PDA

View Full Version : Việt Nam làm gì có môn xã hội!


khanhan2006_2009
05-08-2008, 06:01 PM
<dl class="body"><dt class="post-head">
</dt><dd class="post-body">

Đi lang thang trên blog. Bất chợt một ai đó thốt lên: "Việt Nam làm gì có môn xã hội!". Nghe mà buồn!
Ngồi thừ người một chút. Nghĩ về 12 năm "mài đũng quần" ở ghế nhà trường. Rồi tự nhiên ngộ ra, uh thì...VN làm gì có môn xã hội...
http://tinnhanhblog.com/images/articles/2008_07/3191/u24_2105.jpg
Ảnh: Blog tác giả
Dù cho cứ mỗi năm, mỗi mùa, thời khóa biểu của mỗi đứa học sinh, đủ mọi cấp lớp, cũng có Văn đó (nằm ngay môn chính, ít nhất cũng 4 tiết 1 tuần, lớp chuyên thì thành cả chục tiết), cũng có Sử đó, Địa đó, Đạo đức (lớn lên chút gọi là Công Dân). Vậy mà bao nhiêu năm rồi, những cái môn ấy, vẫn chưa tìm ra một chỗ đứng thực sự trong trường học, hoặc ít nhất cũng là trong lòng mỗi đứa học trò. Mà ví dụ là có, thì một lớp được bao nhiêu đứa...Khỏi đếm cũng biết, chưa đầy ngón tay...
Hồi tiểu học. Văn học theo kiểu này...
Này em, con mèo thì phải là "mèo tam thể", nhất thiết phải là con mèo "mi nhon" bước uyển chuyển, thoăn thoắt trong nhà, dù cho con mèo nhà em vì ăn nhiều quá nên ú nu ú nần hay dù cho mẹ em rất ghét mèo nên nhà em chưa từng nuôi con mèo nào cả...
Này em, bạn A lớp trưởng có hàm răng dù vàng như vỏ chanh, lâu lâu có một vài chiếc bị sún thì cũng phải viết vào là "răng bạn ấy trắng đều như hạt bắp"; hay dù cho nhà em ở chung cư, cái balcon bé tí hin chỉ đủ cho vài chậu cây kiểng bung hoa mỗi mùa thì cũng phải nhắm mà mà tưởng tượng đó là một vườn hoa thơm ngát đầy đủ cả hồng nhung, cúc, cẩm chướng và vạn thọ, có ong bướm ngập tràn như quảng cáo Comfort!
Này em, dù cho ở nhà em là tiểu thư "lá ngọc cành vàng", hay nhà em là biệt thự như khách sạn 5 sao nuôi toàn chó Bắc Kinh với chó Đức, cũng phải tưởng tượng nhà mình là căn nhà cấp 4 đơn sơ có bốn phần, gian thờ, gian ngủ, gian bếp và cái sân, có nuôi con heo, con gà trong sân thế nào và yêu quý nó ra sao. Hay chí ít cũng phải nhìn chị người làm quét nhà rồi tưởng tượng mình quét nhà nó thế nào ấy nhỉ? Hay dù cho nhà em chẳng ai uống trà đi chăng nữa thì cũng phải cắn môi mà tưởng tượng ra cảnh "rửa ấm bát" cho khéo.
Thế, 8 - 9 tuổi đầu, nghĩ không ra về nhà hỏi mẹ. Mẹ nói mãi không hiểu thì vào lớp cô cho dàn ý.
Và tiếp tục nhé, này em, "gấp quần áo" phải có năm bước, "quét sân" thì bốn bước .Viết thiếu bước nào thì em đi tong điểm bước ấy.
Rồi cứ thế, cô đọc, trò chép. Đứa khéo léo hay ho một chút thì 9, 10. Đứa ngu ngơ làm theo cô cũng được 7, 8. Đứa cứng đầu làm theo ý mình thì 5, 6 (cho chừa nhé! Tội không làm theo cô!). Không bao giờ có điểm dưới TB...
Sự thật về cuộc sống hàng ngày ta vẫn sống bị bào mòn từng chi tiết rồi thành lệ, thành sáo rỗng, thành rập khuôn. Sử - Địa cấp 1 toàn học mấy cái ô đóng khung.Một hai dòng, nhiều hơn là mười dòng. Bữa sau vô viết lại. Hết! Bởi thế, từ năm này qua năm khác, cũng nhiêu ấy sự kiện, cũng bấy nhiêu thời kì...nhưng chẳng cái nào ăn nhập vào óc.
Cứ thế, ngày thi tốt nghiệp lớp 5 đề cho viết thư gửi người em yêu thương nhất...Chẳng biết như tiềm thức hay do suy nghĩ đã thành thói quen, tôi viết cho ông nội. Một bức thý rất dài với tất cả những câu chuyện chỉ có trong trí tưởng tượng non nớt. Và dù cho ông đã mất từ năm bố tôi chỉ mới 4 tuổi. Vậy mà 9.5 điểm! Sau này nhớ lại, cười cười, chắc tại đứa nào cũng viết cho ba, cho mẹ, cho bà (như thầy cô vẫn dạy), còn mình viết cho ông nội nên được điểm cao?!!..
Rồi cấp 2- 3.
Sử dàn thành từng cuốn tập rồi thành đề cương. Cứ ôm mà học. Thi xong rồi quên.Ngày này qua ngày khác. Đôi khi không hiểu lắm cũng học. Có đứa không hiểu gì sấc cũng học. Không học thì rớt...Rồi đau tim mỗi giờ trả bài. Người dễ dãi thì đọc xong cũng 8,9. Người khó thì phải đọc ro ro như chiếc máy cấm vấp một chữ. Những đứa học bài giỏi nghiễm nhiên thành "Superstar" với một loạt con 10 trong sổ vì những lần trả bài "không vấp chữ nào"...Nhưng mà có ai chịu khó mà hỏi lại mấy đứa ấy đâu? Nó hiểu bao nhiêu? Nó hiểu thế nào? Chả ai hỏi...Tất cả chỉ cần "Thuộc là okay!".Những ngày ôn thi TN cấp 3, câu hỏi ngoài, câu hỏi "sáng tạo" cũng thành đề cương. Học đi em! Rồi mai thi! Đứa nhét không nổi bị đi cấm túc. Chép đi chép lại bài sử dài mười mấy trang rồi cũng thuộc thôi...Đến nỗi, cô vào lớp, chỉ cần mở miệng hỏi một câu hỏi trong cái list dài mấy chục câu, cả lớp trả lời răm rắp như robot...
Tự bao giờ,
Sử - Địa như miếng bánh mì siêu việt của con mèo ú Doraemon, chỉ viết chữ lên, ăn vào sẽ nhớ hết, nhưng khi thải ra ngoài thì "sạch sành sanh". Học trò lâu rồi, không còn thời gian đọc sử, không còn thời gian để cảm, để yêu, để nhớ. Mọi thứ lâu rồi thành chiếc bánh mì. Chẳng biết có "siêu việt" thật không? Mà chỉ thấy cứ mỗi mùa thi qua, người ta lại ầm ầm la ó "Sao học sinh dốt Sử thế?"...Hay: "Viết văn kì thế?"...Chỉ là hỏi. Rồi đề xuất này nọ. Cũng tốt. Nhưng mà vào năm học mới, đâu lại vào đấy mà thôi. Cứ thế, đời này qua đơi khác, cứ mỗi năm, câu hỏi ấy cứ vang lên rồi lại rơi tọt vào cái khoảng không tĩnh mịch của sự thật: Học sinh chẳng thích học Sử tí nào đâu!
Tự bao giờ,
Những đứa đi thi Học sinh giỏi Toán, Lý, Hóa thì được ca tụng như những người thông minh, giỏi giang và xứng đáng. Những đứa đi thi mấy môn xã hội, có đạt giải thì cũng chỉ là:"Siêng học bài là đậu!', "Cảm tính mà...! Hên thôi!"...Đứa học khối A, khối B thì bĩu môi:"Văn là cái môn chả có lý lẽ, chả có logic gì cả...". Những bài giảng Sử chán ngấy trong lớp biến giờ Sử thành giờ rì rầm bàn chuyện,giờ giải lao giữa buổi...Cô giáo trẻ bất lực nhìn lũ học trò lơ là mà không dám la. Nhìn mà phát tội!
Rồi bài học, hôm nào trả mới học, không thì thôi. Đứa nào học bài thì bị cho là "điên", "khùng", "rảnh", hay đôi khi là "lập dị"...Ra ngoài, nói chuyện với vài đứa, hiểu biết về khoa học vũ trụ thì coi như là giỏi. Còn hiểu biết về Sử, về Địa thì:"Trời ơi! Nó ôm cuốn sách học bài mà, không biết sao được!". Ngán ngẩm!
Rồi Văn chương thì loạn xà ngầu. Đứa cảm được thì viết không thông. Đứa không cảm được thì ngồi "ưu" tư đọc văn mẫu rồi chép ra. Lâu lâu, đứa viết được thì được cho là ở Iraq mới về, "quăng bom" tuyệt đỉnh. Ai đời văn cấp 3, người hiền thì còn lắng nghe ý kiến học sinh, còn giải thích cái đúng, cái sai. Chứ gặp người "thủ cựu" thì "tôi đọc thế nào thì viết thế ấy". Lỡ tay "phăng" một chút cũng bị quệt ngay một dấu chấm hỏi to đùng đại loại như "Ở đâu ra?...Bao giờ...? Ai nói...?". Có khi trong lớp, cũng bài thơ ấy, thầy nghĩ ý này, mình nghĩ ý khác cũng không dám giơ tay mà phản đối. Phản đối làm gì khi biết sẽ chẳng đủ thời gian cho mình tranh luận vì tiết học chỉ 45 phút, phản đối làm gì khi biết chắc trước sau gì mình làm bài cũng phải viết theo ý thầy mà thôi...
Văn có "barem". Những bài "mây mưa về gió" thành dĩ vãng. Mỗi ý, mỗi câu, mỗi chữ thành một con điểm nhỏ nhoi như như toán. Chả trách có người dạy học trò:"Giỏi được Toán thì sẽ giỏi Văn". Thế thì Văn bị "đồng hóa" mất rồi! Cảm xúc vốn mênh mông nay bị co hẹp trong thang điểm lạnh lùng. Rung động, cảm nhận vốn không đo đếm được bị chia qua sớt lại như giải phương trình hay tính đạo hàm, tích phân. Khô khan, chai sạn. Văn thành cái môn mà 10 đứa học trò hết 9 đứa le lưỡi, xua tay, có khi còn nhìn khinh khỉnh như môn Văn là kẻ gây nên tội. Cái tội của nó cũng lớn lắm: Bắt "người ta" học nhiều này, khống chế "người ta" mất học sinh giỏi này...blah...blah...blah...Thời gian đọc không có vì một lúc gồng gánh mười mấy môn. Huống hồ là tới thời gian cảm, hay thời gian mà nghĩ, mà ngẫm.
Rồi bao thế hệ lớn lên. Nhắc đến Sử, người ngẩn ngơ, "râu ông này cắm cằm bà kia". Người đường đường lên TV lanh lợi bao nhiêu trong mấy cái gameshow giải trí thì về dẫn cái chương trình 20/11 của trường cũng ấp úng, vấp phải mấy cái phép ăn nói nhỏ như con kiến nhưng cũng đủ khiến người ta phật lòng. Kẻ thao thao về Sử Trung Quốc, thành thạo mấy chục nhân vật trong tiểu thuyết Kim Dung lại có khi mảy may chẳng biết Quang Trung là ai.
Nghĩ mà buồn!
Cái câu: "VN làm gì có môn xã hội!"...Nghe mới đầu cũng chướng tai. Nghe kĩ mới thấy nó đúng. Đúng từ cái ngọn, cái gốc, từ những ngày ngồi trên ghế nhà trường, từ hồi lẫm chẫm học lớp 1 đến khi tốt nghiệp 12...
Lâu rồi...
Văn Sử đã chẳng còn là "dòng sữa ngọt ngào như sữa mẹ" nuôi lớn tâm hồn bao con người. Chỉ còn là những trang giấy vô hồn, vô cảm mà mỗi đêm học trò vẫn gục xuống ngủ quên.
Văn Sử không còn là thế giới mới lạ, mở ra và chắp cánh cho trí tưởng tượng của học trò bay xa. Chỉ còn là những dàn ý khô khan, những thang điểm rạch ròi lạnh lẽo, nhựng lời giảng đều đều "tiếp sức" cho cái cơn "thiếu ngủ" của những đứa đêm qua thức khuya làm mấy chục bài tập Toán, Lý...
Và cũng lâu rồi...
"Việt Nam làm gì có môn xã hội, mà lo...?!"


</dd></dl>

DeMen
05-08-2008, 09:30 PM
Mình thấy chương trình văn cải cách (cấp 2&3) có những thể loại tập làm văn rất hay, ít ra cũng không phi thực tế như chương trình cũ. Quan trọng là giáo viên ntn :)

myhanh
06-08-2008, 03:45 PM
Toàn suy luận kiểu suy bụng ta ra bụng người không!

magicboy
06-08-2008, 05:33 PM
hichic đau lòng quá
sắp tới sẽ có cuộc thi " người am hiểu sử" trên diễn đàn
mình hứa đó, để thu xếp công việc ổn đã. Nếu lỡ quên ai đó nhắc dùm

myhanh
06-08-2008, 07:11 PM
Cái môn này mình yêu thích nhất! Hehe
Sử, địa đó!

khanhan2006_2009
06-08-2008, 09:43 PM
Toàn suy luận kiểu suy bụng ta ra bụng người không!
Bác MH nói sao chứ em thấy bài này nói đúng đó chứ.

hichic đau lòng quá
sắp tới sẽ có cuộc thi " người am hiểu sử" trên diễn đàn
mình hứa đó, để thu xếp công việc ổn đã. Nếu lỡ quên ai đó nhắc dùm
Ủng hộ đại ca MGB.
Em cũng iu sử lắm.:eek::eek:

myhanh
07-08-2008, 08:00 AM
Bác MH nói sao chứ em thấy bài này nói đúng đó chứ.

Không đúng đâu em à! Bài bài này viết theo kiểu nhà ta nghèo suy ra cả cái xã hội này nghèo. Mình học dốt suy ra cả xã hội này dốt theo. Hehe.
Cùng một phương pháp dạy nhưng đối với mỗi người nghe, người tiếp thu nó khác nhau và kết quả nó khác nhau.
Có bao giờ các em đã đọc được các bài viết văn hay của các em bé chưa? Nếu như nói như tác giả bài viết thì những bài này từ trên trời rơi xuống à? Không phải do các thầy cô các em dạy sao?
Có xem các cuộc thi game show như theo dòng lịch sử không?
Rất nhiều người yêu sử đó chứ? Tác giả nói thế vì tác giả khi học xem môn sử là môn phụ, học để đối phó và vì vậy mình nhận kết quả xứng đáng với công sức mình bỏ ra,...
Mà nói mấy cái chủ đề này thêm mệt ...
Môn xã hội đâu chỉ có mấy môn mà tác giả đưa ra ....

TheDeath
07-08-2008, 08:26 AM
Không đúng đâu em à! Bài bài này viết theo kiểu nhà ta nghèo suy ra cả cái xã hội này nghèo. Mình học dốt suy ra cả xã hội này dốt theo. Hehe.
Cùng một phương pháp dạy nhưng đối với mỗi người nghe, người tiếp thu nó khác nhau và kết quả nó khác nhau.
Có bao giờ các em đã đọc được các bài viết văn hay của các em bé chưa? Nếu như nói như tác giả bài viết thì những bài này từ trên trời rơi xuống à? Không phải do các thầy cô các em dạy sao?
Có xem các cuộc thi game show như theo dòng lịch sử không?
Rất nhiều người yêu sử đó chứ? Tác giả nói thế vì tác giả khi học xem môn sử là môn phụ, học để đối phó và vì vậy mình nhận kết quả xứng đáng với công sức mình bỏ ra,...
Mà nói mấy cái chủ đề này thêm mệt ...
Môn xã hội đâu chỉ có mấy môn mà tác giả đưa ra ....

Bi quan quá thì không có động lực để tiến lên, lạc quan thái quá thì không nhận ra mặt trái để mà sửa chữa, thế nên bi quan quá là không tốt như mà lạc quan thái quá cũng dở, cuộc đời phải như đi trên sợi dây, nghiêng quá qua một bên thì sẽ bị ngã!

hanoi-hue-saigon
07-08-2008, 08:51 AM
H2S chỉ thích đọc các điển tích lịch sử, các thành tựu văn hóa mỗi thời kỳ thôi.

myhanh
07-08-2008, 09:16 AM
H2S chỉ thích đọc các điển tích lịch sử, các thành tựu văn hóa mỗi thời kỳ thôi.
Uh học lịch sử là học như vậy mà!
Từ sự kiện nào đó mình rút ra bài học cho mình, ý nghĩa của nó, lý giải tại sao người xưa họ chọn cách giải quyết đó mà không chọn cách khác ... Nói tóm lại câu là học lịch sử để ôn cố tri tân.

Vinh Loc 90A
07-08-2008, 09:39 AM
H2S chỉ thích đọc các điển tích lịch sử, các thành tựu văn hóa mỗi thời kỳ thôi.

Anh thích đi xuống buôn làng tìm hiểu thực tế nhưng phong tục tập quán của các đồng bào dân tộc. Anh thích xem phim nói về các dân tộc này. Đặc biệt là các dân tộc ở vùng núi Tây Bắc. Cáng xem càng hấp dẫn. Chẳng hạn như phim Cổng trời không có hoa anh túc. :D

nhk
07-08-2008, 10:15 AM
Bi quan quá thì không có động lực để tiến lên, lạc quan thái quá thì không nhận ra mặt trái để mà sửa chữa, thế nên bi quan quá là không tốt như mà lạc quan thái quá cũng dở, cuộc đời phải như đi trên sợi dây, nghiêng quá qua một bên thì sẽ bị ngã!
Đồng suy nghĩ với TheDeath. Nói thiệt hay!


Không đúng đâu em à! Bài bài này viết theo kiểu nhà ta nghèo suy ra cả cái xã hội này nghèo. Mình học dốt suy ra cả xã hội này dốt theo. Hehe.
Cùng một phương pháp dạy nhưng đối với mỗi người nghe, người tiếp thu nó khác nhau và kết quả nó khác nhau.
Có bao giờ các em đã đọc được các bài viết văn hay của các em bé chưa? Nếu như nói như tác giả bài viết thì những bài này từ trên trời rơi xuống à? Không phải do các thầy cô các em dạy sao?
Có xem các cuộc thi game show như theo dòng lịch sử không?
Rất nhiều người yêu sử đó chứ? Tác giả nói thế vì tác giả khi học xem môn sử là môn phụ, học để đối phó và vì vậy mình nhận kết quả xứng đáng với công sức mình bỏ ra,...
Mà nói mấy cái chủ đề này thêm mệt ...
Môn xã hội đâu chỉ có mấy môn mà tác giả đưa ra ....


@myhanh: Anh không đánh giá nhận định trên của myhanh là đúng hay sai vì đây là quan điểm riêng của myhanh. Tuy nhiên, anh suy nghĩ rằng vấn đề xã hội thì nên lắng nghe hơi thở thật và xu hướng chung của xã hội. Dùng trái tim để rung động với những cái thật của xã hội chứ không nên dùng bộ não để hướng suy nghĩ của mình cho phù hợp, không sai hay đi đúng lề. Đã từng đi học và thời gian qua không biết bao nhiêu giấy mực gióng lên hồi chuông về việc học Văn của ta, cho nên việc em khanhan nêu lên không chỉ là quan điểm của riêng em nữa.

hanoi-hue-saigon
07-08-2008, 02:04 PM
Anh thích đi xuống buôn làng tìm hiểu thực tế nhưng phong tục tập quán của các đồng bào dân tộc. Anh thích xem phim nói về các dân tộc này. Đặc biệt là các dân tộc ở vùng núi Tây Bắc. Cáng xem càng hấp dẫn. Chẳng hạn như phim Cổng trời không có hoa anh túc. :D

:)" smilieid="41" alt="" border="0" src="images/smilies/icon/19.gif" />Em đang lên kế hoạch đi Đồng Văn - Hà Giang đấy! Tiếc là anh Lộc không ở đây! Có gì hay em sẽ về kể cho anh nghe vậy!Mà xem phim anh thích một thì khi đi lên đó anh sẽ thấy thích gấp trăm lần! Thật đấy!

Vinh Loc 90A
07-08-2008, 04:23 PM
:)" smilieid="41" alt="" border="0" src="images/smilies/icon/19.gif" />Em đang lên kế hoạch đi Đồng Văn - Hà Giang đấy! Tiếc là anh Lộc không ở đây! Có gì hay em sẽ về kể cho anh nghe vậy!Mà xem phim anh thích một thì khi đi lên đó anh sẽ thấy thích gấp trăm lần! Thật đấy!

Nghe nói có tục bắt dâu với chơ tình vui lắm. Em nhớ kể rõ vụ này nhé! :D

hanoi-hue-saigon
07-08-2008, 04:34 PM
Nghe nói có tục bắt dâu với chơ tình vui lắm. Em nhớ kể rõ vụ này nhé! :D
Em nghe kể trên đó có chợ tình Khâu Vai. Chợ tình này một năm chỉ có một lần để dành cho những cặp trai gái yêu nhau nhưng không đến được với nhau.
Em sẽ nhớ để ý giúp anh Lộc! :)

magicboy
07-08-2008, 10:57 PM
Trả nợ cho anh em đây
http://lqd-longan.com/forum/showthread.php?p=36378#post36378
ah sử việt nam có bao gồm sử thi nữa đó nhé

phanphuong
08-08-2008, 11:23 AM
Đang nói chuyện học, mà bác VL90A và H2S lại bàn đi du lịch? Lạc đề hết sức. Mà nói nào ngay.... PP cũng thích đi Tây Bắc một chuyến để chụp hình, nghe nói ở đó trời xanh mây trắng nhìn rõ 5 tấng (ở phương nam chỉ thấy 3 tấng thôi!) :))
---

hanoi-hue-saigon
08-08-2008, 11:31 AM
ở đó không chỉ có trời xanh mấy trắng mà còn có núi non trùng trùng điệp điệp. Các cô gái trên bản thì trong trắng, hồn nhiên...
Càng đi càng thêm yêu nước mình. Rôì H2S mới thật hiểu sao trước kia có nhiều người sẵn sàng quên mình...

hanoi-hue-saigon
08-08-2008, 11:33 AM
Có những vẻ đẹp hiện lên... H2S không thể tìm được ngôn ngữ nào để diễn tả hết cảm xúc. Anh Phương và anh Lộc cố gắng thu xếp thời gian để đi một lần cho biết nhé! H2S cũng đang tập hợp mấy đứa bạn :)