PDA

View Full Version : Một số kinh nghiệm khi làm bài thi ĐH


mydream
01-01-1970, 07:00 AM
Mon sinh:
[/B]
Trọng tâm chương trình: Gồm 3 phần: Phần I: Sinh thái học; phần II: Cơ sở di truyền học; phần III: Sự phát sinh và phát triển của sự sống. Ngoài ra, còn có một số bài về tế bào, hiện tượng sinh sản và sự phân bào ở lớp 10.

Phần II là phần trọng tâm với các chương: Chương I: Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền; chương II: Các quy luật di truyền; chương III: Biến dị; chương IV: Ứng dụng di truyền học vào chọn giống; chương V: Di truyền học về người.

Chương trình I, II, III là đáng quan tâm nhất vì chứa đựng các kiến thức liên quan đến các chương khác và cũng thường hỏi trong các kỳ tuyển sinh vào đại học. Đặc biệt, đa số các bài tập sinh học đều từ ba chương đó mà ra.

Phương pháp học: Về lý thuyết: Trước hết các em phải đọc kỹ giáo trình, nghiền ngẫm cho hiểu rõ từng ý, có đối chiếu với hình vẽ cho dễ hiểu, thậm chí học thuộc cả hình vẽ. Không nên học bài từ các câu hỏi đã được giải sẵn. Sau đó các em nên ghi lại các kiến thức đáng nhớ theo kiểu dàn bài chi tiết, nếu cần thì nên ghi thành hồ sơ, thành bảng để hệ thống hoá, tổng hợp các kiến thức. Gần đến kỳ thi vài ngày, có thể các em chỉ nên xem đi xem lại dàn bài chi tiết nói trên.

Về bài tập: Có loại bài tập phải tính ra thành con số để được chấm điểm như toán ADN, toán NST, DT quần thể. Nhưng lạ lẫm chính là toán lai (quy luật di truyền) và toán phả hệ do chúng thiên về lý giải, biện luận. Đối với loại toán đầu, các công thức và công cụ toán học là phương tiện để giải nhanh bài tập sinh học. Do đó, việc chuyển đổi từ kiến thức lý thuyết sang công thức tính toán sẽ giúp các em thuận lợi hơn trong việc giải bài tập sinh học. Đối với loại toán lai và toán phả hệ, thì các em cần phải giải thích quy luật chi phối các thí nghiệm hoặc bện trạng ở một phả hệ. Do đó, việc nắm vững kiến thức lý thuyết sẽ giúp các em thuận lợi để lý giải, biện luận khi giải bài tập loại này.

Làm bài: Cần chú ý cách ra đề để làm bài cho phù hợp. Có thể thấy từ trước đến nay có hai xu hướng ra đề: Tự luận dài và tự luận ngắn. Ở loại hình thức nhất, đề thi gồm từ 2 đến 3 câu hỏi lý thuyết, 1 bài toán AND, hoặc NST... và bài toán lai. Cách nêu câu hỏi và bài tập cũng như mức độ khó theo kiểu bộ đề tuyển sinh vào đại học. Kiểu ra đề này thường gặp bấy lâu nay, nhưng ít được dư luận đồng tình. Ở loại hình thứ hai, đề thi gồm 8-15 câu hỏi, trong đó có cả bài tập. Đề này, hỏi rất căn bản, buộc thí sinh không những nắm đầy đủ kiến thức cơ bản (rải đều trong chương trình học) mà còn phải biết suy nghĩ để vận dụng vào tình huống hỏi chưa gặp. Mặt khác, để làm tốt kiểu đề này, thí sinh còn phải biết diễn đạt bằng lời văn của mình chứ không phải chỉ là bằng câu văn thuộc lòng.

Môn Anh văn: Kỹ năng viết: Phần quyết định của bài thi

Học ngoại ngữ không phải chỉ là tiếp nhận kiến thức như các môn học khác mà còn là rèn luyện những kỹ năng ngôn ngữ. Do đó, các đề thi Anh văn, đặc biệt là đề thi đại học thường đòi hỏi thí sinh phải có lượng kiến thức vững chắc và đồng thời phải có kỹ năng viết một cách chính xác.

Đề thi đại học khối D trong những năm vừa qua ở các trường thường có hình thức khá giống nhau, một số câu trắc nghiệm, một số câu phải làm như các bài tập văn phạm ở trường phổ thông và một bài viết. Thường mỗi đề thi có các phần chính như sau:

- Phần trắc nghiệm cách phát âm: Đề thi cho theo dạng trắc nghiệm, mỗi câu có bốn từ, thí sinh phải chọn từ mà có cách phát âm khác các từ kia. Ví dụ: A. what B. hat C. bat D. chat, thí sinh sẽ chọn A. Như trên đã nói, khi học từ, thí sinh phải học cả cách phát âm của từ.

- Phần trắc nghiệm dấu nhấn (trọng âm): Đề thi cho mỗi câu hỏi có bốn từ và thí sinh phải tìm một từ mà trọng âm rơi vào vị trí khác với vị trí trọng âm của các từ còn lại: Ví dụ: A.examinee B.ex-ample C.examine D.exception. Thí sinh sẽ chọn A vì examinee nhấn mạnh ở vần cuối cùng, khác các từ kia.

- Phần hỏi về văn phạm: Trong phần này, thí sinh hoặc phải làm các bài tập văn phạm dạng viết câu hay chọn theo A, B, C, D. Dù làm dạng nào thí sinh cũng phải nắm vững các điểm văn phạm, phải suy nghĩ thật kỹ trước khi đặt bút viết.

- Phần đọc hiểu: Thường đề cho một bài đọc với những chỗ trống, thí sinh phải tự tìm từ mà điền vào hoặc chọn trong những từ cho sẵn để điền vào chỗ trống. Hãy đọc đề cho kỹ, nếu đề yêu cầu mỗi chỗ trống điền một từ thì thí sinh chỉ được điền một từ mà thôi, nếu điền hai từ dù có đúng nghĩa cũng không được coi là làm đúng. Có thể đề cho một bài đọc và thí sinh phải trả lời các câu hỏi khi đã đọc xong. Thí sinh cần đọc kỹ, từ nào không biết thì nên đoán theo mạch văn. Một hình thức khác của bài đọc hiểu là thí sinh phải đọc kỹ bài đọc rồi trả lời câu hỏi bên dưới. Câu trả lời có thể ở dạng viết hay dạng trắc nghiệm A, B, C, D.

- Phần thi về kỹ năng viết: Có thể nói đây là phần quyết định của bài thi. Phần thi viết có thể có bốn hình thức. Thứ nhất là kết hợp các câu đơn thành câu kép hay câu phức. Thứ hai là đọc một câu cho sẵn rồi viết lại một câu khác có cùng ý với câu trên nhưng hình thức khác theo hướng dẫn. Thứ ba là viết câu văn theo những từ và nhóm từ cho sẵn. Thứ tư, khó hơn nhiều, là viết đoạn văn ngắn (khoảng 100-150 từ) về một chủ đề nào đó.

[SIZE=7][B]Môn Văn: Làm đúng yêu cầu của đề và viết có tính sáng tạo

Chuẩn bị trạng thái trước khi vào làm bài thi: Làm văn đòi hỏi phải có kiến thức, nhưng cũng đòi hỏi phải có xúc cảm, vì vậy chuẩn bị một tâm trạng thoải mái và hưng phấn trước khi làm bài là rất quan trọng.

Đọc kỹ đề và làm dàn ý cho bài làm: Khi nhận được đề thi, các thí sinh nên đọc kỹ đề thi, gạch chân những nội dung quan trọng, sau đó làm dàn bài (ngắn gọn). Trong quá trình làm bài nếu chợt nhớ ra điều gì cần bổ sung thì viết thêm vào dàn bài. Làm dàn bài trước sẽ tránh được tình trạng thiếu ý, sẽ chủ động hơn trong khi viết và phân bố hợp lý thời gian cho từng phần.

Làm bài theo đúng yêu cầu của đề: Để tránh học tủ và học thuộc lòng văn mẫu, người ra đề thường có khuynh hướng không cho nguyên một tác phẩm, một đề nào đã được phổ biến rộng rãi. Có nhiều đề chỉ yêu cầu phân tích một khía cạnh, một vấn đề nào đó của tác phẩm. Có đề lại liên kết nhiều tác phẩm lại thành một vấn đề. Thí sinh phải tuân thủ chặt chẽ những yêu cầu của đề ra. Có học sinh không nắm yêu cầu của đề hoặc học tủ, học thuộc lòng văn mẫu nên bài làm thường bị cho điểm rất thấp. Có thí sinh cho rằng thà làm thừa còn hơn thiếu. Đây là một quan niệm sai lầm. Thiếu thì không có điểm, nhưng thừa thì bị coi là không hiểu đề nên cũng bị hạ điểm.

