PDA

View Full Version : Thế hệ cuối 8X nghĩ gì về chảy máu chất xám ?


lyphardmelody_sm
15-05-2008, 11:06 AM
Thứ 3 là ngày học môn Speaking của khối chuyên ngành , cô đưa ra đề tài cho lớp thảo luận về Brain-drain ( chảy máu chất xám).Có lẽ đây không phải là vấn đề mới mẻ và đã được bàn luận khá nhìu trên 1 số diễn đàn.Nhưng em vẫn muốn post lên đây mong đưa ra ý kiến của 1 sinh viên cuối thế hệ 8X và mong nhận được phản hồi từ các anh chị đi trước !
Nguyên văn của đề tài thảo luận của tụi em như sau :

" More and more qualified people are moving from poor to rich countries to fill vacancies in specialist areas like engineering , computing and medicine.Some people believe that by encouraging the movement of such people, rich countries are stealing from poor ones.Others feel that this is only part of the natural movement of workers around the world.What's ur opinion?Do you think rich countries should pay poorer ones for the people they encourage to come ? What other measures could poor countries take to encourage qualified people to stay and help develop their own countries ? "

lyphardmelody_sm
15-05-2008, 12:04 PM
Nhận được đề tài thảo luận ,với nhiệm vụ là 1 leader , phải thú thật là ban đầu em cũng k biết phải dẫn dắt team của mình như thế nào .Nhưng rồi mọi việc cũng dần đi vào quỹ đạo , các luồng ý kiến khác nhau lần lượt được đưa ra cho mọi người cùng mổ xẻ ;)
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p>
1. Hành động khuyến khích nhân tài từ các nước nghèo của các nước giàu không thể nào xem là “ stealing “ được vì xét cho cùng chất xúc tác chính cho hành động khuyến khích đó ko ai khác chính là những người tài.Vì sao ư ? Có lẽ đây không phải là câu hỏi khó trả lời nếu ko muốn nói là khi đọc tới đây , người đọc đã định hình sẵn câu trả lời cho mình rồi ! Họ ra đi vì chính tài năng của mình , họ ko muốn chính tay mình chôn vùi tài năng của mình trên 1 đất nước kém phát triển ( so sorry to say this but we have to admit that fact +__+ ).Họ muốn được thăng tiến trong nghề nghiệp của mình ( dĩ nhiên là ở đâu mà chẳng được thăng tiến nhưng còn tùy vào mức độ thăng tiến ở các nước có mức độ phát triển khác nhau ).Họ muốn có 1 tương lai , 1 cuộc sống tốt đẹp hơn và dĩ nhiên là những khoản salary kha khá xứng đáng với những gì họ đã bỏ ra .Em vẫn còn là 1 sinh viên và tất nhiên vẫn chưa đi làm nhưng em nghĩ bất cứ người đi làm thuê nào ( dù là white collar hay blue collar ) đều muốn được trả lương 1 cách ( nói nôm na ) là “ sòng phẳng “ với công sức của mình ( nói chung quy thì cũng vì đồng tiền bát gạo mà thôi phải ko ta ? ).Kết lại cho ý kiến này là những nước giàu ko cần phải chi trả bất cứ khoản phí nào cho việc “ chiêu mộ nhân tài “ vì nói cho cùng là do cả 2 bên đều tự nguyện ! 1 bên đủ khả năng cung cấp tất cả các yêu cầu cho sự phát triển , 1 bên mong muốn được hưởng lợi từ chính chất xám của mình mà 1 đất nước kém phát triển như chính nơi họ đang sống thì còn lâu lắm mới làm được ! Deal ! Vậy là quyết định ra đi , nghe có vẻ phũ phàng nhưng phải thú nhận rằng hơn 1 nửa members của team đồng tình với ý kiến này :( Vậy nghĩa là giới trẻ ngày nay sống vì bản thân mình nhìu đến thế sao ta ?

myhanh
15-05-2008, 12:25 PM
Cái này được khẳng định ở nhiều khảo sát rùi mà mụi!

lyphardmelody_sm
15-05-2008, 12:27 PM
@ kaka : dạ mụi biết nhưng hông hỉu sao mụi vẫn muốn nêu ra ở đây ! ka nghĩ sao ?

DeMen
15-05-2008, 12:27 PM
nên nghĩ một chút về cái gọi là sòng phẳng.

1 người đi làm, có 2 mong muốn: được phát huy khả năng và được trả công xứng đáng.

môi trường ko phát huy được khả năng, vẫn có thể chấp nhận được, vì thực tế khách quan nó vậy, người ta có thể mong muốn đóng góp sức mình vào việc cải thiện môi trường.

ko được trả công xứng đáng, người ta sẽ ngay lập tức cảm thấy bị bóc lột, đồng tiền ko tự sinh ra cũng ko tự mất đi, ko chảy vào túi mình thì chắc chắn là chảy vào túi người khác, mình làm cho người khác hưởng, đương nhiên ko thể chấp nhận được

biết mình bị bóc lột mà vẫn để cho mình bị bóc lột, đó gọi là thiếu tôn trọng bản thân mình vậy

lyphardmelody_sm
15-05-2008, 12:41 PM
2. Hành động khuyến khích đó của các nước giàu ( theo 1 mem đã nói ) là “ đáng bị lên án “ . Hành động này giống như “ cuỗm tay trên của người khác “ , không cần bỏ vốn đầu tư nhưng cứ thản nhiên “ hái trái mà ăn”.Vì nói trắng ra thì những nhân tài nói trên cũng đã được đào tạo từ chính đất nước của mình , cũng đã được hưởng những lợi ích từ hệ thống giáo dục đào tạo và đầu tư của nhà nước ( ví dụ như phần học bổng hàng tháng của học sinh các trường chuyên chẳng hạn ).Thêm nữa , sự “ bắt cóc “ nói trên chỉ làm cho khoảng cách giữa Giàu-Nghèo vốn dĩ đã lớn nay càng lớn thêm.Do đó giải pháp đưa ra là các nước giàu phải chịu trách nhiệm chi trả những khoản phí khá lớn cho chính hành động của mình ( tất nhiên ko phải là sự chi trả qua loa vì những lí do ngoại giao khách quan,vì nếu như vậy thì khoản tiền đó sẽ rơi vào tình trạng meanglingless,vậy thì thà ko trả cho rồi ).Có ý kiến đưa ra rằng cần chia đôi khoản đầu tư nhân tài ( 50/50) ngay từ đầu nếu như sau này các nước giàu đưa ra những chương trình “ chiêu mộ “ , và phải thanh toán cho nước chủ nhà 50% còn lại ! Còn nếu như ko đầu tư vào hệ thống giáo dục đào tạo thì chính những nước giàu phải chịu trách nhiệm về 1 số lĩnh vực ( kinh tế , ngoại giao…) , tóm lại là có lợi cho nước chủ nhà ( tất nhiên vấn đề chi trả phải diễn ra dài hạn đến chừng nào các nước giàu kết thúc chương trình chiêu mộ của mình thì thôi ).Đến đây thì vấn đề đặt ra là giải pháp nào cho những nước kém phát triển nếu như họ muốn “ giữ chân “ nhân tài của mình ? :confused:

lyphardmelody_sm
15-05-2008, 12:45 PM
Hic , bi h phải đi măm măm,chiều nay đi học , tối nay em sẽ tiếp tục post phần giải pháp còn lại ,em mong nhận được phản hồi từ các anh chị :D

myhanh
15-05-2008, 02:34 PM
Có một người tôi rất quý nói với tôi rằng:
Lớp trẻ bâygiờ có ba đức tính
1.Sòng phẳng
2.Thực dụng
3.Dám làm dám sửa sai
Có thể ông ta đúng và có thể ông ta sai nhưng các bạn hãy suy nghĩ và tự rút ra cho bản thân những điều bổ ích.
Hôm trước coi chương trình gì tui quên rùi ông Giản Tư Trung nói về Lẽ sống (xin đừng hiểu lầm lẽ sống và lý tưởng sống). Thì ông nói rằng có ba loại người:
1. Làm những gì có lợi cho bản thân.
2. Làm những gì có lợi cho xã hội, trong đó có bản thân.
3. Làm những gì có lợi cho xã hội.
Và theo khảo sát tại trường quay thì theo trình tự đó số lượng người đó ít dần. Số lượng người thứ 3 hầu như chỉ đếm trên 1 bàn tay không đầy đủ ngón!?!
Đó là hiện tượng còn bản chất ra sao thì xin để tự mọi người nghiền ngẫm nhé!

Vinh Loc 90A
15-05-2008, 02:38 PM
biết mình bị bóc lột mà vẫn để cho mình bị bóc lột, đó gọi là thiếu tôn trọng bản thân mình vậy

Heeeee câu này phải xem lại. Bởi lẽ cho dù bạn làm ở đâu cũng đều bị bóc lột cả. Trừ phi bạn mở Cty để "bóc lột" lại người khác. ;;)

lyphardmelody_sm
15-05-2008, 09:47 PM
Hihi , bây h thì em xin post tiếp phần còn lại của buổi thảo luận , phần giải pháp đặt ra để “giữ chân” nhân tài :
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p>
1.Giáo dục lòng yêu nước cho giới trẻ ( hic,nếu muốn làm điều này thì có lẽ nên làm ngay từ lúc đám trẻ còn thơ chứ đợi đến lúc “già cỗi” rồi thì….vô phương:)) , “dạy con từ thuở còn thơ “ mà , hihi )
2.Set up những luật định khắt khe khi có bất cứ nhân tài nào chuẩn bị lên đường di trú sang nước bạn ( ví dụ như giới hạn thời gian đi và về chẳng hạn ….:runrun:)
3.Chính bản thân các nước kém phát triển phải tạo mọi điều kiện tốt nhất về đời sống , việc làm để phục vụ người dân nói chung và người tài nói riêng , và hơn hết là để giữ chân nguồn lực của đất nước.
“ Easier said than done “
<o:p></o:p>
Giải pháp tụi em đưa ra chỉ có nhiu đó , mong nhận được nhìu hơn từ phía các anh chị ! Em cảm ơn mọi người nhìu lắm :)

lyphardmelody_sm
15-05-2008, 10:28 PM
Hôm trước coi chương trình gì tui quên rùi ông Giản Tư Trung nói về Lẽ sống (xin đừng hiểu lầm lẽ sống và lý tưởng sống). Thì ông nói rằng có ba loại người:
1. Làm những gì có lợi cho bản thân.
2. Làm những gì có lợi cho xã hội, trong đó có bản thân.
3. Làm những gì có lợi cho xã hội.
Và theo khảo sát tại trường quay thì theo trình tự đó số lượng người đó ít dần. Số lượng người thứ 3 hầu như chỉ đếm trên 1 bàn tay không đầy đủ ngón!?!


Nghe thì buồn ghê lun đó ka nhưng mụi phải nhìn thẳng vào vấn đề và phải thừa nhận rằng " làm những gì có lợi cho bản thân " chính là 1 trong số những suy nghĩ ( tích cực hay tiêu cực thì mụi ko phân định được!?! ) đang tồn tại trong đa phần giới trẻ cuối 8X ! Bởi vậy mụi cũng đang rất băn khoăn rằng liệu suy nghĩ của mình như vậy đã đúng chưa ? và rằng suy nghĩ như vậy có biến mình thành 1 người ích kỉ hay ko ?

myhanh
16-05-2008, 08:51 AM
Nếu mụi gia nhập nhóm người số 1 thì ka ka khuyên mụi thêm vào một restrictive clause phía sau nữa nha:
1. Làm những gì có lợi cho bản thân và không có hại cho xã hội.
Chúc mụi luôn may mắn trong cuộc sống!

lyphardmelody_sm
16-05-2008, 08:03 PM
@ kaka : hehe,chắc mụi là đứa 3 phải wo' , thích làm tùm lum tùm la ,anw , mụi cảm ơn ka nhìu lém é ! Btw , ka xem lại phần giải pháp rùi góp ý dùm mụi héng ka :D

myhanh
17-05-2008, 07:27 AM
Ngày xưa khi Trần Đại Nghĩa đang ở bên Tây làm lương một tháng vài chục cây vàng và Bác Hồ sang Pháp nói với ông rằng cách mạng cần ông, đất nước cần ông và nhân dân cần ông. Thế là ông khăn gói về nước làm việc cho cho đất nước đến ngày ông qua đời. Không ngoa khi nói Trần Đại Nghĩa là người làm nên chiến thắng ĐBP trên không vì chính ông đã cải tiến dàn SAM2 của Liên Xô để bắn rơi pháo đài bay B52 của Mỹ khi mà cả thế giới bảo điều đó không thể! Ngay Iraq có SAM 6 mà cũng không bắn rơi chiếc nào!
MH muốn kể câu chuyện này để thấy rằng giữ người tài không chỉ có tiền bạc!
@Mụi mụi: Hôm nay ka bận chưa góp ý cho giải pháp được nên mụi đọc đỡ cái câu chuyện này nha!

DeMen
18-05-2008, 10:29 AM
Heeeee câu này phải xem lại. Bởi lẽ cho dù bạn làm ở đâu cũng đều bị bóc lột cả. Trừ phi bạn mở Cty để "bóc lột" lại người khác. ;;)
Vấn đề ở đây là sự sòng phẳng anh ah.

Không thiếu những công ty, khi thấy nhân viên làm được việc là liên tục giao thêm việc mới, mà chức danh thì vẫn vậy, nghĩa là làm nhiều gấp rưỡi, gấp đôi mà lương thì vẫn vậy.

Dĩ nhiên là càng được làm nhiều việc, bạn càng mau chóng trưởng thành hơn. Đó là cái lợi về phía bạn, nếu xét về dài hạn nó đủ lớn so với cái lợi mà bạn đem lại cho cty thì ko vấn đề gì, còn ngược lại thì rõ ràng bạn đang bán rẻ sức lao động của mình.

Rất muốn được thử làm sếp một lần coi các sếp nghĩ về chuyện này như thế nào, hehe