PDA

View Full Version : Màu tím hoa sim


phanphuong
22-07-2008, 12:37 PM
Vẫn thường nghe bài hát "Những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt, vào chuyện ngày xưa..." ngỡ như một bài hát phản động của lính cộng hòa. Nhưng bên trong nó còn chứa ẩn khuất, bởi tác giả của bài thơ lại ở bên phía cách mạng của ta. Hóa ra chỉ cần đổi chữ "địch" thành "ta" thì trở thành một bài thơ cho mọi người. Chiến tranh có những nỗi đau chung.
Hãy thưởng thức bài thơ nhưng xin đừng nghe nhạc (vì nhạc bị cấm!), hãy ngược dòng thời gian về với những nỗi đau của chiến tranh, trong đó có sự chia ly trong tình yêu đôi lứa! :-s
Màu tím hoa sim
Hữu Loan

Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh.

Tôi người vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới

Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo.
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến chinh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê...

Nhưng không chết
Người trai khói lửa
Mà chết
Người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh

Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần

Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa...

Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường
Đông Bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng;
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí.

Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều
không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa:
“Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu”

Hữu Loan

buucuong-94
22-07-2008, 04:07 PM
Bài hát trên ("Những đồi hoa sim") đúng là bị cấm như PP nói, vì lý do là ca ngợi lính cộng hoà. Tuy nhiên liên quan đến bài thơ nổi tiếng này vẫn có một bài hát của nhạc sĩ Phạm Duy, đã được Bộ VH-TT (nay là Bộ VH-TT và DL) cho phép lưu hành, đó là bài hát "Áo anh sứt chỉ đường tà". Lời bài hát gần như là 100% bài thơ của nhà thơ Tạ Hữu Loan. Bài hát do nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác, mình có nghe ca sĩ Elvis Phương và sau này là cai sĩ Đức Tuấn trình bày, cũng rất hay, hông biết có ai có file nhạc thì up lên cho mọi người thưởng thức

Lestat
22-07-2008, 10:30 PM
Ủa, cấm hả? Sao em vẫn nghe Như Quỳnh hát ầm trời đất mà, giai điệu rất hay, còn lời... để nghe lại.

tuekhung
22-07-2008, 11:27 PM
Bài hát trên ("Những đồi hoa sim") đúng là bị cấm như PP nói, vì lý do là ca ngợi lính cộng hoà. Tuy nhiên liên quan đến bài thơ nổi tiếng này vẫn có một bài hát của nhạc sĩ Phạm Duy, đã được Bộ VH-TT (nay là Bộ VH-TT và DL) cho phép lưu hành, đó là bài hát "Áo anh sứt chỉ đường tà". Lời bài hát gần như là 100% bài thơ của nhà thơ Tạ Hữu Loan. Bài hát do nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác, mình có nghe ca sĩ Elvis Phương và sau này là cai sĩ Đức Tuấn trình bày, cũng rất hay, hông biết có ai có file nhạc thì up lên cho mọi người thưởng thức
http://rs.canhac.com/music1100/Duc%20Tuan%20-%20Ngam%20ngui%20chiec%20la%20thu%20phai/Output/06.%20Ao%20Anh%20Sut%20Chi%20Duong%20Ta%20-%20Duc%20Tuan.cnc

phanphuong
23-07-2008, 11:33 AM
http://vnthuquan.net/diendan/upfiles/2452/A133E57988DC4631AEAA6B9891D8D5DC.jpg
Bài thơ được Hữu Loan sáng tác năm 1949 để khóc người vợ trẻ bạc mệnh. Chính những câu từ "ủy mị" của bài hát mà tác giả đã không ít lao đao! Tuy sống ở miền Bắc, nhưng bài thơ rất nổi tiếng miền Nam. Có nhiều người phổ bài hát của ông, trong đó có hai bản rất nổi tiếng:
1. Những đồi hoa sim- Tác giả: Dzũng Chinh- (bị cấm)
2. Chuyện hoa sim- Tác giả: Anh Bằng- (cấm luôn)
Vì ai cũng biết, hai bài hát đó ca ngợi lính cộng hòa (thật ra là ca ngợi quân đội của chế độ mà bài hát đang "sống"). Có một chi tiết thú vị là thơ gốc viết về anh bộ đội cách mạng, nhưng vẫn được các nhạc sĩ chế độ cũ "phù phép" thành một bài hát đầy bi hùng cho lính cộng hòa! :-P
Nếu ai sống ở miền Nam thì quen thuộc với hai bài hát ở trên hơn. Và có lẻ bị chúng "nhồi sọ", nên nghe bài của bác Phạm Duy thì...í ẹ vô cùng (trừ fan của Phạm Duy thôi!--> chắc là bác Bửu Cường nhà ta rồi! ;) ) hihi
Một bài thơ có thể bay cao hơn nhờ bài hát, như trường hợp bài Quê Hương, Phượng Hồng ... Nhưng với bài thơ thiên tài của bác Hữu Loan lại khác. Nhạc chỉ giúp bay thêm lên một ít, còn bản thân bài thơ đã chất chứa nội lực cao cường. Giới mộ điệu thơ không thể không biết 1 giọng ngâm Hồng Vân và Tô Kiều Ngân. Xin đính kèm để bà con thưởng thức:
- Giọng ngâm Hồng Vân: http://www.esnips.com/doc/a9ce76b9-6c9a-4661-85fc-a10d1f1d5d4f/MauTimHoaSim_HuuLoan_HongVan
- Giọng ngâm Tô Kiều Ngân: http://www.esnips.com/doc/ac873713-f5dd-4302-b781-66ff20bd08cb/MauTimHoaSim_HuuLoan_ToKieuNgan
Và cả Minh Vương- Lệ Thủy dành cho người mê cải lương:)) http://www.esnips.com/doc/bee8632a-b568-44e0-8027-9f1f144854f0/MauTimHoaSim_HuuLoan_MinhVuong_LeThuy

foureyes
23-07-2008, 11:57 AM
http://www.vnn.vn/vanhoa/vandekhac/2004/12/354730/

sao lại bị cấm nhỉ? Được cấp bản quyền và được mua bán bản quyền mà ta?

Vinh Loc 90A
23-07-2008, 12:02 PM
Bài hát Những đồi hoa sim do ca sỹ Phương Dung ca rất hay.
Bài Chuyện hoa sim do ca sỹ Thành Tuyền ca cũng rất hay.

Rất tiếc cả hai bài này đều bị cấm. :D

phanphuong
23-07-2008, 12:03 PM
Chắc 4E đọc không kỹ, cấm ở đây là chỉ cấm 2 bài nhạc phổ của lính cộng hòa trước giải phóng thôi.

phanphuong
23-07-2008, 12:05 PM
Bài hát Những đồi hoa sim do ca sỹ Phương Dung ca rất hay.
Bài Chuyện hoa sim do ca sỹ Thành Tuyền ca cũng rất hay.
Rất tiếc cả hai bài này đều bị cấm. :D
Phương Dung được giới nhà báo ưu ái cho biệt danh Nhạn Trắng Gò Công, giờ mà còn đĩa nghe bà hát nữa thì cũng là dân chơi đồ cổ thứ thiệt!
Riêng bài Chuyện Hoa Sim thì Như Quỳnh có vẻ đã truất ngôi đàn chị rồi! ;) Giờ mà tìm đĩa chất lượng tốt của Thanh Tuyền, Giao Linh nghe cũng ... mệt đó! :runrun: