PDA

View Full Version : Chuyện không của riêng ai


Gem
11-03-2008, 04:22 PM
Đây là những câu chuyện mà Gem mắt thấy ( không phải tai nghe ) đời thật mà Gem chắc rằng có nhiều quí vị ở đây xử lý tình huống còn rất lúng túng, để giải quyết những tình huống này cũng không phải dễ, thường thì mọi người hành xử theo 1 cách cảm tính của mình, tốt có - xấu có , nhưng chung qui lại nếu gặp 1 tình huống tương tự ( hoặc có kinh nghiệm ) ta sẽ xử trí tốt hơn.

Tình huống 1 :

bạn vào một quán ăn cơm, gọi 1 dĩa và 1 ly trà đá, đang ăn cơm thì một người công nhân đẩy xe rác cũng vào ăn cơm, mồ hôi nhễ nhại, người công nhân cũng gọi một dĩa cơm nhưng không gọi ly trà đá. Bạn sẽ làm gì trước tình huống này, nói chủ quán làm cho anh ta 1 ly - bỏ mặc không thèm quan tâm đến ....Đó là cách hành xử của bạn.

Tình huống 2 :

Bạn đang đi với người iu vào 1 đêm tối lễ Valentine, bất chợt đến một đoạn đường thì thấy cặp vợ chồng nọ đang cãi lộn, và người chồng đánh người vợ không thương tiếc ( dùng dép đánh vào mặt luôn ), bạn sẽ làm gì , gọi 113 , tự can thiệp, hay cầm máy quay phim quay để làm tan chứng thưa lên Hội Bảo Vệ quyền phụ nữ.

Tất cả là do bạn quyết định, hãy chọn lựa cách hành xử hay nhất, ý nghĩa nhất má quí vị cho là đúng.

DeMen
11-03-2008, 05:34 PM
Tình huống 1: nhiều khi bạn quá nhạy cảm chăng? Người ta ko gọi trà đá vì người ta có mang theo nước, tiết kiệm được thứ nào hay thứ đó. Hoặc cũng có thể lát ăn xong người ta mới gọi, etc

Tình huống 2: chắc là chạy qua luôn quá (mình nghĩ nếu có tình huống đó thật thì khu vực đó ắt hẳn kẹt xe, người ta bu đen bu đỏ). Tuy nhiên, nếu có thể làm gì đó, mình sẽ gọi 113.

Trả lời hai câu hỏi này xong, thấy mình ... vô cảm quá :(.

Hôm kia đứa em nhờ gợi ý làm bài tập làm văn nghị luận về đề tài bệnh vô cảm trong xã hội, mình có nói một ý: người ta vô cảm là vì xã hội này phức tạp quá, làm cho người ta mất lòng tin, luôn mang tâm lý đề phòng. Hôm nay nhận ra thêm một ý nữa: vì cuộc sống bận rộn xô bồ làm người ta đánh mất thói quen để ý đến những người xung quanh.

Sibinh97A105
11-03-2008, 07:03 PM
Cám ơn Gem vể những tình huống rất đời thường và rất hay, thật sự thì đôi lúc chúng ta vô cảm thật.

Tình huống 1: Mình chưa gặp, nhưng từ bây giờ nếu gặp mình sẽ mời anh ta một ly trà đá, trời nóng mà được 1 ly trà đá thì còn gì bằng. Nhưng phải hỏi xem anh ta có bị viêm họng không đã, biết đâu đấy :biggrin:

Tình huống 2: Chưa biết vợ đúng hay chồng đúng nhưng chắc ăn là gọi 113 thui. Để can thiệp thì phải xem mặt mũi 2 vợ chồng này như thế nào đã, dân trí thức thì mình còn nói chuyện được, chứ dân giang hồ thì xin kíu :runrun:. Mà 99% là rơi vào trường hợp thứ 2 vì người đàn ông hiện đại, có tri thức thì không bao giờ đánh vợ dù chỉ bằng cành hoa mà là khăn mùi xoa, bên trong có cục gạch..:brick:

"Vô cảm" là mặt trái của xã hội phát triển, chẳng ai biết đến ai. Xem mấy cái clip bên Nhật thấy con gái bị chọc phá ngoài đường giữa ban ngày ban mặt, đông người qua lại mà chẳng ai có phản ứng gì. Pó tay :super:

Gem
11-03-2008, 09:54 PM
Có nhiều câu chuyện đời thường nhưng cho ta bài học lớn, không cần ngụ ngôn, không cần cổ tích bởi lẽ chính cuộc sống đã là ngụ ngôn - là cổ tích rồi.

Bé Dế đã đoán đúng đề tài của 2 tình huống trên là sự vô cảm, nhiều khi trong cuộc sống ta muốn giúp cũng không được vì có những giới hạn nhất định, cũng giống như câu chuyện sau :

Gem đi sữa chữa máy tính một người bạn ở đường Lạc Long Quân gần chùa Giác Lâm, đến đó người bạn không có nhà và hẹn khi khác, lúc đứng chờ trước cổng chùa, Gem có thấy 2 mẹ con nọ ngồi cạnh nhau, người mẹ trách móc đứa con khoảng 3-4 tuổi gì đó, nước mắt người mẹ tuôn dài, Gem nghe loáng thoáng tiếng " Ba mày đó ...." thấy Gem nhìn họ, người mẹ lại nhìn Gem và xoa đầu đứa nhỏ.
Không nói gì cũng hiểu được chuyện rồi và lúc đó Gem muốn nói một vài lời với bà mẹ nhưng không thể được vì đó là chuyện của họ và mình không thể dính vào được dù là hỏi thăm.

Trên đường chạy xe về nhà, hình ảnh 2 mẹ con ôm nhau cứ trong đầu Gem và cổ họng cứ nghẹn lại...

Trở lại Tình huống 1 : câu chuyện tiếp theo như sau, Gem lại chỗ bà làm cơm và nói " lấy cho em một ly trà đá cho anh kia ", chỉ có thế và bà bán cơm tự động làm mà không lấy tiền ly trà đá đó. Anh công nhân vẫn ăn uống bình thường.

Tình huống 2 : để Gem đăng 1 clip lên để quí vị có thể rõ hơn về tình huống này :

<object width="512" height="323"><param name="movie" value="http://d.yimg.com/static.video.yahoo.com/yep/YV_YEP.swf?ver=2.0.45" /><param name="allowFullScreen" value="true" /><param name="flashVars" value="id=1849985&vid=266433&lang=en-US&intl=us&thumbUrl=" /><embed src="http://d.yimg.com/static.video.yahoo.com/yep/YV_YEP.swf?ver=2.0.45" type="application/x-shockwave-flash" width="512" height="323" allowFullScreen="true" flashVars="id=1849985&vid=266433&lang=en-US&intl=us&thumbUrl=" ></embed></object>

Sibinh97A105
11-03-2008, 10:19 PM
Ôi đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Vừa cám ơn nhưng vừa giận cái tay săn ảnh này .

nhk
12-03-2008, 10:21 AM
Mượn chủ đề "Chuyện không của riêng ai' để viết tiếp 1 câu chuyện. Tạm đặt số là câu chuyện thứ 3.

Từ nhk: Câu chuyện TTCK và BDS là những đề tài mà anh chị em trên lqd-longan cũng hay bàn luận. Xin mượn suy nghĩ của một độc giả trên báo Tuổi Trẻ để nhìn những vấn đề này từ một góc độ khác.

Cứu chứng khoán - Cứu ai?

Đọc bài viết "Chứng khoán đã được cứu" trên quý báo, tôi chạnh lòng khi nghĩ tới cảnh tình của những người thu nhập thấp trong xã hội ta.

Trước hết nói về thị trường chứng khoán và bất động sản: Khi "vào thời" của chứng khoán và bất động sản, chỉ một bộ phận nhỏ trong xã hội được hưởng lợi, mà người ta có thể gọi họ với nhiều tên gọi mỹ miều: các "đại gia", các "nhà đầu tư" ... Khi đó xã hội được hưởng lợi gì từ họ thì chưa rõ, duy có một điều thấy rõ là mức lạm phát tăng cao không kiểm soát được.
Các phân tích của các chuyên gia tài chính, chứng khoán trong thời gian qua cũng phản ánh một phần nào: Chứng khoán chưa thực sự trở thành một kênh huy động vốn vào đầu tư sản xuất kinh doanh, mà thực chất các công ty chủ yếu sử dụng tiền để tái đầu tư vào thị trường tài chính và bất động sản.
Vậy mới có cái cảnh nhà nhà làm ngân hàng, người người làm bất động sản. Tôi xin lấy một ví dụ đã tạo nên một vòng luẩn quẩn như sau: Một công ty cổ phần, phát hành một lượng cổ phiếu với giá thị trường cao gấp 5 - 6 lần mệnh giá. Huy động được lượng vốn lớn này, ngay lập tức người ta đầu tư bằng cách chọn một số loại cổ phiếu "blue-chip" nào để mua hoặc thậm chí làm cổ đông chiến lược. Phần khác thì bỏ tiền vào mua đất.
Lúc này họ có thể mua đất với giá gấp hai ba lần giá thị trường cũng không sao. Với thông tin mua được miếng đất đó, giá cổ phiếu của họ ngay lập tức tăng lên. Lúc này công ty cổ phần không hưởng lợi trực tiếp nữa mà là "đất" cho các nhà đầu tư kiếm lời, lướt sóng. Riêng về cái dự án nhà đất kia, đầu vào là giá đất đã cao thì đương nhiên đầu ra giá bán cao ngất ngưởng.
Tất nhiên là sẽ có những nhà đầu cơ thu mua và đem lại lợi nhuận cao. Nhưng thay vì chi tiền lời dự án đó cho cổ đông, công ty cổ phần sẽ phát hành thêm cổ phiếu "thưởng". Cổ đông quên mất là cái miếng đất đã được sử dụng rồi, đâu còn để tiếp tục mang lợi nhuận về cho công ty? Khi này công ty cổ phần lại tiếp tục chạy các dự án mới, giá đất tăng, và nguồn cung cho đất cũng giảm theo.
Khi đó cổ đông mất niềm tin, giá cổ phiếu xuống, thị trường nhà đất đóng băng, ... và các đại gia đang có nguy cơ từ tỷ tỷ phú trở thành tỷ phú...
Thì may thay, họ đã được cứu!!!
Vậy nên tôi xin đưa ra mấy câu hỏi mong được tòa soạn giúp lấy ý kiến:
1. Cứu thị trường nhà đất thì người dân có được hưởng lợi gì? Liệu nhà nước có tính đến quyền lợi của những người nghèo và thu nhập trung bình? Họ đã không mua được nhà thì phải đi thuê. Mà nhà đất giá cao thì đương nhiên tiền thuê nhà tăng, có phải thu nhập của người không nhà sẽ giảm?
2. Thị trường chứng khoán tăng trở lại, vậy có thực sự có thêm một lượng vốn bỏ vào các dự án sản xuất kinh doanh thực sự, tạo thêm công việc, thu nhập cho người nghèo?
3. Khi đồng USD còn mạnh, chúng ta vẫn quản lý ngoại hối rất tốt. Nay thì nó không ổn định và suy yếu. Vậy lý do gì mà ta lại lệ thuộc vào USD nhiều thế? Cái ý định cho cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài mua trực tiếp bằng tiền USD có phải là đô la hóa nền kinh tế? Còn nếu bán USD để mua tiền Việt thì làm sao ngăn được lạm phát?
4. Và câu hỏi cuối cùng của tôi là vậy thì ai sẽ cứu người nghèo, các tầng lớp cán bộ công nhân viên có thu nhập trung bình và thấp trong xã hội ta, mà tiếc thay vẫn còn chiếm tỷ lệ đa số?
Tôi hiện đang điều hành một công ty có gần 100 công nhân. Tết vừa qua, tìm mọi cách giảm chi phí cũng chỉ tăng được 10% lương cho công nhân. Trong công ty vẫn còn một số lao động công nhật với thu nhập chỉ khoảng 1 triệu đồng. Cảm thấy áy náy mà lực bất tòng tâm vì tăng lương nữa thì ngoài khả năng của công ty. Nói thật, tôi chẳng dám nghĩ đến việc họ sẽ sống ra sao với 1 triệu đồng một tháng trong cơn bão giá hiện nay.
Vậy báo Tuổi Trẻ có thể hỏi giúp tôi, ai là người cần cứu ngay và đáng cứu, các "đại gia" hay những người lao động? Và cứu như thế nào?
Mong lắm nhận được sự đồng cảm của quý báo. Trân trọng và cảm ơn
HOÀNG CUNG



http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=246923&ChannelID=118

Vinh Loc 90A
12-03-2008, 10:35 AM
Bài viết trên báo Tuổi Trẻ hay quá! Tôi không bình luận thêm. Bởi lẽ có một điều lúc nào cũng nghe nói là nhà nước sẽ tìm mọi cách để cho người co thu nhập thấp có nhà. Chờ mãi, chờ mãi chẳng thấy ai "cứu" cả. :sweat:

Về các trường hợp của Gem nêu theo tôi:
- Trường hợp 1: chẳng việc gì phải làm cả. Chuyện người ta kêu ly trà đá hay không là quyền của người ta. Bạn đã đặt lòng thường hại không đúng chổ. Nếu bạn làm đọc tác mua tặng người đó ly nước hay làm gì gì nữa đó là bạn xúc phạm đến lòng tự trọng của người khách đó và cả người bán hàng. Ở đây hoàn toàn không có khái niệm vô cảm cả.
- Trường hợp thứ 2: bạn có thể vào can gián, hay gọi điện thoại đều được cả. Điều là ý tốt như nhau. :) Nếu là tôi, tôi sẽ gọi điện thoại. Bởi mình phải liệu sức mình. Còn nếu tôi là công an, tôi sẵn sàng làm việc với anh chồng vũ phu kia.

Đơn giản chỉ vậy thôi! :)

nhk
12-03-2008, 10:51 AM
Trở lại câu chuyện 1 và 2 và đề tài Vô cảm trong xã hội.

Tóm tắt lại.

DeMen ghi nhận: " Hôm kia đứa em nhờ gợi ý làm bài tập làm văn nghị luận về đề tài bệnh vô cảm trong xã hội, mình có nói một ý: người ta vô cảm là vì xã hội này phức tạp quá, làm cho người ta mất lòng tin, luôn mang tâm lý đề phòng. Hôm nay nhận ra thêm một ý nữa: vì cuộc sống bận rộn xô bồ làm người ta đánh mất thói quen để ý đến những người xung quanh."

Còn SB thì nhận xét " "Vô cảm" là mặt trái của xã hội phát triển, chẳng ai biết đến ai. Xem mấy cái clip bên Nhật thấy con gái bị chọc phá ngoài đường giữa ban ngày ban mặt, đông người qua lại mà chẳng ai có phản ứng gì. Pó tay"

Anh không đồng ý lắm sự "Vô cảm" là mặt trái của xã hội phát triển. Vì anh thấy chính xã hội phát triển đã giúp con người lột bỏ nhiều sự "Vô cảm" và "Bất công": sự sụp đổ của chế độ phong kiến, thực dân khiến cái nhân bản và quyền con người được nâng cao. Xã hội phát triển cũng đã phá tan sự "Vô cảm": chế độ Nô Lệ bị xóa. Con người dù màu da và nguồn gốc thế nào, không phân biệt giới tính đều được đối xử công bằng là điều ghi trong Công Ước Quốc Tế.

Anh đồng cảm nhận với cách nhìn nhận của DeMen. Như vậy nguyên nhân gốc bắt đầu từ đầu? Càng ngày trong xã hội, càng nhiều người đánh động và rung hồi chuông về sự Vô cảm. Như vậy, tác hại của sự Vô Cảm, khi có một hay vài thế hệ bị ảnh hưởng của Vô cảm, lên sự phát triển kinh tế xã hội? Tương quan giữa đạo đức và kinh tế?.....

myhanh
12-03-2008, 11:35 AM
Nói đến đây mình nhớ đến cái cảnh trong Spider Man 2:
Trong sân trường đại học, anh người nhện làm rơi chồng giấy tờ. Anh ta cúi xuống nhặt, dòng ngừoi cứ hối hả chà đạp lên các giấy tờ của anh đang nằm trên mặt đất , hình như không ai nhìn thấy anh đang nhặt chúng, ... dòng ngừoi cứ tiến lên phái trước, ...

vodanh
13-03-2008, 07:20 AM
cho vodanh tui được phép lạm bàn 1 chút về bài Cứu Chứng Khoán - Cứu Ai,
tui rất tâm đắt bài này và những Reply trên báo tuoitre, nội dung bài viết đề cập đến vấn đề an sinh xã hội rất lớn.

vodanh tui lấy 1 ví dụ " nhỏ " sau : lẽ ra ngày 1/3 là cấm xe bá bánh tự chế ở thành phố, nay thấy tình hình không ổn UBNDTP đã dời đến tháng 6 nhưng trước đó và bây giờ lại chưa có phương án khả thi này giúp người dân thay thế phương tiện này. Cấm không sai nhưng phải có chính sách hỗ trợ ngay, lịch sử đã chứng minh nhiều rồi ( tui không bàn tới vì nhiều lý do, các bạn có thể tự kiếm ), và một điều đau lòng nữa là xe ba bánh tự chế của Trung Quốc lại đựoc nhập tràn lan và bán lại cho người dân ????

DeMen
13-03-2008, 01:58 PM
tác hại của sự Vô Cảm, khi có một hay vài thế hệ bị ảnh hưởng của Vô cảm, lên sự phát triển kinh tế xã hội?
Tác hại đối với nền kinh tế: không thể có những ý tưởng tốt trong kinh doanh nếu không có sự chịu khó quan sát, sự nhạy cảm với thời cuộc và hoàn cảnh. Nói cách khác, thành công trong kinh doanh đến từ sự nhận biết và nắm bắt nhu cầu khách hàng, và sự nhận biết này không thể đến từ những người vô cảm. Một xã hội vô cảm sẽ dẫn đến một đời sống kinh tế tẻ nhạt, thiếu sự đột phá.

Đó là chưa kể, vô cảm làm trầm trọng thêm khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, là mầm mống của sự bất ổn.

Người Do Thái có câu: Nếu anh chỉ sống cho mọi người, ai sẽ sống cho anh? Nhưng nếu anh chỉ sống cho anh, thì anh là ai? Nhiều người trong xã hội mình hiện nay chỉ nghĩ đến câu hỏi thứ nhất. Người Do Thái vốn là tộc người kinh doanh giỏi nhất thế giới, câu nói trên của họ có lẽ cũng bắt nguồn từ thực tế xã hội đương thời. Chủ nghĩa cá nhân đem đến sự đa dạng và sinh động cho cuộc sống, nhưng nó cũng góp phần làm xói mòn nhiều giá trị tinh thần và đạo đức xã hội.

Sibinh97A105
13-03-2008, 02:00 PM
Anh không đồng ý lắm sự "Vô cảm" là mặt trái của xã hội phát triển. Vì anh thấy chính xã hội phát triển đã giúp con người lột bỏ nhiều sự "Vô cảm" và "Bất công": sự sụp đổ của chế độ phong kiến, thực dân khiến cái nhân bản và quyền con người được nâng cao. Xã hội phát triển cũng đã phá tan sự "Vô cảm": chế độ Nô Lệ bị xóa. Con người dù màu da và nguồn gốc thế nào, không phân biệt giới tính đều được đối xử công bằng là điều ghi trong Công Ước Quốc Tế.


Em vẫn xin bảo lưu ý kiến của mình :), vì rõ ràng cuộc sống ở nông thôn vẫn giàu tình cảm hơn ở thành thị. Người ta giao tiếp "thật" hơn là giao tiếp "ảo". Hơn nữa theo em thì quyền tự do, bình đẳng, xóa bỏ chế độ nô lệ người bóc lột người và sự "vô cảm" trong xã hội là hai phạm trù khác nhau.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của sự phát triển đến sự "vô cảm" nhiều hay ít còn tùy thuộc vào nền giáo dục, vào phong tục tập quán, truyền thống, cách đối nhân xử thế. Nếu ở trường các em được giáo dục tốt thì tình hình cũng không đến nỗi nào. Về điểm này thì các nước Châu Á có phần mạnh hơn do chịu ảnh hưởng của các tư tưởng từ ngàn xưa để lại. Trung Quốc, Nhật Bản mình chưa có dịp trải nghiệm nhưng ở Hàn Quốc thì đúng là như vậy. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh một đất nước hiện đại năng động nhưng vẫn giữ được sự cổ kính và trang nghiêm, "hòa nhập nhưng không hòa tan". Hic.. càng tìm hiểu về đất nước, con người Hàn.. mình càng thấy yêu và mến họ hơn (ít ra là không còn thành kiến như lúc đầu), có quá nhiều thứ để mình học hỏi. Đặc biệt là con gái Hàn càng nhìn lại càng xinh..:embarrassed:

Vinh Loc 90A
13-03-2008, 02:28 PM
Sự "vô cảm" mà mọi người đang bàn là lối sống "sống chết mặc bây"? :w00t: Cái này còn tuỳ vào tập quán mỗi dân tộc nữa. Người Việt ta gặp nhau hay hỏi chuyện gia đình con cái cha mẹ vợ con ... của người đó. Phải hỏi thế mới có tình cảm? Còn người Trung Quốc thì ngược lại. Chuyện gia đình họ là một bí mật. Sẽ là "vô duyên" nếu bạn hỏi về đời sống riêng tư của họ. Bởi vậy định nghĩa vô cảm cũng vô chừng lắm. Đối với người này thì hành động đó là bình thường, người khác lại thấy khó chịu. Tôi từng chứng kiến một người nọ cứ ra ngoài đường thấy ai mà rách rưới lang thang (theo định nghĩa của người đó) là lại cho tiền họ. Người đó bảo họ làm PHƯỚC. Vậy bạn có cho người đó là không "vô cảm", những người xung quanh còn lại là "vô cảm"? :w00t:

Một lần tôi cùng ông Chánh án tỉnh nọ ra ga xe lửa, vô tình chứng kiến chồng đánh vợ dã man giữa ban ngày ban mặt. Ông chánh án nọ chỉ bảo "làm người gì mà sao khổ thế. Tội quá!". Rồi ônglên xe về, không nói gì hết. Có lẽ ông chờ ngày mai đây có gì đó xảy ra họ đến khiếu kiện để ông xử chăng? Câu chuyện này đã xảy ra cách đây hơn 10 năm nhưng tôi cứ nhớ mãi. Lúc đó, thật sự tôi cũng không biết làm gì. Tôi đã không có "sức mạnh" để "quật" ông chồng vũ phu ấy. Đành lặng lẽ bước đi. :w00t:

92A01
13-03-2008, 02:43 PM
Hahhaha. Cu Sĩ Bình mê gái Hàn rồi.
Đối với 92A01, nhiều khi thấy một người tật nguyền bán vé số hay bán báo là mình đã cảm thấy thương cho người đó. Mua giúp họ tuy không nhiều nhưng cũng là cách mình thể hiện tấm lòng của mình. Vừa rồi không biết có ai đọc bài báo "Yêu nhau đến thế là cùng" (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=246562&ChannelID=89) mới thấy người ta tuy nghèo vật chất nhưng lại giàu tình thương. Đồng ý với Sĩ Bình là ở thôn quê sống tình cảm hơn ở thành thị.
Có một điều lạ là sao nhìn thấy các cô gái xinh đẹp, 92A01 tui không thể nào vô cảm được. Nếu các cô ấy có nhờ vả gì thì tui phải "nhắm mắt đưa chân" thôi. Hehheeheheheh

Sibinh97A105
13-03-2008, 03:14 PM
Hahhaha. Cu Sĩ Bình mê gái Hàn rồi.
Đối với 92A01, nhiều khi thấy một người tật nguyền bán vé số hay bán báo là mình đã cảm thấy thương cho người đó. Mua giúp họ tuy không nhiều nhưng cũng là cách mình thể hiện tấm lòng của mình. Vừa rồi không biết có ai đọc bài báo "Yêu nhau đến thế là cùng" (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=246562&ChannelID=89) mới thấy người ta tuy nghèo vật chất nhưng lại giàu tình thương. Đồng ý với Sĩ Bình là ở thôn quê sống tình cảm hơn ở thành thị.
Có một điều lạ là sao nhìn thấy các cô gái xinh đẹp, 92A01 tui không thể nào vô cảm được. Nếu các cô ấy có nhờ vả gì thì tui phải "nhắm mắt đưa chân" thôi. Hehheeheheheh

Đúng là chuyện cổ tích giữa đời thường, cuộc đời anh Diên tuy bất hạnh nhưng lại có một người vợ tuyệt vời, không như các cô gái "chân dài" bi giờ. Có một người vợ như thế là ao ước của tất cả đấng mày râu..

Anh An không vô cảm có nghĩa là anh còn là "đàn ông", vậy mà cũng thắc mắc :biggrin: .

Gem
08-09-2008, 08:04 PM
Hôm thứ 7 đi VietBuild ở Phú Thọ, dạo một dòng có một vài sự khác biệt giữa Tây và Ta.

Không phải công ty Tây - Ta mà là cách giao tiếp, giới thiệu của họ, G đi qua các gian hàng thì thấy nhân viên người Việt giới thiệu 1 cách hời hợt, đang mỏi chân rảo bước vào 1 gian hàng chuyên về phụ kiện của tự động thì " tỉnh " người ngay

Một ông người Đài Loan ( có lẽ ) hướng dẫn tận tình ..bằng tiếng Việt mặc dù không trôi chảy lắm, đẩy cửa ( sản phẩm của họ )ra vào và nói "xoay 180 độ" , ý nói cửa xoay , rồi dắt qua lần lượt các sản phẩm khác giải thích kỹ càng bằng tiếng ..Việt . Gem thấy tiếng Việt trao đỗi cũng khó khăn nên cố tình giao tiếp bằn gtiếng Anh để họ hiểu hơn , ai ngờ ông ta kêu 1 ông nữa chuyên tiếng Anh để giới thiệu luôn, quá sốc . Giới thiệu xong ông này nói " có tốt không " rồi xin Carvisit , sau đó cho Gem luôn DVD sản phẩm. Ổng cũng cho lại card, và Gem mới biết rằng ông này là Giám Đốc của GMT ( công ty Dục Tường chuyên về bộ phận cửa văn phòng ).

Rời khỏi chỗ này đi qua gian hàng khác, 1 chốc lại gặp ổng, ổng cười và nói " xin chào " .

Gem qua 1 gian hàng khác thấy mọi người bu khá đông: 1 ông Tây đeo găng tay thao tác trên 1 cái máy tạo hình các khung sắt , máy này chỉ làm bằng tay, ông này vừa thao tác vừa thuyết minh tiếng Anh có thông dịch viên phía sau, mồ hôi ông này đổ ra như tấm nhưng vẫn cứ thao tác đều đặn trong ánh mắt ngạc nhiên của mọi người Việt

.......

Sibinh97A105
08-09-2008, 08:20 PM
Làm hết sức, chơi hết mình là phong cách của các nước phát triển. Tác phong làm việc nói lên tất cả mocmui

sauvuongynhac
09-09-2008, 07:37 AM
Làm hết sức, chơi hết mình là phong cách của các nước phát triển. Tác phong làm việc nói lên tất cả mocmui

Suy nghĩ của người VN: trả lương sao, làm y vậy? :biggrin:

Gem
23-09-2008, 12:57 PM
Tuổi trẻ online



Đồng nghiệp Bút Bi gửi về những tấm ảnh cận cảnh những vết thương của bé: (http://lqd-longan.com/forum/showthread.php?t=6133) những vết thương chi chít, chằng chịt, sâu hoắm trên da thịt, có vết còn lở loét, có vết đã thành sẹo... Những vết sẹo quá khủng khiếp trên da thịt em bé 3 tuổi, cái tuổi còn bi bô nói chưa tròn tiếng!
Đây không phải lần đầu bé bị hành hạ. Hàng xóm thừa nhận đã nhiều lần thấy bé bị đánh, bị trói, bị kéo lê và bị lấy vật nhọn đâm vào cơ thể. Nhưng đã không có ai lên tiếng để cái ác hành hạ em ra nông nỗi này: bị cắt gân chân, cắt đầu ngón tay, suy kiệt cơ thể!
Còn nhớ cách đây không lâu, cái ác cũng đã chà đạp em Bình - một cô gái đi ở cho một gia đình ở Hà Nội - cả chục năm ròng. Em chỉ được giải cứu khi một cụ bà hàng xóm tốt bụng ra tay nghĩa hiệp, giúp em đi trốn. Hàng chục năm bị hành hạ, hàng xóm của em Bình biết nhưng tất cả cũng im lặng.
Tại sao?
Có thể có người sợ cái ác. Có thể có người không thích liên lụy. Có thể thế này, có thể thế nọ, vân vân… Nhưng chứng kiến những hành vi mất nhân tính ấy chà đạp lên những số phận không biết tự vệ hoặc không có khả năng tự vệ mà quay mặt đi phía khác thì chúng ta, chí ít là vô tâm, chưa nói là vô cảm. Và rồi có ngày chính chúng ta cũng trở thành nạn nhân của nó.
BÚT BI