PDA

View Full Version : Làm sao ca vọng cổ được?


Vinh Loc 90A
10-06-2008, 10:21 AM
Hôm qua nghe nhiều vị ca vọng cổ mà thấy thương cho tác giả quá. Đang ca muốn ngưng đâu thì ngưng, muốn xuống đâu thì xuống. Định mở chuyện mục dạy hát vọng cổ mà không biết có ai chịu học không vậy? Ai có nhu cầu thì đăng ký tại đây để mở lớp nhé! :)

magicboy
10-06-2008, 07:33 PM
em đăng ký 1 vé

phanphuong
11-06-2008, 10:50 AM
Đủ trình độ hông mà đòi dạy vậy trời. =))
Show hàng thử đi. Ghi âm rồi post lên đây!

92A01
11-06-2008, 12:12 PM
Đủ trình độ hông mà đòi dạy vậy trời. =))
Show hàng thử đi. Ghi âm rồi post lên đây!
Đã có dịp thưởng thức giọng ca của Phan Phương. Nói chung là P.P hát cũng tạm được nhưng chỉ lên được câu đầu tiên, còn câu kế tiếp thì hết hơi vì dodo.

hanoi-hue-saigon
11-06-2008, 12:44 PM
Vọng cổ mình cũng thích nghe! Còn ca thì...
Nếu mà anh Lộc đảm bảo rằng không hát hay thì... không thu tiền học phí! Em đăng ký liền.

Vinh Loc 90A
11-06-2008, 12:48 PM
Ca cổ không khó nhưng cần phải biết nhịp, biết nhấn nhá, nhả chữ thôi. Làm sao chỉ cần nhìn vào lời ca là biết hát sao liền. :)

Vinh Loc 90A
28-07-2008, 08:51 AM
Cái này lý ra phải nhờ bác Tamtran chỉ giúp. Tôi không dám múa riù qua mắt thợ. Tạm thời noí đại vầy nghe. Bác Tamtran bổ sung sau. dân không chuyên nói vầy. :)

Bài vọng cổ có 6 câu nhưng thường chỉ sử dụng câu 1,2 và 5, 6. Mỗi câu có 32 nhịp. Ta cần nhận biết được nhịp 4, 8, 12, 16, 20, 24, 28 và 32. Khi xuống câu vọng cổ là nhịp 16. Tiếp theo là nhịp 20, nhịp 24. 4 nhịp tương đương với 1 câu lục bát (khoảng 12 đến 20 chữ). Tuỳ theo số chữ của câu mà ta hát nhanh hay chậm, luyến láy khác nhau. Khi hát người ta không để ý nhiều đến các nhịp khác trừ nhịp 24 phải hát đúng (nhịp song lang). Bởi vậy bạn cứ hát vô tư, thầy chạy theo bạn mà. :)

Cái khó của người mới biết hát vọng cổ là giữa câu 1,2 và 5, 6 có khoảng ngĩ. Vậy khi nào thì hát tiếp. Thường thì nhịp 12 người ta vào câu sau. Tuy nhiên, tuỳ vào bài hát mà người ta có thể vào câu sau ở nhịp 8, nhịp 10. có khi nhịp 4 của câu sau. Rắc rồi lắm. :)

Mời bác Tamtran phụ tôi tí coi. =))

Vinh Loc 90A
28-07-2008, 03:58 PM
Ý kiến của bác Giang Tuyền vầy:

Mình xin mạn phép nói thêm: Trong câu 2 của bài Vọng cổ có 3 chổ bắt buộc người ca và đàn phải ăn khớp với nhau(ca đúng nhịp) đó là nhịp thứ 16 (hò nhứt) nhịp thứ 20 (hò nhì) và nhịp thứ 32 (nhịp Xang dứt câu 2).Câu 6 thì thoáng hơn, chỉ cần ca đúng nhịp vào nhịp 24(xề câu 6) và nhịp 32 (nhịp liu hay hò dứt câu 6).
Như GT đã trình bày,câu 2 và câu 6 vô làm sao tùy thuộc vào văn của bài ca, văn ngắn thì bỏ 10,12 nhịp rồi vô, văn dài thì bỏ 4,6 nhịp vô,thậm chí có bài chỉ bỏ 1hoặc 2 nhịp là phải ca, nếu không sẽ trễ.
Còn Bạn hỏi nghe tiếng đàn mà biết nhịp thứ mấy,thì dứt câu 1, 3 khuông kế tiếp sẽ là Xề,Xang,Xang.Nghe xề biết nhịp thứ 4,nghe tiếp xang biết nhịp thứ 8,tiếp xang nửa là 12.
Dứt câu 5 qua câu 6, 3khuông đầu sẽ là Xề,Xê,Xang,Bạn tập nghe quen sẽ biết tới nhịp thứ mấy liền.
Như mình đã nói,cần thì hỏi thêm,mình biết gì nói ra ,có chổ nào sai sót các Bạn khác góp ý thêm để cùng tìm hiểu.

Vinh Loc 90A
29-07-2008, 08:45 AM
Các bạn nghe NSUT Công Thành nói về nhịp nhen (http://www.vnhoathinhdon.net/giangtuyen/forum/viewtopic.php?t=737). Nghe thử coi "nuốt nổi" không nhen. :)

Vinh Loc 90A
08-08-2008, 10:27 AM
Thử tìm hiểu đôi chút về vọng cổ. (http://www.cailuong.org.vn/forum/showthread.php?t=1191&page=107)

Đôi Nét Về Bài Vọng Cổ

Việt Nam từ bao năm qua, do ảnh hưởng lịch sử và chính trị trên từng miền, từng vùng hợp với sinh hoạt đặc thù tại các địa phương, chúng ta đã có được một nền âm nhạc dân tộc vô cùng phong phú.

Từ các bộ môn hát chèo, hát văn, ca trù… tại miền bắc, nhạc triều đình, ca Huế, hát tuồng miền trung, và nhạc lễ, hát bội… tại miền nam, giới tài tử, nghệ sĩ miền nam đã sáng tạo nên bộ môn Cổ Nhạc Miền Nam, một bộ môn không thể thiếu được trong đời sống hằng ngày hiện nay.

Liên tục trong gần một thế kỷ qua, các nghệ sĩ cổ nhạc đã không ngừng sáng tác, với mục đích ngày càng phát triển bộ môn cổ nhạc được phong phú hơn.

Theo tài liệu ghi lại, thì vào khoảng năm 1915 – 1916 có một loại hát gọi là “ca salon”. Ðó là một lối hát rất đơn giản, không có cảnh trí gì hết. Chỉ có một bộ ván. Trước bộ ván để một cái bàn chưn cheo. Các tài tử đều ngồi trên bộ ván và mặc quốc phục xem rất nghiêm trang. Thường thì ca bản tứ đại lớp đầu. Chuyện thì dựa trên chuyện Lục Vân Tiên hay Kiều…Sau đó mới đến “ca ra bộ” có tánh cách tài tử.

Dần dần có một số đông thấy được cái hay của sự ra bộ ấy, bèn bàn nhau đem lên sân khấu mà diễn, rồi dựng cảnh, rồi tuồng tích, và sau cùng là thành cải lương vào năm 1920. Ðầu tiên là gánh của thầy Andre Thân ở Sa Ðéc, rồi mới tới gánh của thầy Năm Tú ở Mỹ Tho…

Danh từ Cải Lương được xuất hiện đầu tiên tại gánh hát Tân Thinh của ông Trương Văn Thông vào năm 1920. Sau đó, các gánh khác lần lượt ra đời, như Văn Hí Ban ở Chợ Lớn, Tập Ích Ban ở Thốt Nốt, Tái Ðồng Ban ở Mỹ Tho. Hai chữ Cải Lương là do gọi tắt từ câu “cải biến kỳ sự, sử ích tự thiên lương” (đổi những gì cũ còn lại ra thành những gì mới và hay). Những nghệ sĩ theo ngành cải lương đều tin có Tổ Nghiệp, nên hàng năm họ làm lễ Giỗ Tổ vào ngày 12 tháng 8 âm lịch. Sau nầy lại nghe nói những nhạc sĩ đàn cải lương còn có một ngày Giỗ Tổ riêng khác nữa!

Nói đến cổ nhạc không ai có thể bỏ qua được bài Vọng Cổ, một loại bài hát đã làm say mê bao nhiêu triệu con tim Việt Nam do tính chất mùi mẫn lúc trình diễn cũng như tự do ngân dài mỗi đầu câu của người hát.

Nguyên thủy của chữ Vọng Cổ là do từ Dạ Cổ Hoài Lang (đêm khuya nghe tiếng trống nhớ chàng), do ông Cao Văn Lầu, biệt hiệu là Sáu Lầu quê ở Tân An đến định cư ở Bạc Liêu lúc còn nhỏ. Ông sáng tác bài Dạ Cổ Hoài Lang vào khoảng năm 1918, và chịu nhiều ảnh hưởng của bài Tứ Ðại Oán và bài Hành Vân. Khởi đầu, bài Dạ Cổ Hoài Lang chỉ có 20 câu, mỗi câu 2 nhịp, lần lần thành 4 nhịp đầu tiên hát trên sân khấu Tập Ích Ban năm 1921, và thành 8 nhịp trên sân khấu Tái Ðồng Ban năm 1922.

Năm 1934, cố nghệ sĩ Lư Hoa Nghĩa (thân phụ của cố nữ nghệ sĩ Thanh Nga) chuyển bài Dạ Cổ Hoài Lang thành bài Vọng Cổ. Năm 1936, cố nghệ sĩ Năm Nghĩa đã sửa thành 16 nhịp. Khoảng đầu năm 1951, cố nghệ sĩ Út Trà Ôn đã phát triển thành bài vọng cổ 32 nhịp mà đa số nghệ sĩ cải lương hiện nay vẫn còn hát.

Hiện nay, bài vọng cổ biến dần sang dạng Tân Cổ Giao Duyên, nên chỉ hát 4 câu: 1-2-5-6 mà thôi. Và người ta chỉ xuống vọng cổ ở 2 câu 1 và 5.

6 câu vọng cổ được cấu kết như sau:

Câu 1: (xuống vọng cổ)Hò Cống Xang Cống
Câu 2: Xề Xang Xang Hò Hò Cống Xang Xang
Câu 3: Xề Xang Xang Cống Xang Cống Xang Hò
Câu 4: (xuống vọng cổ) Hò Cống Xang Hò
Câu 5: (xuống vọng cổ) Hò Cống Xang Xề
Câu 5: (tiếp từ câu 4) Xề Hò Hò Hò Hò Cống Xang Xề
Câu 6: Xề Cống Xang Cống Xang Xề Cống Hò

Chúng ta gọi những chữ trên là PHÁCH. Mỗi PHÁCH có 4 NHỊP. Mỗi câu có từ 4 đến 8 PHÁCH (32 NHỊP).
- Câu 1, 4, và 5 soạn giã thường dùng nói lối, ngâm thơ hay bản ngắn trước khi xuống vọng cổ (xuống hò dứt nhịp 16) sau đó là phách Hò (dứt nhịp 20) và 3 phách còn lại (dứt nhịp 24, 28, và 32). Mới tập hát phải gỏ nhịp canh cho đúng, để khi xuống HÒ 20 cho đúng với tiếng đàn mới ngọt
- Câu 2, 3 và 6 thường đàn trọn 32 nhịp vọng cổ. Phần ca thì tùy lời ca mỗi câu dài ngắn mà canh tiếng đàn để vào cho đúng, nên phân nhịp bài hát rước khi ca để biết nghỉ mấy nhịp trước khi vào cho đúng, SL 24 dùng để báo trước còn 8 nhịp nữa thì dứt câu.
- Song lang (SL) gõ vào nhịp thứ 24 và 32 của từng câu.

Tùy vào giọng ca hay tính chất của mỗi bài hát mà nhạc sĩ chọn đàn theo tông khác nhau
- Dây đào: thích hợp với giọng nữ
- Dây kép: thích hợp với giọng nam
- Dây xề: thích hợp với giọng thật cao như Minh Cảnh, Minh Vương

hanoi-hue-saigon
08-08-2008, 10:39 AM
:) Cảm ơn anh Lộc. Nhưng mà... mấy cái Hò Cống Xang Xống là gì vậy anh?!
Trước giờ em chỉ thích nghe thôi chứ chưa có điều kiện tìm hiểu!

Vinh Loc 90A
08-08-2008, 11:01 AM
:) Cảm ơn anh Lộc. Nhưng mà... mấy cái Hò Cống Xang Xống là gì vậy anh?!
Trước giờ em chỉ thích nghe thôi chứ chưa có điều kiện tìm hiểu!

