PDA

View Full Version : Học sỹ...


TheDeath
21-02-2008, 07:29 AM
Phần lớn các học sỹ cố gắng học chỉ mong được một nghề nghiệp tốt ổn định, học chỉ để kiếm được nhiều tiền... Thế nên các học sỹ thường chấm dứt sự học của mình sau khi kiếm được việc làm... Một số người cố gắng kiếm được bằng thạc sỹ cũng chỉ là để mong thăng tiến mà thôi... Như thế thì cũng thật đáng tiếc, tôi xin mạn phép chia ra hai loại học sỹ đáng trân trọng như sau:

Một là học sỹ đã vận dụng tốt những gì mình học được, hiểu được thời cuộc, tiên đoán được điều gì sẽ xảy ra từ đó có thể ra những quyết đoán giúp ích cho mình và cho gia đình.

Hai là học sỹ chiêm nghiệm những điều hay trong cuộc sống, trước tác những tác phẩm hay để chia sẻ những cảm xúc và kinh nghiệm của mình. Cuộc sống thì dài hơi và vất vả nhưng cũng thật ngắn ngủi. Trăm năm sau cũng chỉ thành hư vô, nhưng biết đâu những cảm xúc của mình vẫn còn đó, vẫn còn trong tác phẩm ấy…

Vinh Loc 90A
21-02-2008, 07:44 AM
Ầu ơ ... ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẽo gập ghềng khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học mẹ đi trường đời.

Chắc TD chưa quên câu hát ru này? Học đâu nhất viết phải vào giảng đường chứ?:)

myhanh
21-02-2008, 07:54 AM
Nói chung học giỏi cách mấy tui không biết, anh có bằng gì tui không biết tui chỉ quan tâm anh đã làm gì cho cuộc đời này!

TheDeath
21-02-2008, 08:00 AM
Nói chung học giỏi cách mấy tui không biết, anh có bằng gì tui không biết tui chỉ quan tâm anh đã làm gì cho cuộc đời này!


Rất đúng! Rất chí lý!

cobemongmo
21-02-2008, 09:19 AM
Nói chung học giỏi cách mấy tui không biết, anh có bằng gì tui không biết tui chỉ quan tâm anh đã làm gì cho cuộc đời này!



Anh Myhanh nói rất hay, nhưng cho em hỏi thực tế có làm được điều này không? :embarrassed:Bất cứ khi anh đi phỏng vấn hay xin việc ở đâu, điều đầu tiên họ hỏi "anh là có bằng cấp gì?" Chứ em chưa bao giờ nghe ai hỏi một câu là "Anh làm được gì?" Em cũng đã từng nghĩ như anh nhưng thực tế chứng minh ngược lại. Thế điều này chỉ có trong "mơ" thôi sao?:sure:

To anh thedeath:

Theo em mục tiêu lớn nhất của trong đời người, đó là làm sao kiếm được tiền để lo cho gia đình. Nếu chỉ học ra để đó ngồi ngó thì hỏi có ích gì? Anh thử điều tra một tí xem, liệu có bao nhiêu người sẽ nói rằng họ học vì họ thích học, học không vì tiền, không vì muốn có một công việc tốt và không vì muốn thăng quan tiến chức? Em ko tin, nếu họ nói điều đó (chỉ có một số ít, hoặc là họ quá giàu hoặc là họ bị ảo tưởng thôi). Liệu có tìm ra những "học sỹ" như anh vừa nói không?

Thế nên các học sỹ thường chấm dứt sự học của mình sau khi kiếm được việc làm...
Theo em nghĩ ngày nay XH đang phát triển, chỉ có những "học sỹ" không muốn kiếm nhiều tiền mới dừng việc học và nghiên cứu lạ thôi anh ạ!

Một vài lời bàn luận cùng các anh, hy vọng sẽ được chỉ dẫn thêm.:-P

myhanh
21-02-2008, 09:31 AM
Đi làm chỉ là một khía cạnh nhỏ trong cuộc đời này em MM à!
Sao em không nghĩ là mở một công ty rồi làm chủ, đóng góp cho cuộc đời này. Ví dụ như Bill Gate, Steve Jobs, ...
Hỏi bằng cấp gì mới là điều kiện cần khi đi phỏng vấn thôi! Kinhnghiệm thực tế mới là quan trọng như vậy mới có chuyện thử việc!
Nếu không có bằng cấp mà thật sự giỏi thì cũng OK! Hãy gõ cửa phòng giám đốc nhân sự mà nói rằng tôi thật sự làm được việc A, việc B ông bà đang tuyển dụng, không tin tui làm thử 2 tháng không lương thử họ trả lời sao?
Công ty myhanh có người đã làm không ăn lương 6 tháng và bây giờ anh ta đã là key person của công ty rồi.

TheDeath
21-02-2008, 09:37 AM
TheDeath có thằng bạn học chung lớp cũng khá thân, cuối tuần hay đánh bi da với nó. TheDeath với nó học trường kinh tế... thế mà vừa ra trường nó đi làm IT (nó thiết kế web cho công ty nước ngoài)... xem có bó tay với nó không?

TheDeath có hỏi nó:
-Lúc phỏng vấn xin việc nó (cty tuyển dụng) có hỏi mày tốt nghiệp trường nào không?

Nó trả lời:
-Không!

TheDeath hỏi nó:
-Nó có hỏi mày có bằng cấp gì không?

Nó trả lời:
-Không! Tới giờ tao chưa nộp cho nó bằng cấp gì hết! Nó chỉ coi mình làm được cái gì thôi, thế là tao biểu diễn cho nó tao làm được cái gì thế là nó OK!

Đúng là... thật là hết biết, lương nó bây giờ là 12 chai, vài bữa nữa là lên 16 chai (#1000USD). Ặc ặc! Lương của TheDeath bao giờ cũng chậm hơn nó một bậc! Lúc này TheDeath hỏi nó:
-Vậy bây giờ mày còn viết code nữa không?

Nó trả lời:
-Không! Tao làm quản lý và trả lời mail giao dịch cho công ty...

Đôi khi TheDeath cũng tự suy nghĩ, vậy thì túm lại học kinh tế làm gì nhỉ? Ngồi đũng quần chỉ để lấy cái bằng phòng thủ để khi có ai hỏi mình có bằng cấp gì thì lấy ra chứng minh... Thằng bạn TheDeath cũng đáng để cho chúng ta suy nghĩ! Liệu một anh tốt nghiệp chuyên ngành IT, thậm chí thạc sỹ IT có dám chắc là mình sẽ được mức lương như nó hay không? Mà cái hay là thằng này tự học không mới đáng sợ!

Nhưng một hôm nó tâm sự:
-Lương 1000USD cũng chẳng là gì cả! 10 năm cũng không mua nổi nhà!

TheDeath tư vấn cho nó:
-Không sao! Mày phải dùng tiền trong tương lai để trả cho hôm nay... Vay tiền để mua nhà đi!

... Sau một hồi bạc bàn nó mới gật đầu cho rằng ý kiến của TheDeath là đúng!

myhanh
21-02-2008, 09:52 AM
TD mở topic khá hay nhưng lại bị chuyện tiền lương làm giảm đi cái hay một tí!
Quan trọng anh ta làm được gì chứ tiền lương là cái quái gì! Lương của giáo viên sao so lại mấy cô bé nhặt banh ở sân bóng nỉ (tennis) hay bóng nhựa (golf). Nhưng ai làm được nhiều cho cuộc đời này mới đáng quý!

TheDeath
21-02-2008, 10:06 AM
Myhanh nên trần tục hóa vấn đề đi một tý! Ý TheDeath là một người là dân kinh tế vừa ra trường làm IT, tự học cuối cùng đạt được một mức lương khá tốt! TheDeath là dân kinh tế nên bàn vấn đề gì cũng là kinh tế, kinh tế cũng có cái hay của nó. Để so sánh nhà này tốt hơn nhà kia thì lấy giá của nó ra so sánh, để so sánh cái máy vi tính này tốt hơn máy vi tính kia thì cũng lấy giá ra so sánh. TheDeath là dân kinh tế thì biết cóc gì về kỹ thuật để mà so sánh máy vi tính này với máy vi tính kia? Cái nào tốt hơn cái nào hay hơn? Giá cả là nhanh chóng và tiện lợi, đó là cái hay của kinh tế! Nếu thằng nào dở hơn mà giá cao hơn thì sẽ bị thị trường điều chỉnh.

Kinh tế cũng có nhiều cái hay khác, nó làm điều chỉnh hành vi của xã hội. Ví dụ như ở Keynia (không biết viết có đúng không...) có một khu bảo tồn có rất nhiều voi nhưng người dân lại cứ hay săn voi để lấy ngà... Cứ thế đàn voi cứ giảm dần, giảm dần... Cuối cùng các chuyên gia Mỹ khuyến nghị nên đấu thầu quyền khai thác khu bảo tồn và đưa ra các điều kiện kèm theo... Khi được tư nhân khai thác, họ cho săn bắn thoải mái và ai muốn săn bắn phải đóng tiền và dùng tiền thu được để phát triển đàn voi. Đàn voi cứ thế tăng lên rất nhiều! Rõ ràng, kinh tế cũng có cái hay của nó!

Lương của giáo viên thấp, người ta ít làm giáo viên, chất lượng giáo dục giảm... Vậy là chính phủ phải gánh chịu hậu quả, buộc phải tăng lương... Nếu mà không chịu tăng lương thì chất lượng giáo dục tiếp tục giảm... kéo theo nhiều hệ lụy cho xã hội... thì nhân dân sẽ tìm cách thay đổi chính phủ! Nhân nào quả nấy thôi! Không quá lo lắng!

Anh có làm gì tốt cho xã hội hay không thì chưa quan tâm nhưng trước tiên anh phải làm tốt cho mình và gia đình cái đã. Có một quan điểm nổi tiếng là: "chỉ cần anh không làm gì tổn hại cho xã hội thì có nghĩa là anh đã đóng góp rất nhiều cho xã hội rồi!"

Vinh Loc 90A
21-02-2008, 10:10 AM
Câu chuyện TD kể hơi bị hiếm.Bằng cấp là điều cân đấy! Còn làm trái nghề thì nhiều người lắm. :)

phanphuong
21-02-2008, 11:32 AM
Mình học để kiếm tiền và để mở mang đầu óc trước khi...chết.
Nhưng đôi khi lại thấy phí phí sao đó! Tại vì có nhiều thứ mình học chỉ để mở mang đầu óc thôi!
Buồn thay!

solidity
21-02-2008, 11:47 AM
Có người học để mở mang đầu óc....
Có người học để thoát nghèo ...
Có người học để dễ thăng quan...
Có người học để dựng xây đất nước (cái này nghe chung chung quá...)
.......
Nhưng thử nghĩ 1 chút, nếu được đào tạo bài bản, được đào tạo đồng bộ, đào tạo để có đội ngũ làm việc chuyên nghiệp thì hiệu quả công việc, lợi ích công ty, xã hội, đất nước có phải tăng gấp bội không ?

Nếu ai cũng nghĩ/ cũng có khả năng học 1 đường làm 1 nẻo (làm tốt, chuyên nghiệp, hiệu quả ) thì hậu quả đang hiển hiện trước mắt đang xảy ra ở VN ... (xin không nói những TH cá biệt, những TH "căn cơ thượng thừa" như VD của bác TD). Solidity có nhớ 1 bài báo nói về Intel VN nhận 2000 hồ sơ, cuối cùng tuyển được 90 người (phải đưa đi đào tạo nữa!)

myhanh
21-02-2008, 12:50 PM
:68:2000 hồ sơ tuyển được 90 là quá thành công không có gì phàn nàn. Nếu ai làm công tác nhân sự sẽ hiểu.
Hehe. =))
Nói qua nói lại cũng là chê giáo dục Vn nhưng cuối cùng các anh chị cũng mài đũng quần trên nền giáo dục VN :embarrassed:. Anh chị qua bên đó học trường xịn nhất của họ chứ có bao giờ đi tham quan các trường bình thường của họ chưa? Có xuống nông thôn hay miền núi để xem họ như thế nào chưa?
Nếu anh chị làm bộ trưởng bộ giáo dục các anh chị làm gì? Thử nêu giải pháp xem. Hay cũng chỉ có mấy câu thay đổi, đổi mới mà đổi cái gì chả biết. Ông bà ta có câu tiên trách kỷ hậu trách nhân. Anh chị nói mình giỏi vậy chứ học xong có quay về phục vụ đất nước không ? Câu trả lời thường là không và bảo là về gặp khó khăn. Có khó khăn mới gọi là giỏi chứ còn mọi thứ đầy đủ cần anh chị quay về làm gì!\:D/
Có người bảo Hà Lan hay một nước nào đó nó cho tớ học bổng còn VN cho tớ gì? Câu hỏi này thật ngớ ngẫn cho một người học rất giỏi! =)):-P
Đọc mấy cái topic này nghe buồn cho VN. :embarrassed:
Trao đổi để hiểu nhau hơn đừng buồn vì nói thẳng nha!

TheDeath
21-02-2008, 12:58 PM
Câu trả lời hay nhất là chống tham nhũng lấy tiền của tham nhũng trả lương cho giáo viên. Nếu như ở Mỹ, đảng nào để tham nhũng thì lần tranh cử sau thì... cho em xin kíu! Nếu như ở Mỹ thì mình cũng chẳng cần suy nghĩ giải pháp giải phiếc gì cho mệt, đảng của anh không làm tốt cho giáo dục thì tôi chả thèm bầu! Xã hội làm cho chính phủ phải điều chỉnh hành vi! Còn chuyện vĩ mô như làm thế nào thì tốt cho giáo dục nhân dân không quan tâm, nhân dân chỉ biết bầu cho anh nào làm tốt!

myhanh
21-02-2008, 01:05 PM
Haha cám ơn sáng kiến của TD! Phải có chính kiến như vậy chứ còn chỉ than thở thì ai mà chả than thở được phải không?
Thật ra kinh phí dành cho giáo dục của ta khá lớn rồi nhưng do nước ta còn nghèo nên dù dành phần lớn cũng không thấm vào đâu!
Chuyện chống tham nhũng thì chúng ta đang làm quyết liệt đấy nhưng cần có sự hợp tác của mọi người. TD còn đưa tiền cho anh CSGT thay vì đi nộp phạt khi bị thổi còi thì làm sao kêu gọi những người khác chống tham nhũng được.

TheDeath
21-02-2008, 01:10 PM
TD còn đưa tiền cho anh CSGT thay vì đi nộp phạt khi bị thổi còi thì làm sao kêu gọi những người khác chống tham nhũng được.

Lạy chúa! Một lần TheDeath bị phạt vì tội sử dụng điện thoại trong khi lái xe... TheDeath xuống bảo các anh CSGT ghi biên lai, rồi định nộp phạt tại chỗ. Các anh nói là không có mang theo hóa đơn nộp tại chỗ! Thôi rồi! Thế là phải lại kho bạc nộp tiền, xếp hàng để lấy lại giấy phép lái xe! Lẽ ra người ta phải cho nộp tiền qua hệ thống ngân hàng rồi thì đỡ hơn biết bao! Khổ không thể tả! Mà lẽ ra quy định là phải cho nộp phạt tại chỗ ấy chứ! Mấy lần sau rút kinh nghiệm là không nên dũng cảm như thế, 100 ngàn là xong!:w00t:

phanphuong
21-02-2008, 01:11 PM
Đang nói về chuyện Hộc Sỉ. Hai đồng chí này lại mang chuyện cải cách vô đây bàn nữa rồi!:68:

myhanh
21-02-2008, 01:13 PM
Hehe đó đó! SMod phải vậy đó! Chỉnh hay kẻo đi lạc đường! Muốn thì mở cái topic mới mà nói đúng không!
@TD:Khổ là do dân ta vi phạm luật giao thông nhiều quá chứ hai chú CSGT ở chỗ lấy giấy tờ xe lại khá vui tính đó chứ!

TheDeath
21-02-2008, 01:15 PM
Ơ ơ! lại lạc đường! TheDeath và myhanh hăng quá nên mới thế! haha!

phanphuong
21-02-2008, 01:16 PM
Đúng là hai bác này già rồi mà hăng hái quá đỗi!
(lên SM rồi, tha hồ spam!)=))

solidity
21-02-2008, 02:33 PM
:68:2000 hồ sơ tuyển được 90 là quá thành công không có gì phàn nàn. Nếu ai làm công tác nhân sự sẽ hiểu.
Hehe. =))
Nói qua nói lại cũng là chê giáo dục Vn nhưng cuối cùng các anh chị cũng mài đũng quần trên nền giáo dục VN :embarrassed:. Anh chị qua bên đó học trường xịn nhất của họ chứ có bao giờ đi tham quan các trường bình thường của họ chưa? Có xuống nông thôn hay miền núi để xem họ như thế nào chưa?
Nếu anh chị làm bộ trưởng bộ giáo dục các anh chị làm gì? Thử nêu giải pháp xem. Hay cũng chỉ có mấy câu thay đổi, đổi mới mà đổi cái gì chả biết. Ông bà ta có câu tiên trách kỷ hậu trách nhân. Anh chị nói mình giỏi vậy chứ học xong có quay về phục vụ đất nước không ? Câu trả lời thường là không và bảo là về gặp khó khăn. Có khó khăn mới gọi là giỏi chứ còn mọi thứ đầy đủ cần anh chị quay về làm gì!\:D/
Có người bảo Hà Lan hay một nước nào đó nó cho tớ học bổng còn VN cho tớ gì? Câu hỏi này thật ngớ ngẫn cho một người học rất giỏi! =)):-P
Đọc mấy cái topic này nghe buồn cho VN. :embarrassed:
Trao đổi để hiểu nhau hơn đừng buồn vì nói thẳng nha!




Cảm ơn comment thẳng thắn và chân tình của anh myhanh. Bởi lẽ những vấn đề chúng ta nêu ra cũng chỉ vì muốn nói lên những "trăn trở" trong lòng với mong muốn quê hương mình ngày càng giàu đẹp hơn đúng không? Sau đây là vài ý kiến cá nhân của solidity:

- Các trường xịn nhất không chỉ nằm ở thủ đô hay thành phố lớn, mà đa phần nằm ở nông thôn miền núi, solidity đang học ở 1 vùng nông thôn mà điều kiện nông thôn chưa chắc gì thua điều kiện thành thị ngoài trừ cái khoản ăn chơi(nhờ vậy không bị cám dỗ bởi phố đèn đỏ ở Amsterdam nên có thời gian vào forum đàm đạo chăng?) :)

- Anh nói đúng, solidity cũng học từ VN chứ ở đâu. Và đối với solidity học bổng 45000 VND và miễn học phí ở LQD thời bấy giờ không khác gì học bổng mấy trăm ngàn ở BK THCM & BKHN, càng không khác mấy trăm hay mấy ngàn đô ở HQ hay HL. Solidity (có lẽ anh myhanh cũng vậy) chưa bao giờ dám nghĩ mình học LQD là "giỏi" hơn các bạn Tân An hay ở nứoc ngoài là giỏi hơn các bạn trong nước. Chỉ có 1 điều solidity cảm thấy khác là mình đã có cơ hội tốt để phát triển bản thân mà thôi (xin nhấn mạnh là cơ hội tốt đối với bản thân, "thỏa chí bình sinh" của bản thân-cá nhân, có người phát triển tốt ở môi trường khác không nhất thiết vào LQD hay ra nước ngoài) ... Cũng chính vì thế solidity chưa hề phê phán chỉ trích chính sách hay những vấn đề vĩ mô, Bộ trưởng bộ GD cũng là Thầy mình chứ ai.... mà chỉ muốn nêu ra những "điều trông thấy" như một sự trăn trở, chạnh lòng...và biết đâu chừng vấn đề nêu ra gây được "ứng suất sơ bộ" để có những "lời giải" hay nghe được "cao kiến" của ACE chăng, và biết đâu chừng gửi gắm tâm sự cho những quan chức tương lai trong số ACE CHS ?

- Để tóm lại, solidity muốn mượn lời cụ Nguyễn Du (hồi xưa đi học thì sợ học thuộc lòng thơ, ở nhà thì thích nghe nhạc Tây, bây giờ xa quê hương rảnh lúc nào thì bật dân ca, cải lương, rồi nghe ngâm thơ Kiều...)

"Bây giờ rõ mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa cũng là có nhau"

Bây giờ chúng ta có mặt với nhau thì nhìn rõ nhau đi, để thấy rằng chúng ta cùng chung dòng máu con lạc cháu hồng, để thấy rằng chúng ta (bên cạnh nhiều tiến bộ) còn nhiều chuyện để nói với nhau, cùng nhau nhìn thật sâu, hiểu thật rõ để cùng nhau tìm giải pháp, tin tưởng lẫn và cùng làm gì đó "hết lòng" cho con cháu chúng ta ....Đó là những gì solidity (vốn bàng quan vô sự) đã mở lòng xuyên suốt forum và đỉnh điểm là bài viết bên mục tâm sự cảm xúc tối qua (chắc tại cả tháng nay không được nói tiếng Việt vì trường có 3 anh VN mà cả 3 về VN ăn tết với vợ con gia đình hết rồi!)

"Trao đổi để hiểu nhau hơn đừng buồn vì nói thẳng nha!" (myhanh)

DeMen
22-02-2008, 07:55 AM
Nói chung học giỏi cách mấy tui không biết, anh có bằng gì tui không biết tui chỉ quan tâm anh đã làm gì cho cuộc đời này!


Anh myhanh làm em nhớ đến 2 người bạn.

Một người tốt nghiệp ĐH 2 ngành ngoại ngữ & tin học (cả 2 đều là dân lập), ra trường đi làm IT cho một công ty tài chính, giờ là phóng viên kinh tế-tài chính, phó phòng kinh tế của một cơ quan báo chí, đồng thời làm chủ một doanh nghiệp chuyên về tổ chức sự kiện. Nếu nói bằng cấp liên quan đến công việc thì chỉ là lúc làm IT, nhưng đó cũng chỉ là bước đệm để tạo dựng mối quan hệ với các chuyên gia tài chính. Chủ yếu là năng lực thực tế, bằng cấp chả để làm gì.

Một người thi Ngoại thương 2 lần rớt, đành học sư phạm ngoại ngữ ở một trường ĐH tỉnh, học thêm tại chức quản trị kinh doanh, ra trường làm marketing, rồi marketing manager một thời gian, sau đó học MBA qua mạng, giờ đang là chủ một trung tâm ngoại ngữ khá đình đám ở một thành phố miền Trung. Khi nói về chuyện học MBA, người này bảo: Thực ra MBA qua mạng chỉ cần có tiền là được, chả cần trình độ gì, tôi cũng chả thiết tha gì nó, nhưng tôi phải có cái bằng MBA mà ... lôi kéo người ta về làm cho mình. Khi đã làm việc với nhau rồi thì bằng online hay bằng offline đâu còn ý nghĩa gì nữa.

Em đồng ý với anh myhanh, bằng cấp chỉ là một thứ đồ trang sức, nó có thể tạo ấn tượng tốt đẹp ban đầu, nhưng chỉ có thực tài mới là thứ làm người ta tỏa sáng thực sự.

Nói như anh solidity, đi học, điều quan trọng nhất không phải là cái bằng, mà quan trọng hơn cả là anh học được gì từ cộng đồng đó, từ môi trường đó. Học cái gì, học khi nào, học ở đâu, học như thế nào, tất cả tùy thuộc vào bản thân mỗi người, vào câu trả lời của mỗi người cho câu hỏi: học để làm gì!

Vinh Loc 90A
22-02-2008, 08:23 AM
Theo tôi, ở VN còn tồn tại 2 vấn đề lớn liến quan đến HỌC và HÀNH.
- HỌC: học vì bằng cấp. Bằng cấp càng cao thì dễ có việc làm. Bởi vậy, ai cũng đổ xô đi học đại học mà chẳng xem học lực mình ra sao. Bởi vậy lắm thầy mà ít thợ. Bởi vậy ai cũng sếp cả. :)
- HÀNH: làm vì tiền. Thấy chổ nào làm có tiền là nhào vô, không cần biết có đúng ngành nghề gì không. Bởi vậy làm trái nghề là chuyện bình thường. Bởi vậy họ luôn ở tư thế SẴN SÀNG "NHẢY" CÔNG TY. Làm việc lúc nào cũng thấy chàn Cty, đứng núi này trông núi nọ.
Bởi vậy, người ta hay nói đùa, ĐẠI HỌC LÀ HỌC ĐẠI. Học cho có bằng, đi làm có đúng nghề đâu. =))

Ở Nhật, thanh niên 18 tuổi học xong lớp 12 thì hoặc là đi làm, hoặc là tự nguyện đi lính, một số đi học nghề, số rất ít thì đi học đại học. Họ làm công nhân suốt đời chỉ cho 1 Cty. Khi nào Cty phá sản thì họ mới nghỉ việc thôi. Cho dù họ có muốn nghỉ việc để đổi Cty cũng khó. Vì Cty khác thường ít khi nhận những người như thế. Công nhân bình thường cũng có thể sửa máy móc như những kỹ sư VN, chỉ cần họ biết chữ là được. :) Họ đọc sách hướng dẫn để sửa chữa. Nếu sửa không được thì họ email, A lô cho hãng. Hãng sẽ chỉ dẫn tận tình. Nếu cuối cùng không thể thì họ mới tính chuyện mời hãng đến sửa chữa.

Nói như thế để hình dung cách học, cách làm việc của Vn ta khác Nhật, để có thể hiểu tí tí về HỌC SỸ.:biggrin:

DeMen
22-02-2008, 08:43 AM
Theo tôi, ở VN còn tồn tại 2 vấn đề lớn liến quan đến HỌC và HÀNH.
- HỌC: học vì bằng cấp. Bằng cấp càng cao thì dễ có việc làm. Bởi vậy, ai cũng đổ xô đi học đại học mà chẳng xem học lực mình ra sao. Bởi vậy lắm thầy mà ít thợ. Bởi vậy ai cũng sếp cả. :)

Bác cứ nói thế, ĐH chứ đâu phải cái chợ :D Mà ĐH nào ra trường được làm sếp vậy bác, bác chỉ em, em tư vấn cho các em nhỏ chọn trường :D

HÀNH: làm vì tiền. Thấy chổ nào làm có tiền là nhào vô, không cần biết có đúng ngành nghề gì không. Bởi vậy làm trái nghề là chuyện bình thường. Bởi vậy họ luôn ở tư thế SẴN SÀNG "NHẢY" CÔNG TY. Làm việc lúc nào cũng thấy chàn Cty, đứng núi này trông núi nọ.

Người ta cũng hay nói, mức lương thể hiện mức độ trọng dụng nhân tài. Làm việc có năng lực, đòi hỏi lương cao, âu cũng là lẽ công bằng:)Sức lao động là hàng hóa mà ....

Vinh Loc 90A
22-02-2008, 08:59 AM
Bác cứ nói thế, ĐH chứ đâu phải cái chợ :D Mà ĐH nào ra trường được làm sếp vậy bác, bác chỉ em, em tư vấn cho các em nhỏ chọn trường :D

Người ta cũng hay nói, mức lương thể hiện mức độ trọng dụng nhân tài. Làm việc có năng lực, đòi hỏi lương cao, âu cũng là lẽ công bằng:)Sức lao động là hàng hóa mà ....

- Bây giờ hầu như tỉnh nào cũng có ĐH. Hình như người ta muốn phổ cập hóa ĐH hay tại đáp ứng thị hiếu? :)
- Đất lành chim đậu? Nói có sai đâu mà! =)) Bởi vậy các Cty mới có chiêu vắt chanh bỏ vỏ là vậy. =))

nhk
22-02-2008, 09:02 AM
Có ai giải thích dùm "em" Học sỹ là gì để "em" lấy lại cơ bản?

Mới đầu "em" đọc topic này còn hiểu "Học sỹ" nhưng càng đọc càng nghe nhiều câu chuyện về những người bạn của các Bác thì "em" bị "choáng" và phân vân lắm. Phân vân đến hoài nghi về "mớ vốn liếng tiếng Việt tồn kho" của "em". "Em" sẽ quyết định xem có cần upgrade cái vốn Việt Ngữ của "em" góp lượm được từ lúc mẹ sanh cho đến năm 1993 lên đời "Việt 2008" không?

nhk
22-02-2008, 09:11 AM
Hay tiếng Việt vẫn thế với chút ít thay đổi mà chỉ có "phong cách Việt" đã thay đổi nhiều khiến "em" không hiểu các Bác đang nói gì?

myhanh
22-02-2008, 09:13 AM
Hehe cái này hiểu theo ý myhanh thôi anh nhk ui! Có sai thì ACE sửa giúp myhanh.
"Học sỹ" viết đúng là "học sĩ" là chỉ những người đi học sau khi tốt nghiệp đại học (university graduate). Tuy nhiên có thể hiểu rộng ra là chỉ tất cả những người đi học giống như ngày xưa người ta gọi là "nho sĩ " vậy. Tuy nhiên bác TD là một cao nhân trong làng văn chương nên bác chơi chữ "học sỹ" còn là "học sỉ" tức là không học lẻ ý mà. hehe. Tức là học một cục, học cho nhanh và để lấy bằng.
Do đó mọi người đang bàn về "học sĩ" và "học sỉ".
Ban đầu nói về "học sĩ" và bây giờ đang chuyển sang "học sỉ".

nhk
22-02-2008, 09:26 AM
Có ai có ý kiến gì nữa không để giúp "em"trước khi "em" tái khằng đinh lại "số hàng Việt Ngữ tồn kho" và thẩm định lại "phong cách Việt" của mình?

Cám ơn trước lắm lắm!

DeMen
22-02-2008, 09:32 AM
Em chỉ hiểu đơn giản, học sỹ là người đi học. Topic bàn về chuyện đi học.

P.S.: chưa khi nào đọc bài của anh nhk mà thấy nhột như hnay ...

nhk
22-02-2008, 09:49 AM
Em chỉ hiểu đơn giản, học sỹ là người đi học. Topic bàn về chuyện đi học.

P.S.: chưa khi nào đọc bài của anh nhk mà thấy nhột như hnay ...

Sorry...Đã làm DeMen có cảm giác trên. Hai bài viết trên của anh là anh viết trong cảm giác bị choáng và phân vân của một người đang bị choáng thật sự về mình. Sorry đã làm Dế "nhột như hnay"...:) Có hỏi mới biết là mình hiểu đúng hay sai. :biggrin:

phanphuong
22-02-2008, 10:06 AM
Sorry...Đã làm DeMen có cảm giác trên. Hai bài viết trên của anh là anh viết trong cảm giác bị choáng và phân vân của một người đang bị choáng thật sự về mình. Sorry đã làm Dế "nhột như hnay"...:) :biggrin:

Ghê wé! 2 anh em nói chuyện mà mình không hiểu gì hết! :biggrin:
---
Cái này chắc cụ TD giải thích rõ hơn.
Riêng em cũng bon chen tí! :) Học thì khỏi giải thích!
Sỹ là cách gọi người với chút kính trọng!
Ví dụ: bác sỹ, ca sỹ, văn sỹ, ....(trừ lòi sỹ ra nhé=)))

TheDeath
22-02-2008, 11:21 AM
Theo tự điển tiếng Việt thì "học sỹ" là một chức quan văn, học cao. Tuy nhiên TheDeath dùng từ này là ám chỉ kẻ đi học, thế thôi, cũng chẳng có gì phức tạp giống như phanphuong nói về bác sỹ, ca sỹ, văn sỹ...

myhanh
22-02-2008, 11:28 AM
Nếu như TD nói thì từ chính xác là "đại học sĩ"!

huynhduy
22-02-2008, 01:13 PM
Đọc một lúc về cái topic này,thấy nhức đầu thật...nhưng cũng thú vị^^.Người mới nên không dám có ý kiến nhiều, nhưng HD cung xin có đôi lời về chuyện làm trái ngành "một chút".Nói "một chút" ở đây là làm hơi khác với học.Thật sự,cụ thể là trường BKHCM, trong chương trình vẫn có những hạn chế nhất định, không thể dạy hết tất cả,chưa kể có những môn khá bất cập,hơn nữa còn hạn chế ở số tiết(thời gian ngắn),sinh viên muốn học hỏi thêm thường tự tìm hiểu bên ngoài, chưa nói là có những kiến thức khó thể thực hành do điều kiện hạn chế, đi mượn của công ty cũng cần quen biết,chẳng dễ tí nào, không phải ai cũng được.Vì vậy, có thể nói trường dạy mình cách để thích nghi,có thể tiếp thu cái mới hơn là đúng với chuyên môn,không phải học cái gì là ra làm đúng cái đó, mà cần một thời gian để làm quen,trừ một số ngành nghề. Như vậy,HD không nghĩ chuyện đào tạo lại như solidity nói về Intel lại là vấn đề.Cụ thể, HD cũng là new hire của Intel, cũng sắp đi đào tạo, lĩnh vực ra làm cũng không hẳn giống với chuyên môn...nhưng lại cảm thấy rất hứng thú với công việc sắp tới,với một môi trường tốt.Quan điểm là tùy mỗi người, và cũng không phủ nhận, đôi khi chúng ta có những tiềm năng khác nhưng vô tình chưa có điều kiện để phát triển nó...không có gì là chắc chắn đúng không?Câu trả lời vẫn để lại cho mỗi người^^

Vinh Loc 90A
22-02-2008, 01:45 PM
Luận án tốt nghiệp: dịch giúp ông thầy nguyên tập tài liệu tiếng anh. lên bảo vệ chẳng thầy nào hiểu cả, trừ thầy hướng dẫn. :)

Đi tu nghiệp nước ngoài: chẳng khác gì ta, trừ phong cách làm việc của họ. :)

Tr.Giang
22-02-2008, 02:18 PM
Xin bàn một chút về làm trái ngành.
Có thể, khi bước qua học Trung cấp, Cao đẳng hay Đại học... thì chúng ta học cốt yếu để đạt ít nhất hai thứ sau.
Một là học để nắm bắt được chuyên môn. Có những ngành, nếu không biết chuyên môn thì không có cách nào làm được, ví dụ bác sĩ...
Thứ hai là học phương pháp tư duy, học phương pháp làm việc... Khi lên đến trình độ học vấn này thì bạn có thể có khả năng vận dụng các phương pháp này để làm những công việc mà bạn cho là trái nghề. Có nhiều ngành nghề có thể thu nhận bạn được.
Nói rằng học ở trường đời thì nó cũng là học ít nhất hai vấn đề mà tôi vừa nói ở trên...

Do vậy việc học nói như Lê nin, phải: Học, học nữa, học mãi... Không học thì không thể phát triển được.

Tuy nhiên, cái đáng nói là phương pháp dạy và học của nước ta còn lạc hậu so với các nước. Do vậy, mặc dù con người Việt Nam ta rất thông minh nhanh nhẹn nhưng do mặt bằng giáo dục, hệ thống giáo dục... chưa thật sự tiên tiến nên còn bị kềm hãm rất nhiều. Cải cách giáo dục như thế nào đây cho bắt kịp trình độ thế giới, ít nhất là một vài nước trong khu vực? Đau đầu thiệt!