PDA

View Full Version : Văn hoá khen


YourFriend
25-04-2008, 11:13 PM
"Kiểu tóc này rất hợp với em. Em cắt tóc ở đâu thế?"
"Trông em dạo này tươi tắn quá. Có chuyện gì vui hả?"
"Em có giọng nói thật nhẹ nhàng, nghe thích lắm!"
"Bộ váy này xinh quá nhỉ. Nhìn rất stylish!"
"Em làm việc đó tốt lắm. Cố gắng phát huy nhé!"
"Mẹ nấu món này ngon lắm. Lần sau mẹ lại nấu cho con ăn nhé"
...
- Chắc là chẳng ai trên đời này lại không thích được nghe những câu khen ngợi như vậy. Phái đẹp thích được tôn vinh vẻ bề ngoài, phái mạnh thích được nhìn nhận về sự tài giỏi. Mình không có cơ sở khoa học thực tế (mà chắc chắn đã được chứng minh), chỉ nhận thức từ kinh nghiệm bản thân rằng mỗi khi được khen, người ta sẽ cảm thấy hưng phấn và tự tin hơn rất nhiều và quan trọng hơn, bất cứ người được khen nào cũng sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
- Biết khen đã là một điều khó, biết cách khen lại càng khó hơn.
Người ta chỉ có thể khen ngợi người khác khi chính bản thân mình đủ tự tin để vượt qua sự ganh tị và ý nghĩ "khen người ta nghĩa là tự hạ thấp bản thân"; ngoài ra người khen cũng phải có đủ sự tinh tế để nhận biết nhu cầu được khen của người khác.
Góp ý cũng là một phần của văn hoá khen.
"Cái váy này xinh đấy, nhưng cái bèo ở cổ áo không phù hợp lắm"
"Em cắt tóc như vậy xinh lắm. Khi nào cắt hết phần tóc nhuộm thì chắc là còn xinh hơn nữa"
"Em làm cách này thì hay đấy. Nhưng hãy thử nghĩ thêm xem có cách nào khác hay hơn không?"
"Món ăn này mà có thêm gia vị xyx thì chắc là tuyệt lắm"
...
Đó là những ví dụ về những lời góp ý rất hay
Xu nịnh
Trái với khen, mình nghĩ không phải là chê mà chính là xu nịnh hay nói cách khác là khen quá mức. Rõ ràng là người ta đang khàn giọng mà cứ bảo người ta hát hay, hay là người ta đang mệt mỏi, phờ phạc mà lại cứ khen là em xinh lắm thì chắc chắn là mất điểm rồi. Người xu nịnh thường đưa ra lời khen một cách vô tâm và vô duyên. Người bị xu nịnh, trái lại, lại cảm thấy bực bội, xấu hổ và thậm chí tệ hơn là cảm thấy bị xúc phạm.
Vậy thì lời khuyên là hãy tập thói quen khen ngợi, nhưng trước hết hãy học văn hoá khen, hãy khen ngợi bằng cái tâm của mình, hãy khen khi chính mình cũng cảm thấy hạnh phúc.

lyphardmelody_sm
25-04-2008, 11:20 PM
Người ta chỉ có thể khen ngợi người khác khi chính bản thân mình đủ tự tin để vượt qua sự ganh tị và ý nghĩ "khen người ta nghĩa là tự hạ thấp bản thân".

phanphuong
28-04-2008, 12:21 PM
Ồ, bài viết hay quá! ;)

myhanh
28-04-2008, 01:22 PM
Hehe bài hay nhưng có những ý tưởng hơi lạ
Anh Vinh trên đài tiếng nói nhân dân thành phố hồ chí minh thì bảo "khen tức là cho đi những gì thuộc về người đó. Mình không mất gì và đôi khi được là đằng khác. Mấu chốt của vấn đề là bạn có phát hiện ra những cái gì để khen không?".
Còn YF thì hơi khác:

Người ta chỉ có thể khen ngợi người khác khi chính bản thân mình đủ tự tin để vượt qua sự ganh tị và ý nghĩ "khen người ta nghĩa là tự hạ thấp bản thân".

Remy
09-05-2008, 01:57 PM
[i]Hehe bài hay nhưng có những ý tưởng hơi lạ
Anh Vinh trên đài tiếng nói nhân dân thành phố hồ chí minh thì bảo "khen tức là cho đi những gì thuộc về người đó. Mình không mất gì và đôi khi được là đằng khác. Mấu chốt của vấn đề là bạn có phát hiện ra những cái gì để khen không?".
Còn YF thì hơi khác:
:) Khen không những khích lệ người được khen mà còn là động lực phấn đấu của mình nữa đó (cái này có thiệt đó nhe). Các bạn thử xem ;)!!!

meosalem21
09-05-2008, 02:47 PM
"Khen" là cả một nghệ thuật!!!
"Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!:D:D:D

linh mieu
23-05-2008, 09:51 AM
Được khen ai mà chả khoái. Khen để thăng quan tiến chức, khen để lấy lòng người. Lời khen đâu mất tiền mua. Khen vô tư đi.