PDA

View Full Version : Sắc giới! Bà con xem chưa?


TheDeath
03-04-2008, 10:15 AM
Phim này nội dung thì có thể nói là thường thôi tuy nhiên những cảnh nóng thì không thường chút nào cả! Hehe! :"> Ui cha, có thể nói là đây là nghệ thuật xếp đặt trong tình dục! :***y_girl: Tư thế gì mà kiểu cọ đến giật mình... chắc sẽ làm cho các anh nam khoái trá! =)) Còn cảnh biểu lộ cảm xúc của ông Lương Triều Vỹ thì cũng nghệ thuật gớm, tới lúc "cao trào" nhìn cái mặt của ổng gân cổ nổi lên, mặt đỏ lừ, mồ hôi mặt ào ào, thở dồn dập cứ như là đang "cao trào" thật í chứ! Túm lại cảnh làm tình nhìn "thật hơn cả thật" (TheDeath tự hỏi không biết bọn chúng có làm thiệt không nữa? :wink:). Nói chung là nên xem cho biết... cảnh nóng để biết nó nóng đến cỡ nào!

PS: chú ý là nhớ mua bản full nha, coi chừng mua nhầm bản đã bị cắt xén thì tổ trác!:w00t:

cobemongmo
03-04-2008, 10:33 AM
Phim này nội dung thì có thể nói là thường thôi tuy nhiên những cảnh nóng thì không thường chút nào cả! Hehe! :"> Ui cha, có thể nói là đây là nghệ thuật xếp đặt trong tình dục! :***y_girl: Tư thế gì mà kiểu cọ đến giật mình... chắc sẽ làm cho các anh nam khoái trá! =)) Còn cảnh biểu lộ cảm xúc của ông Lương Triều Vỹ thì cũng nghệ thuật gớm, tới lúc "cao trào" nhìn cái mặt của ổng gân cổ nổi lên, mặt đỏ lừ, mồ hôi mặt ào ào, thở dồn dập cứ như là đang "cao trào" thật í chứ! Túm lại cảnh làm tình nhìn "thật hơn cả thật" (TheDeath tự hỏi không biết bọn chúng có làm thiệt không nữa? :wink:). Nói chung là nên xem cho biết... cảnh nóng để biết nó nóng đến cỡ nào!

PS: chú ý là nhớ mua bản full nha, coi chừng mua nhầm bản đã bị cắt xén thì tổ trác!:w00t:
Bó tay anh thedeath chấm cơm luôn.:sweat: Nhảm sư nè bà con ui! :w00t:

quyen21lx
03-04-2008, 11:27 AM
TD .... mua lộn bản rồi. Phim TD diễn tả chỉ là phần trên của Lương Triều Vỹ thôi. Còn bản lậu đạo diễn giấu rồi.
Cảnh này làm thiệt đấy chứ, nhưng phần trên thì quay thành phim cho công chúng coi, còn phần dưới thì chỉ có....... ekip quay phim coi mà thôi. Nếu muốn xem tường tận hơn thì........phone đạo diễn hỏi thử !

myhanh
03-04-2008, 04:51 PM
Phim này hay đấy chứ lị! :)

Vinh Loc 90A
09-04-2008, 03:52 PM
Phim này hay đấy chứ lị! :)



Hay thiệt đấy chứ. :) Xem xong tưởng phim cấp 3 không hà. :biggrin:
Thật ra những cảnh đó đâu cần thiết lắm. :)

clover
09-04-2008, 08:28 PM
clover nghe mấy bạn nói về phim này cũng lâu rùi. bữa đó nhỏ bạn có mượn được đĩa. Clover bị rủ rê coi nhưng mà nó lại ko có thuyết minh nên ghét ko thèm coi.hii.nên rốt cuộc vẫn chưa coi được. ko biết nên gọi đây là hên hay xui nữa.hì hì.:)

phanphuong
10-04-2008, 01:39 PM
Chưa coi, nhưng nghe TD tả thì có vẻ là phim cấp....2 rồi!
Mấy phim này coi xong rồi thì quên ngay thôi! ;)

hoang
11-04-2008, 12:40 AM
ac, ae dung co tuyen truyen phim truyen doi truy chu, film nay dg dc lang *** nhan xet la hot nhat do, hihi, ca lop cua hoang dua nao cung co mot ban full het!!!ghe chua, hihihihi, ko nen ban ve chu de nay, keo CS vinh vai do, !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Lust,Caution(Sắc,Giới)
19-04-2008, 04:40 PM
Điều trước tiên phải nói là tôi yêu thích bộ phim này, và tôi đã xem nó bốn lần, cả bản đã cắt lẫn không cắt, vì nhiều lí do. Vì Vương Lực Hoành, vì Lương Triều Vỹ, vì Lí An, vì chính nó và vì cả... ngẫu nhiên! Điều thú vị là mỗi lần xem tôi lại phát hiện những điều mà trước đó tôi không nhận ra, như thể cứ mỗi lần xem nó, hình ảnh, số phận, cá tính của từng nhân vật hiện ra càng đầy đặn, rõ ràng hơn. Chia sẻ với mọi người vài cảm nhận về Sắc Giới.

Ba lần làm tình và một khúc hát

Như đạo diễn Lí An nói, những cảnh làm tình trong Sắc giới là những cuộc đối thoại, đó là hành vi đối thoại bản năng nhất của con người. Phải chăng chính vì đó là sự đối thoại bằng bản năng mà ta dễ dàng nhìn sâu vào tâm hồn mỗi nhân vật hơn?

Lần làm tình đầu tiên giữa chính khách họ Dịch và Vương Giải Chi là sự bạo dâm. Đó là sự chờ đợi từ rất lâu của cả hai. Giải Chi ba năm trước đã mất đi những thứ cô không bao giờ có thể lấy lại, và giờ đây, lần đầu tiên cô lôi được kẻ họ Dịch vào cái bẫy được giăng. Cô đã nghĩ mình có thể điều khiển được Dịch, bằng ánh mắt đưa tình, bằng cái vẻ cố tỏ ra già dặn, biết quyến rũ đàn ông. Nhưng Dịch không đơn giản như thế, ông ta mới chính là kẻ điều khiển cuộc chơi. Lương Triều Vỹ khi được hỏi sao anh lại có thể đóng cảnh ấy xuất sắc như vậy, anh nói: "Lúc ấy tôi chỉ nghĩ đến người đàn ông ấy, Dịch, ba năm trước ông ta đã hạnh phúc như thế nào".

Ba năm trước, Dịch là một kẻ bán nước, ba năm sau hắn cũng vậy. Nhưng cuộc chiến ngày càng tàn khốc, sự tàn khốc ấy in hằn trên cuộc đời hắn, số người hắn giết ngày càng chồng chất, sự cô độc sợ hãi trong tâm hồn hắn ngày một lớn lên. Vâng, Dịch cô độc, hắn cần đàn bà để thoát khỏi nỗi cô độc ấy. Khi hắn đạt đến đỉnh cao của sự sung sướng trong trò chơi tình dục, như Giải Chi nói, hắn cần tiếng kêu đau đớn của cô để biết chính hắn đang tồn tại. Hắn sợ bóng đêm, vì trong bóng đêm hắn không cảm thấy an toàn, và khiến hắn, có lẽ, không thấy mình tồn tại. Hành động bạo dâm của Dịch là sự dồn nén tất cả những những đau khổ trong tâm hồn mà hắn phải gánh chịu, hắn trút tất cả những điều ấy lên Giải Chi.

Vương Giải Chi bị cưỡng bức, nhưng ngay khi Dịch vừa ra khỏi phòng, cô nằm đó, nhưng lại với nụ cười khẽ trên môi. Cô biết, cô sắp đưa được Dịch vào bẫy, điều ấy cũng có nghĩa là, tất cả mọi thứ sắp kết thúc.

Lần làm tình thứ hai, lại là một cuộc đối thoại ngang ngửa và quyết liệt. Những tư thế làm tình kì quặc như hình ảnh tượng trưng cho những giằng xé bên trong Dịch và Giải Chi. Cuộc làm tình ấy là bước chuyển to lớn trong tâm lí của cả Dịch và Giải Chi, quấn vào nhau bằng tiếng kêu gọi của bản năng và mục đích, nhưng hơi ấm và xác thịt phải chăng đã làm quấy động tâm hồn hai con người ấy. Với Dịch, đó là tình cảm với một người đàn bà chứ không chỉ là bản năng tình dục, khi ông ta hơi giật mình hoảng sợ trước chuyện đòi một căn hộ của Giải Chi rồi sau đó lại mỉm cười. Với Giải Chi thì ngược lại. Dường như có một lúc nào đó, chính nỗi cô đơn của một người đàn bà trong cô cũng được thỏa mãn chứ không hoàn toàn là vì nhiệm vụ mà cô phải chịu đựng.

Cảnh Giải Chi hoảng hốt khi gặp Quảng Dụ Dân ở rạp chiếu phim ngay sau đó bộc lộ những bất an nơi cô. Trong sâu thẳm trái tim, Giải Chi bắt đầu lo sợ sự cho sự thay đổi nào đó, sự lôi kéo của dục vọng, sự nhen nhóm của cảm xúc, ắt hẳn Giải Chi không rõ, nhưng dường như cô cảm thấy điều gì đó đang thay đổi nơi cô, cô cần có Dụ Dân. Khi cô kể lại chuyện cô và họ Dịch làm tình ở căn hộ ông ta đưa cô đến, trong hoảng loạn và âu lo, nhưng Dụ Dân chỉ nói: "Anh biết". Có lẽ đó là câu nói đớn đau nhất mà một người con gái có thể nhận được từ người cô yêu. Cô cần sự ghen tuông nơi Dụ Dân, cần anh thể hiện dù là một chút tình yêu dành cho cô. Khi cô cầu xin anh hãy kết thúc chuyện này thật nhanh, rồi họ ra đi. Dụ Dân thậm chí không thể hứa với cô điều ấy, điều duy nhất anh ta hứa với Giải Chi là sẽ không để cô bị tổn hại. Lí An đưa tình tiết Dụ Dân làm Giải Chi thất vọng vào chính lúc đó, càng khiến cho Giải Chi đẩy mình vào vòng xoáy ái tình với Dịch.

Lần làm tình thứ ba khác với hai lần trước, một do Dịch điều khiển, một lần cuộc đối thoại ngang ngửa đầy giằng xé. Lần làm tình này, Giải Chi trở thành người dẫn dắt cuộc chơi. Nhưng làm sao một cô gái ít kinh nghiệm như Giải Chi có thể dễ dàng trong một thời gian ngắn, điều khiển cuộc chơi với Dịch, một kẻ già đời?

Lại một lần nữa, tôi khâm phục tài năng của Lí An. Lần làm tình thứ ba, Dịch đang ở trong tâm trạng hoàn toàn bất ổn, hắn suy sụp. Dịch vừa phát hiện kẻ bị đánh đến văng mất nửa sọ, nằm chết trong trại giam của hắn là bạn học cũ. Dịch là con người, dù là kẻ bán nước, một kẻ máu lạnh, hắn vẫn là con người. Hắn rít lên với Giải Chi trên xe rằng lúc ấy, nhìn cái xác vấy máu dưới chân hắn, hắn đã phải tưởng tượng ra hình ảnh tên bạn đó đang làm tình với cô. Vì sao ư, để có thể giúp hắn cố quên đi, người nằm dưới chân hắn, người mà hắn gây ra cái chết một cách tàn bạo ấy, từng là bạn hắn. Chính vì thế Dịch trở nên yếu đuối và bị Giải Chi dẫn dắt.

Sau lần làm tình ấy, Giải Chi đã điều khiển được cái phần "đàn ông" trong Dịch, nhưng còn trái tim hắn? Thật thú vị khi Lí An tạo ra sự tương phản, ba lần làm tình để nắm được phần bản năng, thể xác, cảm tình của một người đàn ông, và chỉ cần thêm một khúc hát để chiếm trọn luôn trái tim hắn ta. Đôi mắt ngấn lệ của Dịch khi nghe Giải Chi hát là biểu hiện cho khao khát được yêu thương của một con người. Tình huống được đặt vào khung cảnh đối lập, quán rượu người Nhật - những kẻ hắn phục tùng, khiến cho bài hát Trung Hoa của Giải Chi trở nên vị thuốc tinh thần kì điệu cho Dịch. Rốt cuộc thì hắn vẫn là một người Hoa, hắn muốn nghe một khúc nhạc Trung Hoa chứ không phải tiếng hát não nề của những geisha Nhật Bản mà hắn không cảm thụ được. Một khúc hát, một ly rượu, một sự ấm áp, ngọt ngào mà hắn khát khao, tim hắn đã gục ngã. Không chỉ thế, nỗi xúc động của hắn cũng làm xao động tâm hồn còn lại nơi căn phòng ấy, Vương Giải Chi.
<!-- / message -->

Lust,Caution(Sắc,Giới)
19-04-2008, 04:42 PM
1. Cho Vương Giải Chi

Mối tình đầu của Vương Giải Chi

Tình yêu giữa Quảng Dụ Dân và Vương Giải Chi thoạt nhìn chỉ là kiểu tình yêu tiêu biểu giữa cô sinh viên năm dưới xinh đẹp và anh chàng thủ lĩnh sinh viên năm trên đẹp trai, đầy khí chất. Nhưng tình cảm Giải Chi dành cho Dụ Dân phức tạp hơn thế. Cô yêu Dụ Dân như yêu một ngọn đuốc sáng, rực cháy. Anh là chàng trai với đầy nhiệt huyết và đam mê, anh ấm áp, rạng rỡ như một ngọn đuốc sáng. Khi Giải Chi quan sát anh trên sân khấu, thấy sự nhiệt huyết trong con người anh là khi cô đang cô độc. Giải Chi một mình vào rạp chiếu phim xem để rồi khóc tấm tức vì tủi thân khi nghe tin cha tái hôn. Cha cô đã bỏ lại cô mà đưa người em trai sang Anh, với người thân cô là một người thiếu giá trị, họ không cần cô. Dụ Dân như một ngọn đuốc sáng đột ngột xuất hiện, sưởi ấm trái tim cô. Giải Chi lần đầu tiên đóng kịch, lại được làm nhân vật chính trong vở kịch của Dụ Dân, và được mọi người khen ngợi, Dụ Dân đem đến cho cô cảm giác mình có giá trị. Cô hạnh phúc với vai trò là nữ diễn viên chính trong vở kịch của Dụ Dân. Rất nhiều yếu tố tạo nên tình yêu mà Giải Chi dành cho Dụ Dân, còn với Dụ Dân có lẽ đơn giản là anh thích cô gái tên Vương Giải Chi, vậy thôi. Cũng vì vậy mà Giải Chi đã vì tình yêu cô giành cho Dụ Dân, vì chút háo thắng, muốn được khắng định mà cô chấp nhận vào vai diễn trong vở kịch cuộc đời.

Sự phản bội của Vương Giải Chi

Sự phản bội của Vương Giải Chi liệu có phải chỉ vì chiếc nhẫn hồng ngọc tuyệt đẹp 5 cara ? Thật hài hước khi dùng chiếc nhẫn ấy là lí do cuối cùng cho một sự phản bội. Ấy thế mà sự hài hước đó lại thật chân thật. Giải Chi cần gì? Ba năm trước Giải Chi tìm điều gì nơi Dụ Dân thì bây giờ cô ấy vẫn cần những thứ đó. Dịch mang lại cho Giải Chi những thứ cô cần. Khi ông ta nâng niu đôi bàn tay cô, bảo với cô rằng cô ở bên ông ta thì không phải sợ gì cả. Giải Chi không phải một chiến sĩ cách mạng, cô là một cô gái bình thường như bao người con gái khác, muốn được yêu thương và coi trọng. Cô cảm nhận thấy tình cảm Dịch dành cho mình và vì tình cảm ấy mà rung động. Trong khoảng khắc ấy, Giải Chi chắc hẳn không đủ thời gian nghĩ về sự sống chết của mình, của Dụ Dân, của bạn bè, và dĩ nhiên lại càng không có thời gian nghĩ đến đất nước. Trong khoảnh khắc ấy, cô chỉ kịp nghĩ mình không muốn người đàn ông ấy phải chết.

Lí An từng nói: "Vương Giải Chi đại diện cho trái tim tôi, Quảng Dụ Dân đại diện cho lí trí tôi, còn Dịch đại diện cho phần yếu đuối của người đàn ông trong tôi." Vương Giải Chi là hình ảnh của trái tim. Trong trái tim ấy là sự đan xen của tình yêu và dục vọng, của sự trong sáng và hiếu thắng tuổi trẻ, của sự cô đơn và nỗi khao khát được yêu thương... Và trái tim thường bồng bột làm theo lí lẽ của riêng mình.


2. Cho Quảng Dụ Dân

Cảnh giết người của nhóm sinh viên

Cảnh giết người được Lí An xây dựng khi những nhân vật đang mang tâm trạng rất đặc biệt: day dứt, ân hận và bức bối. Tất cả sau những gì xảy ra không ai còn có thể nhìn thẳng vào mặt nhau, nói với nhau một lời nào. Lúc đó, Tào, tên thuộc cấp của Dịch đến. Hắn muốn tiền và... Giải Chi. Đối với Quảng Dụ Dân hẳn đó là đòi hỏi không thể tha thứ được. Cuộc xô xát diễn ra, 4 sinh viên và một tên tay sai. Trước đây, vào cái ngày Dụ Dân kêu gọi bạn bè tham gia vào kế hoạch của mình, anh từng nói, đứng trước kẻ thù bán nước, chuyện giết hắn sẽ rất dễ dàng và tự nhiên. Nhưng anh đã lầm.

Cả bốn người bọn họ đều là những sinh viên hiền lành, chân yếu tay mềm, giết người một cách vụng về, lóng ngóng. Dụ Dân đâm vào tay mình còn trước khi đâm vào bụng Tào, rồi anh ta hét lên lời cáo trạng cho hắn, rằng hắn là kẻ bán nước, đáng phải chết nhưng đó cũng chính là lời biện hộ cho chính lương tâm của anh ta.

Tôi nhớ Vương Lực Hoành từng nói, kiểu tình bạn trong Sắc giới không giống bất cứ tình bạn nào anh có trong đời. Lương, anh chàng nhát gan nhất trong bọn cũng liều mình đâm Tào trong hoảng loạn và nước mắt. Đó là kiểu tình bạn của những cậu thanh niên, bồng bột nhưng luôn muốn có trách nhiệm cùng nhau, như thể không muốn ai phải mang tội một mình. Chính vì thế mà tất cả bốn người đếu thay nhau cố gắng giết chết Tào. Những nhát đâm thiếu hiểm ác của họ không dễ dàng giết chết hắn. Dụ Dân, người đóng vai trò lãnh đạo, anh ta phải thực hiện nghĩa vụ của mình, khi không còn ai có thể kết liễu Tào, anh phải làm điều đó. Góc quay được chọn lựa một cách thông minh: dưới cầu thang tối. Khi Dụ Dân bước xuống những bậc cầu thang ấy, cũng là lúc anh bắt đầu bước vào nỗi day dứt không cách nào gột rửa trong tâm hồn.

Dụ Dân quay người nhìn những người bạn trên cầu thang. Góc quay từ trên xuống như đẩy anh vào một chỗ đứng khác với những người bạn. Cái nhìn từ trên cao xuống của bạn bè đối với Dụ Dân như lời kết tội cho một kẻ giết người. Bàn tay run rẩy, có cảm giác sự ớn lạnh lan vào từng đốt sống của anh ta. Dụ Dân không khóc, anh ta ngồi đó, nước tự ứa ra từ trong mắt anh...

Không thể phủ nhận đây là cảnh diễn đạt nhất của Vương Lực Hoành. Dù diễn xuất còn non nớt thiếu kinh nghiệm ở nhiều cảnh quay. Nhưng chính sự tươi mới trong biểu cảm của anh khiến cho cảnh Dụ Dân giết người rất chân thật. Sự run rẩy, những tiếng thở dốc và ánh mắt ngấn nước... tôi thật sự tin, nếu Dụ Dân có tồn tại, nếu anh ta lần đầu tiên phải giết chết một con người, anh ta sẽ như vậy. Ánh mắt của chàng sinh viên Dụ Dân đã vĩnh viễn thay đổi từ cái ngày anh ngồi dưới cầu thang tối ấy. Nước trong mắt anh ta chính là phần lương thiện trong trái tim Dụ Dân đang ứa máu. Ba năm sau, khi lần đầu gặp lại Giải Chi, Dụ Dân đứng bên góc đường, nắng chiếu xuống vai anh nhưng khuôn mặt và ánh mắt day dứt ấy lại khuất trong bóng râm. Không bao giờ anh ta còn thật sự có thể mỉm cười, không bao giờ còn có một chàng thanh niên rực rỡ của ngày xưa.

Ba lần gặp cuối cùng với Vương Giải Chi
Tôi thích cả ba lần gặp này giữa Quảng Dụ Dân và Vương Giải Chi. Vai diễn của Dụ Dân không nhiều đất diễn như hai nhân vật chính. Nhưng ba lần gặp cuối cùng này, chính là ba lần gặp giúp Dụ Dân bộc lộ những cảm xúc giành cho Giải Chi vốn từ lâu anh ta dồn nén trong tim.

Khi Giải Chi phẫn uất nói vào mặt cấp trên của Dụ Dân, Võ, những tổn thương không chỉ về tinh thần mà cả thể xác mà cô phải chịu đựng, về sự bạo dâm của Dịch. Nếu như Võ, vì ghê tởm, vì cảm giác có lỗi mà giận dữ quát tháo rồi bỏ đi thì Dụ Dân chỉ có thể đứng đó, anh ta chắng thể nói gì, chẳng thể cho mình tư cách gì để nói, dù là lời an ủi. Điều duy nhất mà Dụ Dân có thể hứa với Giải Chi là sẽ không để cô bị tổn hại, nhưng cả điều ấy anh ta cũng không làm được. Một lần nữa, đôi mắt Giải Chi lại ngấn lệ, đó cũng là máu ứa ra từ trái tim anh, tổn thương khi biết Giải Chi đã phải chịu đựng những gì và anh thì bất lực.

Lần gặp sau đó, Dụ Dân đã không còn kìm nén được bản thân. Từ ngày anh ta lôi kéo Giải Chi vào vở kịch mình tạo nên thì lương tâm anh ta đã không còn cho phép mình nói lời yêu thương với cô. Vì sao ư? Nếu anh ta không bộc lộ tình yêu với Giải Chi, anh và cô là đồng chí. Tất cả mọi hi sinh của Giải Chi cũng có thể như Dụ Dân, là vì đất nước. Nhưng nếu anh ta bộc lộ tình cảm với Giải Chi, chính anh ta sẽ không thể chấp nhận được sự thật Giải Chi làm tất cả điều đó vì anh. Ba năm trước, Dụ Dân dựng lên một vở kịch, ba năm sau, anh không còn là đạo diễn mà là một diễn viên trong vở kịch của người khác. Từ ba năm trước, từ cái ngày anh để Giải Chi mất đi sự trong trắng, từ cái ngày anh ta giết người, Dụ Dân đã không thể quay đầu. Nếu anh ta không hoàn tất nhiệm vụ ám sát Dịch, mọi day dứt và ám ảnh trong tâm hồn anh ta không cách nào có thể được lãng quên, anh ta không cách nào còn có thể đến với Giải Chi. Dụ Dân là nhân vật tiêu biểu cho lí trí, anh ta sẵn sàng hy sinh tất cả vì lí tưởng, chưa một lần nào anh ta đặt tình cảm cá nhân lên trước trách nhiệm. Thế nhưng, lần đầu tiên Dụ Dân để cho trái tim anh ta lên tiếng, có lẽ vì trái tim ấy đã phải dồn nén từ rất, rất lâu. Đột ngột ôm lấy Giải Chi, trao cho cô nụ hôn vội vàng. Dụ Dân đánh rơi lá thư của Dịch. Hình ảnh lá thư là sự tượng trưng cho nhiệm vụ, nụ hôn là tình yêu. Tôi bỗng nhiên cảm thấy lúc này đây, Dụ Dân đã cảm nhận được sự đổi thay nơi Giải Chi, linh cảm được điều gì đó bất an. Cứ như thể anh e rắng, nếu lúc này đây, anh không bộc lộ tình yêu dành cho Giải Chi, anh không bao giờ còn có cơ hội... Và định mệnh thật sự là thế.

Lần gặp cuối cùng giữa Dụ Dân và Giải Chi chính là lúc họ sắp bị xử bắn. Ánh mắt nhiều khi nói được nhiều hơn bất cứ thứ ngôn ngữ nào. Dụ Dân nhìn Giải Chi, ánh mắt anh như nói rằng anh ấy hiểu tại sao cô phản bội và anh chấp nhận, không oán trách. Ánh mắt của một tình yêu sâu kín, thiết tha mà day dứt. Nhưng đó cũng là ánh mắt của sự giải thoát, không nhìn thấy nỗi buồn u uất thường trực trước đây trong ánh nhìn cuối cùng ấy của Dụ Dân, có lẽ, đến gần với cái chết, Dụ Dân cảm thấy thanh thản hơn chăng? Giải Chi cũng chỉ nhìn Dụ Dân khẽ gật đầu, cô biết anh muốn nói điều gì... Cả hai chấp nhận cái kết cục đó, như thể đã chấp nhận nó từ khi tất cả chỉ mới bắt đầu...

3. Bi kịch của Dịch

Khi Vương Giải Chi vào phòng làm việc của Dịch, cô nhìn thấy ảnh ông ta trong bộ quân phục khi còn trẻ trên tường. Lúc ấy, khi trở thành một quân nhân, Dịch có biết hắn sẽ trở thành một tên Hán gian? Quân Nhật chiếm đóng, và hắn, một phải trở thành một tên Hán gian phục vụ người Nhật hoặc là bị tiêu diệt. Dịch, một kẻ bán nước, quyền lực và máu lạnh. Nhưng Dịch cũng là con người, vẫn bị lương tâm cấu xé, bị nỗi cô độc và sợ hãi bao trùm lấy tâm hồn. Dịch dùng thú vui tình dục như một thứ giúp hắn giải thoát sự cô độc. Những người bạn chơi mạt trượt của vợ Dịch, với những chiếc nhẫn to trên tay, trong đó bao nhiêu người từng là tình nhân của hắn? Dịch sống trong nỗi nghi hoặc mọi người, không thể đặt niềm tin vào bất kì ai. Thế rồi, người duy nhất Dịch tin trong đời lại lừa dối hắn, bi kịch hơn nữa, Dịch buộc phải giết người hắn yêu dù muốn hay không.

Phó chỉ huy dưới quyền Dịch từ lâu đã biết về nhóm người của Quảng Dụ Dân. Nhưng hắn muốn chờ Dịch bị ám sát, sau đó bắt trọn bọn họ. Ngay khi Dịch thoát chết, tên thuộc cấp đã nhanh chóng bắt tất cả 6 người bọn họ, hắn đặt chiếc nhẫn lên bàn Dịch, như một thách thức. Dịch có quyền lực gì khi bản thân ông ta thật ra chẳng thể quyết định. Dịch có kí vào bản án đó hay không, 6 người bọn họ vẫn phải chết. Thứ duy nhất ông ta có thể làm là không để Giải Chi bị tra tấn, lập tức ra lệnh xử bắn bọn họ.

Cảnh Dịch ngồi đó, bên giường Giải Chi rồi quay đi với đôi mắt nhòe lệ. Dịch cũng chỉ là một con cờ, khi quân cờ ấy phạm sai lầm, không còn giá trị sử dụng, nó sẽ ra sao? Số phận của nó cũng đã được an bài...

Lust,Caution(Sắc,Giới)
19-04-2008, 04:44 PM
Sự ngu ngốc của những con người đáng yêu

Vương Lực Hoành từng nói, bi kịch của Quảng Dụ Dân và Vương Giải Chi là ở chỗ họ đã bước vào một thế giới mà họ không hiểu. Dụ Dân, bạn bè anh, vì muốn giết Dịch, tên Hán gian bán nước hàng đầu mà chấp nhận hi sinh tất cả, thậm chí cả mạng sống. Đối với tôi, tất cả sáu người bọn họ đều là những người trẻ đáng yêu. Tuổi trẻ - đó là sức mạnh của niềm đam mê và lí tưởng, là tình yêu trong sáng, tình bạn thủy chung, nhưng đồng thời cũng là sự bồng bột và non nớt, sự hiếu thắng và bị dục vọng lôi kéo. Sự ngốc nghếch lớn nhất của họ là suy nghĩ, Dịch là mục tiêu quan trọng nhất. Dịch thì có là gì? Dù họ giết được Dịch thì sao, không có một Dịch khác xuất hiện ư? Dịch chết, tên thuộc cấp của hắn chẳng phải sẽ thay thế vai trò của Dịch một cách hoàn hảo ư? Nếu thế sự hy sinh của họ trở thành một điều đáng mỉa mai sao?

Trong những người bị bắt nào có Võ, chỉ huy của Dụ Dân. Vì ông ta không ngốc nghếch ở lại vì bạn bè, ông ta không phải là những sinh viên non nớt nhưng dành cho đất nước một tình yêu trong sáng. Chỉ có những con người non nớt và trong sáng ấy mới có cái kết cục đó. Buồn cười thay, khi tên thuộc cấp báo cáo với Dịch, bọn họ bị hạ gục dễ dàng, những lời cung khai hoàn toàn khớp. Biết nói gì cho những sinh viên chân yếu tay mềm ấy đây? Tôi thích tình tiết chân thật ấy.

Liệu trong cuộc chiến tranh ấy, có bao nhiêu chàng trai cô gái như Dụ Dân, như Giải Chi đã hi sinh? Cái chết của họ là sự hy sinh đẹp đẽ cho đất nước và dân tộc, nhưng một mặt khác, họ chỉ là những con cờ trên bàn cờ thời cuộc. Những quân cờ dễ dàng bị đem thí mạng. Tôi xót xa cho tuổi trẻ và sức thanh xuân trong họ. Trách họ ấu trĩ, không nhìn thấy thời cuộc ư? Đó nào phải thế giới giành cho họ? Làm sao họ hiểu được, làm sao những trái tim trong sáng ấy có thể hiểu được... Đau đớn làm sao!

Về nhà? - Sự an bài của định mệnh

Cảnh phim yêu thích nhất của tôi là đoạn Giải Chi dời khỏi cửa hàng kim hoàn cho đến khi cô lên xe và bị chặn lại. Một chuỗi những hình ảnh, hồi tưởng. Tất cả đều mang giá trị biểu trưng sâu sắc. Giải Chi rời khỏi cửa hàng, cô thẫn người bước đi, như chưa kịp hoàn hồn. Giải Chi đi qua những cửa hàng, cô ngước nhìn những con ma-nơ -canh. Dụ Dân chợt hồi tưởng lại ngày cô đứng dưới sân khấu. Dụ Dân và bạn bè đứng trên ban công của hàng ghế khán giả gọi tên cô: "Vương Giải Chi". Như một người bạn nói với tôi, đó là lời tuyên án của bản án định mệnh với Giải Chi. Kể khi ấy, Giải Chi không còn là một diễn viên trên sân khấu, cô trở thành diễn viên chính - một con búp bê của vở kịch trong đời thật. Sự sắp xếp Giải Chi đứng dưới sân khấu, Dụ Dân và những người bạn khác ở phía đối lập đưa họ vào hai nền khác nhau, cô là người duy nhất đứng ở vai trò diễn viên.

Tôi muốn gọi đó là khoảnh khắc của định mệnh, tất cả đã được an bài từ khoảnh khắc ấy. Như một mũi tên khi đã bắn đi chẳng có cách nào lấy lại được. Định mệnh nghiệt ngã đó dường như là tất yếu đối với những con người trẻ tuổi bồng bột ấy. Từ một suy nghĩ non nớt, kế hoạch ám sát tên Hán gian trong kì nghỉ hè của những sinh viên yêu nước. Điều này tiếp diễn điều kia, cứ đẩy dần họ đến định mệnh nghiệt ngã.

Giải Chi lên xe, người đạp xe hồn nhiên, tươi cười, anh ta đạp xe, đưa cô đi rất nhanh... Giai điệu nhạc phim buồn đến nao lòng... Anh ta hỏi Giải Chi câu hỏi quan trọng nhất trong bộ phim, câu hỏi quan trọng nhất đối với tất cả những số phận trong Sắc Giới: "Về nhà hả?" Giải Chi ngẩn người, cô dường như không thể trả lời, rồi đáp nhỏ " ... Ừ". Đâu là bi kịch lớn nhất của Sắc giới? Bộ phim nằm trong bối cảnh chiến tranh kháng chiến chống Nhật. Chúng ta không thấy cảnh chiến tranh tàn khốc, không thấy những tù nhân bị tra tấn tàn bạo. Chúng ta không hề thấy nỗi đau chiến tranh một cách trực tiếp. Nhưng chỉ một câu hỏi vô tình "Về nhà?" Khiến tôi đột nhiên nhận ra, tất cả nhân vật trong phim, không một ai thật sự có nhà... Đó chẳng phải là nỗi đau lớn nhất mà chiến tranh mang lại ư? Cuộc chiến ấy đã hằn sâu lên mỗi số phận con người. Đó là nguyên nhân sâu xa nhất cho tất cả bị kịch:

Nếu Quảng Dụ Dân không mất đi người anh duy nhất anh yêu thương, cha anh lại không cho phép anh ra mặt trận trả thù liệu anh ta có coi việc giết quân thù, lí tưởng chiến đấu là nhiệm quan trọng nhất của đời mình?

Nếu Vương Giải Chi không vì chiến tranh mà bị cha mình bỏ lại, liệu cô có dễ dàng chấp nhận tham gia vở kịch của Dụ Dân?

Nếu lão Võ, chỉ huy của Dụ Dân không mất đi người vợ và những đứa con, ông ta có trở nên ích kỷ, cố chấp muốn giết Dịch mà bất chấp sự hy sinh, đau khổ của người khác?

Còn Dịch, kẻ nằm bên kia của chiến tuyến? Ông ta thậm chí bất an, không tin bất kì ai trong ngôi nhà của chính mình. Ông ta không có một gia đình thật sự.

Đối lập với tâm trạng bối rối, lo sợ của Giải Chi là sự tươi cười của người phu xe. Với tôi anh ta và chiếc xe chính là biểu trưng của thời gian và lịch sử. Guồng quay nghiệt ngã của thời gian và lịch sử cứ vô tư trôi đi, và nỗi đau của những số phận bé nhỏ ấy liệu có để lại dấu vết? Trên chiếc xe ấy là ba chiếc chóng chóng, cứ thế, quay, quay trong gió. Đó chính là ba người bọn họ, Dụ Dân, Giải Chi và Dịch. Trên cỗ xe lịch sử đó, họ như những chiếc chóng chóng bị đẩy đưa bởi cơn gió thời cuộc. Số phận của họ, nghiễm nhiên được cơn gió ấy an bài...

Tất cả những nhân vật trong Sắc giới đều như nhau, họ đáng thương, đáng thương đến đau lòng. Ta chỉ có thể đứng đó, nhìn họ, như nhìn những con người ở khoảng không gian khác. Và rồi chính ta cảm thấy nỗi buồn và sự tổn thương, vì ta bất lực trước bị kịch của những số phận ấy...

jubei_ludu
06-08-2008, 11:53 AM
Có phải bạn Lust, Caution (Sắc Giới) có nick la tada bên Yxine không vậy?

Hỏi vậy vì Jubei_ludu thấy 3 bài này bên đó.

http://www.yxine.com/?gf=bv&view=1&articles_id=536

DeMen
07-08-2008, 10:22 AM
Có phải bạn Lust, Caution (Sắc Giới) có nick la tada bên Yxine không vậy?

Hỏi vậy vì Jubei_ludu thấy 3 bài này bên đó.

http://www.yxine.com/?gf=bv&view=1&articles_id=536
@jubei: Tada, em cứ tưởng là nick độc quyền của LeThang chứ ^_^

hì, xì pam tí