PDA

View Full Version : Chia sẻ kinh nghiệm học tập từ thực tế bản thân


Green Lotus
19-03-2008, 02:39 PM
Lâu quá không vào trang nhà LQD. Nhân lúc vừa xong hết reports. Định bụng đi uống cafe thì chợt nghĩ lại, cũng sắp đến mùa tuyển sinh DH, thôi bèn lên mạng nói chuyện giáo dục và đào tạo ( 2 mảng) chia xẻ cùng các bạn.

- Hồi SV, bạn bè có giới thiệu cho 1 cô SV sư phạm Văn ở CĐSP LA. Sau khi về quê đi chơi mấy lần, cổ cũng có vẻ thích mình lắm, nên khi mình vào lại SG để học, hàng tuần đều nhận được thư của cô ấy. Đầu tiên thì thấy cũng khoái nên trả lời lại, về sau thấy sai chính tả nhiều quá nên đành thôi. Câu cú luộm thuộm, diễn tả không nên lời, sai ngữ pháp lẫn từ ngữ trong tiếng Việt nghiêm trọng, vậy mà trong thư lúc nào cũng " anh ơi, cái học kỳ vừa rồi em đứng nhứt lớp ". Nghe đâu sau này cô lấy được chồng giàu có nên xinh đẹp vô ngần, năm nào cũng đoạt viên phấn vàng ...( mảng giáo dục)

- Lên đại học, một trường danh giá mà học sinh cũng phải giải được mấy bài hàm số bậc 3 mới đỗ được, giảng viên lại càng đáng yêu hơn. Choáng ngợp trước các học hàm và học vị của họ ( lúc ấu nhi mình vẫn tưởng học hàm là đọc thuộc nhiều bị trẹo quai hàm ). Do yếu tố lịch sử khách quan, phần lớn được đào tạo ở Lômônôxốp, Ki Ép, Buđarétpet, ...các chuyên ngành như vật tư, công nông ngư nghiệp. Về nước, với tấm bằng phó tiến sĩ, bỗng dưng ngủ 1 đêm thức dậy trở thành tiến sĩ . Mấy ông tiến sĩ không chịu được, sáng mai vội vã cho gia nô đi in lại name card mới tên gọi " tiến sĩ khoa học", không lẽ lại đồng sàng..Và đất nước mở cửa, họ nô nức ôm từ điển dịch sách tiếng Anh ra thành giáo trình để dạy, dịch ngây ngô không sát nghĩa khiến sinh viên không hiểu bị mắng ngay " các em phải tự học". Các thầy cô trở thành phát thanh viên với những giọng đọc truyền cảm và các sinh viên là các tay chép chuyên nghiệp. Các luận văn cử nhân là các công trình sao chép công phu từ khoa này sang khoa khác, khóa này sang khóa khác, lò xò bìa mạ vàng đẹp mắt. Ra trường, thất nghiệp cả lũ vì viết thư xin việc mà giống nhau như đúc vì thói quen sao chép, ăn không nên đọi nói không nên lời, không sáng tạo nổi 1 cái thư xin việc. Mình may mắn tìm được việc làm ngay vì có óc sáng tạo hơn chúng nó ( bật mí là copy 1 cái thư xin việc trên mạng, sửa lại 1 tý và sáng tạo chèn 1 bông hồng ngay vào chỗ To whom it may concern - do mới học kỹ năng insert trong winword) ( mảng đào tạo)

- Đua đòi cao học và nghiên cứu sinh, 1/3 học viên là thất nghiệp không biết làm gì bèn đi học, 1/3 là sự o ép của gia đình và óc bon chen, còn lại là muốn có bằng cấp để làm cái gì đó. Lớp chia 2 phe ( kiểu phe áo dài/kẹp tóc và phe mày râu trong báo Mực tím hầu xưa). Để không trượt trong các kỳ thi, các phe tận dụng tối đa thế mạnh của mình. Ai có X dùng X, ai có Y dùng Y.., ai không có XY thì dùng Z..... Rồi tất cả đều vinh quy, với các luận án, đề tài khoa học " có thể ứng dụng thực tế" trong thư viện. Hôm gặp 1 chị kia, trước là cán bộ giữ thư viện và là hung thần của nhiều sinh viên, giờ bỗng dưng trở thành thạc sĩ y khoa. Chị tươi cười bảo, đề tài của chị là " Thống kê tình hình mắc bệnh ỉa chảy của dân cư vùng Đồng Tháp Mười từ năm 2000-2005". Tôi hỏi thế chị là thạc sĩ toán học thống kê à. Chị chặc lưỡi, thống kê là thống kê thế nào, y khoa hẳn hoi nhá. Các thầy trong trường trong viện cả, lên đây mượn sách quen chị hết. Mấy thầy thương chị ngần ấy năm lặn ngụp trong đống tri thức sách vở kia, KQ toàn là chín phẩy năm, chín phẩy năm và chín phầy năm....Kết luận: các buổi bảo vệ luận án đều mang dấu ấn SV 96.

Thôi sắp hết giờ rồi, chuẩn bị đi về. Phải chen lấn với hàng vạn tú tài cử nhân thạc sĩ tiến sĩ trên con đường chật hẹp của Sài thành thôi,,,

phanphuong
19-03-2008, 06:05 PM
Thế bác GL đã sống, lao động và học tập trong môi trường đó như thế nào? Chưa thấy được kinh nghiệm thực tế của bản thân gì hết bác GL ơi! :(
À có chứ! Cái bông hồng chèn vô này coi bộ hay à nhen! ;)

MinhTien
20-03-2008, 04:19 PM
Thanks! Nhưng k hiểu Pác muốn bày tỏ cái gì?
Chưa thấy kinh nghiệm gì hết "trơn" vậy? Tiếp đi Pác GL ơi..........

Green Lotus
20-03-2008, 05:16 PM
Thanks! Nhưng k hiểu Pác muốn bày tỏ cái gì?
Chưa thấy kinh nghiệm gì hết "trơn" vậy? Tiếp đi Pác GL ơi..........

Hicz hicz hicz,

Thiệt tình mình cũng chẳng biết mình đang muốn bày tỏ cái gì hay diễn nôm ra là "biết chết liền". Chưa bao giờ mình cảm thấy "trơn" như lúc này. Sáng nay vào trang web nhà bác Nhân (MoET) nhìn ảnh chụp các cô cậu học sinh hân hoan cắp sách tới trường, hơi nhớ nhớ quãng thời gian gần 20 năm cắp sách đến trường (12 năm mài đũng quần ở phổ thông, 5 năm mài tiếp ở đại học, vì thấy đít mài chưa mòn nên vừa tốt nghiệp ĐH xong bon chen thi lên MBA mài 3 năm nữa nhưng nửa đường gãy gánh). Hôm bữa thằng bạn thân còn rủ đi với nó nộp đơn mài tiếp ở cấp tiến sĩ. Cứ cái kiểu mài này riết, cái đít của cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ nào cũng mỏng tang, mặc quần jean nhìn vô . . . xấu hoắc. Có tài mà không có đít thì mặc đồ rất khó...

Hicz

Tr.Giang
21-03-2008, 03:34 PM
Chuyện học hành theo mình thì hổng bao giờ dễ dàng cả. Ngay cả chuyện có đủ thời gian và kiên nhẫn để theo học cũng là một thành công rồi. Bi giờ thấy bạn này bạn kia có bằng này, bằng kia (dù chưa biết để làm gì...) mình cũng đã phục sát đất rùi... (hehe, cũng tranh thủ tám chút, hehehe)

solidity
21-03-2008, 05:55 PM
Hicz hicz hicz,

Thiệt tình mình cũng chẳng biết mình đang muốn bày tỏ cái gì hay diễn nôm ra là "biết chết liền". Chưa bao giờ mình cảm thấy "trơn" như lúc này. Sáng nay vào trang web nhà bác Nhân (MoET) nhìn ảnh chụp các cô cậu học sinh hân hoan cắp sách tới trường, hơi nhớ nhớ quãng thời gian gần 20 năm cắp sách đến trường (12 năm mài đũng quần ở phổ thông, 5 năm mài tiếp ở đại học, vì thấy đít mài chưa mòn nên vừa tốt nghiệp ĐH xong bon chen thi lên MBA mài 3 năm nữa nhưng nửa đường gãy gánh). Hôm bữa thằng bạn thân còn rủ đi với nó nộp đơn mài tiếp ở cấp tiến sĩ. Cứ cái kiểu mài này riết, cái đít của cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ nào cũng mỏng tang, mặc quần jean nhìn vô . . . xấu hoắc. Có tài mà không có đít thì mặc đồ rất khó...

Hicz

Đọc những dòng "chia xẻ" (hay "chia sẻ"???) của Bác GL, mà em đây cảm thấy 1 chút se sắt và ...."nặng ngực" nhưng đến giờ mới viết còm-ment được...

Trộm nghe: người VN có truyền thống hiếu học, cần cù, thông minh,sáng tạo, trọng hiền tài/nhân tài....

Được biết: giáo dục là quốc sách hàng đầu (không chỉ có bây giờ...)

Được chứng kiến: "mờ mờ ảo ảo, hư hư thật thật" cái "giá trị thật" của cái bằng Cử Nhân, Kỹ sư, Bác sĩ, Thạc Sĩ, Tiến sĩ ....vốn dĩ "vô ký" (không thiện - không ác), mà người ta (người sở hữu, người sử dụng...) hết "tâng bốc" lại "chửi rủa"....

Quan điểm (và nhắn nhủ các bạn đồng học & đàn em giàu nhiệt huyết): hãy luôn "giữ lửa" của mình; môi trường, con người, xã hội ...nói chung là "ngoại cảnh" vốn dĩ như vậy, dù muốn hay không thì nước vẫn chảy mây vẫn trôi và "ta" hãy sống hết lòng và cố gắng thực hiện những gì ta mơ ước bằng sự hết lòng và giá trị vốn rất thật của nó....

Bởi lẽ: Cử nhân, Kỹ sư, Bác Sĩ, Thạc Sĩ, Tiến sĩ...em ơi, em có tội gì đâu, mà "tình" em nghiệt ngã bởi vì đâu?!

nobipotter
23-03-2008, 10:23 PM
Chuyện đi học không phải chuyện đùa!!!

Mình có anh bạn cũng khá nổi tiếng trong trường LQD , vì tinh thần hiếu học và học giỏi. Bạn ấy vừa đã tốt nghiệp cao học... kinh nghiệm làm việc đủ sức giải quyết nhu cầu công tác... nhưng bạn ấy vẫn muốn đi học...
Vì luôn cảm giác mình học chưa đủ... chưa đủ đề làm tốt hơn nữa... chưa đủ để không phạm sai lầm nữa...

Như vậy ngoài 2/3 số người đi học vì thất nghiệp và thích bon chen... thì vẫn còn đó 1/3 thích học để nâng cao trình độ.

Thôi thì 1/3 thì cũng có ích rồi... vì trong 2/3 kia một nữa lại thất nghiệp và 1/2 sẽ làm lãnh đạo... Do đó nếu anh muốn giúp ích cho đời thì anh hãy đi học thật sự - đi thi thật sự. Hãy cố gắng chen chân với những anh giả hiệu kia. Một anh tiến sĩ giỏi thì chắc chắn là tốt hơn 1 anh kỹ sư giỏi rồi...

Đừng sợ mài thủng đít... nobi học chung với nhiều anh chị bs giỏi... sở trường của họ là mài thủng đít... có một điều nobi nhận thấy rằng những ai có khả năng mài thủng đít đều là người có năng lực làm việc chuyên môn rất tốt.

Nếu muốn đi tu mà sợ nhiều thầy tu giả hiệu quá thì sao thành chánh quả được. Phải không so...???

myhanh
24-03-2008, 07:30 AM
Mình cũng giống như SO muốn góp ý nhưng thấy ngại ngại vì mình thấy không lớn lắm: Tự dưng tác giả anh GL đã thấy ngại về một người viết sai chính tả mà bài viết của chủ topic còn khá chỗ chưa đúng chính tả lắm mà mình góp ý ngay thì không đúng.
@SO: Rất tâm đắc với SO câu này nhé:

Bởi lẽ: Cử nhân, Kỹ sư, Bác Sĩ, Thạc Sĩ, Tiến sĩ...em ơi, em có tội gì đâu, mà "tình" em nghiệt ngã bởi vì đâu?!

Green Lotus
24-03-2008, 09:22 AM
Mình cũng giống như SO muốn góp ý nhưng thấy ngại ngại vì mình thấy không lớn lắm: Tự dưng tác giả anh GL đã thấy ngại về một người viết sai chính tả mà bài viết của chủ topic còn khá chỗ chưa đúng chính tả lắm mà mình góp ý ngay thì không đúng.
@SO: Rất tâm đắc với SO câu này nhé:

Hicz

Thế ra GL sai chính tả trầm trọng rùi à -> quê quá quê quá hicz hicz (bản draft nhớ có dấu "" mà sao lên đây vội vàng thế nào mà rơi mất nhểy).

Nhớ khi xưa ở trường mỗi lần có tiết làm bài của cô Điệp hay thầy Hải thì GL lại phải bôn ba xứ người tìm đường . . . cứu điểm (nhờ vả các bạn lớp D - không phân biệt giới tính, tuổi tác, cấp lớp - để có bài để nộp) hicz hicz hicz. Vậy mà bây giờ lại còn ra vẻ đăng đàn theo đòi bắt chước việc viết lách bút nghiên (ủa quên là bàn phím). Nhưng không sao, thiết nghĩ tổ tiên loài người là khỉ mà, bắt chước cũng là một tố chất trong những "basic instinct". Nhất là trong xã hội ta hiện tại không khéo lại được vinh danh là biết "giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc" cũng nên. Hicz hicz hicz

P/s: Dù gì cũng cảm ơn 2 bạn so va mh rất nhiều.

huongduong
25-03-2008, 05:24 PM
anh Gl có nói thật k đấy ! Lá dân Y em thây việc học hành rất nghiêm túc ngay cả những cô chú học chuyên tu cũng phải học vã mồ hôi! Làm sao có chuyện bằng thạc sĩ Y khoa mà dễ dàng như vậy được ! Đối với các ngành khác thỉ có thể , còn vói Y thì nhất quyết k! 1 nghề nghiệp liển quan đến tính mạng con người mà , đâu phải chuyện giỡn đâu anh! nếu k tin hôm nào anh vào trường DHYD TPHCM tham quan 1 chuyến , anh sẽ thấy những gì em nói là đúng! càng lớn tuồi các cô chú càng nghiêm túc đấy anh ạ!
Đừng giận em nhé!

myhanh
26-03-2008, 07:01 AM
@huongduong: Làm gì mà quan trọng nghề bác sĩ dữ vậy ta. Bác sĩ cũng là nghề mà. Bác sĩ chỉ quan đến tính mạng của một người bệnh thui còn các ngành khác đôi khi liên quan đến tính mệnh hàng trăm con người khoẻ mạnh đấy. Ví dụ như điện, giao thông vận tải cầu đường, xây dựng ...
Ai học thạc sỹ làm gì ko biết có thể mục đích họ khác /you nhưng /you khi học chỉ muốn mình biết nhiều hơn và chuẩn bị thật tốt hành trang cho học TS. Do đó cái gì cũng hai mặt của nó không thể quơ đũa cả nắm được.
Xin một lần nữa nhắc lại ý bác SO:

Bởi lẽ: Cử nhân, Kỹ sư, Bác Sĩ, Thạc Sĩ, Tiến sĩ...em ơi, em có tội gì đâu, mà "tình" em nghiệt ngã bởi vì đâu?!

Thân.

92A01
26-03-2008, 07:40 AM
Tui không biết trường Y học hành thế nào nhưng làm nghề Y thì phải có y đức. Vấn đề này thì báo chí đã nói nhiều và bản thân tui cũng đã chứng kiến. Còn chuyện mà GL nói là thực trạng chung của nhiều ngành nghề. Ngành y không phải là ngoại lệ. Bạn HuongDuong hình như còn suy nghĩ lý tưởng đó.

huongduong
01-04-2008, 08:00 PM
các anh chị chưa chúng kiến thì đừng vội kết luận! nếu cần học vị thì có rất nhiều ngành dễ dàng hơn nhiều cớ sao phải chọn Y? còn nếu muốn tiền tài thì nếu một khối óc như thế theo nhiều ngành khác sẽ giàu hơn nhiều! có thể có nhiều tiêu cực nhưng mức độ vô cùng hạn chế , ví` dụ như : học nhưng quên kiến thức,học chưa đúng , chưa đủ ,.. chứ k có chuyện .. bằng cấp cho k!

Vinh Loc 90A
02-04-2008, 07:46 AM
Một kinh nghiệm thực tế hơn nữa là ...

Hiện nay, các em lớp 12 đang chọn trường để thi đại học. Rất nhiều em đang phân vân không biết thi trường nào. Muốn thì trường này trường kia nhưng không được vì trùng đợt thi. Theo tôi đối với các trường hợp này thì các em nên "chịu tốn giấy mực" một tí, cứ nộp đơn cùng lúc các trường ấy đi, để giành thời gian lo chuẩn bị thi học kỳ, thi tốt nghiệp. Sau này rảnh thì chọn lại sau. :)

92A01
02-04-2008, 08:39 AM
các anh chị chưa chúng kiến thì đừng vội kết luận! nếu cần học vị thì có rất nhiều ngành dễ dàng hơn nhiều cớ sao phải chọn Y? còn nếu muốn tiền tài thì nếu một khối óc như thế theo nhiều ngành khác sẽ giàu hơn nhiều! có thể có nhiều tiêu cực nhưng mức độ vô cùng hạn chế , ví` dụ như : học nhưng quên kiến thức,học chưa đúng , chưa đủ ,.. chứ k có chuyện .. bằng cấp cho k!

- Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều có cái khó riêng chứ không riêng gì Y. Ngành Y khác với những ngành khác ở chỗ: chỉ cần một sai lầm nhỏ có thể làm cho bệnh nhân bị thương tật hay tử vong. Vì vậy, các bác sỹ phải là những người nắm vững kiến thức, giàu kinh nghiệm. Cao hơn nữa là phải có y đức.
- Còn nếu nói về tiền tài thì ngành Y, dược rất dễ làm giàu...Tôi từng dẫn người thân đi khám bệnh, khi bác sỹ kê toa thì yêu cầu phải ra đúng tiệm thuốc mà bác sỹ chỉ định. Nếu mình không mua hết toa hay không mua chỗ đó thì thái độ của người bán thuốc rất kỳ cục. Sau đó có gặp lại bác sỹ thì cũng sẽ bị tiếp với một thái độ khác hẳn. Vào bệnh viện thì chuyện tiêu cực đầy rẫy luôn. Tôi từng chứng kiến các nhân viên y tế chia tiền mà bệnh nhân "phải cho". Vì nếu không cho thì bị tiêm đau hơn bình thường, đi xe lăn xóc hơn, tìm bác sỹ khó hơn.... Tôi nói vậy không có ý vơ đũa cả nắm nhưng đó là thực trạng chung ở nhiều bệnh viện. Hy vọng các bạn sinh viên sau này sẽ là những bác sỹ có y đức.

PINKY
05-05-2008, 07:55 PM
anh Gl có nói thật k đấy ! Lá dân Y em thây việc học hành rất nghiêm túc ngay cả những cô chú học chuyên tu cũng phải học vã mồ hôi! Làm sao có chuyện bằng thạc sĩ Y khoa mà dễ dàng như vậy được ! Đối với các ngành khác thỉ có thể , còn vói Y thì nhất quyết k! 1 nghề nghiệp liển quan đến tính mạng con người mà , đâu phải chuyện giỡn đâu anh! nếu k tin hôm nào anh vào trường DHYD TPHCM tham quan 1 chuyến , anh sẽ thấy những gì em nói là đúng! càng lớn tuồi các cô chú càng nghiêm túc đấy anh ạ!
Đừng giận em nhé!
Hi hi nghe giọng điệu này chắc là Y1 đây! Không phải chĩ dân Y mới học hành nghiêm túc, những ngành học khác cũng vậy thôi. Theo Pinky thấy quan trọng là năng lực của bản thân mình thui. Pinky thấy những em mới bước vào trường y đều mang trong mình đầy kiêu hãnh và tự hào của bản thân cả( vì muốn đậu vào trường nì cũng đâu phải là dễ). "mình đang đứng trên đỉnh ngọn núi thì cứ nghĩ là mình cao nhất sao?" Chưa chắc đâu?[-([-([-(

myhanh
06-05-2008, 09:12 AM
Hoàn toàn đồng ý với PK!
Việc học hành nghiêm túc hay không phụ thuộc vào nhận thức của mỗi người. Ở trường nào cũng vậy!

Remy
10-05-2008, 05:52 PM
các anh chị chưa chúng kiến thì đừng vội kết luận! nếu cần học vị thì có rất nhiều ngành dễ dàng hơn nhiều cớ sao phải chọn Y? còn nếu muốn tiền tài thì nếu một khối óc như thế theo nhiều ngành khác sẽ giàu hơn nhiều! có thể có nhiều tiêu cực nhưng mức độ vô cùng hạn chế , ví` dụ như : học nhưng quên kiến thức,học chưa đúng , chưa đủ ,.. chứ k có chuyện .. bằng cấp cho k!

Hehe bon chen tí tẹo.

Em ơi, cái bằng Master hay Doctor ngành Y hay 1 ngành nào khác để có được nó đều nghiệt ngã như nhau. Có điều khác nhau chăng là mình "đấu tranh" thế nào để vượt qua được cái nghiệt ngã đó mà thôi.
Những điều em viết theo tôi gọi là tự hào đẳng cấp, phải không em Huongduong ? Đẳng cấp nào cũng thế thôi em à. Mình có quyền tự hào về ngành nghề của mình đã chọn, điều đó là rất tự nhiên. Nhưng tự hào không có nghĩa là nâng ngành của mình lên đỉnh và để ngành của nguời khác xuống dưới em ạ. Ngành nghề nào cũng có hai mặt cả.
Còn nói về chuyện học hành nghiêm túc thì không phải chỉ có những Cô Chú mới nghiêm túc đâu. Em cũng đang nghiêm túc theo đuổi ước mơ của em đúng không nè. Học Y, hay Bách Khoa, hay Nông Lâm, Sư Phạm... hay học nghề đi chăng nữa cũng đều phải nổ lực để được những gì mình muốn, đúng không em ?
Cái câu kiểu :"Chuột chạy cùng xào mới vào Sư Phạm" hình như cũng lạc hậu mất tiêu rồi!

Hehe Spam cái!!

lbt90B
10-05-2008, 06:27 PM
Hicz hicz hicz,

Cứ cái kiểu mài này riết, cái đít của cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ nào cũng mỏng tang, mặc quần jean nhìn vô . . . xấu hoắc. Có tài mà không có đít thì mặc đồ rất khó...

Hicz

Khâm phục, nói rất hay
Mấy em nó còn ngây thơ lúc nào hay lúc nấy, cản chi, tới lớn tự nó thấy thôi.

phanphuong
10-05-2008, 10:18 PM
Khâm phục, nói rất hay
....
Em cũng thấy câu đó của bác GL rất thâm thúy, đọc hoãi nghĩ mãi mà cũng không hiểu! :super:

Sibinh97A105
11-05-2008, 12:30 AM
Chào bác Green Lotus

Những lời nhận xét của bác rất hay và rất đáng để suy ngẫm. Tuy nhiên theo em thì hình như tầm nhìn của bác còn nhiều hạn chế. Dù sao cũng không trách bác được vì bác không có đủ những trải nghiệm để đánh giá một vấn đề như thế.

magicboy
11-05-2008, 09:46 AM
hihihi
hình như mọi người ác cảm với dân Y thì phải
định không nói gì nhưng không nói thì tội bé hướng dương quá
1. ai đó nói em hướng duơng suy nghĩ lý tưởng quá! ừ lý tưởng thì tốt chứ sao? chẳng nhẻ lại bắt em nó sống vứt bỏ đi lý tưởng để hòa nhập vào thực tế ngay như một số người à, như thế là không công bằng, em nó còn quá trẻ mà, cứ để nó lựa chọn ký tưởng, chắc gì chấp nhận thực tế và bỏ quên lý tưởng như bọn mình là đúng? SỐNG PHẢI CÓ LÝ TƯỞNG ĐẾN LÀM CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP HƠN. CUỘC SỐNG CHỈ XẤU ĐI KHI NHỮNG NGƯỜI GIỎI KHÔNG CÒN TIN VÀO LÝ TƯỞNG.

2. Ai đó nói khi vào Y thì mang trong mình kiêu hãnh và tự hào bản thân! ừ nhưng đâu riêng gì Y, ai vào được đại học cũng có cảm giác đó mà. Không biết có phải cao nhất không nhưng đỉnh núi vẫn là đĩnh núi, người ta chỉ không thấy mình cao nhất khi " đúng núi này mà trông núi nọ". SInh viên Y được quyền kiêu hảnh và tự hào, vì thế phải học thật tốt để không làm mất đi niềm kiêu hãnh đó, phải tự hào rằng dân Y có thể bỏ nghề và làm được các ngành khác thậm chí rất thành công, nhưng không phải dễ gì mà ngành khác dám tự chửa bệnh cho mình. Phải kiêu hãnh vì ta đã vượt qua thử thách lớn, phải tự hào vì ta đang làm cái nghề khủng khiếp LẤY SINH MẠNG BỆNH NHÂN LÀM CƠM ÁO, CÁI NGHỀ MÀ KHÔNG PHẢI AI CŨNG DÁM LÀM

3. Không phải mình làm ngành Y rồi bênh vực ngành y nhưng ai đó nói ngành y chỉ cứu dược 1 người còn các ngành khác thì có thể ảnh hưởng tới cả thế hệ, nghe cũng có lý đấy nhưng thật sự thì không thể lạm bàn vấn đề này trên diễn đàn vì có những điều sẽ trái quy định, mà không nêu ra hết thì không thể kết luận 1 câu theo cảm tính, chỉ biết rằng khi bạn hay người than bị bệnh bạn sẽ hiểu CẢ THẾ HỆ ẤY TỰ MỖI BẢN THÂN SẼ HOÀN THIỆN VÀ SỮA SAI ĐỂ TỮ CỨU LẤY BẢN THÂN, NHƯNG CÁI CON NGƯỜI BỆNH ĐANG NẰM ĐẤY THÌ PHẢI CẦN TỚI NGÀNH Y Và cho dù bạn có đi cứu cả thế hệ thì cũng không thể cứu người thân mình.

4. AI đó đã nói làm ngành Y dược sẽ giàu và ám chỉ rằng làm giàu qua tiêu cực, uh thì đúng rồi nhưng mà ngành nào cũng vậy hể có tiêu cực thì sẽ giàu đâu riêng gì ngành Y. Có điều ngành Y kiếm sống bằng sinh mạng bệnh nhân nên các tiêu cực dù là nhỏ như là việc bồi dưỡng y tá chích không đau, hay mua thuốc không hết to bị phân biệt đối xử ... thì lại bị lên án. ừ tôi cũng không ủng hộ việc này vì như thế là tàn nhẫn nhưng công bằng thì phải lên án tiêu cực của những ngành khác nữa chứ, hay chỉ khi nào ảnh hưởng tới quyền lợi của bản thân mới lên tiếng còn những tiêu cực có lợi cho bản thân, làm tăng doanh số, công việc thuận tiện ... thì lại êm đềm bỏ mặc thây kệ không đáng gì. XÃ HỘI CHỈ XẤU ĐI KHI NHỮNG NGƯỜI TỐT KHÔNG DÁM LÊN TIẾNG.

5. Tất cả các ngành đều có niềm tự hào, chỉ cần hoàn thành tốt công việc của mình là sẽ được xã hội trân trọng, không phải vì mình là bác sĩ mà xem thuờng hộ lý, không phải vì mình là kỹ sư mà xem thường công nhân, không phải vì mình là nhân viên mà xem thuờng gác công, không phải vì mình có việc làm ổn định mà dè môi lắc tay trước những người bán vé số hàng rong, thậm chí móc bọc ăn xin, .... mình có làm gì hơn họ đâu, thậm chí mình làm việc còn lười hơn họ, mình tự cho là mình có kiến thước ah, thế thì đâu có gì là bình đẳng, tại sau mình làm ngày 8h lảnh lương bạc triệu, họ ngày chỉ nghĩ có 8h mà vất vả không đủ ăn đủ ở ... nói chung tất cả mọi người, mọi nghề đều phục vụ cho xã hội, và nghề nào cũng làm việc hết mình DƯỚI ÁNH SÁNG CHÍNH NGHĨA MỌI NGƯỜI ĐỀU BÌNH ĐẲNG.

Vinh Loc 90A
16-05-2008, 08:05 AM
Bây giờ các em lớp 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp, do đó các em cần giữ gìn sức khỏe. Hạn chế ăn những thức ăn không rõ nguồn gốc (ăn vặt vì dễ bị ngộ độc thức phẩm). Tránh thức quá khuya. Lúc này là lúc các em hệ thống lại kiến thức chứ không phải lúc đi sâu vào chi tiết. Chúc các em thi thành công.

92A01
16-05-2008, 09:09 AM
Bây giờ các em lớp 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp, do đó các em cần giữ gìn sức khỏe. Hạn chế ăn những thức ăn không rõ nguồn gốc (ăn vặt vì dễ bị ngộ độc thức phẩm). Tránh thức quá khuya. Lúc này là lúc các em hệ thống lại kiến thức chứ không phải lúc đi sâu vào chi tiết. Chúc các em thi thành công.


Các em lưu ý thêm chuyện này:
- Không nên ăn hột vịt lộn, đậu đen, chuối, bắp. Nên ăn đậu đỏ.
- Tránh nói các từ như "trượt", "rớt". Tránh nói các số 1,2,3,4. Ví dụ nếu người ta hỏi mấy giờ, nếu là 1h chiều thì phải nói là 13h.

Vinh Loc 90A
16-05-2008, 09:13 AM
Các em lưu ý thêm chuyện này:
- Không nên ăn hột vịt lộn, đậu đen, chuối, bắp. Nên ăn đậu đỏ.
- Tránh nói các từ như "trượt", "rớt". Tránh nói các số 1,2,3,4. Ví dụ nếu người ta hỏi mấy giờ, nếu là 1h chiều thì phải nói là 13h.

Làm như ai cũng có miệng ??? như em vậy. :-?

Ngan Phuong
22-05-2008, 06:02 PM
sao anh chị ko nói kinh nghiệm học tập mà đâu đâu ko thế này:(

MarsNIIT
06-10-2008, 11:35 AM
Lâu quá không vào trang nhà LQD. Nhân lúc vừa xong hết reports. Định bụng đi uống cafe thì chợt nghĩ lại, cũng sắp đến mùa tuyển sinh DH, thôi bèn lên mạng nói chuyện giáo dục và đào tạo ( 2 mảng) chia xẻ cùng các bạn.

- Hồi SV, bạn bè có giới thiệu cho 1 cô SV sư phạm Văn ở CĐSP LA. Sau khi về quê đi chơi mấy lần, cổ cũng có vẻ thích mình lắm, nên khi mình vào lại SG để học, hàng tuần đều nhận được thư của cô ấy. Đầu tiên thì thấy cũng khoái nên trả lời lại, về sau thấy sai chính tả nhiều quá nên đành thôi. Câu cú luộm thuộm, diễn tả không nên lời, sai ngữ pháp lẫn từ ngữ trong tiếng Việt nghiêm trọng, vậy mà trong thư lúc nào cũng " anh ơi, cái học kỳ vừa rồi em đứng nhứt lớp ". Nghe đâu sau này cô lấy được chồng giàu có nên xinh đẹp vô ngần, năm nào cũng đoạt viên phấn vàng ...( mảng giáo dục)

- Lên đại học, một trường danh giá mà học sinh cũng phải giải được mấy bài hàm số bậc 3 mới đỗ được, giảng viên lại càng đáng yêu hơn. Choáng ngợp trước các học hàm và học vị của họ ( lúc ấu nhi mình vẫn tưởng học hàm là đọc thuộc nhiều bị trẹo quai hàm ). Do yếu tố lịch sử khách quan, phần lớn được đào tạo ở Lômônôxốp, Ki Ép, Buđarétpet, ...các chuyên ngành như vật tư, công nông ngư nghiệp. Về nước, với tấm bằng phó tiến sĩ, bỗng dưng ngủ 1 đêm thức dậy trở thành tiến sĩ . Mấy ông tiến sĩ không chịu được, sáng mai vội vã cho gia nô đi in lại name card mới tên gọi " tiến sĩ khoa học", không lẽ lại đồng sàng..Và đất nước mở cửa, họ nô nức ôm từ điển dịch sách tiếng Anh ra thành giáo trình để dạy, dịch ngây ngô không sát nghĩa khiến sinh viên không hiểu bị mắng ngay " các em phải tự học". Các thầy cô trở thành phát thanh viên với những giọng đọc truyền cảm và các sinh viên là các tay chép chuyên nghiệp. Các luận văn cử nhân là các công trình sao chép công phu từ khoa này sang khoa khác, khóa này sang khóa khác, lò xò bìa mạ vàng đẹp mắt. Ra trường, thất nghiệp cả lũ vì viết thư xin việc mà giống nhau như đúc vì thói quen sao chép, ăn không nên đọi nói không nên lời, không sáng tạo nổi 1 cái thư xin việc. Mình may mắn tìm được việc làm ngay vì có óc sáng tạo hơn chúng nó ( bật mí là copy 1 cái thư xin việc trên mạng, sửa lại 1 tý và sáng tạo chèn 1 bông hồng ngay vào chỗ To whom it may concern - do mới học kỹ năng insert trong winword) ( mảng đào tạo)

- Đua đòi cao học và nghiên cứu sinh, 1/3 học viên là thất nghiệp không biết làm gì bèn đi học, 1/3 là sự o ép của gia đình và óc bon chen, còn lại là muốn có bằng cấp để làm cái gì đó. Lớp chia 2 phe ( kiểu phe áo dài/kẹp tóc và phe mày râu trong báo Mực tím hầu xưa). Để không trượt trong các kỳ thi, các phe tận dụng tối đa thế mạnh của mình. Ai có X dùng X, ai có Y dùng Y.., ai không có XY thì dùng Z..... Rồi tất cả đều vinh quy, với các luận án, đề tài khoa học " có thể ứng dụng thực tế" trong thư viện. Hôm gặp 1 chị kia, trước là cán bộ giữ thư viện và là hung thần của nhiều sinh viên, giờ bỗng dưng trở thành thạc sĩ y khoa. Chị tươi cười bảo, đề tài của chị là " Thống kê tình hình mắc bệnh ỉa chảy của dân cư vùng Đồng Tháp Mười từ năm 2000-2005". Tôi hỏi thế chị là thạc sĩ toán học thống kê à. Chị chặc lưỡi, thống kê là thống kê thế nào, y khoa hẳn hoi nhá. Các thầy trong trường trong viện cả, lên đây mượn sách quen chị hết. Mấy thầy thương chị ngần ấy năm lặn ngụp trong đống tri thức sách vở kia, KQ toàn là chín phẩy năm, chín phẩy năm và chín phầy năm....Kết luận: các buổi bảo vệ luận án đều mang dấu ấn SV 96.

Thôi sắp hết giờ rồi, chuẩn bị đi về. Phải chen lấn với hàng vạn tú tài cử nhân thạc sĩ tiến sĩ trên con đường chật hẹp của Sài thành thôi,,,



bây giờ đọc lại thấy những gì Green Lotus viết rất đúng với thực trạng của nền Giáo Dục Việt Nam, một người bạn nói với M như sau : ở nước ngoài chức danh Giáo Sư được giữ vững khi họ liên tục có những đề tài, báo cáo, khoa học mới ..chứ không phải như VN cứ chức danh Giáo Sư mãi hoài mà không có 1 công trình nghiên cứu nào nữa.

Rất ít trường hợp tự nghiên cứu mày mò cả Sinh Viên và thầy giáo trên Giảng Đường đại học, thầy thì chạy xô dạy, trò thì chạy xô học, ai cũng lo toan cuộc sống nên chất lượng Giáo Dục rất thấp. Đó cũng là lý do vì sao những vị nghiên cứu sinh hay chuyên viên người Việt ở nước ngoài vẫn không dám về VN phục vụ và làm việc.

Bài toán Giáo Dục Việt Nam cần phải thay đỗi từ cội rễ mong ra mới phát triển được.

HoaCucVang
14-10-2008, 01:20 PM
Các em lưu ý thêm chuyện này:
- Không nên ăn hột vịt lộn, đậu đen, chuối, bắp. Nên ăn đậu đỏ.
- Tránh nói các từ như "trượt", "rớt". Tránh nói các số 1,2,3,4. Ví dụ nếu người ta hỏi mấy giờ, nếu là 1h chiều thì phải nói là 13h.

Kinh nghiệm đây nè em :spam: