PDA

View Full Version : Môn đăng hộ đối


Gem
11-07-2008, 09:52 AM
Khi mọi người nghe câu môn đăng hộ đối chắc có lẽ nghĩ ngay đến thời phong kiến, hay trong truyện cổ tích và nghĩ rằng thời nay không còn nữa, cũng đúng nhưng chưa chính xác. Môn đăng hộ đối thời hiện đại phức tạp hơn nhiều thời xưa mà thường thấy là tình trạng giàu nghèo - đẹp xấu trong xã hội.

Chính vì giàu nghèo mà xã hội có sự phân hóa rõ rệt các tầng lớp. Từ lao động bình dân đến cao sang thể hiện qua mức thu nhập của họ.

Gem cũng đã từng gặp nhiều trường hợp môn đăng hộ đối trong hôn nhân và phần thắng thường nghiêng về phía người lớn tuổi. Tại sao chúng ta lại không tự quyết định riêng cho mình mà phải chịu sức ép từ phía bậc cha mẹ.

Cũng có nghe loáng tháng 1 chị K95 vì iu thương người iu đã bỏ theo chồng mặc dù gia đình bên gái không đồng ý.

Hộ đối môn đăng đang là gánh nặng cổ hũ thời phong kiến tồn tại trong xã hội hiện đại ngày nay.

Gem
17-07-2008, 04:56 PM
1 bài viết trích từ diễn đàn Việt Học về chữ Môn đăng hộ đối

Bốn chữ 'Môn đăng hộ đối' tuy ít ỏi nhưng để lại dấu ấn không nhỏ trong xã hội và truyền thống dân ta, ngay cả vào thời điểm này, dù ít người muốn nói (thẳng) ra như vậy. Tôi xin mạn phép rút các ý chính từ chủ đề 'Xin giải thích giùm' trên diễn đàn Hán Việt này để bàn luận thêm. Các lý luận về đề tài này cũng rất đáng chú ý : từ thành ngữ 'thuần Việt' cho đến thành ngữ mượn của Trung Hoa và đọc sai ... Điều quan trọng là các kết quả phân kỳ (diverging) của các lý luận cho rằng đăng 燈 là đèn, đăng 登 là đưa lên (ra đề) để có câu đối lại, và đăng 簦 là cái dù (bằng tre, chưa thấy ai đưa ra cách giải thích này) ... So với các kết quả quy nạp (converging) dựa trên biến âm đăng của đương/đang 當 . Các lý luận nếu không cẩn thận sẽ phân kỳ và nhiều khi cho ra kết quả trái ngược nhau - thường gặp trong các bai viết về ngôn ngữ văn hoá Việt. Phần tóm tắt sau đây thêm vài chi tiết về biến âm -ương, -ang và -ăng cho thấy liên hệ Môn đăng hộ đối và Môn đương hộ đối có cơ sở vững chắc .

Cũng vì câu Môn Đăng Hộ Đối (MĐăngHĐ) - Môn Đang Hộ Đối (MĐangHĐ) - Môn Đương Hộ Đối (MĐươngHĐ) mà bao nhiêu chuyện cay đắng đã xẩy ra (tình yêu đổ vỡ ...ảnh hưởng gia đình, truyền thống....). Thiển nghĩ các ý kiến về chủ đề này đáng được tóm tắt như sau (theo thứ tự thời gian trên diễn đàn)

3/12/2006 - bác Trò Tê đưa ra nhận xét là thời bây giờ hiểu sai câu Môn Đăng Hộ Đối (nguyên thuỷ là tìm nhà giàu mà gả con - nhà có cổng treo đèn/ĐĂNG và cửa treo câu ĐỐI)
4/12/2006 - bạn Đoàn Anh Thư ghi nhận là GS Nguyễn Lân trong cuốn 'Từ Điển Từ và Ngữ Hán Việt/HV' rằng MĐăngHĐ là sai - phải nói là MĐươngHĐ
5/12/2007 - bác Lang Thang cho rằng GS Nguyễn Lân sai vì câu này được dùng cho thành phần khá giả trong xã hội và không thể sai được
5/12/2006 - bạn Đoàn Anh Thư cho rằng MDăngHĐ với đăng (đèn treo) và câu đối không có sức thuyết phục - có thể đương - đang có biến âm là đăng chăng? Từ Điển Thành Ngữ Tục Ngữ Hoa Việt của Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Thị Tân, Hong Zhao Xiang và Nguyễn Thế Sư ghi là MĐươngHĐ

... Sau hơn 1 năm trở lại diễn đàn lại thêm các ý kiến khác/thêm như

19/2/2008 - bác Nho Sinh cho rằng GS Nguyễn Lân đã đúng trong trường hợp MDăngHĐ dù rằng có hàng trăm chỗ sai ... Các tự điển Từ Nguyên, Hiện Đại Hán Ngữ Tự Điển ... đều ghi là MĐươngHĐ
23/2/2008 - Nguyễn Cung Thông (NCT) làm một thí nghiệm nhỏ : hỏi các bạn Bắc Kinh nghĩa của MĐươngHĐ (họ nhận ra ngay), MĐăngHĐ (Dăng=đèn, tạm hiểu), MDăngHĐ (Đăng=đăng lên, không ai hiểu). Nhận xét cách dùng theo thời gian cho thấy có thể MDươngHĐ là thành ngữ gần dây thôi (đầu thế kỷ 21 - Đại Nam Quấc Âm Tự Vị/1895 không có thành ngữ này)(A) và khoảng 70% dùng hiện nay (qua số người quen, chung quanh - very limited sample). MĐươngH có cơ sở vì cách dùng đương đối, cấu trúc bốn chữ, tương quan âm thanh 唐 đường-đàng-đằng, 當 đương-đang-đăng (và đáng - bốn dạng cùng một gốc), 揚 dương-dang-dăng, 映 ưởng-ảng-ẳng (và ánh), Chàm - Chăm, tàm - tằm 蠶 , cát - cắt 吉 (chữ Nôm thường dùng)... Đát Kỷ 妲己 - rất thường nghe là Đắc/ Đắt Kỷ … Tự điển Việt-Bồ-La (1651) còn ghi cái đang = cái đăng, cái đảng = cái đẳng ... Cho tới thời Đại Nam Quấc Âm Tự Vị (1895) cũng ghi nhận 'ngồi, đứng chằng hẵng' mà bây giờ ta thường nghe là chàng hãng ... Ngoài ra các tự điển HV xưa như của Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Khôn, Gustav Hue (1937) đều ghi là MĐươngHĐ - và các tự điển Trung hoa đều ghi như vậy (. Âm ă chỉ là âm a nhưng ngắn hơn (short vowel) như càm - cằm chẳng hạn.
26/4/2008 - bác Một-Độc-Giả (MĐG) cho rằng MĐươngHĐ và MĐăngHĐ là hai thành ngữ hoàn toàn khác nhau của Tầu và của ta. '…Đăng đối 登 對 là 2 từ của tiếng Việt hàm nghĩa ngang nhau về mặt tinh thần, tri thức trong khung cảnh tục lệ thời trước (cả Nam lẫn Bắc) mà mỗi đám cưới, bên nhà gái hay ra đề bằng một vế đối (hay bình dân hơn là câu đố) và buộc bên nhà trai phải có khả năng đối lại mới được qua ngõ nhà gái để rước dâu. Đăng là đăng đề (ra đề) và đối là đối đáp (đáp lại). Đăng đối cũng còn là những sinh hoạt tinh thần thời trước của các cô cậu trong những cuộc hội hè hay trên những cánh đồng, trên các con đò để họ có dịp trổ tài và làm quen vớí nhau bằng những câu hò, điệu ví, kẻ ra đề, người đối lại…’
26/4/2008 - bác nnt ghi nhận từ Việt Nam Tự Điển (Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ 1970) cũng chép là MĐươngHĐ và Tự ĐiểN HV của Đỗ Văn Đáp (1933) ghi là MĐangHĐ.
27/4/2008 - bác Toàn nêu ra định nghĩa MĐươngHĐ của Quốc Ngữ Tự Điển : phù hợp với nhận xét của NCT về các tài liệu Trung Quốc đều nhất trí ghi là MĐươngHĐ (theo dòng thời gian từ Tây Sương Ký, Hồng Lâu Mộng ...)
29/4/2008 - bác nnt thuật lại chuyện tên riêng Lang viết thành Lăng cho thấy khuynh hướng biến âm ANG > ĂNG như được nêu ra từ trước cũng như các cách dùng tương tự như hàng/hằng, đàng/đằng ...
1/5/2008 - bác MĐG nêu ra sự khác biệt của hàng - hằng, đang - đăng ... [các cặp tối thiểu, minimal pairs] - cách dùng ĐĂNG ĐỐI cho thấy sự đòi hỏi quyết liệt so với ĐU+ƠNG ĐỐI thì tàm tạm cũng cho qua trong vấn đề cưới hỏi
1/5/2008 - bác nnt ghi lại từ Thành Ngữ Tiếng Việt của các tác giả Nguyễn Lực, Lương Văn Đang, Nguyễn Đăng Châu, Phạm Văn Thứ, Bùi Duy Tân (1978-Hà Nội) cho thấy đăng=đương cho hai thí dụ (1) nhà văn Nguyễn Sang dùng MDăngHĐ (gần đây hơn) (2) học giả Ngô Tất Tố dùng MĐươngHĐ
2/5/2008 - bác AnhMỹ Trần thuận theo những người chung quanh dùng MĐăngHĐ (A)
2/5/2008 - bác kt đưa ra bảng so sánh 'Việt vận' như 'đi một đàng học một sàng khôn, nói 1 đàng quàng 1 nẻo, nói một đường/đàng/đằng làm một nẻo ...' và nhận xét thêm là đương-đăng có thể có liên hệ khác ngoài ngữ âm (bác nnt gọi là liên hệ từ nguyên)(F)
3/5/2008 - đọc thêm được bài viết của tác giả Lê Xuân Mậu 'Cái chuyện đương - đăng' - một lần nữa cho thấy các ý kiến cho rằng đăng và đương chỉ là hai cách đọc của cùng một chữ (E).

Cách đây hơn 45 năm, học giả Lê Ngọc Trụ cũng đã nhận ra tương quan đương và đăng - tuy nhiên ông không phê bình là sai hay đúng (D).

(A) có thể cách dùng MĐươngHĐ đã có từ xưa, nhưng chỉ 'nổi dậy' từ đầu thế kỷ 21 cùng với sự bành trướng của chữ quốc ngữ (La-Tinh) và tư duy 'Tây phương' về hôn nhân, gia đình truyền thống ... Như cuốn Đoạn Tuyệt của Nhất Linh (1934-1935), so với các ghi nhận của MĐươngHĐ trong các tự điển HV Gustav Hue (1937). Đỗ Văn Đáp (1933), Đào Duy Anh (1932)......
( nếu trưng cầu dân ý về cách dùng nào 'đúng' thì có thể MĐăngHĐ sẽ đắc cử thoải mái với đa số phiếu thuận
(C) tôi có đọc sơ qua các bài viết của Lê Mạnh Chính, Huệ Thiên (An Chi)trên talawas phê bình cuốn tự điển của Nguyễn Lân và chỉ ra cả trăm chỗ sai sót nhung không thấy các tác giả viết về MĐăngHĐ
(D) theo học giả Lê Ngọc Trụ trong Việt Ngữ Chính Tả Tự Vị (NS Khai Trí - 1961 - SaiGon - tái bản vài lần có bổ túc ...) trang 213 ghi '...Môn đăng hộ đối - đọc trại tiếng đang (đương)'
(E) theo bài này thì GS Nguyễn Tài Cẩn cũng từng có cùng nhận xét - tuy nhiên ông thiếu một dạng quan trọng nữa của đương là đáng (xứng đáng) - cho thấy đương - đang - đáng - đăng ... có cùng một gốc và đã hiện diện trong tiếng Việt từ lâu ...
(F) các nghĩa khác của đăng đã được dùng để giải thích MĐươngHĐ : đăng là đèn, đăng là lên ...chưa thấy cách giải thích đăng (dù bằng tre) xuất hiện trong sách vở hay bài viết ...
nguyencungthong (http://www.viethoc.org/phorum/read.php?15,36274)

lbt90B
17-07-2008, 11:49 PM
Ý kiến riêng nhe:
Rất cần MĐHĐ, không lạc hậu đâu. Đừng hiểu MDHĐ theo kiểu đồng tiền to lớn, mà là rất nhiều thứ trong cuộc sống, từ quan niệm sống, cung cách sống, giá trị tinh thần... , đồng tiền cũng có 1 phần trong đó. Nôm na là 2 cá nhân, 2 gia đình tương đối giống nhau, nếu không sống chung lâu ngày càng ngày càng rõ sự khác biệt.
2 gia đình cùng nhiều tiền, 1nhà thì miễn là có tiền, cách gì (thủ đoạn) cũng được, 1 nhà thì phải là đồng tiền chân chính, vậy có đăng đối không?
2 gia đình 1 giàu 1 nghèo, nhưng người giàu lại trân trọng học thức của rể (dâu) nghèo, ủng hộ việc học của rể (dâu), tin rằng rồi sẽ có ngày nó đạt được, có là đăng đối không?

Gem
25-07-2008, 12:34 PM
dĩ nhiên theo cách nghĩ của giới thượng lưu ( không phải Gem nhưng Gem có thân ) thì sẽ suy nghĩ phải là môn đăng hộ đối, trừ phi cha mẹ tôn trọng quyết định của người con trong hôn nhân.

Ví dụ như sau : chúng ta đang làm việc trong một môi trường nước ngoài chuyên nghiệp năng động, đùng 1 cái với 1 lý do nào đó, mình phải chuyển sang tư nhân hay nhà nước với một mức lương thấp hơn nhiều và 1 môi trường làm việc chắc ai cũng biết, như vậy mình sẽ chịu nổi không ?

Nhưng cũng có nhiều người đã gạt những điều kiện đó mà nhìn cuộc sống đơn giản hơn, ví dụ cha mẹ chồng chỉ cần 1 nàng dâu thủy chung - hạnh phúc- bayby là đủ.

hanoi-hue-saigon
25-07-2008, 12:55 PM
Gem cũng đã từng gặp nhiều trường hợp môn đăng hộ đối trong hôn nhân và phần thắng thường nghiêng về phía người lớn tuổi. Tại sao chúng ta lại không tự quyết định riêng cho mình mà phải chịu sức ép từ phía bậc cha mẹ.


Có những khi, trong cuộc sống chúng ta không chỉ sống cho riêng chúng ta mà còn có nhiều người khác nữa.
Là cha là mẹ ai cũng muốn con mình sống hạnh phúc, đầy đủ mà thôi.
Cá nhân mình, nếu trong tương lai có bị ép lấy một người mà mình không yêu thì mình cũng sẽ không đồng ý. Tuy nhiên, mình cũng không bỏ cha mẹ để đi theo người mình yêu đâu.
Người đàn ông mình yêu cũng cần có bản lĩnh để thuyết phục gia đình mình.

Gem
04-11-2008, 01:09 PM
comment của chị Trân cũng rất đúng, thông thường khi dựng vợ gả chồng thì điều đầu tiên người ta sẽ hỏi " vợ mày là gì , chồng mày làm gì, gia đình như thế nào ", chắc rằng trong cuộc sống những câu hỏi đó có thể làm sượng nhiều người.

Đó là môn đăng hộ đối, là định kiến của xã hội từ xưa giờ. Không riêng ở VN, nước ngoài cũng vậy, nhất là các gia đình dòng dõi hoặc làm chính trị.