Viết nháp phần mở bài và phải có phần kết luận: Nên làm nháp phần nhập đề để tạo hứng khởi và giọng điệu phù hợp cho toàn bài. Bằng mọi cách thí sinh phải viết phần kết luận. Bài viết dù dài mấy mà không có vài dòng kết luận. Bài viết dù dài mấy mà không có vài dòng kết luận thì vẫn bị coi là bài làm dở dang, không thể có điểm thật cao, nhất là điểm tối đa.

Trình bày sạch, đẹp, viết đúng chính tả ngữ pháp: Bài viết trình bày sạch đẹp, ít gạch xoá thường gây được thiện cảm của người chấm. Có nhiều khi đáp án cũng quy định điểm thưởng cho những bài viết này.

Đọc lại bài trước khi nộp: Nên chủ động kết thúc bài viết cho kịp thời gian. Không nên tham lam viết cho hết kiến thức của mình. Nên hoàn tất bài làm trước 5-10 phút, sau đó nên xem qua một lần và sửa lại những chỗ sai, những chỗ khó đọc.

Khuyến khích sáng tạo: Những bài có cảm nhận riêng, tinh tế, diễn đạt hay, sáng tạo thường được đánh giá cao, có khi được đọc chung cho cả hội đồng chấm thi. Những bài viết có "hơi hướng" văn mẫu (văn của các trung tâm luyện thi, văn trong sách bộ đề, các sách hướng dẫn làm bài) thường gây phản thiện cảm, ít khi được cho điểm cao, thậm chí còn bị trừ điểm.

raykid2
01-01-1970, 07:00 AM
bài viết của bạn khá công phu, chứng tỏ bạn đã từng là một hs giỏi, rất cám ơn về những kiến thức này!

DeMen
01-01-1970, 07:00 AM
Qua nhiều kì thi, mình rút ra 1 điều là, vào những thời khắc nước sôi lửa bỏng nhất (chẳng hạn, đọc đề mà đầu óc trống rỗng,mù tịt), có 1 cách rất hữu hiệu là hồi tưởng lại những mẹo vặt, những "điệp khúc" mà thầy cô nhắc đi nhắc lại trong lúc luyện thi. Mặt khác, khi đã bí rồi thì cũng không nên buông bút mà cứ viết ra bất cứ điều gì mà mình thấy là có ích, biết đâu lại gợi mở ra một hướng giải cho bài toán. Có một kinh nghiệm là, đọc những điều đã viết ra khác rất xa với nhớ những điều đã nghĩ đến (cái này mình nghe nhiều người nói,và nghiệm lại cũng thấy đúng)

Mình đã áp dụng cách này 2 lần, và cả 2 lần đều đem lại hiệu quả ngoài mong đợi.

DeMen
01-01-1970, 07:00 AM
Còn nữa.

Với môn Anh văn thì theo mình chỉ cần cố gắng học thuộc hết các bài khoá trong SGK cộng thêm phần giới từ học luyện thi tốt nghiệp là đủ. Đề thi bám sát SGK nên học như vậy khả năng trúng tủ là rất cao! (Mình chỉ học thế thôi mà thi cũng được 7 điểm rưỡi hay 8 điểm gì đó)

Ngan Phuong
22-05-2008, 06:11 PM
từ năm 2008, thi tốt nghiệp, đại học chương trình 12 chỉ là chủ yếu.anh chị nào biết thêm thông tin, cung cap cho tụi em với!

lyphardmelody_sm
23-05-2008, 09:14 PM
-Phần trắc nghiệm cách phát âm : điều trước hết cần phải có ở thí sinh là sự nắm vững hệ thống phiên âm tiếng Anh ( vì theo kinh nghiệm của em Rùa thì ở những năm trước thí sinh rất kém phần này vì chủ yếu ở các trường phổ thông chỉ dạy ngữ pháp là chính ) .Nếu chỉ học các từ vựng trong sách giáo khoa thì việc lấy điểm tròn điểm phần này là hòan toàn khả thi nhưng xét thấy ở kì thi DH thì việc này chỉ lấy dc khoảng 50% số điểm ( khá hơn thì chỉ 70% thôi ).Xong , nắm vững dc là 1 chuyện , còn khi học từ vựng có nhớ dc phiên âm của từ ko lại là chuyện khác ! Kinh nghiệm của em Rùa chỉ là trong quá trình học thí sinh nên có thói quen…..làm từ điển cho riêng mình , học từ tới đâu ghi ra sổ tay tới đó ,ko chỉ ghi từ mà còn phải ghi cả phiên âm lẫn word family , nếu được nên ghi ra luôn cả những idioms liên quan đến từ gốc , cách này sẽ vô cùng hiệu quả trong việc học từ lẫn việc làm bài ở những phần tiếp theo.Thêm nữa , học nhưng phải nhớ review lại hàng ngày những j mình đã học , chứ vik ra rồi bỏ đó làm…kiểng thì thà khỏi làm cho xong ^^.Việc học từ này tới h em vẫn còn duy trì và càng ngày càng nhận ra lợi ích của nó.Vốn từ rộng sẽ là 1 công cụ đắc lực cho người học tiếng Anh!
Quay lại trường thi , cấu trúc của bất cứ đề thi nào ( tốt nghiệp , DH , hs giỏi , Olympic ) thường bắt đầu bằng phần phiên âm mà cũng chính phần này sẽ khiến thí sinh bị bối rối 1 xíu lúc đầu vì những câu đầu tiên sẽ rất dễ , khoảng 2,3 câu cuối cùng là để đánh đố dành cho những thí sinh khá giỏi.Cứ tưởng tượng mình đang bon bon xe trên đường mà gặp 1 iem ổ gà nho nhỏ thì hơi bị….khó chịu á ! Khi nhận thức dc rằng mình đang ngắc ngứ ở những câu cuối cùng thì thí sinh nên bỏ qua tạm thời ( nhớ quay lại khi còn thời gian nhé ) , đừng quá chú trọng những j mình làm chưa dc và cũng đừng có tư tưởng “ thôi ráng làm cho xong cái này , lát khỏi mất công quay lại nữa , cái nào cho nó xong cái ấy “ ( sai lầm đấy nhé ! ).Thường thì những câu đánh đố này sẽ chọn những từ có phiên âm na ná nhau khiến thí sinh confused ko bik phải chọn cái nào , đến đây thì ko còn cách nào khác là phải vận dụng trí nhớ của mình ra mà chọn thôi chứ ko có mẹo vặt nào hết , phải nhớ kĩ và nhớ dai vì hệ thống phiên âm tiếng Anh có những cái giông giống nhau mà đến những người đã làm thầy, làm cô rồi nhưng đôi khi cũng bị rơi vào tình trạng “ bi sắc “ ^^ , còn nếu ko bik nó phiên âm ra sao thì cách cúi cùng là….đánh đại và cầu Trời cho mấy cái câu mà mình đánh đại đó là đúng, ack ack ( cách này thì hình như là dc áp dụng cho tất cả các môn , hehe )
Thêm nữa , với phần phát âm thì trong quá trình học thi thí sinh nên làm bài càng nhìu càng tốt , làm đi làm lại trong các sách luyện thi bán sẵn trong các nhà sách ( nhưng cũng đừng ỷ lại quá vào key trong sách mà phải vừa làm vừa tra từ điển để check lại , hic , ai mà dám chắc các nhà xuất bản ko make mistake cơ chứ ).em Rùa suggest mí quyển mà hùi đó em Rùa đã học nè : Vĩnh Bá ( đây là quyển cơ bản mà bất cứ ai học lớp C LQD đều phải có ) , 50 đề luyện thi tiếng Anh ( em ko nhớ rõ nhưng hình như bìa màu hồng , sách của Lê Huy Lâm ) , các sách của Lê Huy Lâm ( nhìu lắm nhưng em ko nhớ tên hết , hic ) và 1 mớ giấy A4 lúc đi học cô phát ……

Vài dòng cho phần phát âm . to be continued ………

RainLee
06-06-2008, 07:05 PM
thường thấy thì so với các môn khác, môn av ko có sự phân hóa cao. Điểm số chênh nhau từ 1, 2 điểm là cùng. Trong khi đó môn toán thì sơ suất 1 tí là 8,9 vs 4,5 ?!?!?
huhu
em sợ toán wá, kíu em với!

Vinh Loc 90A
10-06-2008, 02:49 PM
thường thấy thì so với các môn khác, môn av ko có sự phân hóa cao. Điểm số chênh nhau từ 1, 2 điểm là cùng. Trong khi đó môn toán thì sơ suất 1 tí là 8,9 vs 4,5 ?!?!?
huhu
em sợ toán wá, kíu em với!

Em không người ta nói "trật con "tán" bán con trâu" hay sao? :w00t: