PDA

View Full Version : Kiến thức cơ bản về bộ máy nhà nước


phanphuong
19-07-2008, 01:00 PM
Có dịp nói chuyện với một người bạn, tôi bất ngờ khi nó không biết Thủ Tướng, Chủ Tịch Nước, Chủ Tịch Quốc Hội, Tổng Bí Thư quyền hành ra sao. Chỉ biết đơn thuần Thủ Tướng là người chỉ đạo từng việc cụ thể, Chủ tịch nước...ký lệnh ân xá tù nhân... hết. Thì ra kiến thức về bộ máy nhà nước mà mình đang sống là con số không. Tôi hỏi "thế chứ hồi học đại học, môn Pháp Luật Đại Cương, mày đã quên đi đâu mất rồi?" Nó gãy đầu, nói tao quên rồi, vả lại chẳng cần tìm hiểu chi, chỉ lo đi làm kiếm tiền là được rồi. Nói thế thì người ta quan tâm làm gì đến lịch sử thế giới, văn chương nghệ thuật, khoa học thiên văn và nhiều kiến thức khác nữa... Hơn nữa kiến thức về pháp luật, bộ máy nhà nước cũng ảnh hưởng đến mình, không ít thì nhiều. Vậy nên, tôi thấy cần thiết khi công dân biết những điều cơ bản về bộ máy nhà nước.
Dưới đây là tôi trình bày những điều cơ bản về bộ máy nhà nước Việt Nam theo nguồn thông tin từ trang web của Bộ Ngoại Giao: http://www.mofa.gov.vn
Đầu tiên là Đảng Cộng Sản Việt Nam:
Thực tế, từ khi thành lập năm 1930 đến nay, ĐCS Việt Nam đã tổ chức và lãnh đạo xã hội thực hiện mọi thắng lợi của dân tộc Việt Nam. Năm 1945, ĐCS lãnh đạo nhân dân làm cuộc cách mạng tháng 8 chấm dứt ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân Pháp, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (là nước CHXHCN Việt Nam ngày nay). Năm 1954, sau 9 năm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp thắng lợi, Đảng đã giành sự kiểm soát hành chính trên một nửa nước Việt Nam. Từ năm 1954 đến 1975 ĐCS đã lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chế độ mới ở miền Bắc, thực hiện cuộc kháng chiến chống xâm lược Mỹ trên cả nước và giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975, thống nhất đất nước năm 1976. Năm 1986 ĐCS đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc Đổi mới đạt được nhiều thắng lợi to lớn, sau 10 năm đã đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội, bước vào thời kỳ mớiđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
ĐCS Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội toàn quốc 5 năm một lần. Đại hội bầu ra Ban chấp hành Trung ương. BCH TW bầu ra Bộ chính trị và Tổng Bí thư. Trước đây chức vụ cao nhất trong Đảng là Chủ tịch Đảng (do Hồ Chí Minh đảm nhận). Tổng Bí thư đầu tiên của ĐCS Việt Nam là ông Trần Phú. Tổng Bí thư hiện nay là ông Nông Đức Mạnh. Mọi công dân Việt Nam nếu tự nguyện gia nhập ĐCS và nếu tổ chức Đảng thấy có đủ tiêu chuẩn thì sẽ làm lễ kết nạp. Tuy nhiên, người Đảng viên mới đó phải trải qua một thời kỳ thử thách, ít nhất là một năm, mới có quyền biểu quyết, bầu cử và ứng cử trong Đảng. ĐCS Việt Nam đã trải qua 10 lần đại hội. Đại hội X diễn ra vào tháng 4/2006. Hiện nay Đảng có hơn hai triệu đảng viên.
4/2001: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Về bộ máy nhà nước, có thể tìm hiểu những điều mục cơ bản sau:
1. Quốc hội
2. Chủ tịch nước
3. Chính phủ
4. Toà án Nhân dân tối cao
5. Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
6. Tổ chức bộ máy cấp địa phương

