày nắng xuân trải lụa
Nhớ tiếng quết bánh phồng rộn rã
Bếp lửa hồng đêm nấu bánh chờ xuân

Vọng cổ

Câu 1: Nhớ mẹ quê tôi đốt lá cuối sân khói thơm ngào ngạt. Ngọn gió chiều xuân trên tàu cau đọt chuối, vườn rộn tiếng chim chào đón xuân ...
(Về) (16 HÒ) (+)(+) Ngỏ trước vườn (sau) hoa cỏ hé môi (cười) (20 HÒ).
Luống cải xanh (rì) bên giàn đậu (bún). Bông giấy trổ (hồng) ngoài ngỏ đón (xuân) (24 XÊ). Ba đang tát (đìa), mẹ chặt lá gói (nem), gà vịt trước (sân) đề dành ba ngày (tết) (28 XANG). Những gian (đồng) lúa chín vàng (ươm), ngỏ sớm đường (làng) tiếng nói cười rộn (rã) (32 CỐNG).

Nghỉ 12 nhịp
Nghe ở đây (http://www.vnhoathinhdon.net/giangtuyen/forum/viewtopic.php?t=1196)
Lén lén chạy qua bên nhà bác SVYN, lấy bài của bác Cao Phi về học! hè hè.....

caophi
28-08-2008, 06:29 PM
Em cứ học từ từ đi. Học kiểu em thì anh tin sau này em cầm lời bài hát sẽ biết hát sao, ngắt nhịp chổ nào. Hát vọng cổ không khó đâu. (chỉ có điều ca dở quá thì bị ..uýnh chạy không kịpppppp =)))

Caophi biết anh SVYN hát chưa từng bị uýnh bao giờ, vì khi anh hát xong, người nghe đã ...quằn quại, sóng soài hết rồi thì còn sức đâu mà uýnh :byebye:=))

sauvuongynhac
29-08-2008, 07:33 AM
Caophi biết anh SVYN hát chưa từng bị uýnh bao giờ, vì khi anh hát xong, người nghe đã ...quằn quại, sóng soài hết rồi thì còn sức đâu mà uýnh :byebye:=))

hèn chi, hôm bửa làm 2-3 bài một lúc, mọi người bỏ chạy hết. :-"

Phan Phuong
03-09-2008, 03:29 PM
Học hát vọng cổ, cũng nên biết đôi chút về bài Dạ Cổ Hoài Lang nguyên thủy:
Từ là từ phu tướng
Bửu kiếm sắc phong lên đàng
Vào ra luống trông tin chàng
Đêm năm canh mơ màng
Em luống trông tin nhàn (*)
Ôi, gan vàng quặn đau
Đường dầu xa ong bướm
Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang
Còn đêm luống trông tin bạn
Ngày mòn mỏi như đá vọng phu
Vọng phu vọng, luống trông tin chàng
Lòng xin chớ phụ phàng
Chàng hỡi, chàng có hay
Đêm thiếp nằm luống những sầu tây
Biết bao thuở đó đây xum vầy
Duyên sắt cầm đừng lạt phai
Thiếp cũng nguyện cho chàng.
Nguyện cho chàng hai chữ bình an
Mau trở lại gia đàng
Cho én nhạn hiệp đôi
(*) có bản chép là "Em luống trông tin chàng"Ký âm theo kiểu nhạc cổ truyền (khác với tân nhạc có khuông)
Ký âm theo cổ nhạc bản "Dạ Cổ Hoài Lang"
(đờn dây Bắc)
Hò lìu xang xê cống
Líu cống líu cống xê xang
Xừ xang xê hò líu cống xê xang hò
Liu xế xang xự xề xang lìu hò
Xừ liu xáng ũ liu cống xề
Liu xáng xàng xề liu xề xáng ú liu
Hò lìu xang xang xế cống
XÊ xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ xang xế, líu xê xang xư’
XÊ líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ, xê líu xừ, líu cống xê, líu hò
Liu xề xang xự cống xê xang lìu hò
Xừ xang xừ cống xế
XÊ líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ xang xề hò líu cống xế xang hò
Lưu xáng xàng, xề liu xề xáng ú liu
Hò xự cống xê xang hò
XÊ líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ xang xế, hò líu cống xê xang hò
Liu xáng xàng xề liu xề xáng ú liuLuyện giọng với tiếng đờn kìm tứng từng ở đây: http://nhac.vietgiaitri.com/Bai-Hat/Da-co-hoai-lang-12227.vgt

sauvuongynhac
03-09-2008, 03:37 PM
Học hát vọng cổ, cũng nên biết đôi chút về bài Dạ Cổ Hoài Lang nguyên thủy:
Từ là từ phu tướng
Bửu kiếm sắc phong lên đàng
Vào ra luống trông tin chàng
Đêm năm canh mơ màng
Em luống trông tin nhàn (*)
Ôi, gan vàng quặn đau
Đường dầu xa ong bướm
Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang
Còn đêm luống trông tin bạn
Ngày mòn mỏi như đá vọng phu
Vọng phu vọng, luống trông tin chàng
Lòng xin chớ phụ phàng
Chàng hỡi, chàng có hay
Đêm thiếp nằm luống những sầu tây
Biết bao thuở đó đây xum vầy
Duyên sắt cầm đừng lạt phai
Thiếp cũng nguyện cho chàng.
Nguyện cho chàng hai chữ bình an
Mau trở lại gia đàng
Cho én nhạn hiệp đôi
(*) có bản chép là "Em luống trông tin chàng"Ký âm theo kiểu nhạc cổ truyền (khác với tân nhạc có khuông)
Ký âm theo cổ nhạc bản "Dạ Cổ Hoài Lang"
(đờn dây Bắc)
Hò lìu xang xê cống
Líu cống líu cống xê xang
Xừ xang xê hò líu cống xê xang hò
Liu xế xang xự xề xang lìu hò
Xừ liu xáng ũ liu cống xề
Liu xáng xàng xề liu xề xáng ú liu
Hò lìu xang xang xế cống
XÊ xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ xang xế, líu xê xang xư’
XÊ líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ, xê líu xừ, líu cống xê, líu hò
Liu xề xang xự cống xê xang lìu hò
Xừ xang xừ cống xế
XÊ líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ xang xề hò líu cống xế xang hò
Lưu xáng xàng, xề liu xề xáng ú liu
Hò xự cống xê xang hò
XÊ líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ xang xế, hò líu cống xê xang hò
Liu xáng xàng xề liu xề xáng ú liu

Có cần em song sinh của anh ca minh họa không PP. [-( Tiếc rằng bản minh họa là bản nhạc Dạ cổ Hoài Lang đã được Vũ Đức Sao Biển sángtác lại theo phong cách ca nhạc, không phải hát tài tử. :bemine:

Phan Phuong
03-09-2008, 03:54 PM
Có cần em song sinh của anh ca minh họa không PP. [-( Tiếc rằng bản minh họa là bản nhạc Dạ cổ Hoài Lang đã được Vũ Đức Sao Biển sángtác lại theo phong cách ca nhạc, không phải hát tài tử. :bemine:
http://nhac.vietgiaitri.com/Bai-Hat/Da-co-hoai-lang-12227.vgt
Minh họa nè, tiếng đờn kìm nghe mùi ve kêu luôn! :))

sauvuongynhac
03-09-2008, 03:58 PM
http://nhac.vietgiaitri.com/Bai-Hat/Da-co-hoai-lang-12227.vgt
Minh họa nè, tiếng đờn kìm nghe mùi ve kêu luôn! :))

Anh hát còn quỹ khóc thần sầu hơn. :too_sad:

Phan Phuong
03-09-2008, 04:00 PM
Anh hát còn quỹ khóc thần sầu hơn. :too_sad:
Bác này bị bệnh tự... ái...mình quá rồi! Kiểu này phải nhờ bé Anhiên xuất chiêu cho đại ca xếp cánh lại mới được! ;;)

sauvuongynhac
03-09-2008, 04:03 PM
Bác này bị bệnh tự... ái...mình quá rồi! Kiểu này phải nhờ bé Anhiên xuất chiêu cho đại ca xếp cánh lại mới được! ;;)

=))=))=)) Bài này ai ca đúng nhịp anh mới sợ. Cực kỳ khó nghe. Đi coi tuồng Dạ cổ Hoài lang đi. Ca vậy mới gọi là ca. Ca theo nhạc hoài làm mất giá trị bài này hết. :)

Phan Phuong
03-09-2008, 04:09 PM
=))=))=)) Bài này ai ca đúng nhịp anh mới sợ. Cực kỳ khó nghe. Đi coi tuồng Dạ cổ Hoài lang đi. Ca vậy mới gọi là ca. Ca theo nhạc hoài làm mất giá trị bài này hết. :)
Anh chưa nghe cái link của em...ca à! :-P

caophi
03-09-2008, 06:12 PM
Bài Phan Phương gởi là của nghệ sĩ Hà Thu ca trong Album Ngược Dòng . Theo mình thấy thì giọng Hà Thu khỏe, nhưng chưa thật truyền cảm, nhất là chữ phát âm không rõ ràng . Caophi nghe file rip chất lượng tuyệt hảo luôn mà có nhiều đoạn không nghe ra chữ gì. Có điều bài Dạ cổ hoài lang này, nếu nghe hết bài sẽ thấy ngoài 20 câu quen thuộc (câu 20 là "Cho én nhạn hiệp đôi"), thì còn thêm 4 câu nữa : Từ chàng ra ải Bắc ...(không nhớ ;;) ). Đây là 4 câu gần như đã bị quên lãng khi bài DCHL đi vào tân nhạc.

Gởi anh Sauvuongynhac: mấy bài nhịp 2 như dạ cổ hoài lang mà ca không trúng nhịp nữa, thì làm sao ca được vọng cổ nhịp 32 đây, khửa khửa .

Phan Phuong
04-09-2008, 09:34 AM
Cảm ơn bác CP đã cho những nhận định chuyên nghiệp về bài DCHL của Hà Thu ca. Post PP bản do cô Giàu ca:
http://www.30s.vn/listen.php?name=D%E1%BA%A1+c%E1%BB%95+ho%C3%A0i+la ng+Ng%E1%BB%8Dc+Gi%C3%A0u&file=mms%3A%2F%2Fmedia.ns.gate.vn%2FMusic%2FNhacTr uTinh%2FBaiCaThanChimLac%2Fwma32%2FDa_Co_Hoai_Lan_ __Ngoc_Giau___Cao_van_Lau___Dong_Hai___08.wma

Bài vọng cổ có vị thế độc tôn trong lòng người đất phù sa, ai nghe cũng thích, ai cũng muốn ngân nga. Nhưng chính vì sự khó ca làm nó ngày càng rời xa...quần chúng chăng!?
Ngay cả việc ca cho trúng nhịp thôi đã là một kỳ công, chưa nói đến chuyện đúng điệu, luyến láy.

Phan Phuong
04-09-2008, 01:03 PM
Mới dạo chơi bên vnhoathinhdon.net, chôm thêm nhịp của bài Lá Trầu Xanh. Coi như bài cuối cùng trước khi qua câu 2. Đừng có nói hỗm nay học 4-5 bài mà ca không được câu 1 đó nhe!
Muốn nghe theo chị Huyền hoặc anh Gàn thì tham khảo ở đây (http://lqd-longan.com/forum/showthread.php?t=5954) nhé!
----
Lá Trầu Xanh
Soạn giả: Viễn Châu
Nói lối

Thương nhau cau bổ làm đôi miếng
Một lá trầu xanh thắm nợ duyên
Cứ mỗi chiều về tan buổi chợ
Em còn hoài vọng tiếng người thương

Vọng cổ

(Câu 1) Anh hứa với em khi mình nên duyên nên nợ thì một miếng trầu xanh cũng nên vợ nên ... chồng.(-) (-) Cau thắm trầu xanh sẽ thêm đượm thêm nồng. Mỗi sớm tinh sương gánh trầu ra chợ, trên con đê dài thoăn thoắt đôi chân.
Em không sợ nắng vàng héo úa trầu xanh mà sợ người yêu chờ đợi phiền buồn. Dõi mắt kiếm tìm giữa buổi chợ tan, lỡ chuyến hẹn hò tình duyên đôi lứa.
-----

caophi
04-09-2008, 04:44 PM
Cảm ơn bác CP đã cho những nhận định chuyên nghiệp về bài DCHL của Hà Thu ca.

Trời, chỉ là ý kiến chủ quan thôi bác PP ơi :frown:

sauvuongynhac
08-09-2008, 03:59 PM
PP tuy mới học hát cải lương mà cũng có dịp trổ tài cho mấy em khóa 2005 nghe. Nghe PP ca xong, mấy em đó vỗ tay rần rần luôn. Mà công nhận PP hát nghe cũng được. Giống Thanh Tuấn ...lúc bị bệnh á. =))

Đùa thôi, làm tiếp câu 2 đi PP. :biggrin:

sauvuongynhac
18-09-2008, 10:30 AM
Học hát rồi thì phải có đất mà dụng võ hoặc ít ra cũng dợt thử xem sao. Tình cờ qua trang conhaccailuong thấy có họp ofline (http://www.vnhoathinhdon.net/giangtuyen/forum/viewtopic.php?p=10591&sid=de3c09b5bdfed862fb734560243ed725#10591) và mấy anh bên đó cũng muốn giao lưu với chúng ta. Anh em nào có nhã hứng thì tham gia nhé. :bemine:

caophi
20-09-2008, 11:11 AM
Tình cờ qua trang conhaccailuong thấy có họp ofline (http://www.vnhoathinhdon.net/giangtuyen/forum/viewtopic.php?p=10591&sid=de3c09b5bdfed862fb734560243ed725#10591) và mấy anh bên đó cũng muốn giao lưu với chúng ta. Anh em nào có nhã hứng thì tham gia nhé. :bemine:

Bó tay ông nội SVYN, trang conhaccailuong là trang nào vậy trời :burn: . Bỏ web mấy tháng rồi mà không nhớ nỗi tên trang web vậyi :brick:. khửa khửa khửa

sauvuongynhac
22-09-2008, 08:09 AM
Bó tay ông nội SVYN, trang conhaccailuong là trang nào vậy trời :burn: . Bỏ web mấy tháng rồi mà không nhớ nỗi tên trang web vậyi :brick:. khửa khửa khửa

Ngày nào cũng vô xem mà đâu có xem tựa ở trên chi. Vô đó xem Cp 88888 mà. #-o

phanphuong
25-09-2008, 10:33 AM
Ngày nào cũng vô xem mà đâu có xem tựa ở trên chi. Vô đó xem Cp 88888 mà. #-o

Đối diện phòng PP học là lớp học ca cổ nhạc. Có nhiều nam thanh nữ tú học hát. Bác SVYN đi học hát hông?
Học xong thì ra lai rai là vừa! :))

nobipotter
25-09-2008, 11:22 AM
Nhậu, đờn ca tài tử, đá banh, nói nhảm... Hết chuyện rồi.

Tranh thủ lúc rảnh rang chưa vợ thì vô tư đi PP
Như anh giờ thèm tự do quá...

phanphuong
25-09-2008, 11:28 AM
Tranh thủ lúc rảnh rang chưa vợ thì vô tư đi PP
Như anh giờ thèm tự do quá...
Tự do là những tháng ngày tuyệt vời, đang dần cạn kiệt! :runrun:

phanphuong
03-11-2008, 01:21 PM
Thôi, ôn bài lại để chuẩn bị qua câu 2. Học hát câu 1 là khó nhất, khó là vì mình chưa quen với kiểu lấy hơi của vọng cổ, chứ xong câu 1 rồi thì coi như...xong tất cả. Mấy câu sau chỉ khác biệt tí ti.
Câu 1 có tất cả 4 nhịp thôi. Lên vọng cổ, xà xuống đúng ngay chữ Hò.
Kế đến là: Xê, Xang, Cống. Một nhip trung bình khoảng khoảng 2 câu ngăn ngắn, như lục bát chẳng hạn.
Ví dụ:
... chàng (Hò 16)
Từ thuở nào năm ấy em (đã) biết chàng (HÒ 20)
Xuân đi, Hè đến, Thu về, Ðông tới
Em vẫn thường nghĩ đến chàng luôn (XÊ 24)
Lòng em vẫn chan-chứa mối sầu vương
Chàng đã mang lại tình yêu và nguồn sinh khí (XANG 28)
Một tình yêu nhẹ nhàng không điều kiện
Mối tình ta chỉ có không gian chứng kiến. (CỐNG 32)
hay
.. lòng (Hò 16)
Dòng nước trong xanh soi ánh trăng rằm.(HÒ 20)
Mấy mươi năm sông cùng ta ra trận, là bấy nhiêu lần chở nặng chiến công (XÊ 24)
Màu xanh quê hương lớn lên trong bom gầm lửa đạn
Nắng dãi mưa dầm có tình mẹ chắc chiu Dòng sông tôi yêu chở nhiều nhung nhớ (CỐNG 32)
-----

Câu 2, hát tương tự câu 1. Chỉ khác tí ti chữ cuối cùng, thay vì CỐNG (nhịp 32) thì ta hát SANG.
Cấu trúc như sau:
Xề
Sang
Sang



Sang
Sang
Riêng 3 nhịp đầu, thường chỉ có nhạc. Khi nghe dứt 3 nhịp, Xề, Sang, Sang thì lấy hơi vô một câu và rớt xuống Hò. Còn thì Hò Xê Sang tiếp theo, giống hệt câu 1. Riêng nhịp cuối rớt xuống Sang.

Độc Cô Cầu Bại
20-10-2009, 02:47 PM
Muốn ca được vững thì phải nghe nhịp được. Thường các nhịp 8, 16, 20, 24 đàn nghe rất rõ. Đặc biệt là nhịp 16 và 24 (song loan). Để nghe nhịp được mọi người tập đếm nhịp vầy nhé.

1- 2-3-4
2- 2-3-4
3- 2-3-4
4- 2-3-4
(4 nhịp)

Giống như đếm tập thể dục vậy đó. Chiều chiều chịu khó ra công viên xem quý bà tập thể dục, nghe băng đếm riết cũng quen. :teeth_smile:

phanphuong
21-10-2009, 07:16 AM
Chiêu của bác Độc rất hay.
Sau này có muốn học qua nhạc lý (có học đờn chẳng hạn) thì chú ý nhận biết thêm Láy nào luôn. Ví dụ:
- 1 2 3 Hò
- 1 2 3 Xang
- 1 2 3 Xê
- 1 2 3 Cống
(4 nhịp, câu 1)

Độc Cô Cầu Bại
21-10-2009, 09:29 AM
Khi hát ta có thể đếm lần ngón tay từ ngón út đến ngón trỏ. Lẩm nhẩm hoài riết quen. Tuy nhiên do khi đàn hát hóa điều nó còn liên quan tới cái gọi là trường canh gì đó nên tùy lúc mà có khoảng đếm 1-2-3-4 nhanh lẹ. Chịu khó bật băng cải lương lên nghe rồi tập đếm. Tôi chắc một điều bạn sẽ ngạc nhiên vì nhiều ngưới hát sai nhịp. :teeth_smile: Chuyện bình thường thôi. :teeth_smile:

@PP: giới thiệu câu 5, 6 luôn đi.

phanphuong
21-10-2009, 09:50 AM
Không thể gọi là sai nhịp, vì có quá nhiều người Sai. Phong cách hát không đúng nhịp (chứ không sai), và chấp nhận được do tính chất tài tử của bản vọng cổ. Nghe ông Thanh Tuấn hát là muốn đứt hơi theo, lúc nào cũng băng băng nhào xuống trước 2 chữ đờn (khoảng nửa nhịp)
Tuy nhiên có một số trường hợp tuyệt đối phải tuân theo như vô mấy cái Hò, xuống Xề, và đặc biệt là dứt câu, phải ngay chóc tiếng song lang.

@ bác Độc: chưa ca được lấy gì mà giới thiệu, đang tập. Rắc rối ở câu 6, nghe chưa quen lắm. :(
Nhưng bây giờ câu 1-2 ....xiềng rồi! khà khà .... mới hôm qua hát Lá Trầu Xanh cho mấy bạn đồng môn đờn. Tự thấy đã luôn! :))

Độc Cô Cầu Bại
21-10-2009, 09:56 AM
Không thể gọi là sai nhịp, vì có quá nhiều người Sai. Phong cách hát không đúng nhịp (chứ không sai), và chấp nhận được do tính chất tài tử của bản vọng cổ. Nghe ông Thanh Tuấn hát là muốn đứt hơi theo.
Tuy nhiên có một số trường hợp tuyệt đối phải tuân theo như vô mấy cái Hò, xuống Xề, và đặc biệt là dứt câu, phải ngay chóc tiếng song lang.

@ bác Độc: chưa ca được lấy gì mà giới thiệu, đang tập. Rắc rối ở câu 6, nghe chưa quen lắm. :(
Nhưng bây giờ câu 1-2 ....xiềng rồi! khà khà .... mới hôm qua hát Lá Trầu Xanh cho mấy bạn đồng môn đờn. Tự thấy đã luôn!

Không đúng nhịp thì gọi là sai nhịp chứ còn gì nữa. :))
Chính vì hát sai nhịp mới thấy bài vọng cổ phong phú và người ca cảm thấy thoải mái mắc sức luyến láy, khoe giọng. Người ta gọi đùa là giỡn với thầy đờn. Tất nhiên là phải có một số nhịp bắt buộc phải đúng như PP nói. Bậc thầy vụ này có thể kế NSND Út Trà Ôn, kế nữa có lẽ là Minh Cảnh. Thử một lần chú ý sẽ thấy.

Độc Cô Cầu Bại
21-10-2009, 10:07 AM
Sẵn nói luôn, thường thì khi xuống câu vọng cổ (câu 1, câu 4 hoặc 5) ta sẽ nghe ngân ...ơ ...ơ... hay ...a... a.. gì đó rồi xuống hò. Tuy nhiên còn cách ca nữa là ...ơ.. xuống liền câu hò. Tiêu biểu cho cách ca này là Mỹ Châu. CHS mình cũng người cách ca kiểu đó. Mỗi lần xuống giọng cổ ai cũng bảo sao giống MC quá vậy. Người cùng quê mà. Nhưng sao câu hò đó MC hát luyến láy thêm câu nữa, rất tài tình. Bắt chước cũng đuối.

phanphuong
21-10-2009, 10:14 AM
À, pp có biết một chs với giọng ca xuất thuần, tổng hợp tinh hoa của Út Trà Ôn, Tấn Tài, Minh Cảnh và Mỹ Châu. :))
Kinh khủng thật! =))

Độc Cô Cầu Bại
21-10-2009, 10:29 AM
À, pp có biết một chs với giọng ca xuất thuần, tổng hợp tinh hoa của Út Trà Ôn, Tấn Tài, Minh Cảnh và Mỹ Châu. :))
Kinh khủng thật! =))

Ai vậy ta? Bửa nào diện kiến mới được. Không dám múa rìu qua mắt thợ rồi. :angel_smile:

phanphuong
25-10-2009, 08:32 AM
Từ khi được bác Độc truyền mấy chiêu đếm nhịp, pp đã tập và thấy rất hiệu quả. Bên cạnh đó phát hiện ra vài điều lý thú.
Vài cao thủ thích múa may bay lượn với nhịp điệu (tất nhiên vẫn tuân thủ nhịp Hò và nhịp song lang), cũng có người trung thành với hát mộc mạc, nhẹ nhàng theo đúng nhịp.
Giả sử nghe bài Lý Ngựa Ô http://www.lqdlongan.com/forum/showthread.php?p=12577
Lệ Thủy cứ điềm đạm, thủ thỉ, đưa những dòng tâm sự dịu dàng của người con gái đến khán giả. Bác Minh Vương thì ngọt ngào nhưng hơi nhảy nhót trong lời ca, ít khi vô đúng nhịp ở những chữ Sang, thường vô trước 1-2 chữ đờn.
Bài này nghe hay, tiếng đàn kìm và ghi ta như quyện vào nhau. Lúc thì kìm trầm lắng, lúc ghi ta réo rắt. Ôi, mơ ước của mình.

Độc Cô Cầu Bại
26-10-2009, 12:53 PM
Từ khi được bác Độc truyền mấy chiêu đếm nhịp, pp đã tập và thấy rất hiệu quả. Bên cạnh đó phát hiện ra vài điều lý thú.
Vài cao thủ thích múa may bay lượn với nhịp điệu (tất nhiên vẫn tuân thủ nhịp Hò và nhịp song lang), cũng có người trung thành với hát mộc mạc, nhẹ nhàng theo đúng nhịp.
Giả sử nghe bài Lý Ngựa Ô http://www.lqdlongan.com/forum/showthread.php?p=12577
Lệ Thủy cứ điềm đạm, thủ thỉ, đưa những dòng tâm sự dịu dàng của người con gái đến khán giả. Bác Minh Vương thì ngọt ngào nhưng hơi nhảy nhót trong lời ca, ít khi vô đúng nhịp ở những chữ Sang, thường vô trước 1-2 chữ đờn.
Bài này nghe hay, tiếng đàn kìm và ghi ta như quyện vào nhau. Lúc thì kìm trầm lắng, lúc ghi ta réo rắt. Ôi, mơ ước của mình.

Khi nhận một bài hát mới, người ta nghiên cứu bài hát rồi sắp nhịp. Nhìn vào cấu trúc câu chữ mà có cách nhả chữ ngưng nhịp khác nhau. Từ đó mới có cách vô vọng cổ bay bổng khác nhau. Tất nhiên để hoàn chỉnh cần có ông thầy đàn để ráp bài vô, tùy tình hình mà có những luyến láy cho đã đã. Chúng ta hát toàn những bài đã có người hát trước làm mẫu rồi nên không cần mấy phần như đã nói trên đây. Nhưng mà lâu lâu ta có thể sáng tạo, luyến láy khác người ...ta coi có lạ tai lắm không. Vừa rồi thí sinh Minh Hảo bốc thăm trúng bài hát Đài hoa dâng Bác, người ta bảo bài hát này khó nên M.H hát sai nhịp. Một lý do không thuyết phục.

Độc Cô Cầu Bại
28-10-2009, 08:02 AM
Hát vọng cổ muốn hay, đi vào lòng người thì phải hát sao nghe truyền cảm, từ bình dân là "mùi". Có chất giọng tốt mà thiếu chất "mùi" thì nghe chán lắm. Kế đến là chọn bài hát phù hợp với chất giọng của mình. Giọng thấp lè tè thì đừng dại chọn bài hát của Minh Vương, Mạnh Quỳnh mà hát, rớt đài ráng chịu. Nhưng mà có lẽ khó hát nhất là các bài vọng cổ hài. Nghe khoái chứ ca khó lắm. :teeth_smile:

Độc Cô Cầu Bại
02-12-2009, 09:43 AM
Hổm rày không biết có ai ca được chưa nhỉ? Chưa biết ca thì mở đĩa lên ca theo. Khi ca được rồi thì lên sân khấu ca đại, nhớ dặn ông thầy đờn nhắc mình vô đoạn giữa nhé. Cứ mạnh dạn ca, ca trúng sai không cần biết, bảo đảm thầy đờn đờn theo mà. :angel_smile:

phanphuong
02-12-2009, 10:23 AM
Không lâu nữa sẽ có phần minh họa học ca của pp với tiếng đàn kìm đệm của ....chính mình! =))

Độc Cô Cầu Bại
10-02-2010, 07:07 AM
Đọc này xong bài này thì ... hết dám giỡn mặt với thầy đờn.

Thất kinh đại danh ca
09.02.2010 09:25
http://cailuongvietnam.com/uploads/News/pic/small_1265732723.nv.jpg

Trong chốn cầm ca, có ai không rõ điều này: đờn là thầy của ca. Cho dù là bậc danh ca, ít ai dám giỡn mặt với thầy đàn, bởi thầy có quyền sinh sát tuyệt đối. Chỉ cần tiếng đàn cố tình lai, lạng dăm ba âm sắc thì sự cố xảy ra: đàn một nơi, ca một nẻo lỗi nhịp song lang.
Nhạc sư Sáu H. ở Cần Thợ xưa là bạn thâm giao của ông thân tôi. ông hay ghé thăm ba tôi, đàn cho ba tôi ca. Giọng ca chân phương rạch ròi hơi Nam, Bắc, Oán được tiếng đàn tranh âm ba đài các cao sang hòa quyện, toát lên một tổng thể dìu dặt du dương mường tượng tầm vóc Ba Nha - Tử Kỳ. Người ta nhận định: ông xứng đáng với mỹ hiệu danh cầm. Sau đó tôi gặp ông tại Cần Thơ trong một cuộc họp mặt. Khi đó có một cô ca sĩ trẻ mới nổi danh nhờ làn hơi lạ lôi cuốn đậm đà khi thể hiện bản vọng cổ nhạc vua. CÔ ao ước được ca một lớp Nam ai trong tiếng nhạc của danh cầm. Bác Sáu vui vẻ đáp ứng. Sau mấy câu rao đàn tranh lảnh lót, song lang đánh "cốp" là ca sĩ cắt tiếng vô ca. Quái lạ! Mới câu 1 đã lỗi nhịp song lang (trễ). CÔ hấp tấp: "Dạ khoan, cho con xin lại Bác Sáu vui vẻ rao lại lần nhì, cô lại vố Nam. Lại lỗi nhịp song lang, nhưng sớm. CÔ sượng sùng xin lại, sau câu nói nhỏ: "Gì kỳ vậy?" Chẳng biết bác Sáu có nghe? Chỉ thấy ông bình thản chịu khó rao và đàn lần thứ ba. Lại trật chìa. CÔ đã "ngộ biến"; bên ôm đầu than đau rồi chạy đi. Tôi ngầm hiểu: cơ sự này, có lẽ trước kia cô cớ điều chi đắc tội với ông (?) Đây là một trong vô vàn trường hợp đàn hạ độc thủ ca của ngày xưa. Ai phải ai quấy còn tùy sự việc mà suy xét. Bác Sáu H danh cao vọng trọng, có cần gì dùng thân phận tiền bối triệt hạ hậu bối để nổi thêm danh? Hơn nữa cồ ca sĩ kia chưa phải là ngôi sao ưu tú trong làng nhạc tài tử.

Một trường hợp khác, danh ca thượng thặng Hữu Phước sau đây cũng đáng là tiêu biểu cho một giai thoại (xin lỗi, từ ghép “giai thoại" mang nghĩa đẹp mà dùng để kể chuyện kém đẹp e có sự ngộ nhận về mặt tu từ. Giai thoại ở đây chủ yếu đề cao động thái đẹp của cố NS Hữu Phước). Chuyện đã trên 40 năm. Đoàn Thanh Minh oai danh đệ nhất, là nơi tàng long ngọa hổ cả chục ngôi sao, lúc nào cũng thế với ít nhất hai đào, hai kép chánh. Đêm nọ do không có vai, Hữu Phước lái ô-tô về hướng ngoại thành hưởng không khí trong lành mong tìm chút thư giãn. VÔ tình làm sao, vòng lăn bánh xe đưa anh đến một đoàn cải lương tiểu ban. Đã hơn 20 giờ mà sân bãi phía trước chỉ lác đác mươi người; chiếc loa phóng thanh đang ra rả đã hát của mấy giọng ca ngôi sao. Anh thương cảm lắm, vội bước vào hậu trường thăm viếng. Thật là một ngạc nhiên to lớn khi rồng giáng hạ nhà tôm (tôm hồi ấy rẻ mạt so với thời nay); cả đoàn nhốn nháo chào đón siêu sao. ông bầu nắm tay Hữu Phước ra tiền trường, mở hé màn nhung; Hữu Phước thấy lèo tèo chỉ mấy mươi khán giả. Bất giác nhớ lại thuở mới vào nghề mình đã từng nếm trải những ngày tháng cơ cực thế này, anh xúc động làm sao! Ông bầu chớp thời cơ nhờ anh ca giúp cho anh em cả đoàn kiếm cơm. Hữu Phước vui vẻ gật đầu. Cả đoàn vô cùng mừng rỡ, nhiệt liệt cảm tạ cứu tinh. Lập tức, loa phóng thanh mở hết công suất rùm beng quảng cáo, kêu gọi công chúng khán giả mau mau đến lấy vé xem thần tượng biểu diễn, dịp may hiếm có hai lần. Chưa đầy một giờ, khán giả đã hơn nửa rạp. Ghê thay hấp lực của tài danh! Màn mở, Hữu Phước xuất hiện trong tràng pháo tay rộn rã kéo dài. Dàn đờn trỗi tiếng rao du dương êm ả. Sau bốn cậu lối truyền cảm, danh ca vô hò vọng cổ ngọt lịm. Lại một tràng vỗ tay thích thú. Cây đàn chánh (giữ song lang) sao diễn tấu những thang âm, cung bậc lạ kỳ, chổi tai uy hiếp ca từ khiến người biểu diễn khó thi thố sở trường diễn cảm; độ bi ai bị giảm thiểu đáng kể. Biết gặp phải cường địch khiêu khích quyết sát phạt, anh quyết trổ hết kỷ năng, bản lãnh cố thủ, hóa giải; vận dụng tối đa thính giác, vốn nghề tích lũy bao năm giữ vững trường canh. Cuộc chiến thầm lặng diễn ra khốc liệt, đại đa số khán giả nào biết nào hay. Lớp vọng cổ 6 câu là sáu lần tận lực chống đỡ cuộc càn quét bốn mặt Nam, Bắc, Đông, Tây và hai mặt trên không, dưới đất. Và anh đã oanh liệt chiến thắng khi dứt song lang hò câu thứ 6 trong tiếng cổ vũ vang dội. Mồ hôi mướt mặt, anh móc khăn lau sau khi cúi chào khán giả, vừa hấp tấp băng vào hậu trường. Chẳng nói chẳng rằng, Hữu Phước thoát nhanh ra khỏi cửa hậu rạp hát, băng băng về phía ô-tô, mặc cho tiếng gọi ơi ới của ông bầu đáng thương muốn ngỏ lời cảm tạ. Nhưng máy xe đã khởi động rồi lao vút trong đêm, để lại ông bạn nhìn theo bối rối. ông thừa hiểu chuyện gì đã xảy ra. Văn hóa ứng xữ giữa kẻ đàn người ca đúng là một vấn nạn không đẹp đẽ của những cá thể mệnh danh nghệ sĩ. Nó là tác nhân góp phần nuôi nấng thành kiến "xướng ca vô loại" thêm cường độ khắc nghiệt. Vấn nạn này ngày nay đã giảm thiểu đáng kể chứ chưa thể triệt tiêu ở những nơi còn tồn tại những sắc màu u ám, thiếu hẳn ánh sáng quang minh của những tâm hồn nghệ sĩ chân chính. Người nhạc sĩ kia quả là đáng trách do nông cạn. ông nuôi ảo vọng hạ một đại danh ca cho "cháy” tên, cho tiêu tan sự nghiệp chăng? Hẳn khôn đến như vậy. Chẳng qua ông muốn nổi danh và ông nông cạn khi chẳng nghĩ rằng mình đã bán rẻ cá nhân để cầu vinh.

Nhạc sĩ bây giờ nhiêu người chân chính đáng trân trọng. Cung đàn của họ nâng cao, tôn vinh người ca đến chốn thăng hoa mà có mất đi đâu sự ảo diệu
tài năng cá nhân mình. Danh cầm ngày nay cao vế chất lượng tài năng, sâu vế độ dày đạo đức nghiệp nghiệp nhiều lắm, không thể kể hết ra đây. Cảm ơn các vị đã “tất cả vì một nền nghệ thuật âm nhạc bản sắc".

Phần Hữu Phước, anh đã chiến thắng bằng sự kiên trì . Nếu ngay khi biết bị ám hại, anh vội bỏ đi thì đắc tội với công chúng và liên lụy đến những đồng nghiệp nghèo vô tội vạ trong đoàn. Anh đã dũng cảm bảo vệ được thanh danh, thể diện một danh ca hàng đầu, kể như trui rèn chất ngọc tài năng trong lửa đỏ; anh xứng đáng nêu gương hiến hách cho hậu bối soi cùng.


(Theo Hồ Quang - BSK)

phanphuong
10-02-2010, 09:30 AM
Nếu ở trong "chăn" một thời gian đủ lâu, dù rất ngắn, cũng nhận ra được đôi điều. Thói nói xấu nhau rất kinh hồn, ngồi với "thầy" này thì nghe chê "thầy" khác. Và càng kinh ngạc hơn, những người đàn tầm tầm (hoặc chẳng ra hồn gì) chê bai thậm tệ những danh cầm được đám đông công nhận tài năng.
Lý giải cho hiện tượng này, tôi cho rằng trình độ văn hóa (không phải trình đồ học vấn) kèm. Thứ nữa, có thể nhắc đến câu nói muôn thuở trong nghệ thuật: Văn mình vợ người.

Lai Quoc Dat
10-02-2010, 10:00 AM
Hôm nọ, có 1 bác người Hà Nội sang công tác, 2 anh em ngồi nói chuyện,bác ấy có nói 1 câu nghe cũng hay hay: "Con nhà mình đậu đại học không sướng bằng con nhà hàng xóm rớt". Than ôi, cái tư tưởng đố kỵ...

Độc Cô Cầu Bại
10-02-2010, 11:58 AM
Hai bác hiểu sài bài viết rồi. :wink_smile:

Vấn đề ở đây là người ca và người đờn phải tôn trọng nhau. Người ca cho dù là danh ca cở nào cũng phải nể thầy đờn một bậc. Bởi vậy khi hát, người ta hay nói đùa, nhờ thầy đờn "dớt" dùm. Đây là cách nói khiêm nhường của người ca. Thầy đờn họ cũng hiểu. Nếu nói khuông nhạc sau, đờn vậy, ca vậy thì còn gì cải lương nữa. Luyến láy, nhả chữ, ... Ngay cả ca nhạc cũng vậy. Mấy tiếng ho, hề, ì à, ... nhạc sỹ làm gì có viết. Do khi hòa âm, khi hát, ca sỹ và nhạc sỹ sáng tạo để cho nó phong phú hay hơn.
Một lần đi hát, bị thầy đờn chơi rớt nhịp. Tất nhiên người nghe, ai để ý mới biết. ĐCCB vẫn hát tiếp, vẫn giữa nhịp. Hát xong mời ổng xuống uống ly bia rồi nói, sao hồi nảy anh không dớt em? Ổng cười, lần sau không còn vậy nữa. :tounge_smile:

phanphuong
10-02-2010, 12:58 PM
Người đờn tài tử cũng giống như ông đánh trống bên tân nhạc, giữ nhịp cho người ta ca. Sự quan trọng đó là vậy.
Còn chuyện "chơi" nhau để cho rớt nhịp thì nghe cũng nhiều, có lẽ họ nên tự nhìn lại mà xấu hổ. Thực tế, họ rất hả hê khi đánh "rớt" nhau. Lại còn kể với nhau với vẻ tự hào. Điều đó thật đáng buồn.
Có thể thoải mái đấu với nhau khi đó là một cuộc giao lưu đơn thuần, thử tiếng đờn lời ca với nhau. Còn đã ra sân khấu, mục đích cao nhất khi đó là khán giả, người bỏ tiền để nuôi sống họ. Giống như một vài cầu thủ, khi tan trận ngồi với nhau lại kể với vẻ "tự hào", hồi nãy tao chẹn chân, chêm cẳng thằng đó ra sao. Họ không biết là tự bôi tro trét trấu vô đạo đức của mình. Có lẽ, khán giả xem ra quá nhân từ.
Chuyện nhịp nhàng trong tài tử cũng không có gì mà cao siêu đến mức không hiểu được. Nếu chỉ dùng nhịp để đo tài năng thì thật vô nghĩa. Tưởng tượng trong 1 nhịp, tôi chỉ đờn có 2-3 chữ thì rớt vô đâu cho được? Rớt nhịp, đối với người đờn chuyên nghiệp, khi họ đờn nhiều chữ lắt léo, giai điệu tràn ngập trong một trường canh, khi đó mới rớt.
Chuyện Duy Trì "hạ gục" Văn Vĩ với cây ghita phím lõm vẫn còn truyền tụng. Nhưng đó là cái đẹp, đó là một cuộc thể hiện những giai điệu tuyệt vời, trong buổi hòa đờn mang tính chất giao lưu. Đã ngồi chung "băng" thì phải phối hợp với nhau tốt nhất, mới là thành công. Chứ còn kèn cựa nhau thì giống như một nhóm ngựa non háu đá.
Nghệ thuật, trước hết phải có một trái tim trong sáng.

Độc Cô Cầu Bại
10-02-2010, 01:27 PM
Thực ra, khi hát người ta phải tập dợt với nhau trước. Chứ không tập dợt gì mà cứ rình rình nhau để "thử" lửa thì chẳng còn gì nghệ thuật. :tounge_smile:

phanphuong
19-02-2010, 05:41 PM
Hôm nay lại tìm được một trang hướng dẫn đàn ghita cổ nhạc. Nghĩ đây cũng là những kiến thức rất cơ bản và cần thiết cho người học ca.
Người hướng dẫn là nhạc sĩ Chí Tâm.
Nghe giọng rất quen, không biết có phải đây là một kép chính hồi xưa, hát rất mùi. Nhớ có xem trên tivi mấy chục năm rồi, cầm trái ỏi, vừa khóc vừa ca trước bàn thờ ... mùi hết sức (?)
http://www.tkaraoke.com/lyrics/23285/Tu_Hoc_Vong_Co_Sau_Cau.html

pe_heo23
20-02-2010, 04:53 AM
vọng cổ chắc khó hát lắm,

myhanh
20-02-2010, 07:39 AM
Hôm nay lại tìm được một trang hướng dẫn đàn ghita cổ nhạc. Nghĩ đây cũng là những kiến thức rất cơ bản và cần thiết cho người học ca.
Người hướng dẫn là nhạc sĩ Chí Tâm.
Nghe giọng rất quen, không biết có phải đây là một kép chính hồi xưa, hát rất mùi. Nhớ có xem trên tivi mấy chục năm rồi, cầm trái ỏi, vừa khóc vừa ca trước bàn thờ ... mùi hết sức (?)
http://www.tkaraoke.com/lyrics/23285/Tu_Hoc_Vong_Co_Sau_Cau.html
Chính xác nhạc sĩ Chí Tâm là kép Chí Tâm nổi tiếng nhất là vai Điệp trong Lan & Điệp. Lan & Điệp qua rất nhiều lần dàn dựng nhiều đôi đào & kép khác nhau nhưng đôi Chí Tâm & Thanh Kim Huệ là số 1.
Chí Tâm có ca chung với Thanh Kim Huệ, Hương Lan, Ngọc Huyền
Chí Tâm - Với Guồng Máy Nghệ Thuật Đã Chạy Đều


Tại cái guồng máy nó đã chạy đều...". Câu trả lời của Chí Tâm đã nói lên được tính cách vững vàng của anh trong những hoạt động liên quan đến nghệ thuật hiện nay. Sáng tác nhạc, điều hành phòng thu thanh riêng, đảm nhiệm vai trò xướng ngôn viên, v.v... là những hoạt động tiêu biểu cho cái guồng máy mà người nghệ sĩ này nói tới. Sau nhiều năm sống ở Pháp, là nơi không có môi trường để anh phát triển tài nghệ của mình, người nghệ sĩ có nhiều gắn bó với cổ nhạc này đã quyết định sang cư ngụ tại nam California cách đây 7 năm. Vượt qua những khó khăn lúc ban đầu, cuối cùng Chí Tâm đã thực hiện được phần lớn những dự định của mình tại đây, sau khi từng sống ở Houston hơn 7 năm và trước đó tại Paris 11 năm.

Chí Tâm là tên thật, họ Dương, sinh tại quận Trà Ôn, Vĩnh Long. Song thân anh mang hai dòng máu Việt và Trung Hoa, sinh sống bằng nghề buôn bán với một cửa tiệm tạp hoá lớn tên Vĩnh Hưng gần Trà Ôn. Vì nhà ở rất gần với rạp hát Long Tấn nên Chí Tâm thường xuyên được nghe vọng qua những bài vọng cổ, không kể thường được bà ngoại dắt đi xem những vở tuồng cải lương được diễn tại đây. Chính vì vậy, Chí Tâm đã chịu ảnh hưởng nặng nề của nghệ thuật cải lương ngay từ những ngày thơ ấu và cảm thấy thích thú để xin gia đình cho đi theo ngành này từ khi mới lên 6. Khởi đầu, anh học ca với thầy Minh. Sau đó, lần lượt nhận được chỉ chỉ dẫn của các nhạc sĩ khác như Bùi Kiên, Mười Ngoạn và Năm Thê.

Năm lên 13, Chí Tâm được bố gửi lên theo học thầy Vĩnh Châu ở Sài Gòn, nhưng không được thu nhận vì người cải lương nổi danh này có quá đông học trò. Nhưng sau đó anh may mắn được soạn giả Yên Sơn (tức nhạc sĩ Út Châu) nhận lời hướng dẫn. Đây cũng là người đã tạo được một ảnh hưởng lớn trong bước đầu nghệ thuật của Chí Tâm trong suốt thời gian theo học toàn phần và ở nội trú tại lớp nhạc này...

Sau hai năm theo học soạn giả Yên Sơn, Chí Tâm được giới thiệu đi hát ở miền Trung với đoàn Tinh Hoa. Những người có thẩm quyền trong đoàn hát này đã để ý đến khả năng của anh qua những nhạc phẩm tân cổ giao duyên do Yên Sơn viết, thu thanh trên những đĩa nhựa của hãng Continental như Em Bé Đánh Giầy, Về Bên Gối Mẹ, Con Quạ Con Chồn, Em Bé Bán Báo vv... Với đoàn Tinh Hoa, Chí Tâm đã có cơ hội cho khán giả biết được khả năng của mình qua nhiều vai diễn khác nhau như: vai Na Tra trong "Na Tra Lóc Thịt", vai Kim Đồng trong "Công Chúa Thuỷ Tề", vai Mã Chí Tâm trong "Người Ăn Cắp Bánh Mì" do Yên Sơn soạn theo một đoạn của tác phẩm "Les Misérables", vv...

Do nhận biết được năng khiếu của cậu thiếu niên 15, 16 tuổi này, những đàn anh, đàn chị trong nghề như Hữu Lộc, Ngọc Thanh, Tuyết Mai, vv... cũng đã sốt sắng chỉ bảo cho Chí Tâm về kinh nghiệm ca diễn. Cùng một thời gian khi được gia đình nhắn về Trà Ôn vì mẹ bị bệnh nặng, Chí Tâm bắt đầu bị bể tiếng, nên giọng hát cao của anh trước đó trở thành giọng trầm nên không tiếp tục đi theo đoàn hát Tinh Hoa được. Anh phải ở lại nhà để học thêm tiếng Tầu với mục đích theo nghề buôn bán do ý muốn của bố. Dĩ nhiên với bản tính nghệ sĩ, Chí Tâm không hề thấy thích hợp với nghề buôn bán nên chỉ được khoảng một năm đã thấy nhớ đến ánh đèn sân khấu, những câu hát tiếng đàn. Bố anh khuyên anh không nên đi theo con đường này và muốn anh đi học về ngành chụp hình ở Cần Thơ.

Bắt buộc phải nghe lời Bố, Chí Tâm lên thủ đô của miền Tây để theo học ở tiệm chụp hình Á Châu. Lợi dụng tình trạng xa nhà, anh đã theo học đàn bầu với nhạc sĩ Tứ Quốc, thường được gọi dưới tên Cò Quốc do tài nghệ sử dụng đàn cò điêu luyện của ông. Sau vài tháng theo học với nhạc sĩ Cò Quốc, Chí Tâm được mời cộng tác với ban cổ nhạc Tây Đô Cần Thơ của ông Năm Đờn trong vai trò một nghệ sĩ đàn sến. Ngoài ra anh còn cộng tác với ban cổ nhạc của Năm Hí và Y Sơn trong những chương trình phát thanh trên đài quân đội ở Cần Thơ, cùng là nơi anh sử dụng đàn bầu cho chương trình Thi Văn Tao Đàn. Thêm vào đó thỉnh thoảng anh còn xin được phép của ông chủ tiệm hình để cùng ban Cổ Kim Hoà Điệu theo chân tiểu đoàn 40 Chiến Tranh Chính Trị lưu diễn đó đây.

Vào khoảng năm 71, giọng Chí Tâm trở lại bình thường, khởi đầu với "ton" Fa là "ton" trầm nhất trong cổ nhạc, sau đó lên Sol rồi mới tới La. Anh hát trở lại lần đầu tiên với đoàn Dạ Quang Châu của ông bà Tám Vân (tức soạn giả Nhị Kiều). Khoảng một năm sau, với tình trạng giới nghiêm sớm nên không có dịp hát nhiều nên đoàn hát chỉ về diễn tại những tỉnh lẻ, làng mạc xa xôi như Mỹ Hiệp, Cái Tầu Thượng, Cái Tầu Hạ, vv... Sau khi đoàn Dạ Quang Châu rã, quản lý đoàn Kim Chung mời Chí Tâm về hát cho đoàn Kim Chung 5 ở rạp Olympic để thay thế Minh Vương bị gọi động viên. Tuy nhiên trong thời kỳ này, đoàn cũng chỉ thường về diễn ở các tỉnh miền Tây như Long Xuyên, Châu Đốc và các làng mạc nhỏ.

Với Kim Chung 5 và sau đó Kim Chung 2, Chí Tâm bắt đầu gây được tin tưởng để được giao cho những vai quan trọng. Vở đầu tiên, anh đóng chung với Minh Phụng nhan đề "Nhất Kiếm Bá Vương". Sau đó được mời thủ vai Thái Tử Lưng Gù trong "Bằng Tuyền Công Chúa". Anh bắt đầu gây được chú ý với vai Lữ An Tùng trong "Nhạn Về Xóm Liễu" với Lệ Thủy, Kiều Tiên và Minh Phụng.

Vào thời gian kép Vương Bình của đoàn Kim Chung 2 nhẩy ra lập đoàn riêng, Chí Tâm về thay thế để trở thành kép chánh cho đoàn này bên cạnh Mỹ Châu. Vào những ngày gần biến cố tháng Tư năm 75, Hữu Phước và Hương Lan được về cộng tác với Kim Chung và cùng xuất hiện với Chí Tâm trong "Hán Đế Biệt Chiêu Quân" với Hương Lan trong vai Chiêu Quân và Chí Tâm thủ diễn vai Hán Đế. Hai người sau đó đã rất được khán giả mến mộ khi cùng nhau đóng hai vai chính trong vở "Nắng Thu Về Ngõ Hẹp", được diễn liên tục trong suốt một tháng tại rạp Olympic, kể từ tháng 3 năm 75, mặc dù trong những xuất ban ngày vì thời kỳ này lệnh giới nghiêm được áp dụng kể từ 10 giờ đêm. Cũng thời gian này "Hán Đế" Chí Tâm và "Chiêu Tâm" Hương Lan bắt đầu đến với nhau bằng những tình cảm đậm đà để đi đến hôn nhân một thời gian sau.

Trước đó khá lâu, thật sự tên tuổi Chí Tâm đã được biết đến nhiều, không phải nhờ sân khấu mà nhờ ở những đĩa nhựa tân cổ giao duyên do hãng đĩa Việt Nam thực hiện, sau khi anh được soạn giả Loan Thảo giới thiệu. Anh gây được nhiều chú ý nhất với vở Lan và Điệp, đóng chung với Thanh Kim Huệ. Một điều ghi nhận là anh không thu vở nào trên đĩa nhựa với Hương Lan vì trong thời gian từ 72 đến 74, Hương Lan còn hát tân nhạc cho đến khi được mời cộng tác với đoàn Kim Chung, cô mới bắt đầu chuyển qua cải lương.

Chí Tâm lập gia đình với Hương Lan vào tháng 12 năm 75 bằng một tiệc cưới được tổ chức tại nhà hàng Ngọc Linh trên đường Cô Giang. Họ có với nhau 2 con, một trai sanh ở Việt Nam năm 77 tên Henri Bảo Nhi và một trai chào đời tại Pháp năm 78 tên Patrick Bảo Trang. Hiện cả hai sống ở Anaheim, nam Cali, sau khi từ Pháp sang Mỹ cùng với mẹ, với lý do cho con đi nghỉ hè. Nhưng sau đó Hương Lan đã giữ hai con ở lại Mỹ luôn sau khi cuộc hôn nhân với Chí Tâm tan vỡ.

Chí Tâm và Hương Lan từ Việt Nam qua Paris cùng một lúc vào tháng 2 năm 78 dưới diện Pháp Kiều hồi hương nhờ thân phụ Hương Lan là nghệ sĩ Hữu Phước xin hồi tịch Pháp, do đó Hương Lan được công nhận như một Pháp Kiều. Họ cư ngụ tại St Tolomon, ngoại ô thủ đô Pháp Quốc trước khi dọn về quận 13 ở Paris. Sau hơn 4 năm chung sống tại Paris, cuộc hôn nhân giữa hai người đi đến tình trạng đổ vỡ, với lý do theo Chí Tâm là "thật ra thì không có gì trầm trọng lắm, nhưng tại lúc đó đứa nào cũng nóng tánh hết". Một phần khác đến từ sự hiểu lầm tình cảm của Chí Tâm đối với một người em gái của Hương Lan mà đối với anh là "tại xa gia đình nên thương mấy người em gái của Hương Lan như em ruột vậy thôi", như lời anh tâm sự.

Sau khi chia tay với Hương Lan vào năm 82, Chí Tâm cùng với nghệ sĩ Michel Mỹ - đã qua đời thành lập một đoàn hát tên Năm Châu, để tưởng niệm cố nghệ sĩ tài danh tên Năm Châu. Với đoàn này, Chí Tâm đã được những đồng bào ở Pháp, Thụy Sĩ, Bỉ, Tây Đức, Na Uy, Đan Mạch, vv... biết nhiều đến tên tuổi qua các vở tuồng như Số Đỏ (tức Tình Cô Gái Huế, là vở tuồng đầu tiên của đoàn Năm Châu) của Qui Sắc, Máu Nhuộm Sân Chùa, Đường Gươm Nguyên Bá, Tâm Sự Loài Chim Biển. Tuy nhiên dù "ai cũng mê, cũng thích nhưng mà đi coi thì hơi khó vì phần lớn khán giả là người có tuổi, con cháu không chịu đưa đi thì cũng thua luôn". Đó là lý do đưa đến tình trạng tan rã của đoàn Năm Châu.

Năm 85, Hương Lan và hai con sang sống tại California, trong khi Chí Tâm vẫn ở lại Pháp, cư ngụ tại quận 19 Paris. Đến khi gặp một người bạn gái khác, là một người thường tham gia trong những hoạt động văn nghệ của chùa Khánh Anh, Chí Tâm dọn về quận 11 trước khi cùng với người yêu mới mua một căn nhà gần Versailles. Nhưng đến năm 89, một lần nữa sự chia tay lại đến với anh và người nữ nghệ sĩ sử dụng đàn tranh. Cũng trong thời gian này, Chí Tâm xin nghỉ việc với công ty Alcatel Thompson, là nơi anh làm từ năm 79. Tin tưởng khả năng của mình có nhiều cơ hội phát triển hơn tại Hoa Kỳ, nên Chí Tâm quyết định dời sang Houston cư ngụ vào tháng 10 năm 1989, một tháng sau khi xin nghỉ việc. Hơn nữa vì có quen với một người bạn gái ở California, đã hứa sẽ bảo lãnh anh ở lại Hoa Kỵ" Nhưng sau khi thu xếp xong xuôi thì được cô ấy báo là đã có người yêu khác. Nhưng đã lỡ, cũng qua Mỹ "phóng lao phải theo lao" và nhất là đã từ giã bạn bè ở Pháp rồi, nên nếu ở lại thì kỳ lắm!".

Qua năm 90, anh được Hoàng Ngọc Ẩn mời cộng tác trong lãnh vực báo chí, phụ trách mục Điện Ảnh Hồng Kông cho những tờ báo Vietnam Post, Thương Mại Việt Nam tại Houston. Ngoài ra, anh cũng được mời làm chuyên viên thu thanh cho trung tâm Hạ Quyên và coi sóc tiệm sách mang cùng tên của Hoàng Ngọc Ẩn và đã thực hiện được 2 CD cho thi sĩ này.

Sau khoảng 7 năm cư ngụ tại Houston, Chí Tâm nhận thấy việc tạo dựng tên tuổi tại đây không được khả quan cho lắm vì tình hình sinh hoạt văn nghệ vào thời kỳ này chưa được bộc phát mạnh mẽ. Chí Tâm quyết định chọn California để thử thời vận vào năm 96, sau khi được trung tâm Làng Văn mời về phụ trách phòng thu thanh ở Orange County. Anh cũng đã vài lần viếng thăm thủ đô văn nghệ tỵ nạn trước đó trong những dịp về hát với Hương Lan hoặc trình diễn tại quán cà phê Tao Nhân, nên đã phần nào nắm vững được tình hình sinh hoạt ở đây. Sau hơn một năm cộng tác với trung tâm Làng Văn, Chí Tâm tự sắm một phòng thu thanh riêng để đứng ra điều hành cho đến nay. Với Làng Văn, Chí Tâm đã xuất hiện trên một số chương trình video, trong số đó có đoản kịch "Đưa Nàng Về Dinh" do anh sáng tác và diễn chung với Delena. Ngoài ra anh còn nhận làm hoà âm cho trung tâm Hải Âu cùng những bạn bè trong giới nghệ sĩ.

Nhờ chịu khó nghiên cứu, học hỏi thêm nên ngoài lãnh vực cổ nhạc, Chí Tâm còn chứng tỏ có khả năng trong lãnh vực tân nhạc. Phòng thu Chí Tâm đã thực hiện nhiều "projects" tân cổ giao duyên như tiếng hát Đầu Nôi, Những Chuyện Tình Huyền Sử, Gặp Lại Cố Nhân, vv... và gần đây nhất là 18 Năm You And Me. Ngoài ra anh cũng đã thực hiện một số "projects" tân nhạc như Mây Vẫn Còn Bay, Khúc Nguyệt Cầm, vv... Thêm vào đó, nhờ có giọng hát mang âm hưởng Trung Hoa, Chí Tâm đã được mời hát tân nhạc cho nhiều phim bộ.

Ngoài vài lần xuất hiện trên những chương trình video của Làng Văn, vào năm 96 Chí Tâm thu hình cho trung tâm Thúy Nga bài Duyên Nợ Chợ Trời do anh sáng tác, trình diễn cùng với Hương Lan. Những năm 97 và 98, những tác phẩm của Chí Tâm là Nấu Bánh Đêm Xuân và Chiếc Bánh Bông Lan cũng đã được đưa vào những chương trình "Paris By Night". Không kể những lần được mời diễn trong các chương trình văn nghệ, từ năm 2001 Chí Tâm còn thành lập nhóm lấy tên là "Sân Khấu Văn Lang". Chương trình mới nhất của nhóm này diễn ra vào ngày 24 tháng 8 với soạn phẩm cải lương "Bông Hồng Cài Áo" của soạn giả Hoàng Khâm.

Từ năm 99, Chí Tâm được mời cộng tác với đài Little Saigon Radio, phụ trách phần xướng ngôn cùng với Chu Ly từ 1 giờ trưa đến 6 giờ chiều với những tiết mục như: đọc tin, talk show, thông báo cộng đồng, vv... Đặc biệt, riêng mỗi thứ hai, anh phụ trách chương trình "Tìm Hiểu Cổ Nhạc" từ 3 giờ 15 đến 3 giờ 45. Thứ ba, anh cùng với Chu Ly phụ trách chương trình đọc truyện, thứ Tư: chương trình "Tiếng Hát Quê Hương". Và thứ Năm chương trình "Ca Dao Tục Ngữ". Tuy bận rộn như vậy, Chí Tâm còn nhận hướng dẫn về ca và đàn cổ nhạc.

Riêng về đời sống tình cảm của mình, Chí Tâm tự nhận thấy là "vui và không có gì lận đận lắm". Anh nói thêm "Mình chỉ sợ viên đạn đầu tiên thôi. Bị bắn một cái đùng! Còn những viên đạn sau thì không sao hết".

Hiện Chí Tâm chung sống từ năm 99 với người bạn đời tên Minh Tuyền, quê ở Châu Đốc, là người phụ giúp anh rất nhiều trong việc điều hành phòng thu Chí Tâm cũng như trong những hoạt động nghệ thuật của anh. Với tâm hồn tận tụy với nghề nghiệp và một trí nhớ thật tốt, rất cần thiết cho vấn đề tổ chức công việc, môi trường hiện nay hoàn toàn thích hợp với khả năng của Chí Tâm để anh có thể tiến xa hơn nữa trong việc phục vụ nghệ thuật, nhất là khi có một guồng máy đã chạy đều...

phanphuong
20-02-2010, 09:18 AM
Vậy có lẽ Chí Tâm là ca sĩ nổi tiếng- nhạc sĩ có "số má", độc nhất vô nhị thiệt rồi!
Hông biết tay này vừa đàn vừa hát ra sao ta? (có dữ như sư phụ của mình hông) :))

Độc Cô Cầu Bại
26-02-2010, 08:35 AM
Chí Tâm được biết nhiều qua tuồng Lan và Điệp thôi. :teeth_smile:
Chí Hải hình như là em của Chí Tâm hay sao đó. Chí Hải hồi xưa hát cho đoàn sài Gòn 2 (?), giọng khá giống Chí Tâm.