Bên cải lương có HÒ XỰ XANG XÊ CỐNG
Bên ca nhạc có Đồ RÊ MI FA SOL LA SI
Ý nghĩa là vậy đó. :)

phanphuong
08-08-2008, 11:06 AM
Chính vì thế mà nhạc dân tộc hay gọi là nhạc ngũ cung?!

hanoi-hue-saigon
08-08-2008, 11:22 AM
Em rõ rôì! :)

Vinh Loc 90A
10-08-2008, 01:50 PM
Cai cổ nhịp phải chắc. Nếu các bạn nghe các NS nổi tiếng như Mỹ Châu, Lệ Thủy, Minh Vương, Minh Phụng, ... ca thì thấy họ hát rất hay, nhịp nhàng rõ ràng. Còn một điều không kém quan trọng là mỗi người mỗi giọng đặc trưng riêng. tự họ tạo nên thương hiệu cho chính họ. NS trẻ bây giờ không làm được điều này. :68:

sauvuongynhac
18-08-2008, 04:02 PM
TÓM LƯỢC VỀ 6 CÂU VỌNG CỔ (GIỌNG NAM)

1- Câu Vọng cổ bắt đầu luôn luôn là XỀ 4 (ngoại trừ câu 1 & 4 chỉ có 16 nhịp).
2- Nhịp 16 & 20 chỉ có 2 cặp : HÒ-HÒ và CỐNG-XANG.
3- Nhịp 24 (SL) luôn luôn tận cùng bằng 3 notes : XÊ, CỐNG, XỆ
4- 6 câu Vọng cổ kết thúc ở nhịp 32 gồm 4 notes chính : CỐNG, XANG, XỀ, HÒ

Những điểm đặc biệt của những câu vọng cổ: Câu 1 và câu 4 bắt đầu ở nhịp 16, vì trước nhịp 16 thường là ngâm thơ, nói lối, tân nhạc v.v... Thường thường và dễ ca nhất là bắt đầu vào ở nhịp 16 nếu lời ca ngắn. Ví dụ: câu 1, 2, 4, và 5. Nếu lời ca dài thì bắt đầu ở nhịp 8, 10, 12... v.v... (đầu, giữa hoặc cuối câu). Ví dụ: câu 3 và 6. Trong 6 câu vọng cổ những nhịp quan-trọng là nhịp 16, nhịp 24 (Song-lang), nhịp 32. Nhịp 16 là điểm xuất phát cho những câu vọng cổ có HÒ 16 và HÒ 20 đi liền như câu 1, 2, 4, 5 vì từ nhịp 16 trở đi, những câu này đi theo một TEMPO giống hệt nhau và thuờng được diễn tả là rất... mùi !

Sưu tầm

caophi
24-08-2008, 11:04 PM
TÓM LƯỢC VỀ 6 CÂU VỌNG CỔ (GIỌNG NAM)

.
3- Nhịp 24 (SL) luôn luôn tận cùng bằng 3 notes : XÊ, CỐNG, XỆ
4- 6 câu Vọng cổ kết thúc ở nhịp 32 gồm 4 notes chính : CỐNG, XANG, XỀ, HÒ
Sưu tầm


Không biết có phải sauvuongynhac gõ nhầm hay không, theo mình chữ XỆ phải là XỀ chứ :-s. Kết thúc câu 6 là chữ LIU

Nói kiểu thống kê như anh SVYN thì caophi nghĩ cũng chẳng ích lợi gì, mà lại không đầy đủ nữa :byebye:. Chi bằng anh kiếm 1 bài vọng cổ cụ thể, rồi phân từng nhịp một, kèm theo số thứ tự nhịp và chữ nhạc, có giọng ca minh họa. Như thế thì rõ ràng hơn là bàn tán vòng vòng; người chưa hiểu thì càng thêm mù tịt, người đã biết sơ sơ thì cũng không hiểu thêm gì nhiều.

Cho caophi hỏi thêm, cái tóm lược trên anh ghi là giọng nam, vậy giọng nữ thì khác chỗ nào vậy ? :inlove:

Phan Phuong
27-08-2008, 10:47 AM
Em nghĩ bác SVYN cũng đang chập chững tìm hiểu lý thuyết một cách bài bản thôi. Bác CP hỏi chắc là bác SVYN bó tay, hay là bác CP giúp môt tay đi! ;)

sauvuongynhac
27-08-2008, 10:56 AM
Không biết có phải sauvuongynhac gõ nhầm hay không, theo mình chữ XỆ phải là XỀ chứ :-s. Kết thúc câu 6 là chữ LIU

Nói kiểu thống kê như anh SVYN thì caophi nghĩ cũng chẳng ích lợi gì, mà lại không đầy đủ nữa :byebye:. Chi bằng anh kiếm 1 bài vọng cổ cụ thể, rồi phân từng nhịp một, kèm theo số thứ tự nhịp và chữ nhạc, có giọng ca minh họa. Như thế thì rõ ràng hơn là bàn tán vòng vòng; người chưa hiểu thì càng thêm mù tịt, người đã biết sơ sơ thì cũng không hiểu thêm gì nhiều.

Cho caophi hỏi thêm, cái tóm lược trên anh ghi là giọng nam, vậy giọng nữ thì khác chỗ nào vậy ? :inlove:

"Chôm" bài viết từ nguồn khác nên viết sai chính tả giữa Xệ và Xề. :">
Giọng Nam và Nữ mà em không phân biết được nữa hả CP? :"> Hay định cài độ để anh ca rồi pót lên đây. Không máy móc nào ghi âm giọng anh được đâu. Bằng chứng là lần họp offline vừa rồi em có quay phin anh được đâu. :68:

caophi
28-08-2008, 10:20 AM
hehehe, em không quay phin được là tại vì lần đầu em quên bấm nút rec, lần 2 em bận song ca với anh rồi. Vậy chắc hy vọng lần 3 quá. Lần này sẽ chơi cận cảnh luôn, khửa khửa khửa :biggrin:

sauvuongynhac
28-08-2008, 10:27 AM
hehehe, em không quay phin được là tại vì lần đầu em quên bấm nút rec, lần 2 em bận song ca với anh rồi. Vậy chắc hy vọng lần 3 quá. Lần này sẽ chơi cận cảnh luôn, khửa khửa khửa :biggrin:

Mấy bửa nay ghiền đi ca gần chết mà không tìm ra người ... đi cùng:))
Ở Quận 3 nhiều chổ ca lắm. Chẳng hạn như ở quán Bông Lúa, góc Trương Định-Kỳ Đồng.:))

caophi
28-08-2008, 10:28 AM
Em nghĩ bác SVYN cũng đang chập chững tìm hiểu lý thuyết một cách bài bản thôi. Bác CP hỏi chắc là bác SVYN bó tay, hay là bác CP giúp môt tay đi! ;)

Bác PP cũng biết gài ghê, hehehe :hehe:

Có bài vọng cổ này rất hay, nhịp rất chuẩn vì được giảng viên Kim Loan phân nhịp rõ ràng. Mình đưa lời ca vào đây, còn bác nào muốn nghe Kim Loan và Minh Đức ca minh họa thì vào trang dạy ca conhacvietnam.com (http://www.vnhoathinhdon.net/giangtuyen/forum/viewtopic.php?t=1196) nhé. Vì link đó của admin, Caophi không muốn bị ... ban nick :burn:


VỌNG CỔ 32
NHỚ TẾT QUÊ NHÀ – Thanh Hải

Nói lối

Nhớ tết quê nhà mai nở dọc đường đi
Đêm mù sương ngày nắng xuân trải lụa
Nhớ tiếng quết bánh phồng rộn rã
Bếp lửa hồng đêm nấu bánh chờ xuân

Vọng cổ

Câu 1: Nhớ mẹ quê tôi đốt lá cuối sân khói thơm ngào ngạt. Ngọn gió chiều xuân trên tàu cau đọt chuối, vườn rộn tiếng chim chào đón xuân ...
(Về) (16 HÒ) (+)(+) Ngỏ trước vườn (sau) hoa cỏ hé môi (cười) (20 HÒ).
Luống cải xanh (rì) bên giàn đậu (bún). Bông giấy trổ (hồng) ngoài ngỏ đón (xuân) (24 XÊ). Ba đang tát (đìa), mẹ chặt lá gói (nem), gà vịt trước (sân) đề dành ba ngày (tết) (28 XANG). Những gian (đồng) lúa chín vàng (ươm), ngỏ sớm đường (làng) tiếng nói cười rộn (rã) (32 CỐNG).

Nghỉ 12 nhịp

Câu 2: Quê hương (ơi) tôi cung tay mừng (tuồi), những bà mẹ ông (cha) bám trụ đất đai ... (này) (16 HÒ) (+)(+). Mừng tuổi vàm (sông) miếng ruộng vuông (vườn) (20 HÒ). Mừng quê (ta) bội thu mùa (gặt). Hoa trái đầy (vườn) trong nắng xuân (thơm) (24 CỐNG). Quê hương (mình) trải mấy biển (dâu), xương máu cha (anh) còn vương trong (đất) (28 XÊ). Để nay (có) mùa xuân tươi (thắm), người trao người (--) nhành lộc biếc non (tươi) (32 XANG)

Điệu lý son sắc

1. Tôi (LIU) đón xuân xa nhà (XÀNG)
2. Nay (LIU) đã bao năm rồi (XỀ)
3. Thương (LIU)nhớ về quê xưa (PHAN)
4. Bao (LIU) nghĩa tình vấn vương (PHAN)
5. Nơi (LIU) biết bao kỷ niệm (CÔNG)
6. Bao mùa xuân (CÔNG) tuổi thơ nơi này (XÀNG)
7. Giờ đây (XÊ) sống xa quê nhà (HÒ)
8. Mùa xuân sang (XÊ) nghe lòng xốn xang (XANG)
9. Nhành mai (XÊ) nở trong tâm hồn (HÒ)
10. Mùa xuân ơi (XÊ) mang tôi về chốn xưa (XANG)

Vọng cổ

Câu 5: Để tôi thấy dưới bờ mương lục bình bông tím, nghe tiếng trống kỳ yên mà nhớ cội thương ... (nguồn) (16 HÒ)
(+)(+) Nhớ tiền (nhân) khai khẩn đất đai (này) (20 HÒ). Để nay (có) mảnh vườn thửa (ruộng), cả đất (trời) và vạn mùa (xuân) (24 XỀ). Xuân thanh (bình) độc lập tự (do), mẹ tôi (nở) nụ cười rạng (rở) (28 XANG). Giờ đây (chắc) mẹ tôi đang trông (ngóng) mấy đứa con (xa) có về kịp xuân (này) (32 XỀ).

Nghỉ 8 nhịp

Câu 6: Tết nhớ quê (nhà) nhớ mẹ nhớ (em), cha già tuổi (xế) còn lo toan ruộng (rẫy) (12 XANG). Nhớ da (diết) đường quê ngỏ (xóm), hoa dại nở (đầy) một sáng mùa (xuân) (16 XÊ). Đêm giao (thừa) nghi ngút khói (hương), mẹ cầu (nguyện) gia đình yên (ấm) (20 XANG). Cầu mong (cho) đá mềm chân (cứng), con bình yên (nơi) xứ lạ quê (người) (24 XỀ).
Cầu nắng đẹp mưa (hiền) non nước yên (vui), bỏ những năm (dài) tang thương loạn (lạc) (28 XÊ). Xa (quê) tôi nhớ nao (lòng), gió nội hương (đồng) làng xóm ngày (xuân) (32 LIU).

sauvuongynhac
28-08-2008, 10:36 AM
Bác admin TT đang đứng sau lưng CP kìa. :D

caophi
28-08-2008, 10:52 AM
Bác admin TT đang đứng sau lưng CP kìa. :D

Ê, anh đừng nói ẩu à nghen :biggrin:, lúc này admin đang quê độ em đó. Châm thêm lửa là em bị đá thiệt đó :w00t:

Vừa nghe nói được quay cận cảnh cái đòi rủ đi ca liền, khửa khửa . Dù sao CP cũng có hình cận cảnh của anh rồi, hú 1 phát là quẳng lên đây liền, hehehe :biggrin:

sauvuongynhac
28-08-2008, 11:01 AM
Cho anh xin đi. Hình anh mà đưa lên đây là ai cũng chạyyyyyyyyyy cho coi. ;;)

Có gì thì rủ TT đi dodo. Sẵn đó nói Phan Phương ra mắt luôn.