phanphuong
19-07-2008, 01:07 PM
1. Quốc hội:
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
a) Nhiệm vụ: Lập hiến, lập pháp; giám sát, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, những nguyên tắc chủ yếu của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
b) Nhiệm kỳ của Quốc hội: 5 năm, hoạt động thông qua kỳ họp 1 năm 2 lần. Ngoài ra, nếu ủy ban Thường vụ Quốc hội xét thấy cần thiết hoặc do yêu cầu của Chủ tịch nước, Thủ tướng hoặc 1/3 tổng số đại biểu thì Quốc hội sẽ họp đột xuất.
c) Đại biểu Quốc hội: Là công dân Việt Nam, từ 21 tuổi trở lên, có phẩm chất, trình độ, năng lực, được cử tri tín nhiệm bầu ra.
- Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tham gia các kỳ họp Quốc hội, có quyền trình dự án luật, dự án pháp lệnh trước Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội, có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng và các thành viên Chính phủ, Chánh án Toà án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
- Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri.
d) Chủ tịch và Phó Chủ tịch Quốc hội: Là đại biểu Quốc hội do Quốc hội bầu ra vào kỳ họp đầu tiên của mỗi khóa Quốc hội. Các Phó Chủ tịch Quốc hội là người giúp việc cho Chủ tịch theo sự phân công của Chủ tịch.
e) Ủy ban thường vụ Quốc hội: Là cơ quan thường trực giữa hai kỳ họp của Quốc hội.
- Có quyền về hoạt động giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội ; giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án Tối cao, Viện Kiểm sát tối cao.
- Chuyên ban hành Pháp lệnh, giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
g) Hai hội đồng của Quốc hội là: Hội đồng Quốc phòng-An ninh do Chủ tịch nước làm Chủ tịch, Thủ tướng làm Phó chủ tịch và 4 ủy viên. Hội đồng Dân tộc gồm 1 Chủ tịch và 38 thành viên.
h) Ủy ban chức năng của Quốc hội: Gồm các ủy ban Pháp luật; ủy ban Kinh tế và Ngân sách; ủy ban Quốc phòng và An ninh; ủy banVăn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng; ủy ban Các vấn đề xã hội; ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; ủy ban Đối ngoại.
---------
Tháng 6/2006: Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI ông Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

phanphuong
19-07-2008, 01:10 PM
2. Chủ tịch nước:
Là người đứng đầu Nhà nước, được Quốc hội bầu từ các đại biểu Quốc hội để thay mặt nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về mặt đối nội và đối ngoại.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam ghi rõ Chủ tịch nước có 12 quyền hạn, trong đó quan trọng nhất là:
- Công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh.
- Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm Phó chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Toà án tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao.
Giúp việc Chủ tịch nước có: Phó Chủ tịch nước, Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Văn phòng Chủ tịch nước.
+ Phó Chủ tịch nước: Do Chủ tịch đề nghị, Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội; Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch nước làm nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch ủy quyền làm một số nhiệm vụ hoặc làm quyền Chủ tịch.
+ Hội đồng Quốc phòng và An ninh: Có nhiệm vụ động viên mọi lực lượng và khả năng của nước nhà để bảo vệ Tổ quốc. Hội đồng Quốc phòng và An ninh do Chủ tịch nước đứng đầu gồm Phó Chủ tịch nước và các thành viên do Chủ tịch nước giới thiệu và Quốc hội bỏ phiếu phê chuẩn.
------
Tháng 6/2006: Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI ông Nguyễn Minh Triết được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

phanphuong
19-07-2008, 01:13 PM
3. Chính phủ:
- Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Chính phủ chịu sự giám sát và thực hiện chế độ báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
- Chính phủ gồm: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
- Thủ tướng do Chủ tịch nước giới thiệu, Quốc hội bầu ra và bãi miễn trong số các đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 5 năm.
- Các Phó Thủ tướng do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn, là người giúp việc cho Thủ tướng và được Thủ tướng ủy nhiệm khi Thủ tướng vắng mặt.
- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chẩn, đảm nhiệm chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác được giao.
--------
Tháng 6/2006, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI ông Nguyễn Tấn Dũng được bầu làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

phanphuong
19-07-2008, 01:16 PM
4. Toà án Nhân dân tối cao:
- Là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Gồm Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, hội thẩm, thư ký toà án.
- Cơ cấu gồm: Hội đồng Thẩm phán, Ủy ban Thẩm phán, Toà án Quân sự Trung ương và các toà Hình sự, toà Dân sự, toà Phúc thẩm, bộ máy giúp việc.
- Nhiệm kỳ là 5 năm.
- Chánh án Toà án Nhân dân tối cao do Quốc hội bầu và bãi miễn; Phó Chánh án, Thẩm phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm, bãi miễn theo đề nghị của Chánh án. Hội thẩm nhân dân Toà án tối cao do Ủy ban Thường vụ Quốc hội cử theo sự giới thiệu của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Xét xử công khai, độc lập, chỉ tuân theo pháp luật.
- Xét xử tập thể, có hội thẩm nhân dân tham gia, quyết định theo đa số.
- Đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật, bị cáo được quyền mời luật sư bào chữa, quyền được dùng tiếng nói, chữ viết riêng.

5. Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao:
Kiểm tra việc tuân theo pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang, công dân ; thực hành quyền công tố bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao gồm:
+ Viện trưởng: do Chủ tịch nước đề nghị, Quốc hội bầu và bãi miễn.
+ Các Viện phó, các kiểm sát viên và các điều tra viên: do Chủ tịch nước bổ nhiệm và bãi miễn theo đề nghị của Viện trưởng.

6. Tổ chức bộ máy cấp địa phương:
a) Hội đồng nhân dân:
- Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Hội đồng nhân dân huyện.
- Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận.
- Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.
b) Ủy ban nhân dân:
- Tỉnh và cấp tương đương: gồm các sở, các ủy ban, các cơ quan khác thuộc Ủy ban nhân dân và văn phòng Ủy ban nhân dân.
- Huyện và cấp tương đương: gồm các phòng, ban, các cơ quan khác thuộc Ủy ban nhân dân và văn phòng Ủy ban nhân dân.
- Xã và cấp tương đương: các ban và văn phòng.
c) Toà án nhân dân địa phương:
- Toà án tỉnh và cấp tương đương.
- Toà án nhân dân huyện.
d) Viện kiểm soát nhân dân địa phương: Gồm cấp tỉnh và huyện.

----------

TheDeath
19-07-2008, 04:54 PM
Chỉ có một thắc mắc nhỏ thôi mà éo biết trả lời như thế nào? "Tại sao tỷ lệ người ngoài Đảng lại chiếm tỷ lệ rất ít trong quốc hội, trong khi Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân?" trong khi Đảng viên lại chiếm tỷ lệ rất ít trong toàn bộ dân số Việt Nam!

myhanh
20-07-2008, 08:39 AM
Chỉ có một thắc mắc nhỏ thôi mà éo biết trả lời như thế nào? "Tại sao tỷ lệ người ngoài Đảng lại chiếm tỷ lệ rất ít trong quốc hội, trong khi Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân?" trong khi Đảng viên lại chiếm tỷ lệ rất ít trong toàn bộ dân số Việt Nam!
Quốc hội được bầu cử công khai! Anh nói vậy thì phải hỏi lại anh xem! Đảng viên chiếm đa số do Đảng viên được cử tri tin tưởng!

TheDeath
20-07-2008, 08:08 PM
Quốc hội được bầu cử công khai! Anh nói vậy thì phải hỏi lại anh xem! Đảng viên chiếm đa số do Đảng viên được cử tri tin tưởng!
Nếu không nói rõ thì người ta cứ tưởng rằng lập luận này là đúng hoàn toàn (nghĩa là lập luận này có thể đúng nhưng không đầy đủ)! Trước khi bầu cử quốc hội là đã tính toán đến tỷ lệ nam/nữ, Đảng viên/người ngoài Đảng, dựa trên tỉ lệ đó mà đề cử các ứng viên, việc này là công khai bác à, chẳng có gì giấu diếm cả! :))

myhanh
21-07-2008, 08:04 AM
Nếu không nói rõ thì người ta cứ tưởng rằng lập luận này là đúng hoàn toàn (nghĩa là lập luận này có thể đúng nhưng không đầy đủ)! Trước khi bầu cử quốc hội là đã tính toán đến tỷ lệ nam/nữ, Đảng viên/người ngoài Đảng, dựa trên tỉ lệ đó mà đề cử các ứng viên, việc này là công khai bác à, chẳng có gì giấu diếm cả! :))
Bác biết chưa đầy đủ thì đừng nói! Các tỷ lệ này chỉ hướng đến tức là phấn đấu chứ không phải là đặt để vì tất cả phụ thuộc vào lá phiếu cử tri! Mong muốn có hơn 30% nữ nghị sĩ nhưng nếu không ai bầu cho nữ thì làm gì có nữ mà 30%.
Ngoài ra bác nói chỉ là "đề cử" thôi ! Ngoài ra công dân có quyền tự ứng cử và đề cử mà! Bác nói hay thì lần sau bác ứng cử đi hay là không ai tín nhiệm mình thấy người ta được tín nhiệm rồi ganh tị mà lên đây nói xấu người khác, nói xấu nhà nước. Bác có bao giờ tham gia cuộc họp hiệp thương chưa? Có bao giờ tham gia buổi kiểm phiếu chưa?
Khi ra bầu cử thì nhiều chuyện lắm, như bác Khoa báo chí ca ngợi rầm rầm nhưng khi bầu cử có ai tín nhiệm bác đâu?

Vinh Loc 90A
21-07-2008, 08:09 AM
Bác biết chưa đầy đủ thì đừng nói! Các tỷ lệ này chỉ hướng đến tức là phấn đấu chứ không phải là đặt để vì tất cả phụ thuộc vào lá phiếu cử tri! Mong muốn có hơn 30% nữ nghị sĩ nhưng nếu không ai bầu cho nữ thì làm gì có nữ mà 30%.
Ngoài ra bác nói chỉ là "đề cử" thôi ! Ngoài ra công dân có quyền tự ứng cử và đề cử mà! Bác nói hay thì lần sau bác ứng cử đi hay là không ai tín nhiệm mình thấy người ta được tín nhiệm rồi ganh tị mà lên đây nói xấu người khác, nói xấu nhà nước. Bác có bao giờ tham gia cuộc họp hiệp thương chưa? Có bao giờ tham gia buổi kiểm phiếu chưa?
Khi ra bầu cử thì nhiều chuyện lắm, như bác Khoa báo chí ca ngợi rầm rầm nhưng khi bầu cử có ai tín nhiệm bác đâu?


Hậu trường có nhiều chuyện để bàn lắm. Không tiện để bàn ở đây. :biggrin:

myhanh
21-07-2008, 08:26 AM
Hậu trường có nhiều chuyện để bàn lắm. Không tiện để bàn ở đây. :biggrin:
Nếu gọi là hậu trường thì không nên nói! Vì cái đó mình không biết! Tất cả mọi công việc muốn thành công phải có hậu trường. Tức là bất cứ nước nào, ở đâu cũng có chuyện hậu trường!
Cái gì không biết thì không nói!

TheDeath
21-07-2008, 08:39 AM
Tức một cái là có nhiều chuyện muốn nói nhưng lại bị cái thế hễ nói ra là bị phạm húy nên ko nói được, thế nên cứ tưởng rằng lập luận trên là chính xác! Ặc ặc!

myhanh
21-07-2008, 08:46 AM
Tức một cái là có nhiều chuyện muốn nói nhưng lại bị cái thế hễ nói ra là bị phạm húy nên ko nói được, thế nên cứ tưởng rằng lập luận trên là chính xác! Ặc ặc!
Nếu nói đúng và chính xác thì không sợ cái c. m. gì cả! Tui cũng vậy! Bởi vậy tui mới khuyên là cái chữ "đúng và chính xác" mình đâu có gì để mà bào chữa cho nó nên thôi tốt nhất đừng nên nói. Tui thường nói ở đời đâu chỉ có đúng và sai. Cái đúng đâu phải bao giờ cũng tốt và cái sai đâu phải bao giờ cũng xấu và cần vứt đi.

vodanh
21-07-2008, 08:53 AM
bác TheDeath nên nói, nhưng nói thế nào không phạm úy, ko phạm qui định thế mới hay.

TheDeath
21-07-2008, 09:22 AM
Bác có nghe BBC hay nói đến tình trạng Đảng cử dân bầu hay không? Nghĩa là ta phải phân tích ngay cái gốc rễ của sự vật, và dĩ nhiên dân cũng tự ứng cử, nhưng rõ ràng là nếu chưa có chế độ vận động cử tri, tranh luận trực tiếp thì bên tự ứng cử sẽ thua thiệt rất nhiều, chỉ có những người cực kỳ nổi tiếng, có danh vọng khá cao tự ứng cử thì may ra! Còn nếu không có chương trình hành động, vận động tranh cử thì dân cũng khó mà biết ai là người tài! Mấy lần TD cầm lá phiếu trên tay mà thật sự không hề biết được cử tri là người như thế nào, đành phó thác cho việc chọn những người học thức cao (mà học thức cao thì chưa hẳn làm nên cơm cháo gì!).

Mỗi lần nước Mỹ bầu cử là họ vận đông tranh cử thật ghê gớm, họ thực hiện các bài diễn thuyết trước đám đông, họ hứa khi thắng cử họ sẽ làm gì, họ sẽ không làm cái gì. Các bài diễn thuyết của họ thể hiện cả một đường lối của họ trong tương lai, các buổi diễn thuyết hấp dẫn đến nỗi rất nhiều người đang đi làm mà cũng xin nghỉ phép để được nghe các bài diễn thuyết của họ! Khi đã có tranh cử thì tất cả đều được tranh luận, mọi thứ đều sáng tỏ, anh có nhược điểm gì đều bị đối thủ khai thác, anh có ưu điểm gì thì show ra cho mọi người để mọi người hiểu rõ! Tranh cử là một là một đại tiệc về tinh thần cho dân chúng! Nó thể hiện ý chí của người ứng cử, nó thể hiện nguyện vọng của cử tri!

Theo học thuyết tiến hóa thì chỉ những con ngựa chạy nhanh nhất mới tồn tại, chỉ những con hổ vồ mồi nhanh mới không bị chết đói! Xã hội phải cạnh tranh mới tiến lên những nấc thang mới! Canh tranh theo đúng khuôn khổ của một bộ luật do nguyện vọng của toàn dân dựng nên mới chính là thể hiện của khát khao của cả một dân tộc! Một xã hội không có cạnh tranh thì xã hội đó sẽ dần dần bị suy thoái! Phải cạnh tranh trong tất cả mọi lĩnh vực: học hành, kinh doanh, quyền lực, chính trị, xã hội... Lĩnh vực nào còn chưa cạnh tranh thì lĩnh vực đó sẽ bị suy đồi, xuống dốc!

Cạnh tranh nó cũng phù hợp với triết học, triết học phương đông cho rằng tất cả đều gói gọn trong một thái cực đồ gồm âm và dương, triết học duy vật thì gọi là sự tồn tại bao gồm các mặt đối lập! Thử hỏi kinh doanh mà không có đối lập thì sẽ ra sao? Quyền lực mà không có đối lập thì sẽ ra sao?

Tr.Giang
21-07-2008, 09:39 AM
Cẩn thận cái gì tránh được nên tránh nhe các anh em vì bàn đến bộ máy nhà nước là bàn chuyện "quốc gia đại sự" òi. Lại còn thêm chuyện hậu trường, đại biểu, bầu cử... gì gì nữa. Không khéo lại sa đà, lại bất đồng quan điểm.

Sao các anh em ta lại thích bàn đến vấn đề chính trị ở trên Diễn đàn của chúng ta thế nhỉ? Có phải là do Smod dễ dãi quá chăng (nghĩa là chưa mạnh tay xóa bài, delete ấy!!!!)?

TheDeath
21-07-2008, 09:46 AM
Thôi! Tạm dừng ở đây nha bà con! Sống còn khó lắm rồi, chỉ mong ăn cơm sống qua ngày, đâu phải ở nước Mỹ, tự do muốn nói gì thì nói!

phanphuong
21-07-2008, 10:39 AM
Đùng rồi. Bác TD đã lạc đề rồi. Topic này sẽ bàn về những vấn đề cơ bản của bộ máy nhà nước, do đó xin hạn chế tối đa nhận xét (nêu quan điểm).
Mời bà con tiếp ạ!
Thường, một quốc gia thường có 3 bộ phận chính: lập pháp, tư pháp, và hành pháp. Thế ở nước ta, những cơ quan nào tương ứng và cụ thể như thế nào?
Anh em nào rành thì san sẻ tí! Càng đơn giản càng dễ hiểu, càng tốt!

myhanh
21-07-2008, 11:36 AM
Ủa hình như mình có quyền vận động tranh cử mà! Tại vì nghị sĩ mình không có nhiều tiền để làm đó.

hanoi-hue-saigon
21-07-2008, 01:21 PM
Đùng rồi. Bác TD đã lạc đề rồi. Topic này sẽ bàn về những vấn đề cơ bản của bộ máy nhà nước, do đó xin hạn chế tối đa nhận xét (nêu quan điểm).
Mời bà con tiếp ạ!
Thường, một quốc gia thường có 3 bộ phận chính: lập pháp, tư pháp, và hành pháp. Thế ở nước ta, những cơ quan nào tương ứng và cụ thể như thế nào?
Anh em nào rành thì san sẻ tí! Càng đơn giản càng dễ hiểu, càng tốt!
Theo Hiến pháp 1992 thì:
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
Chính phủ có quyền hành pháp, còn quyền tư pháp thuộc về toà án.
Tạm thời mình chỉ nhớ có bấy nhiêu thôi! :P

phanphuong
21-07-2008, 03:20 PM
Cảm ơn bạn HueSGHanoi! ;)
Nhân đây cũng xin lưu ý, đây là topic phổ biến kiến thức về pháp luật nhà nước (môn được dạy chính quy ở các trường đại học) nên đừng lầm lẫn với Topic tranh luận về đề tài chính trị nhé! :)

phanphuong
23-07-2008, 04:57 PM
Bổ sung câu trả lời của HSH: quyền tư pháp ngoài toà án còn có viện kiểm sát.
Vậy lập pháp, hành pháp, tư pháp có thể hiểu nôm na là các hoạt động nào? Và tương ứng với nước ta, các nước khác trên thế giới thì tổng thống, thủ tướng của họ khác ta ra sao?
Mong các cao thủ ra tay! ;)

DeMen
23-07-2008, 05:13 PM
Em ko phải cao thủ, chỉ xin được ... góp tay, bàn kiểu nôm na :D

Lập pháp là viết luật (quốc hội họp lên họp xuống để xây dựng nên các luật, bộ luật)
Hành pháp là thi hành luật (chính phủ cụ thể hóa luật thành các văn bản dưới luật để mọi người thực hiện)
Tư pháp là bảo đảm việc thi hành luật (tòa án và viện kiểm sát ... trừng trị những kẻ vi phạm pháp luật)

Còn các nước khác thì em ko biết.

myhanh
23-07-2008, 05:57 PM
Và tương ứng với nước ta, các nước khác trên thế giới thì tổng thống, thủ tướng của họ khác ta ra sao?
Về quyền hạn của Tổng thống-Chủ tịch nước và Thủ tướng của chính phủ do hiến pháp quy định nên coi như giống nhau. Sự khác nhau về quyền là do hiến pháp quy định khác nhau mà thôi chứ không phải do các chức vụ này.
Cái khác duy nhất là Tổng thống và Thủ tướng không phải là thành viên của quốc hội còn ở ta Chủ tịch nước và Thủ tướng phải là thành viên của quốc hội (nghị sĩ)
Ở các nước khác hầu như ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập nhau. Ở Việt nam chúng ta quốc hội là cơ quan quyền lực nhất đại diện cho nhân dân (thể hiện chính quyền của nhân dân). Quốc hội có quyền giám sát tất cả các hoạt động của chính phủ, tòa án và viện kiểm sát vì những người đứng đầu các cơ quan này là nghị sĩ quốc hội.

phanphuong
25-07-2008, 10:16 AM
Tks MyHanh,
Tìm hiểu về quyền hành của người đứng đầu nhà nước để khi đọc tin thế giới không có cảm giác ... lạ lẫm. Tổng thống Mỹ chẳng hạn, dường như giống chủ tịch nước của ta ở chỗ là người chỉ huy cao nhất của quân đội.
Có những nước không có thủ tướng (Mỹ), không có tổng thống (Đức), có cả tổng thống và thủ tướng (Nga), như vậy quyền hành ra sao hén? Càng tìm hiểu về bộ máy nhà nước thì càng rối tung lên hết. Hóa ra trước đây mình chẳng quan tâm chút nào đến xã hội mình đang sống, thật là xấu hổ! :(

hanoi-hue-saigon
25-07-2008, 10:48 AM
Câu hỏi của anh Phanphuong khó quá! Cần phải có thời gian nghiên cứu thì mới trả lời được. Em gửi đường link dưới đây vì có một chút thông tin liên quan đến nước Nga (phải chịu khó đọc hết thì mới thấy :P)
http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quocte/41839/default.aspx

Vinh Loc 90A
25-07-2008, 10:52 AM
Tks MyHanh,
Tìm hiểu về quyền hành của người đứng đầu nhà nước để khi đọc tin thế giới không có cảm giác ... lạ lẫm. Tổng thống Mỹ chẳng hạn, dường như giống chủ tịch nước của ta ở chỗ là người chỉ huy cao nhất của quân đội.
Có những nước không có thủ tướng (Mỹ), không có tổng thống (Đức), có cả tổng thống và thủ tướng (Nga), như vậy quyền hành ra sao hén? Càng tìm hiểu về bộ máy nhà nước thì càng rối tung lên hết. Hóa ra trước đây mình chẳng quan tâm chút nào đến xã hội mình đang sống, thật là xấu hổ! :(

Đức có tổng thống à nhen. :cool:

phanphuong
25-07-2008, 11:12 AM
Đức có tổng thống à nhen. :cool:
Thanks bác VL90A đã bắt giò chính xác (đã bảo kiến thức mình mù mờ rồi mà hixhix). Xin đính chính đó là nước Anh, hay Nhật chẳng hạn.
Phản đối bác VL90A sửa chữ MẼO của em thành MỸ. Em không thích thằng Mỹ hay hô hào tự do nên em gọi nó là Mẽo. Hơn nữa em đang ở Việt Nam, vậy mà bác cũng sửa chữ đó của em! hix hix :too_sad:

phanphuong
25-07-2008, 11:15 AM
Cảm ơn link của HSH :)
Nhưng mình mong hơn, nhân tài xuất hiện, chỉ nói rõ đặc điểm của các lãnh đạo này trong vài ba dòng. Đọc các tài liệu mang tính "học thuật" như vậy (trên http://vi.wikipedia.org chẳng hạn) thì đuối quá, vả lại không thể "phổ biến kiến thức" cho mọi người được! ;)

Vinh Loc 90A
25-07-2008, 11:21 AM
Phản đối bác VL90A sửa chữ MẼO của em thành MỸ. Em không thích thằng Mỹ hay hô hào tự do nên em gọi nó là Mẽo. Hơn nữa em đang ở Việt Nam, vậy mà bác cũng sửa chữ đó của em! hix hix :too_sad:

Ghét thì qua bển ... làm gì nó đi. còn gọi vậy không hay lắm. dodo

phanphuong
25-07-2008, 11:28 AM
Thôi vậy, gọi chú Mẽo là Mỹ cũng được! =))

myhanh
25-07-2008, 06:06 PM
Thanks bác VL90A đã bắt giò chính xác (đã bảo kiến thức mình mù mờ rồi mà hixhix). Xin đính chính đó là nước Anh, hay Nhật chẳng hạn.

Anh thì có Nữ hoàng, Nhật có Nhật hoàng đây là hai chức tương đương với Tổng thống của nước khác. Theo MH thì tất cả các nước đều giống nhau đều có người đứng đầu quốc gia và chính phủ chỉ trừ một nước thật sự đặc biệt đó là Mỹ thôi chỉ có Tổng thống mà không có Thủ tướng.

hanoi-hue-saigon
26-07-2008, 08:33 AM
Em lại nghĩ rằng Nữ hoàng Anh và Nhật Hoàng chỉ là hai chức danh mang tính tượng trưng thôi, còn thực quyền thì họ đâu có bao nhiêu. Sao anh Myhanh lại cho rằng chức đó tương đương với tổng thống của nước khác?
Em chưa có thời gian để nghiên cứu thông tỏ cái này. Đọc bài của anh thì thắc mắc vậy thôi! :)

phanphuong
26-07-2008, 09:22 AM
Nhân tiện bạn H2S thắc mắc, hay ta đi sâu vô khái niệm Nguyên Thủ Quốc Gia, và nêu một vài trường hợp cụ thể ở Âu Á Mỹ đi! ;)

hanoi-hue-saigon
26-07-2008, 10:35 AM
Câu hỏi của Mr phanphuong rất hay. Hy vọng tuần sau sẽ có một vài giải đáp.

myhanh
27-07-2008, 05:38 PM
Em lại nghĩ rằng Nữ hoàng Anh và Nhật Hoàng chỉ là hai chức danh mang tính tượng trưng thôi, còn thực quyền thì họ đâu có bao nhiêu. Sao anh Myhanh lại cho rằng chức đó tương đương với tổng thống của nước khác?
Em chưa có thời gian để nghiên cứu thông tỏ cái này. Đọc bài của anh thì thắc mắc vậy thôi! :)
HHS chưa biết đó thôi!
Nữ Hoàng Anh có 10 quyền tối cao của một nguyên thủ quốc gia mà chưa có dịp sử dụng vì chưa có dịp sử dụng nên HHS mới nói là tượng trưng. Tuy nhiên một khi đã sử dụng thì mới thấy sự ghê gớm của nó. MH không nhớ hết nhưng sơ sơ mấy quyền khủng sau đây:
1) Cách chức thủ tướng
2) Giải tán quân đội
3) Giải tán quốc hội ( 2 viện)
4) Ân xá phạm nhân
Nhớ có bấy nhiêu hà..
Cái quyền mà bà thường sử dụng đó là ân xá phạm nhân vào những dịp như sinh nhật của bà, lễ hội lớn của đất nước.
Về Nhật Hoàng thì mình không rành lắm

phanphuong
28-07-2008, 08:52 PM
Đúng là mỗi nước có những khác biệt ít nhiều, do đó khó mà biết đầy đủ. Ngay như nước Việt ta còn mù mờ huống chi....
Vừa tra thì được biết Nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu- có thể xem là cao nhất. Nước ta có chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, với các quyền như:
"- Công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh.
- Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh...."
Những nước còn vua chúa thì họ chính là nguyên thủ quốc gia, một số khác thì có tổng thống. Như MH cũng đã đề cập, các quốc gia khác theo thể chế tam quyền phân lập, do đó quyền lực của tổng thống rất cao. Riêng ở nước ta, quyền lực cao nhất nằm trong tay của...nhân dân! ;)

magicboy
28-07-2008, 09:47 PM
hichic ai học hành chính quốc gia trả lời dùm đi, napa97 đâu rùi, không thì quăng link cho anh em nghiên cứu với

hanoi-hue-saigon
29-07-2008, 04:44 PM
hichic ai học hành chính quốc gia trả lời dùm đi, napa97 đâu rùi, không thì quăng link cho anh em nghiên cứu với

Khi nhìn thấy cái nick này H2S cứ thấy quen quen. Ra là từ viết tắt của HVHCQG (National academic public administration). Không biết là mình có nhớ đúng hay không nữa?!

napa97
31-07-2008, 09:54 AM
Khi nhìn thấy cái nick này H2S cứ thấy quen quen. Ra là từ viết tắt của HVHCQG (National academic public administration). Không biết là mình có nhớ đúng hay không nữa?!

H2S đoán rất chính xác. ;;)
Hôm nào có dịp uống cafê nhé!

hanoi-hue-saigon
31-07-2008, 11:31 AM
H2S đoán rất chính xác. ;;)
Hôm nào có dịp uống cafê nhé!
H2S nhớ rồi!

nobipotter
31-07-2008, 11:36 AM
Chà! Đã có chỗ ở, ăn và uống cà phê rồi... vấn đề còn lại 92A01 sẽ lo nốt...

Everythings trừ vé máy bay... hehe

hanoi-hue-saigon
31-07-2008, 11:40 AM
Chà! Đã có chỗ ở, ăn và uống cà phê rồi... vấn đề còn lại 92A01 sẽ lo nốt...
Là vấn đề gì ạ?:sweat:

hanoi-hue-saigon
31-07-2008, 12:07 PM
Em đọc nhiều bài anh viết nên cứ phải hỏi mọi thuật ngữ cho rõ ràng. Nhưng... hình như... càng được giải thích càng... không hiểu! hix

phanphuong
31-07-2008, 12:19 PM
Chăc anh Nopi post nhầm từ topic Họp mặt truyền thống sang đây! ;)

Gem
31-07-2008, 12:27 PM
chắc anh Chủ Tịch AFC muốn " kết nạp " thêm thành viên mới và mở chi nhánh ra Hà Nội đó mà. Ưu tiên cho nữ . Chị HHS phen này ....

phanphuong
31-07-2008, 01:24 PM
Những người đứng đầu chính phủ xem ra chúng ta đã tìm hiểu được phần nào. Để tránh nhàm chán, thay vì chỉ quanh quẩn các vị trí đó, ta thử tìm hiểu những kiến thức tưởng như ai cũng biết nhưng... ít người biết. Câu hỏi sau đây có liên quan tới một quyền cao nhất của chủ tịch nước "Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh"
Bạn thử thành thật trả lời câu hỏi sau:
- "Bạn có phân biệt được: bộ đội, công an, cảnh sát?"
Mình đã hỏi thử 10 người, thì không ai trả lời chính xác. :(