PDA

View Full Version : chọn trường


RainLee
11-02-2008, 09:13 AM
ăn tết vô là 12 lao đao! chỉ còn có mấy tháng nữa là thi ĐH rồi, lo mà học thôi. Nhưng điều wan trọng là bây giờ lo chọn trường nè, lỡ chọn nhầm trường thì ko bít phải làm sao!
Có ai có góp ý ji2 ko nhỉ?
à, em muốn thi 1 trường về du lịch- khách sạn(khối D), các anh chị có thể giới thệu cho em trường nào đó dc ko? (ngoại trừ trường HOA SEN ra nha, học phí cắt cổ ng ta sao học nổi). cảm ơn nhiều. CHÚ MỌI NGƯỜI NĂM MỚI THÀNH CÔNG MỚI CẢ TRONG HỌC TẬP LẪN CUỘC SỐNG.

hoanghontim
11-02-2008, 12:01 PM
* Ngành quản trị khách sạn, quản trị nhà hàng, nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ lữ hành học những gì? Ra trường có cơ hội làm việc ở đâu? Những trường nào có đào tạo ngành này?

- Ngành quản trị khách sạn, quản trị nhà hàng đào tạo người học có kỹ năng và kiến thức chuyên môn về kinh doanh, phương thức quản trị nhà hàng, khách sạn; có nghiệp vụ cơ bản để áp dụng trong kinh doanh nhà hàng, khách sạn… Sau khi tốt nghiệp ngành này có thể làm việc tại các nhà hàng, khách sạn, điểm lưu trú, dịch vụ du lịch.

Ngành nghiệp vụ lễ tân trang bị cho người học những kiến thức về quy trình nghiệp vụ lễ tân như đặt buồng, đăng ký khách sạn, tiếp khách, phục vụ khách, thanh toán, giải đáp và giải quyết những thắc mắc của khách; phối hợp hoạt động giữa bộ phận lễ tân và các bộ phận khác trong cơ sở. Người học có kiến thức tổng quan về du lịch, tâm lý khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, marketing du lịch, địa lý du lịch… Sau khóa học, người học có thể đảm nhiệm vị trí của nhân viên lễ tân trong cơ sở lưu trú du lịch, lễ tân văn phòng…

Ngành nghiệp vụ lữ hành trang bị những kiến thức về quy trình nghiệp vụ lữ hành như xây dựng và tổ chức bán các chương trình du lịch, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch. Người học có kiến thức cơ bản về tổng quan du lịch, tâm lý khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, marketing dulịch…; kiến thức về các dịch vụ liên quan như lưu trú, ăn uống, vận chuyển, bố trí các điểm tham quan, quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ, quy trình điều hành tour…

Sau khi tốt nghiệp, có thể đảm nhiệm vai trò của nhân viên điều hành chương trình du lịch, nhân viên đại lý du lịch, tổ chức điều hành, thực hiện chương trình du lịch hay đảm nhiệm vai trò hướng dẫn viên du lịch… Hoặc có thể làm việc tại các công ty du lịch, lữ hành, các đại lý du lịch, văn phòng hoặc các sở, ngành có liên quan đến hoạt động du lịch…

Ở hệ ĐH, các trường sau có đào tạo: ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH bán công Marketing, ĐH bán công Tôn Đức Thắng, ĐH dân lập Duy Tân, ĐH Hoa Sen, ĐH dân lập Hồng Bàng, ĐH dân lập Kỹ thuật - công nghệ TP.HCM, ĐH dân lập Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM, ĐH dân lập Văn Hiến, ĐH dân lập Văn Lang…

Ở hệ CĐ có các trường sau đào tạo: ĐH Hoa Sen, ĐH dân lập Văn Hiến, CĐ Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Nha Trang, CĐ Bách Việt, CĐ Kỹ thuật - công nghệ Đồng Nai, CĐ Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn…

Ở hệ TCCN có các trường sau: Trung học Nghiệp vụ Du lịch và Khách sạn, Trung học tư thục Kinh tế kỹ thuật Vạn Tường, Trung học Nghiệp vụ Du lịch Vũng Tàu, hệ Trung cấp trong Trường ĐH dân lập Văn Lang, hệ Trung cấp trong Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn…
(st)

hoanghontim
11-02-2008, 12:10 PM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÃ ĐƯỢC KIỂM ĐỊNH KHOA DU LỊCH http://www.dhdlvanlang.edu.vn/tuyensinh/tuyensinh2007/images/spacer.gif Khoa DL đào tạo 2 chuyên ngành: Quản trị nhà hàng - khách sạn và Quản trị Du lịch lữ hành. Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm: Nhân viên các công ty dịch vụ giải trí; Hướng dẫn viên; Nhân viên qui hoạch và thiết kế sản phẩm du lịch; Nhân viên tại các cơ quan văn hóa; Nhân viên Sales & Marketing trong các doanh nghiệp du lịch và dịch vụ liên quan; Tổ trưởng các bộ phận trong KS – NH…

Chương trình đào tạo của ngành Quản trị nhà hàng - khách sạn sẽ giúp sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội và quản trị kinh doanh DL; nắm vững kỹ năng chuyên sâu về quản trị khách sạn, nhà hàng và các khu nghỉ dưỡng; Khả năng hoạch định chính sách, chiến lược kế hoạch kinh doanh của nhà hàng - khách sạn; Khả năng quản lý và tổ chức các hoạt động kinh doanh Du lịch và tạo lập doanh nghiệp mới.

Trong năm 1 và năm 2, sinh viên sẽ được kiến tập tại các nhà hàng, khách sạn trong thành phố; sang năm 3, năm 4 thì đi thực tập. Chương trình đào tạo của ngành Quản trị Du lịch lữ hành sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội của Việt Nam và các nước trên thế giới; cung cấp kỹ năng chuyên sâu về quản trị lữ hành, hướng dẫn DL và ngoại ngữ.

Năm 1, sinh viên sẽ được đi thực tập ngắn ngày, năm 2 thực tập dài ngày, năm 3 kiến tập ở các khách sạn và đến năm 4 thực tập tại các công ty du lịch.

Toàn bộ chương trình đào tạo của Khoa gồm trên dưới 200 đơn vị học trình, trong đó 57 đơn vị học trình đại cương. Thời gian kiến tập, thực tập của cả 2 chuyên ngành thường diễn ra vào học kỳ 2 của mỗi năm học.

Trường ĐHDL Văn Lang cũng là trường đầu tiên tại Việt Nam triển khai chương trình Thạc sĩ DL trong khuôn khổ hợp tác với Tổ chức Hợp tác Đại học Cộng đồng khối Pháp ngữ (AUF), với các trường thành viên như ĐH Corte, ĐH Angers, ĐH Toulouse Le Mirail, ĐH Perpignan. Chương trình này được phát triển dựa trên những kiến thức và kỹ năng quản lý doanh nghiệp DL khách sạn hàng đầu ở châu Âu và được nghiên cứu cải tiến phù hợp với tình hình phát triển DL và khách sạn của Việt Nam trên đường hội nhập khu vực và quốc tế. Sinh viên học 1 năm ở Việt Nam, 1 năm tại Pháp; bằng cấp do Đại học đối tác cấp.

http://www.dhdlvanlang.edu.vn/tuyensinh/tuyensinh2007/CungBanChonNganh/khoa_dulich.html

hoanghontim
11-02-2008, 12:15 PM
Ngành quản trị du lịch quốc tế của Trường ĐH dân lập Hồng Bàng có ba chuyên ngành:
+ Quản trị resort khách sạn - nhà hàng - vũ trường quốc tế: đào tạo tổng quan du lịch trong nước và quốc tế, tổ chức và quản lý chiến lược kinh doanh khách sạn quốc tế, quản lý và đào tạo nhân sự theo phong cách quốc tế, quản trị tài chính kế toán - tiền tệ và thanh toán quốc tế, thương mại điện tử, marketing, lễ tân - tiền sảnh - dịch vụ, buồng phòng - quầy bar, văn hóa ẩm thực Âu - Á, bartender, bếp ăn, quản trị du lịch MICE, tâm lý du khách, nghệ thuật và phong cách ngoại giao, lễ tân. Ngoài tiếng Anh, ngôn ngữ châu Á thứ hai bắt buộc học là tiếng Nhật; ngôn ngữ châu Âu thứ ba tự chọn gồm Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Ý, Nga.
+ Quản trị lữ hành - hướng dẫn du lịch quốc tế: đào tạo quản lý trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, thiết kế và điều hành tour, địa lý và lịch sử Việt Nam, dân tộc học Việt Nam và văn hóa bản địa, di chỉ khảo cổ - kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng dân gian các loại hình nghệ thuật ẩm thực, thiết kế và điều hành các loại tour: MICE - balô - du thám - văn hoá tôn giáo ẩm thực... Anh văn nghiệp vụ chuyên môn và giao tiếp theo chương trình TOEIC.
+ Quản trị nhà bếp, chế biến thực phẩm và kỹ thuật nấu ăn quốc tế: đào tạo lý thuyết dinh dưỡng, môi trường và an toàn thực phẩm, kỹ năng điều hành nhà bếp, tổng quan văn hóa ẩm thực Âu - Á - Ấn - Hồi - Việt Nam (đặc biệt món ăn dân gian), kiểm định chất lượng lương thực, thực phẩm, bartender, các loại bếp núc quốc tế, xây dựng thực đơn - thực phẩm tráng miệng, nghiệp vụ tiếp tân khách sạn - buồng phòng - ẩm thực - bartender - bếp núc, thủ tục xuất nhập cảnh...



http://www3.tuoitre.com.vn/TTC/Index.aspx?ArticleID=239045&ChannelID=101

hoanghontim
11-02-2008, 12:16 PM
Tuyển sinh ĐH, CĐ 2008: Những ngành học mới
http://www3.tuoitre.com.vn/TTC/ImageView.aspx?ThumbnailID=238362 Sàn giao dịch chứng khoán ảo thu hút đông đảo SV tham gia. Từ mùa tuyển sinh năm nay, ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ mở chuyên ngành chứng khoán TT - Mùa tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ năm nay sẽ có thêm nhiều ngành học mới để các bạn thí sinh chọn lựa...
Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) lần đầu tiên tuyển sinh khối A cho chuyên ngành mới đô thị học (thuộc bộ môn đô thị học). Bắt đầu tuyển sinh năm nay dự kiến với 70 chỉ tiêu, thi đầu vào hai khối là A và D1.
Theo phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa (trưởng bộ môn đô thị học), đây là ngành học lần đầu tiên có ở Việt Nam, SV học ngành này sẽ được cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết, kết hợp gắn liền lý thuyết với thực tiễn. Trong quá trình học, SV sẽ được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường lao động trong các lĩnh vực liên quan đến phát triển đô thị như quản lý đô thị, quản lý và đánh giá dự án, qui hoạch kinh tế - xã hội đô thị...
Học viện Quan hệ quốc tế mở hai chuyên ngành mới là luật quốc tế và kinh tế quốc tế. Cả hai ngành mới này đều đào tạo theo mô hình ngành chính, phụ. Ngành chính là luật và kinh tế, ngành phụ là ngoại ngữ. SV ra trường sẽ trở thành cán bộ làm việc trong lĩnh vực ngoại giao, ngoài chuyên môn phải có khả năng thông thạo một ngoại ngữ.
SV học luật quốc tế sẽ được cung cấp kiến thức cơ bản về hệ thống luật pháp quốc tế, tập trung vào hai lĩnh vực là công pháp quốc tế và luật kinh tế quốc tế. SV học kinh tế quốc tế được cung cấp kiến thức nền tảng về kinh tế quốc tế, tập trung vào lĩnh vực thương mại quốc tế và tài chính quốc tế. Cả hai ngành trên đều tuyển sinh 75 chỉ tiêu/ngành vào năm nay. TS dự thi theo khối A hoặc D.
Cử nhân đô thị học sẽ tham gia giải quyết những vấn đề cấp bách của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và có thể làm việc trong các cơ quan công quyền ở các cấp khác nhau, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức nhân dân; các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và nước ngoài; các tổ chức phát triển quốc tế; các tổ chức phi chính phủ quốc tế và địa phương.
Trường ĐH Y dược TP.HCM thêm ngành mới: bác sĩ y học dự phòng (thuộc khoa y tế công cộng) dự kiến chỉ tiêu cho năm đầu tiên là 50 SV. Thời gian đào tạo sáu năm.
GS Trương Phi Hùng, trưởng khoa y tế công cộng, cho biết ngành học này trang bị cho SV y đức cũng như những kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học xã hội và y học cơ sở một cách vững chắc, rèn luyện các kỹ năng thực hành cơ bản về y học dự phòng để xác định, đề xuất và tham gia tổ chức, giải quyết có hiệu quả các vấn đề cơ bản của y tế dự phòng và sức khỏe cộng đồng... SV tốt nghiệp bác sĩ y học dự phòng có thể đảm nhiệm công việc tại các trường ĐH, viện nghiên cứu, trung tâm y tế dự phòng, sở y tế hoặc các trung tâm y tế và các cơ sở y tế khác có liên quan đến y tế công cộng và y tế dự phòng từ trung ương đến địa phương.
ĐH Sư phạm TP.HCM mở thêm hai ngành mới là cử nhân ngoại ngữ tiếng Nhật và sư phạm quản lý quản lý giáo dục.
Thạc sĩ Tạ Quang Lâm - phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết ngành cử nhân ngoại ngữ tiếng Nhật cung cấp cho SV những kiến thức tương đối rộng về ngôn ngữ, văn hóa, văn học Nhật Bản.
Sau khi tốt nghiệp, người học có đủ năng lực làm việc tại các cơ quan hành chính, các viện nghiên cứu, nhà xuất bản, các doanh nghiệp, cơ quan ngoại giao của Việt Nam, các tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện, các công ty liên doanh Việt Nam - Nhật Bản, cũng như có khả năng hành nghề trong một số lĩnh vực dịch vụ như: hướng dẫn viên du lịch, bảo tàng…
Tuyển sinh các khối D1 (toán - văn - tiếng Anh), D4 (toán - văn - tiếng Trung Quốc), D6 (toán - văn - tiếng Nhật) với 60 chỉ tiêu. Thời gian đào tạo bốn năm đối với người tốt nghiệp trung học phổ thông, 1,5 năm đối với người tốt nghiệp cao đẳng tiếng Nhật.
Ngành sư phạm quản lý quản lý giáo dục: Đối tượng tuyển sinh: học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Môn thi: thí sinh tốt nghiệp THPT có thể đăng ký thi một trong ba khối: A, C, D1; thí sinh đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng thi môn tâm lý học đại cương và giáo dục học đại cương do Trường ĐHSP TP.HCM tổ chức. Thời gian đào tạo: bốn năm đối với người tốt nghiệp trung học phổ thông; hai năm đối với người tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Dự kiến tuyển 50 chỉ tiêu.
ĐH Kinh tế TP.HCM mở bốn chuyên ngành mới là thống kê kinh doanh, toán tài chính (thuộc khoa toán thống kê), kinh tế bất động sản (khoa kinh tế phát triển) và chứng khoán (khoa tài chính ngân hàng).
Thống kê kinh doanh: thạc sĩ Bùi Phúc Trung - trưởng khoa toán - thống kê, cho biết ngành học này nhằm đào tạo cử nhân kinh tế ngành hệ thống thông tin có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế, xã hội, kinh doanh và tiếp thị, có kiến thức chuyên sâu về hệ thống thông tin, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật thống kê và kỹ năng phân tích dữ liệu.
SV tốt nghiệp có thể làm việc trong các tổ chức và công ty cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường; các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có bộ phận nghiên cứu và phân tích dữ liệu nội bộ; các tổ chức có nhu cầu nghiên cứu và phân tích dữ liệu; thành lập tổ chức cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường và tư vấn kinh doanh và tiếp thị; tham gia huấn luyện, đào tạo thống kê tại các doanh nghiệp và giảng dạy thống kê tại các cơ sở đào tạo từ trung cấp đến cao đẳng và đại học.
Toán tài chính (thuộc khoa toán - thống kê): đào tạo cử nhân kinh tế ngành hệ thống thông tin có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế, xã hội, quản trị kinh doanh, có kiến thức chuyên sâu về toán ứng dụng, thống kê, tin học.
Cử nhân kinh tế ngành toán tài chính có khả năng nghiên cứu, phân tích và tư vấn đầu tư tài chính trên cơ sở ứng dụng các phương pháp toán học, xử lý dữ liệu và kỹ thuật tính toán hiện đại. Sinh viên được trang bị các kiến thức về tài chính hiện đại như phân tích định giá tài sản tài chính, chứng khoán phái sinh, phân tích rủi ro, quản lý danh mục đầu tư và dự báo tài chính.
SV tốt nghiệp có thể làm việc trong các công ty tài chính, các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, các ngân hàng thương mại, các quĩ đầu tư, các trường đại học và các cơ quan nhà nước.
Kinh tế bất động sản (thuộc khoa kinh tế phát triển): Cung cấp kiến thức tổng quan về bất động sản và thị trường bất động sản; nguyên tắc và các phương pháp thẩm định giá bất động sản; phân tích các yếu tố tác động đến sự vận động của giá cả bất động sản trên thị trường…
Chứng khoán (thuộc khoa tài chính - ngân hàng): Mục đích của chuyên ngành là đào tạo ra các cử nhân chuyên về lĩnh vực chứng khoán nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.
ĐH Kinh tế TP.HCM tuyển sinh điểm chuẩn chung cho tất cả các ngành, và không đưa ra chỉ tiêu cụ thể cho từng ngành. SV trúng tuyển vào trường, sau thời gian học đại cương là 1,5 năm sẽ xét tuyển vào từng ngành theo nguyện vọng.
Trường CĐ Kinh tế - kỹ thuật Cần Thơ mở hai chuyên ngành mới là quản lý đất đai, công nghệ thực phẩm (cao đẳng hệ chính qui). Dự kiến tuyển 50 chỉ tiêu cho mỗi ngành, và tuyển đối với thí sinh có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.


http://www3.tuoitre.com.vn/TTC/Index.aspx?ArticleID=238580&ChannelID=101

RainLee
15-02-2008, 02:05 PM
Những ai ko học lớp C như mình đều bảo rằng ngành Du Lịch tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc và cả ... bản thân mình nữa. Đặc biệt là lớp A bảo thủ! Ai cũng bảo mình hãy suy nghĩ kĩ trước khi quyết định chọn nghề này....Rất nhiếu rất nhiếu những lời khuyên, cản ngăn... Khó khăn quá!! Nhưng đó là đam mê, sở thích, là cái jì đó ấp ủ từ lâu, ko thể từ bỏ....

RainLee
15-02-2008, 02:12 PM
Em nghe nói học phí ở Hoa Sen rất cao phải ko? có anh chị nào học HS có thể cho em bit chi tiết về học fí ở trường dc hok?

phanphuong
15-02-2008, 02:19 PM
Du lịch là ngành hái ra tiền. 10 năm nữa vẫn vậy!
Vừa được đi chơi nhiều, vừa kiếm được nhiều tiền!

cobemongmo
15-02-2008, 03:51 PM
Du lịch là ngành hái ra tiền. 10 năm nữa vẫn vậy!
Vừa được đi chơi nhiều, vừa kiếm được nhiều tiền!
Đúng là ngành du lịch là ngành hái ra tiền nhưng không dễ đâu ạ! Còn nếu nói ngành du lich là ngành để đi chơi nhiều vừa kiếm được nhiều tiền như anh PP nói là không đúng đâu! Theo thầy dạy em môn Du lich nói rằng: Hướng Dẫn Viên Du lịch là nghề đi để phục vụ cho người khác đi chơi chứ không phải bản thân mình đi chơi. Nên đừng nghĩ rằng làm nghề DL này là để đi chơi nha. :biggrin:

To Rainlee: Nghề này rất cực em à! nhất là đối với nữ vì phải đi thường xuyên, hơn nữa tuổi thọ của ngành này lại ngắn, em chỉ có đủ sức để làm việc khi còn trẻ nếu già hơn khoảng 30 tuổi em sẽ cảm thấy đi nhiều rất mệt mõi, sẽ không còn đủ sức để tiếp tục yêu nghề nữa. Hơn nữa lúc ấy lại có gia đình thì sẽ rất khó khăn để giữ gìn gia đình của em vì nghề này bắt buộc em phải đi nhiều nhất là những dịp lễ tết.
Nếu đây là ước mơ của em thì em hãy cố gắng. Đừng vì cho rằng làm ngành này sẽ dễ kiếm tiền và được đi chơi nhiều mà chọn nó thì đó sẽ là một sự lựa chọn sai lầm. Nếu như thế thì chị khuyên em nên chọn một ngành khác. :)
Vài lời cùng em!
Thân

phanphuong
15-02-2008, 03:58 PM
Nữ là hướng dẫn viên thì hơi cực thiệt, nhưng học làm quản lý du lịch mà, đâu cần phải đi nhiều đâu!
Có ít tiền thì mở khách sạn. Nhiều tiền hơn thì mở resort, công ty.
Còn nếu là hướng dẫn viên thì sao? Thì làm vài năm đầu thôi, mấy năm sau lên làm điều hành, trưởng phòng chứ. Già lụm kụm thì đi gì nổi! ;-)
Nếu là nam thì nghề này rất hay! Đi nhiều, quen nhiều người (trong đó có các em gái)! kakaka

Sibinh97A105
15-02-2008, 05:11 PM
cobemongmo nói đúng đó Rainlee, du lịch cũng là một loại hình dịch vụ, mà dịch vụ thì đương nhiên phải phục vụ, nên em chẳng được chơi gì đâu. Cứ nghĩ đơn giản thế này, người thành phố rất thích về các vùng thôn quê chơi, nhưng chỉ ở vài ngày thui, chứ bắt họ ở đó luôn là họ "cự" à nha:biggrin:. Nếu em đi cả chặng đường xa mà chỉ tới một vài nơi mà mình đến hàng tuần thì chẳng còn cái thú của du lịch nữa. Lúc đó chỉ cầu mong sao em đủ sức khỏe và nghị lực để tiếp tục thui.

Nhưng mà học du lịch cũng năm bảy đường, không nhất thiết là phải khư khư phải dẫn đoàn; ý anh phanphuong cũng hay đấy, quản lý khách sạn không phải tồi đâu

Túm lại là chẳng có công việc nào nhẹ nhàng cả, cái nào nó cũng có cái "mệt" riêng của nó. Tốt hơn hết là Rainlee hãy tự hỏi mình trước là mình thích làm gì, nhắm mắt lại và tưởng tượng hình ảnh mình 5,10 năm sau chẳng hạn. VD em thích phong cách của một thư ký, của nhân viên công sở trong những bộ váy ngắn thì đi học để trở thành nhân viên văn phòng; nhưng nếu em là người năng động, thích giao tiếp, đi đây đi đó thì nó hơp với phong cách của hướng dẫn viên du lịch hay nhà báo,.. đại loại thế. Đương nhiên thích là một chuyện còn khả năng của mình tới đâu lại là chuyện khác, cái này thì đòi hỏi mình phải trung thực với chính mình.

@anh phanphuong: người ta nói đi đêm có ngày gặp ma nha anh :-P