PDA

View Full Version : Tinh thần đoàn kết của người Việt


phanphuong
15-05-2008, 01:53 PM
Một người Việt là một con rồng (câu này hơi quá một chút!)
Ba người Việt họp lại là ba con giun (đôi khi thấy cựu kỳ chính xác!)
Vì lý do gì khi đất nước trong hoàn cảnh khốc liệt, khi bị xâm lăng, khi đang đứng trong đống tro tàn của chiến tranh rất đoàn kết, nhưng khi hòa bình, làm ăn kinh tế lại không phát huy tính hợp tác. Đất nước hội nhập, các tập đoàn kinh tế tiến vào, các doanh nghiệp Việt Nam hốt hoảng, loay hoay tìm cách bắt tay nhau tạo thành một lực lượng đối trọng nếu không muốn chứng kiến cảnh "thua ngay trên sân nhà".
Nhưng thực tế, chúng ta đã liên kết được hay không? Hiện tại là không, chờ tương lai thôi.
Vì sao chúng ta không đoàn kết. Tôi xin đưa ra 2 lý do sau:
1. Người Việt thiên về tư duy PHÁ HỦY chứ không phải là tư duy XÂY DỰNG. Hậu quả của hàng ngàn cuộc chiến trải khắp chiều dài lịch sử dân tộc. Và để tồn tại trong chiến tranh, phải suy nghĩ sao để chiến thắng kẻ thù, tiêu diệt họ, tư duy Phá hủy hình thành. Một tộc người mạnh về tư duy Phá hủy thì bảo sao đoàn kết được.
2. Chưa nhận ra được lợi ích khi liên kết với nhau. Lý do là chưa thực sự "hội nhập" với thế giới. Khi bản thân bạn yếu ớt, không thể tồn tại đơn lẻ thì bạn sẽ tìm đến những mối liên kết để tạo sức mạnh cho mình!
---
Ai có ý kiến khác? :confused:

Vinh Loc 90A
15-05-2008, 02:01 PM
Phải tìm một người như Đinh Bộ Lĩnh mới dẹp loạn 12 sứ quân, PP à.

phanphuong
15-05-2008, 02:10 PM
@ VL90A: nhạy cảm!
---
3 năm học ở phổ thông. Cứ mỗi lần lớp tôi bàn luận chuyện cắm trại là mỗi lần cãi nhau đến máu lửa (hơi quá, chỉ có mấy cô tức quá khóc thôi!). Ở cái tuổi teen, nguyên nhân dễ dàng biết được, sự tự ái, tự tôn hão huyền của tuổi mới ....trưởng thành.
Tôi đi làm. Người Việt quanh tôi vẫn không hề hợp tác, dù họ không còn tuổi nông nổi nữa. Công ty tôi làm đầu tiên, phòng kỷ luật chỉ có 10 người nhưng đến 3 phe.

Vinh Loc 90A
15-05-2008, 02:13 PM
@ VL90A: nhạy cảm!
---
3 năm học ở phổ thông. Cứ mỗi lần lớp tôi bàn luận chuyện cắm trại là mỗi lần cãi nhau đến máu lửa (hơi quá, chỉ có mấy cô tức quá khóc thôi!). Ở cái tuổi teen, nguyên nhân dễ dàng biết được, sự tự ái, tự tôn hão huyền của tuổi mới ....trưởng thành.
Tôi đi làm. Người Việt quanh tôi vẫn không hề hợp tác, dù họ không còn tuổi nông nổi nữa. Công ty tôi làm đầu tiên, phòng kỷ luật chỉ có 10 người nhưng đến 3 phe.

Chuyện chia phe là bình thường nhưng anh phải có tổ chức, chấp hành mệnh lệnh tổ chức. Bởi vậy mới cần ông Trưởng Phòng, ông thủ trưởng.

phanphuong
17-05-2008, 01:53 PM
@ VL90A: phe ở trên là giữa trưởng phòng, phó phòng, và một phe nữa của bà phiên dịch (kiêm trợ lý đó)
----
Nếu xây dựng một tổ chức tốt thì có tăng tính hợp tác của người Việt không? Phần nào thôi. Theo tôi phụ thuộc rất lớn vào tài năng của nhà lãnh đạo. Họ phải thu phục được nhân tâm, đưa ra một mô hình hợp lý và điều hành một cách có hiệu quả.
Yếu tố tiên quyết nhất là uy tín. Nếu không có thì nói không ai nghe. Uy tín có thể đến từ quyền lực, hoặc từ nội lực của chính người đó. Tổng thống thì hẳn có uy tín rồi, nói ai mà không nghe, bởi vì ông ta có quyền lực. Nhưng ví dụ như Trịnh Cộng Sơn chẳng hạn, ông cũng có uy tín nhưng chẳng cần có quyền lực nào hết.

Vinh Loc 90A
20-05-2008, 02:37 PM
@ VL90A: phe ở trên là giữa trưởng phòng, phó phòng, và một phe nữa của bà phiên dịch (kiêm trợ lý đó)
----
Nếu xây dựng một tổ chức tốt thì có tăng tính hợp tác của người Việt không? Phần nào thôi. Theo tôi phụ thuộc rất lớn vào tài năng của nhà lãnh đạo. Họ phải thu phục được nhân tâm, đưa ra một mô hình hợp lý và điều hành một cách có hiệu quả.
Yếu tố tiên quyết nhất là uy tín. Nếu không có thì nói không ai nghe. Uy tín có thể đến từ quyền lực, hoặc từ nội lực của chính người đó. Tổng thống thì hẳn có uy tín rồi, nói ai mà không nghe, bởi vì ông ta có quyền lực. Nhưng ví dụ như Trịnh Cộng Sơn chẳng hạn, ông cũng có uy tín nhưng chẳng cần có quyền lực nào hết.

Người ta thường nói KHÔNG CÓ NHÂN VIÊN TỒI MÀ CHỈ CÓ QUẢN LÝ TỒI. Cũng chí lý thật. :D

Uy tín cũng cần. Nhưng bây giờ phải đi đôi với kim tiền thì nó thực tế hơn. Cây gậy và củ cà rốt của Mỹ vậy mà hiệu quả. Nhưng cũng cần phân biệt rõ tính chất công việc. nếu công việc đó hội tụ đủ 2 vế: Quyền lợi và trách nhiệm thì cách xử lý sẽ khác nhiều so với công việc chỉ mang tính chất trách nhiệm. Trừ phi ta nói suông thì nói sao cũng được. :D

khanhan2006_2009
20-05-2008, 09:41 PM
@ VL90A: phe ở trên là giữa trưởng phòng, phó phòng, và một phe nữa của bà phiên dịch (kiêm trợ lý đó)
----
Theo tôi phụ thuộc rất lớn vào tài năng của nhà lãnh đạo. Họ phải thu phục được nhân tâm, đưa ra một mô hình hợp lý và điều hành một cách có hiệu quả.
.
Em nhớ có một ông vua bên Trung Quốc nói rằng:nếu các quan đại thần mà chia theo phe cánh thì không đáng lo,lo là khi mà họ bắt tay nhau.Vì thế,làm vua không phải là tìm cách thủ tiêu sự phe cánh này,mà là phải dùng phe này để trị phe kia.!!
Em thấy ngày nay thì người tài nhiều,cái tôi cũng lớn hơn.Vì vậy,việc mà họ chia thành nhóm này nhóm nọ cũng là một vấn đề bình thường.Quan trọng là ở người lãnh đạo,phải điều hòa được các mối quan hệ này để nó không đi đến xung đột.
Ý kiến em là vậy.

myhanh
21-05-2008, 10:16 AM
Cái này gọi là thuyết xung đột

Thuyết xung đột [Côxơ (L. Coser), Đarenđop (R. Dahrendorf)] cho XĐXH có chức năng tăng cường tính thích ứng của tổ chức xã hội, chính là bảo đảm tính liên tục của xã hội

solidity
21-05-2008, 12:37 PM
solidity không phải dân làm điều khiển nhưng còn nhớ trong điều khiển học có bộ điều khiển thông minh PID (cho dù lý thuyết điều khiển phát triển tới đâu thì bộ 3 P-proportional, I–integral, D–derivative vẫn không có gì thay thế được cho 1 bộ điều khiển hoàn chỉnh được). Liên hệ đến cuộc sống PID tượng trưng cho 3 hạng người cần có để duy trì và phát triển 1 tổ chức : D (bộ vi phân) tượng trưng cho nhóm người năng động dễ thích ứng, I (tích phân) tượng trưng cho nhóm người "thiên lôi sai đâu đánh đó", P (bộ khuếch đại) anh này thì có sáng tạo (tăng) nhưng thiếu thích ứng trước thay đổi....Như vậy nếu cuộc sống/tổ chức chỉ có 1 trong 3 có lẽ là bi kịch ....!

Vinh Loc 90A
22-05-2008, 02:08 PM
Em nhớ có một ông vua bên Trung Quốc nói rằng:nếu các quan đại thần mà chia theo phe cánh thì không đáng lo,lo là khi mà họ bắt tay nhau.Vì thế,làm vua không phải là tìm cách thủ tiêu sự phe cánh này,mà là phải dùng phe này để trị phe kia.!!
Em thấy ngày nay thì người tài nhiều,cái tôi cũng lớn hơn.Vì vậy,việc mà họ chia thành nhóm này nhóm nọ cũng là một vấn đề bình thường.Quan trọng là ở người lãnh đạo,phải điều hòa được các mối quan hệ này để nó không đi đến xung đột.
Ý kiến em là vậy.

Ý kiến của em cũng đúng nhưng trong chừng mực nào đó. Em có nghe từ "chuyên chính vô sản" chưa? :D

Khi cần thiết thì vẫn triệt phe đó đi chứ không dung dưỡng. Nó giống như cơ thể con người, khi cần thiết vẫn phải cắt bỏ tế bào ung nhọt đó đi, bằng không cơ thể sao lành lặn được. :))

post ảnh
22-05-2008, 02:38 PM
bằng không cơ thể sao lành lặn được. :))cơ thể lặn chứ không lành mới đúng chứ anh:68:

phanphuong
24-06-2008, 03:17 PM
Vì không có tinh thần đoàn kết mà tổ chức dễ bị đổ vỡ. Đơn cử một trường hợp, khi người đứng đầu bị các thành viên khác chỉ trích, anh ta dễ đưa ra quyết định rút lui. Dường như người Việt không đặt nặng mục tiêu của tổ chức mà thiên về lòng tự ái!
Giải thích lý do tại sao dân Việt có thể kiên cường chống giặc ngoại xâm. Mình nghĩ khi đó mục tiêu chung là quá lớn, tính ích kỷ, tự ái của dân ta tạm thời gác qua...

phanphuong
18-03-2009, 03:31 PM
Khà khà ... ôn cố cũng là tri tân!
Tối hôm qua pp thấy một chuyện dị thường, 10 con kiến tha một chiếc lá chanh. Chúng có vẻ kéo chiếc lá về hai hướng đối nghịch, một bên có 6 con, bên còn lại 4 con. Chiếc lá di chuyển theo hướng có 6 con kiến.
Lòng tự hỏi 4 con kiến đó có làm cản đi lực kéo của 6 con kia? Hay chúng chỉ nhấc chiếc lá lên để triệt tiêu lực ma sát, giúp 6 con kia kéo chiếc lá đi dễ dàng?