PDA

View Full Version : Có nên đi du học không?


TheDeath
17-01-2008, 10:42 AM
Dĩ nhiên! Đồng ý gần như hoàn toàn với chuyện đi du học! Tuy nhiên cũng phải xem lại một số vấn đề sau:
1/ Có nên đi du học ở một môi trường không phổ biến như: Nam Phi, Brazil, Thái Lan, Malaysia...?
2/ Có nên đi du học khi có một mối tình đang tươi đẹp như một giấc mơ?
3/ Có nên đi du học khi đang thăng tiến, có cơ hội kiếm tiền rất tốt?
4/ Có nên đi du học một thời gian quá dài như trên 4 năm?
5/ Có nên đi du học khi tài chánh quá eo hẹp?

Theo TheDeath thì mục số 5 còn có thể chấp nhận được vì mình sẽ cố gắng vừa học vừa làm. Nhưng nếu có lý do từ mục số 1 đến mục số 4 thì có thể sẽ phải suy nghĩ lại. Nếu sai lầm một nước cờ thì có khi phải thua cả một bàn cờ! :sweat:

solidity
17-01-2008, 02:24 PM
Long An - TPHCM - Hà Nội - Hàn Quốc - Hà Lan , đã 12 năm "di chuyển", solidity ngẫm lại thấy mình rất đúng với 2 câu:

" Cỏ bên kia đồi bao giờ cũng xanh hơn cỏ dưới chân" là ý nghĩ "muôn đời" của mỗi người (không biết có quơ đũa cả nắm không nữa ?!!)

" Cuộc đời mang đến cho ta nhiều thứ, nhưng cũng lấy đi nhiều thứ..."

Do đó, đi đâu, làm gì đều là cơ hội, là thử thách, là trải nghiệm ...để thấy rằng chúng ta hiện diện trong cuộc đời này là nhỏ bé biết bao nhưng cũng ý nghĩa biết bao....

Sibinh97A105
17-01-2008, 02:40 PM
Khi nền kinh tế đất nước phát triển, điều kiện sống của người dân tăng lên, không ít gia đình sẵn sàng bỏ tiền cho con đi du học với mong muốn cho nó được bằng bạn bằng bè, từ đó nảy sinh nhiều chuyện dở khóc dở cười. Sẵn bác thedeath mở topic này, mình cũng xin đàm luận một tí vậy.

Có nên đi du học ở một môi trường không phổ biến như: Nam Phi, Brazil, Thái Lan, Malaysia...?

Cái này còn tùy, đi du học không phải là học ở một chỗ "oai" hơn, "oách" hơn mà là đi bù đắp những kiến thức mà không thể học được ở quê nhà. Vì vậy học ở đâu cũng vậy, bạn phải biết mình muốn học cái gì, bạn phải có ước mơ, có hoài bão nghề nghiệp, có chiến lược dài hạn thì mới mong "thành tài".

Vì vậy trước khi du học, các bạn phải tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu trường mà mình sẽ theo học. Nếu không thì thật là phí tiền bạc và thời gian. Ví như học CNTT ở Đại học KHXH&NV vậy, dù trường có thương hiệu cách mấy nhưng rõ ràng là không phải là nơi để bạn nâng cao kỹ năng ở lĩnh vực IT. Nhưng IT qua Ấn Độ du học thì chấp nhận được. Ở Thái Lan thì cũng có trường AIT, cũng khá nổi tiếng. Vả lại để đi một hành trình lớn thì bạn phải chia nhỏ chặng đường của bạn, như đi lên cầu thang vậy. Bạn đừng bao giờ nghĩ là nơi này hay nơi kia là trạm dừng chân cuối cùng, hãy chỉ xem nó là bước đệm để bạn có thể nhảy xa hơn, cao hơn, miễn là ước mơ, hoài bão của bạn đủ lớn.

Ngược lại có những bạn chỉ thích sang Mỹ thui, và thế là sau khi được tư vấn bởi các "cò" thì họ được đưa sang Mỹ thật, nhưng là ở hòn đảo xa xôi hẻo lánh, có khi lại nằm ở vùng tranh chấp. Và thật nực cười, chính sự đa văn hóa lại hấp dẫn ngược lại sinh viên bản xứ, và vòng quay cứ thế tiếp tục..

Có nên đi du học khi có một mối tình đang tươi đẹp như một giấc mơ?

Mình có một thằng bạn đang du học ở TQ. Trước khi lên đường thấy nó và người yêu ôm nhau cảm động lắm. Sau một năm hỏi "Tụi mày sao rùi?", "Tụi tao chia tay rùi". Vậy đó bạn, ví tình yêu như ngọn lửa, khoảng cách như ngọn gió thì ngọn gió sẽ thổi bùng những ngọn lửa lớn và dập tắt không thương tiếc những ngọn lửa nhỏ. Có hối tiếc không, có, nhưng chỉ một chút vì một cánh cửa đóng lại sẽ có một cánh cửa khác mở ra. Chúng ta không thể mãi ôm quá khứ được.

Vả lại cuốc sống rất công bằng, chúng ta muốn có cái này thì phải chấp nhận đánh đổi cái khác. Không chỉ riêng tình yêu. Sự lựa chọn thuộc về bạn. Nếu người kia thật sự là một nửa của bạn thì mình tin chắc rằng họ sẽ ủng hộ bạn.

Có nên đi du học khi đang thăng tiến, có cơ hội kiếm tiền rất tốt?

Khi đã có hoài bão, ước mơ thì không bao giờ phải lo chuyện thăng tiến, đó chỉ là vấn đề thời gian. Dẫu biết cơ hội kiếm tiền không phải lúc nào cũng đến. Nhưng cơ hội lớn hơn sẽ đến với bạn nếu bạn không từ bỏ ước mơ của mình.

Có nên đi du học một thời gian quá dài như trên 4 năm?

Còn xem bạn học cái gì, cấp độ nào. Nếu Master mà 4 năm thì quả là quá dài, nhưng PhD thì bình thường. Đó là chưa kể có mấy tên TQ học ở đây tới 7 năm. Hỏi ra mới biết tại nó qua đây từ hồi học phổ thông. Khiếp. Nếu bạn học ở trong nước thì cũng chừng ấy thời gian, không khác nhau mấy, nhưng cái bạn học được sẽ khác nhau nhiều lắm nếu bạn thực sự đi "học", còn không thì quả thật là lãng phí tuổi thanh xuân, đặc biệt với chị em phụ nữ.

Ngoài cái học trong trường thì chúng ta còn học được nhiều thứ khác ngoài xã hội. Đó mới chính là cái hấp dẫn sinh viên du học. Tiếp xúc với bạn bè trên toàn thế giới làm cho kiến thức và sự hiểu biết của bạn phong phú hơn. Bạn sẽ biết mình đang ở đâu để mà phấn đấu, bạn sẽ rèn luyện được sự tự tin trong giao tiếp.

Sống ở một nơi xa lạ, nhiều khi cách biệt về văn hóa, thêm vào áp lực công việc bắt buộc bạn phải thích nghi. Nếu không tự động bạn sẽ bị đào thải. Đã có nhiều vụ sinh viên phải quay về nước để điều trị tâm thần (xem thêm Rối loạn tâm thần vì xuất ngoại (http://www.sunrisevietnam.com/index.php?option=content&task=view&catid=340&id=1685&Itemid=450)) . Nhưng nếu vượt qua được thì chính những tháng ngày học tập vất vả, những trải nghiệm nơi đất khách quê người sẽ tôi rèn bạn, giúp bạn hoàn thiện bản thân, chững chạc hơn, bạn sẽ tự tin hơn trong cuộc sống cho dù sau này bạn có đi đến bất cứ nơi đâu.

Có nên đi du học khi tài chánh quá eo hẹp?

Nếu bạn muốn tranh thủ kiếm thêm tiền tiêu vặt thì nên đi làm thêm bên ngoài. Nhưng phải cân nhắc nếu không sẽ ảnh hưởng đến công việc học tập. Tại Anh hình như chỉ cho du học sinh làm thêm 20 giờ/1 tuần, cũng tùy trường để đảm bảo là bạn đi học chứ không phải đi "xuất khẩu lao động". Học bổng toàn phần của trường chắc chắn sẽ đủ để bạn trang trải mọi thứ, thậm chí còn đủ để dắt "em" bản địa đi đâu đó cuối tuần.

Nhưng nếu bạn du học tự túc thì khác, bạn hãy cân nhắc thật kỹ giữa số tiền mình bỏ ra và "kiến thức" mình thu được. Vì học phí chẳng hề rẻ chút nào, bèo nhất ở châu Á cũng là 2.000USD/năm, ở châu Âu, Mỹ khoảng 10.000USD/năm. Ở VN, đi du học dạng tự túc thường là những gia đình khác giả, thậm chí đại gia, tiền bạc là nước, xuất ngoại chỉ lấy cái tiếng nên cậu quý tử cũng tha hồ làm giặc ở xứ người, vì chẳng ai quản lý. Thật là lãng phí biết bao, giá mà tiền đó rót vào Quỹ học bổng LQĐ thì hay biết mấy. Ôi ước mơ chỉ là mơ ước.

TheDeath
17-01-2008, 02:41 PM
Ngày xưa nhiều lần TheDeath cũng ước mơ được đi du học... Được du học là được tìm hiểu về thế giới rộng mở bên ngoài, được du học là học được những kiến thức mới, được du học là cơ hội rèn luyện ngoại ngữ, và... cả bằng cấp tuyệt đẹp nữa... Thế rồi thời gian cứ lừ đừ trôi... ước mơ thì vẫn còn đó. Sau khi nghiệm lại, có khi không đi du học cũng hay!

Vì nhìn lại mấy đứa bạn đi du học, đứa nào đi cũng tốn ít nhất 500 chai, tốn thêm ít nhất 2 năm mà xa gia đình, xa cả... người yêu! :sweat: Bây giờ tụi nó về, phải làm việc để trả nợ và tìm mối tình mới! Hì hục lương tháng 12 - 13 chai... Mà trong thời gian đó, ở Việt Nam là thời kỳ đổi mới... là cơ hội của bất động sản, là cơ hội của chứng khoán, là cơ hội của thăng tiến, là cơ hội của tiền... Rất nhiều người ở lại, nắm bắt được cơ hội đã vươn vai lên một cách mạnh mẽ. Cũng có nhiều người không đi du học nhưng tự học, và cũng làm nên nhiều chuyện hay ho dù thạc sỹ trong nước thì sức mấy bằng thạc sỹ du học. Tuy nhiên cái gì cũng phải trả giá!

Có khi trả giá bằng tiền bạc là chuyện nhỏ, trả giá bằng tình cảm thì còn cao hơn nhiều! Dẫu sao nói thật lòng thì tớ vẫn ngưỡng mộ các bác đi du học!

rangsun
17-01-2008, 03:26 PM
Thứ nhất :
- Không nên đi du học khi đang làm vua(hay là chủ tịch nước).
Thứ hai :
- Đi du học làm gì khi được tài trợ mua bất cứ thiết bị gì để về tự học, kiến thức thì lên net search một phát là xong.(Hơi viễn vong phải không)
Tóm lại đi du học để dành cho những người cảm thấy không đủ kiến thức để kiếm thật nhiều tiền.(Ai có đủ thì khỏi phải học nữa).
Đi nước ngoài chỉ để tranh giành chức vụ với mấy thằng Tây cho vui thôi, chứ học được gì của mấy thằng mắt xanh mũi lõ.

TheDeath
17-01-2008, 03:32 PM
Bác rangsun này nhảm nhí quá đi thôi! Đi du học thật sự là kiến thức, mà có kiến thức thì tiền tự động đến. Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân có nhắc đi nhắc lại câu nói đó! Người đi du học là người ta hy sinh hiện tại để tương lai tốt đẹp hơn, có nghĩa là tính đến đường dài! Còn chuyện tự học trên net là... mơ hồ!

Túm lại là mỗi người có một ý chí riêng, một mơ ước riêng, không thể dùng ý của người này để áp đặt cho người khác. TheDeath phân tích như trên để cho mọi người cảm thấy thiệt hơn mà lựa chọn chứ không phải là đả kích chuyện đi du học! Bác rangsun này đả kích như vậy là không tốt, bàn luận mà không có thiện chí gì cả!

Vinh Loc 90A
17-01-2008, 08:13 PM
Khi nền kinh tế đất nước phát triển, điều kiện sống của người dân tăng lên, không ít gia đình sẵn sàng bỏ tiền cho con đi du học với mong muốn cho nó được bằng bạn bằng bè, từ đó nảy sinh nhiều chuyện dở khóc dở cười. Sẵn bác thedeath mở topic này, mình cũng xin đàm luận một tí vậy.



Cái này còn tùy, đi du học không phải là học ở một chỗ "oai" hơn, "oách" hơn mà là đi bù đắp những kiến thức mà không thể học được ở quê nhà. Vì vậy học ở đâu cũng vậy, bạn phải biết mình muốn học cái gì, bạn phải có ước mơ, có hoài bão nghề nghiệp, có chiến lược dài hạn thì mới mong "thành tài".

Vì vậy trước khi du học, các bạn phải tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu trường mà mình sẽ theo học. Nếu không thì thật là phí tiền bạc và thời gian. Ví như học CNTT ở Đại học KHXH&NV vậy, dù trường có thương hiệu cách mấy nhưng rõ ràng là không phải là nơi để bạn nâng cao kỹ năng ở lĩnh vực IT. Nhưng IT qua Ấn Độ du học thì chấp nhận được. Ở Thái Lan thì cũng có trường AIT, cũng khá nổi tiếng. Vả lại để đi một hành trình lớn thì bạn phải chia nhỏ chặng đường của bạn, như đi lên cầu thang vậy. Bạn đừng bao giờ nghĩ là nơi này hay nơi kia là trạm dừng chân cuối cùng, hãy chỉ xem nó là bước đệm để bạn có thể nhảy xa hơn, cao hơn, miễn là ước mơ, hoài bão của bạn đủ lớn.

Ngược lại có những bạn chỉ thích sang Mỹ thui, và thế là sau khi được tư vấn bởi các "cò" thì họ được đưa sang Mỹ thật, nhưng là ở hòn đảo xa xôi hẻo lánh, có khi lại nằm ở vùng tranh chấp. Và thật nực cười, chính sự đa văn hóa lại hấp dẫn ngược lại sinh viên bản xứ, và vòng quay cứ thế tiếp tục..



Mình có một thằng bạn đang du học ở TQ. Trước khi lên đường thấy nó và người yêu ôm nhau cảm động lắm. Sau một năm hỏi "Tụi mày sao rùi?", "Tụi tao chia tay rùi". Vậy đó bạn, ví tình yêu như ngọn lửa, khoảng cách như ngọn gió thì ngọn gió sẽ thổi bùng những ngọn lửa lớn và dập tắt không thương tiếc những ngọn lửa nhỏ. Có hối tiếc không, có, nhưng chỉ một chút vì một cánh cửa đóng lại sẽ có một cánh cửa khác mở ra. Chúng ta không thể mãi ôm quá khứ được.

Vả lại cuốc sống rất công bằng, chúng ta muốn có cái này thì phải chấp nhận đánh đổi cái khác. Không chỉ riêng tình yêu. Sự lựa chọn thuộc về bạn. Nếu người kia thật sự là một nửa của bạn thì mình tin chắc rằng họ sẽ ủng hộ bạn.



Khi đã có hoài bão, ước mơ thì không bao giờ phải lo chuyện thăng tiến, đó chỉ là vấn đề thời gian. Dẫu biết cơ hội kiếm tiền không phải lúc nào cũng đến. Nhưng cơ hội lớn hơn sẽ đến với bạn nếu bạn không từ bỏ ước mơ của mình.



Còn xem bạn học cái gì, cấp độ nào. Nếu Master mà 4 năm thì quả là quá dài, nhưng PhD thì bình thường. Đó là chưa kể có mấy tên TQ học ở đây tới 7 năm. Hỏi ra mới biết tại nó qua đây từ hồi học phổ thông. Khiếp. Nếu bạn học ở trong nước thì cũng chừng ấy thời gian, không khác nhau mấy, nhưng cái bạn học được sẽ khác nhau nhiều lắm nếu bạn thực sự đi "học", còn không thì quả thật là lãng phí tuổi thanh xuân, đặc biệt với chị em phụ nữ.

Ngoài cái học trong trường thì chúng ta còn học được nhiều thứ khác ngoài xã hội. Đó mới chính là cái hấp dẫn sinh viên du học. Tiếp xúc với bạn bè trên toàn thế giới làm cho kiến thức và sự hiểu biết của bạn phong phú hơn. Bạn sẽ biết mình đang ở đâu để mà phấn đấu, bạn sẽ rèn luyện được sự tự tin trong giao tiếp.

Sống ở một nơi xa lạ, nhiều khi cách biệt về văn hóa, thêm vào áp lực công việc bắt buộc bạn phải thích nghi. Nếu không tự động bạn sẽ bị đào thải. Đã có nhiều vụ sinh viên phải quay về nước để điều trị tâm thần (xem thêm Rối loạn tâm thần vì xuất ngoại (http://www.sunrisevietnam.com/index.php?option=content&task=view&catid=340&id=1685&Itemid=450)) . Nhưng nếu vượt qua được thì chính những tháng ngày học tập vất vả, những trải nghiệm nơi đất khách quê người sẽ tôi rèn bạn, giúp bạn hoàn thiện bản thân, chững chạc hơn, bạn sẽ tự tin hơn trong cuộc sống cho dù sau này bạn có đi đến bất cứ nơi đâu.



Nếu bạn muốn tranh thủ kiếm thêm tiền tiêu vặt thì nên đi làm thêm bên ngoài. Nhưng phải cân nhắc nếu không sẽ ảnh hưởng đến công việc học tập. Tại Anh hình như chỉ cho du học sinh làm thêm 20 giờ/1 tuần, cũng tùy trường để đảm bảo là bạn đi học chứ không phải đi "xuất khẩu lao động". Học bổng toàn phần của trường chắc chắn sẽ đủ để bạn trang trải mọi thứ, thậm chí còn đủ để dắt "em" bản địa đi đâu đó cuối tuần.

Nhưng nếu bạn du học tự túc thì khác, bạn hãy cân nhắc thật kỹ giữa số tiền mình bỏ ra và "kiến thức" mình thu được. Vì học phí chẳng hề rẻ chút nào, bèo nhất ở châu Á cũng là 2.000USD/năm, ở châu Âu, Mỹ khoảng 10.000USD/năm. Ở VN, đi du học dạng tự tuc thường là những gia đình khác giả, thậm chí đại gia, tiền bạc là nước, xuất ngoại chỉ lấy cái tiếng nên cậu quý tử cũng tha hồ làm giặc ở xứ người, vì chẳng ai quản lý. Thật là lãng phí biết bao, giá mà tiền đó rót vào Quỹ học bổng LQĐ thì hay biết mấy. Ôi ước mơ chỉ là mơ ước.

Đi du học? Cái cần nhất là tiền? Thêm vào đó đi du học để làm gì? Có cơ hội đi du học không? Còn chuyện vì đi du học mà người đó mất người yêu. Tôi nghĩ người đó may mắn nhiều hơn rủi. Cái nào cũng 2 mặt cả: được và mất.:)

Nhưng nói cho cùng nên một lần đi cho biết đó biết đây, chứ lẩn quẩn mãi một "xó" nào đó thì tầm nhìn bị che khuất.:-&

HuuXuan96A
17-01-2008, 08:53 PM
Mà trong thời gian đó, ở Việt Nam là thời kỳ đổi mới... là cơ hội của bất động sản, là cơ hội của chứng khoán, là cơ hội của thăng tiến, là cơ hội của tiền...
Em hoàn toàn tán thành quan điểm này của bác TheDeath.:boss:
Hiện nay ở JP, sách dạy đầu tư vào VN bán đầy các nhà sách. Dòng vốn đầu tư nước ngoài đang chuyển hướng từ TQ vào VN.
Người ta là người nước ngoài, đầu tư vào VN, nghĩa là mình phải có điều gì đó hấp dẫn, khiến người ta chấp nhận rủi ro "ĐÁ SÂN KHÁCH". Trong khi đó mình là người VN, được "ĐÁ TRÊN SÂN NHÀ" thì tội tình phải đi đâu :)
Trong lúc VN mình đang chuyển mình mạnh mẽ, cơ hội vươn lên rất là nhiều. Bỏ đi nước ngoài học chừng 4 năm. Đến quay về thì mọi sự đã ổn định, lúc đó ôm mấy cái bằng tốt nghiệp ĐH nước ngoài đi "LÀM THUÊ"...rùi tự thắc mắc, tại seo mình cứ phải đi làm thuê, mà mấy thằng kia nó lại làm chủ....!!!:sweat:

Sibinh97A105
17-01-2008, 11:11 PM
Em hoàn toàn tán thành quan điểm này của bác TheDeath.:boss:
Hiện nay ở JP, sách dạy đầu tư vào VN bán đầy các nhà sách. Dòng vốn đầu tư nước ngoài đang chuyển hướng từ TQ vào VN.
Người ta là người nước ngoài, đầu tư vào VN, nghĩa là mình phải có điều gì đó hấp dẫn, khiến người ta chấp nhận rủi ro "ĐÁ SÂN KHÁCH". Trong khi đó mình là người VN, được "ĐÁ TRÊN SÂN NHÀ" thì tội tình phải đi đâu :)
Trong lúc VN mình đang chuyển mình mạnh mẽ, cơ hội vươn lên rất là nhiều. Bỏ đi nước ngoài học chừng 4 năm. Đến quay về thì mọi sự đã ổn định, lúc đó ôm mấy cái bằng tốt nghiệp ĐH nước ngoài đi "LÀM THUÊ"...rùi tự thắc mắc, tại seo mình cứ phải đi làm thuê, mà mấy thằng kia nó lại làm chủ....!!!:sweat:

Dễ hiểu thôi mà, nước thì chảy về chỗ trũng. Việt Nam có cái gì ngoài nguồn nhân lực rẻ? Tại sao cũng là con người với nhau mà giá trị sức lao động lại khác nhau thế? Khoáng sản thì có đó nhưng có khai thác được đâu? Chẳng lẽ mấy ông nhà nước lại không muốn "đá sân nhà", nhưng ngặt một nỗi "lực bất tòng tâm", muốn "đá" mà "đá" chẳng được. Ví dụ như dầu chẳng hạn, toàn phải bán dầu thô cho người ta, sau đó phải còng lưng mua lại dầu tinh luyện.

Cái gì hơn nhau giữa nước phát triển và nước đang phát triển hay nước yếu kém? Mình đồng ý với quan điểm ở lại làm giàu, vì dân giàu thì nước mạnh mà. Nhưng làm giàu dễ thế sao? Thử hỏi trong 1000 người thì mấy ai có khả năng nắm bắt cơ hội làm giàu, nói thì lúc nào cũng dễ hơn làm. Chẳng lẽ chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là "vô bổ"?

Nền kinh tế bây giờ là kinh tế tri thức, là toàn cầu hóa, nếu không có tri thức thì đừng nói chuyện với thế giới. Lúc ấy ngay cả cơ hội để người ta nhảy vào "đá sân khách" còn chưa chắc có! Như ngành CNTT chẳng hạn, theo thống kê mới đây thì mức cung đã vượt cầu 500% nhưng nhà tuyển dụng phải "đỏ mắt" tìm nhân lực. Số người được tuyển cũng phải qua đào tạo 3-6 tháng mới có thể làm việc được. Theo lời Phó thủ tướng thì các nhà đầu tư đang "tạm ứng" niềm tin về việc đào tạo nguồn nhân lực của chúng ta. Không khéo thì có nguy cơ họ sẽ "bỏ chạy".

Ngược lại, Ấn Độ trước đây có ai biết đến đâu, nhưng chẳng phải CNTT đã giúp họ trở thành đại gia trong lĩnh vực này? Cộng với khả năng ngoại ngữ tốt nên họ đã hướng thị trường sang Bắc Mỹ. Chẳng thèm nói chuyện với Châu Á nữa.

Thậm chí ngay cả bây giờ, có trường đại học danh tiếng nào mà không thấy sinh viên của Trung Quốc, Nhật hay Hàn? Tại sao họ phải như vậy? Cách đây khoảng chừng 20 năm thôi họ thế nào, bây giờ họ thế nào? Mình phải mất bao nhiêu năm nữa mới theo kịp họ hiện giờ, 10 năm, 20 năm? Đến lúc đó họ đã đi đến đâu rồi? Nhật thì chuẩn bị lên cung trăng rồi, điều này chắc HuuXuan biết rõ hơn mình..

TheDeath
18-01-2008, 06:58 AM
Đi du học về thì cơ hội việc làm là rất lớn, điều đó là dĩ nhiên rồi, không cần phải bàn cãi. Đi du học là có nhiều kiến thức mới, được mở rộng tầm mắt... Tuy nhiên không đi du học cũng có thuận lợi là trong thời gian đó bạn đã tạo dựng được mối quan hệ rộng rãi, tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Nếu làm trong ngành tài chính mà có kinh nghiệm khoảng 4 năm thì lương trung bình cũng cỡ 500USD

Nếu đi du học về lương cỡ 800USD, còn phải trả nợ khoảng 500 chai mà mình ứng trước khi đi du học thì mỗi tháng phải dành dụm 10 chai và phải hì hục trong 4 năm mới trả được hết nợ... Nếu chỉ xét đơn thuần về mặt kinh tế (chỉ xét về mặt này thôi...) thì khó có lợi! Chỉ có lợi ở kiến thức tốt hơn... mà nếu chỉ ngồi trong ghế nhà trường mà không thực hành thực tiễn ở xứ người thì... kiến thức tốt hơn thì TheDeath nghĩ cũng chưa chắc!

Mấy cái này là suy nghĩ thật tình của TheDeath có gì mong các bác chỉ giáo!

Tr.Giang
18-01-2008, 01:52 PM
Thú thật mình cũng thích đi... du học (hehehe).
Đi ra, không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc... vì ông bà ta nói rồi mà "đi một ngày đàng học một sàng khôn..."
Còn việc các anh chị em nói về thành công, thành đạt về mặt vật chất... hay không thành công, không thành đạt khi đi hay không đi du học lại là vấn đề còn phải bàn luận thêm ở nhiều khía cạnh khác. Sự thành công, thành đạt ở đây còn phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó người ta hay bàn về khả năng nhìn nắm bắt, thực hiện cơ hội; vào cơ duyên của mỗi người; vào từng lĩnh vực hoạt động... Trong đó việc có kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng... tạm gọi là tiên tiến (bằng cách đi du học) là một trong những chiếc chìa khóa để mở một vài cánh cửa (và đã có rất nhiều người mở đúng những cánh cửa mà qua đó nó làm thay đổi nhiều thứ theo chiều hướng tốt).
Theo tôi, bỏ qua những chuyện bên lề như tình cảm... thì việc đi du học cho đáng du học sẽ mở ra một cơ hội thật tốt để chúng ta cống hiến cho xã hội và làm giàu cho mình ít nhất là ở mặt kiến thức!

Sibinh97A105
18-01-2008, 01:54 PM
Tạo dựng mối quan hệ? Đi du học không tạo dựng mối quan hệ sao? Tất nhiên còn tùy là người đi du học đã đi làm chưa, nếu chưa đi làm bao giờ thì quan hệ kiểu khác, người đã đi làm rồi thì biết mình phải quan hệ như thế nào vì trong số bạn bè sẽ có những người là đối tác tiềm năng, và đương nhiên không tránh khỏi có đối thủ nữa. Dù gì đi nữa thì biết mình biết ta cũng rất có lợi. Và hơn hết là bạn ở trong môi trường toàn cao thủ trên khắp thế giới, những người có niềm tin và niềm đam mê giống bạn. Hơn nữa, Để tạo dựng mối quan hệ còn đòi hỏi nhiều kỹ năng mềm khác nữa, nếu không có kỹ năng thì ở đâu cũng vậy, trong nước hay ngoài nước đều chẳng làm ăn được gì, có lẽ nó liên quan phạm trù khác...

Đi du học mà về trả nợ là dạng du học tự túc, không nói làm gì, lúc đó thì rõ ràng họ phải đắn đo như bác thedeath là đúng. Nhưng còn anh em du học bằng học bổng toàn phần thì sao, tệ hơn một chút là bán phần. Nam nhi thì thường ít khi để dành, cứ cuối tuần mà thấy còn nhiều tiền trong tài khoản là a lê hấp, còn nữ nhi thì khác, có bạn còn mang về 2000$ í chứ. Nếu ai mà khá hơn nữa lấy học bổng của chính phủ thì thôi rồi, hàng tháng có thể gởi về 4, 5 chai cho gia đình.

Học ở xứ người đi đôi với thực hành, Học ở nước ngoài chẳng đòi hỏi nhiều giờ lên lớp nhưng bạn học 1 thì bạn phải đọc thêm 5 và ráng mà biết 10. Giáo sư chỉ gợi mở, còn lại là tự thân vận động. Chuyện thực hành, thực nghiệm là như cơm bữa. Cái du học sinh lo không phải là không học được gì ở "xứ người" mà lo là khi về "xứ mình" rồi thì có áp dụng được không? Hay là bỏ phí, học cho đã rồi về làm giám thị nhắc nhở chuyện học hành của các em!!!

Tr.Giang
18-01-2008, 02:07 PM
Đi du học về thì cơ hội việc làm là rất lớn, điều đó là dĩ nhiên rồi, không cần phải bàn cãi. Đi du học là có nhiều kiến thức mới, được mở rộng tầm mắt... Tuy nhiên không đi du học cũng có thuận lợi là trong thời gian đó bạn đã tạo dựng được mối quan hệ rộng rãi, tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Nếu làm trong ngành tài chính mà có kinh nghiệm khoảng 4 năm thì lương trung bình cũng cỡ 500USD

Nếu đi du học về lương cỡ 800USD, còn phải trả nợ khoảng 500 chai mà mình ứng trước khi đi du học thì mỗi tháng phải dành dụm 10 chai và phải hì hục trong 4 năm mới trả được hết nợ... Nếu chỉ xét đơn thuần về mặt kinh tế (chỉ xét về mặt này thôi...) thì khó có lợi! Chỉ có lợi ở kiến thức tốt hơn... mà nếu chỉ ngồi trong ghế nhà trường mà không thực hành thực tiễn ở xứ người thì... kiến thức tốt hơn thì TheDeath nghĩ cũng chưa chắc!

Mấy cái này là suy nghĩ thật tình của TheDeath có gì mong các bác chỉ giáo!

Mình không bàn xa hơn, chỉ bàn với Thần Chết trong lĩnh vực tài chính mà Thần Chết đã đưa ra làm ví dụ.
Theo Thần Chết, nếu làm trong ngành tài chính mà có kinh nghiệm khoảng 4 năm thì lương trung bình cũng cỡ 500USD. Nếu đi du học về lương cỡ 800USD, còn phải trả nợ khoảng 500 chai mà mình ứng trước khi đi du học thì mỗi tháng phải dành dụm 10 chai và phải hì hục trong 4 năm mới trả được hết nợ... Nếu chỉ xét đơn thuần về mặt kinh tế (chỉ xét về mặt này thôi...) thì khó có lợi!

Theo ý Tr.Giang, thực sự thì nếu tính về cái lợi trước mắt thì việc đi du học rồi về trả nợ hì hục trong vòng 4 năm thì thật là... mệt thiệt. Tuy nhiên, qua được bốn năm ấy rồi thì sao? Chắc hẳn người đi du học sẽ càng ngày tích lũy được nhiều hơn so với người không đi du học. Mà sự tích lũy này chắc không phải là chỉ trong vòng 4 hay 8 năm sau đó nữa. Có khi là 15, 20 năm và nhiều hơn thế nữa... Như vậy chắc hẳn sau một thời gian dài như thế thì người không đi du học có một tài sản thua xa người đã từng đi du học và đã từng phải chật vật cày trả nợ trong vòng 4 năm đầu về nước... (hihihi)

Nói thế để thấy rằng, trong nhiều lĩnh vực đầu tư, có nhiều người bỏ ra một số tiền lớn và thời gian thu hồi vốn rất dài. Tuy nhiên, sau đó thì họ lại sinh lãi vùn vụt!

Không có ý bài bác Thần Chết về việc đi du học hay không. Nhưng góp ý một chút với Thần Chết về việc khi đưa ra các ví dụ!

Tr.Giang
18-01-2008, 02:34 PM
Dĩ nhiên! Đồng ý gần như hoàn toàn với chuyện đi du học! Tuy nhiên cũng phải xem lại một số vấn đề sau:
1/ Có nên đi du học ở một môi trường không phổ biến như: Nam Phi, Brazil, Thái Lan, Malaysia...?
2/ Có nên đi du học khi có một mối tình đang tươi đẹp như một giấc mơ?
3/ Có nên đi du học khi đang thăng tiến, có cơ hội kiếm tiền rất tốt?
4/ Có nên đi du học một thời gian quá dài như trên 4 năm?
5/ Có nên đi du học khi tài chánh quá eo hẹp?

Theo TheDeath thì mục số 5 còn có thể chấp nhận được vì mình sẽ cố gắng vừa học vừa làm. Nhưng nếu có lý do từ mục số 1 đến mục số 4 thì có thể sẽ phải suy nghĩ lại. Nếu sai lầm một nước cờ thì có khi phải thua cả một bàn cờ! :sweat:

Hehehe, tiện đây viết thêm cho Thần Chết một bài nữa vì cũng mê cái vụ này và dạo này vì một số lý do trong đầu cứ lởn vởn hai từ "Du Học"...
Cũng đồng ý với Thần Chết là việc Du học là điều nên hướng tới!
Thần Chết đưa ra 5 vấn đề cần phải xem xét cân nhắc xem có nên đi du học hay không. Theo mình chắc là danh sách này còn phải bổ sung nhiều hơn nữa.
6. Có nên đi du học khi tuổi đã quá cao không?
7. Có nên đi du học khi sức khỏe kém hay không?
8. Có nên đi du học khi hổng biết đi để làm gì hay không?
.... (hehehe, mọi người bổ sung thêm)

Theo thống kê sơ bộ 100 người thì với mỗi tình huống đều có số lượng người trả lời "nên đi, không nên đi"..... như nhau (hihi). Hỏi tại sao nên, tại sao không nên thì hầu hết đều trả lời là...... sau khi suy nghĩ kỹ về hoàn cảnh của mình rồi thì thấy rằng "nên đi, không nên đi" (hì hì).

Dĩ nhiên là mỗi bạn đều có cách trả lời của mình sau khi đã nghĩ kỹ hoàn cảnh của mình. Chắc là vẫn nên bàn tiếp về lợi ích của đi du học phải không? Nhưng theo mình, tốt nhất là ai có kinh nghiệm thực tế khi đi du học thì nêu ra cho người sau học hỏi rút kinh nghiệm. Chẳng hạn, bạn suy nghĩ như thế nào trước khi đi du học. Bạn gặp những khó khăn nào (như tiền bạc, tình yêu, ngoại ngữ...) và giải quyết ra sao để có thể đi du học (hoặc đã quyết định ở nhà)? Khi đi du học thì gặp thuận lợi, rắc rối phức tạp gì (chẳng hạn như ngoại ngữ, khẩu vị thức ăn, môi trường mới, bạn bè mới, cách suy nghĩ mới...). Sau khi đi học về bạn thấy có trưởng thành vượt bậc không hay thấy mình tiềm tàng một kỹ năng gì đó? Học về bạn đã làm việc ra sao, có khó tìm việc hay không, lương như thế nào?

Việc này hình như đã có lần So trao đổi rồi nhưng thấy vẫn còn lớt phớt lắm!

solidity
18-01-2008, 05:02 PM
"Thương nhau cởi áo cho nhau
Về nhà mẹ hỏi, qua cầu gió bay"

Đi du học để "cởi áo"...xin mời xem bài viết của Trí Nhân trên báo xuân Echip Mobile :) http://farm3.static.flickr.com/2227/2200862763_e3b51a3da1_b.jpg

Làm gì cũng phải tốn tiền, đi học cũng vậy, vấn đề là ai sẽ là người trả tiền? Nếu mình không có tiền thì bótay sao? Các bậc học khác thì không biết thế nào, riêng đi học sau đại học (MSc, PhD) các ngành kỹ thuật thì theo kinh nghiệm của solidity thì rất nhiều cơ hội để mình khỏi phải bỏ tiền túi nhưng vẫn có thể thực hiện ước mơ đi "du hí + học tập = du học"....

rangsun
19-01-2008, 07:26 AM
theo kinh nghiệm của solidity thì như vậy nhưng theo mình thì người nào du học thì đều là Con ông cháu cha cả(Tại vì tự bản thân làm gì có tiền để mà đi du với học). Mình định rồi, sau này mình sẽ lấy vợ ngoại quốc qua bển sống, được nó lo hết. Khỏi cần học hành, làm việc chi cho mệt. Lại được hưởng ................

Tr.Giang
19-01-2008, 01:49 PM
theo kinh nghiệm của solidity thì như vậy nhưng theo mình thì người nào du học thì đều là Con ông cháu cha cả(Tại vì tự bản thân làm gì có tiền để mà đi du với học). Mình định rồi, sau này mình sẽ lấy vợ ngoại quốc qua bển sống, được nó lo hết. Khỏi cần học hành, làm việc chi cho mệt. Lại được hưởng ................

@ Rangsun: đừng bàn ra, không phải lúc :-P
@ So: có thể nói rõ hơn không về kinh nghiệm đi du học không phải mất tiền?

solidity
20-01-2008, 03:09 AM
@ Rangsun: đừng bàn ra, không phải lúc :-P
@ So: có thể nói rõ hơn không về kinh nghiệm đi du học không phải mất tiền?

Để trả lời anh Tr.Giang, solidity muốn đi lại từ đề tài anh theDeath đặt ra 1 chút :

Có nên đi du học hay không ?

Thử “tóan” hóa luật nhân quả bằng 1 hàm số Q (Quả) phụ thuộc vào tham số N (nhân) và biến số Di (Duyên, i=1..n : integer)
Q = f(N,Di) với Q=Quả, N= Nhân và D=Duyên

Như vậy có thể xem Q là kết quả, là mục tiêu của 1 dự án ta muốn đạt được.

Bài tóan Có nên đi du học hay không ? tương đương Q= Yes/No Trước khi đi tiếp, chúng ta phân tích 1 chút mối quan hệ Q=f(N,Di)

- Tham số N (nhân): sức khỏe, học lực, môi trường sống, hòan cảnh gia đình…là tham số đặc trưng cho mỗi người (được xem là ta không thay đổi được).

- Biến số D (duyên): học lực như vậy, ngọai ngữ như vậy, tiền bạc, người yêu….được xem là các “biến số” có tính chất quyết định cho Q= Yes/No.

- Anh A là con nhà giàu, thì anh A có thêm 1 ưu thế ( một “thuận duyên”) để cho Q tiệm cận Yes. Ngược lại, chị B cũng con nhà giàu nhưng “nhà giàu” có thể là “nghịch duyên” để chị B quyết định ở nhà gần bố mẹ gia đình cho khỏe !? Tương tự, người yêu, hay 4-5C, đều có thể là động lực hoặc rào cản dẫn đến Q= Yes hoặc Q= No

Cho nên, với câu hỏi Có nên đi du học hay không ? Câu trả lời là “tùy bạn”

Nếu bạn chọn cho mình Q = Yes thì bạn sẽ liệt kê tham số N đặc trưng của mình và 1 lọat các Duyên Di để tác động lên nó, làm cho nó từ negative thành positive. Một khi negative--->positive thì Q-->possible Yes.

Trường hợp, solidity hồi mới được tuyển thẳng vào BK HCM, cũng là năm đầu tiên chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Việt-Pháp (PFIEV) khai sinh, SV vào đây cũng giống như đầu vào LQĐ mình. Sau 1 học kỳ, gần 20 bạn có học bổng đi du học nước ngòai (đa số đi Singapore), trong đó không có solidity mặc dù trong danh sách tiêu chuẩn vào PFIEV solidity nằm ở số thứ tự 1. Vì sao? Vì solidity không phải thuộc hàng 4-5C nên bị ép chăng? Nếu nghĩ như vậy là 1 suy nghĩ vô cùng “ấu trĩ” !

- Tiêu chuẩn vào PFIEV chỉ xét thành tích PTTH theo ưu tiên: giải QG, điểm thi tốt nghiệp  solidity được đứng đầu danh sách vào PFIEV vì 2 cái D (duyên) này trội.

- Tiêu chuẩn đi nước ngòai, solidity thiếu 1 trong các D quan trọng là ngọai ngữ (tiếng Anh)

Nếu “chụp mũ” những bạn “4-5 C” nằm trong danh sách 20 người đi du học lúc đó có phải là 1 sự “ấu trĩ” và “oan ức” cho các bạn 4-5C và solidity tự giết “ý chí phấn đấu” của mình không? 4-5C cũng chỉ là 1 trong những cái D ảnh hưởng đến Q= Yes (chứ không phải là cái quyết định)

Kể câu chuyện này muốn trả lời comment của bạn rangsun và cũng để “cảnh báo” cái suy nghĩ “chụp mũ” hay tiềm ẩn trong mỗi chúng ta, mặc dù nó có phần “không sai” trong xã hội ta hiện nay ! Chúng ta nên nhìn nhận chúng ta thật sự muốn gì, ta có ưu điểm gì, có khó khăn gì cần khắc phục để đạt mục tiêu hơn là đổ lỗi cho các nguyên nhân bên ngoài!

Trở lại đề nghị của anh Tr.Giang: giải quyết cái “duyên” D = tài chính. Cái này có thể giải quyết “gián tiếp” nhờ những cái D khác như: bảng điểm, ngành học, ngoại ngữ…v.v. Với lợi thế về kết quả học tập ở ĐH, ngoại ngữ, các bạn có thể apply các loại học bổng: (1) thông qua các nguồn trong nước: học bổng tài trợ của công ty (thông qua các trường ĐH như Shell dành cho SV hóa dầu chẳng hạn…), học bổng đào tạo bằng ngân sách nhà nước 322, họăc học bổng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của TPHCM, Cần Thơ…hoặc (2) apply trực tiếp (solidity biết rất nhiều người thành công bằng con đường này vì thủ tục đỡ “phiền hà” so với việc thông qua các trường ĐH hay Bộ GDĐT) vào các trường nước ngòai mà không thông qua trường hay cơ quan trong nước (thường đây là học bổng làm đề tài cho GS, học bổng chính phủ nước sở tại hay học bổng của các tập đòan). Anh Minh Nhựt 93A-LQĐ là một gương điển hình mà solidity được biết, anh ấy vừa bảo vệ thành công luận án Tiến Sĩ về IT ở Singapore năm 2007 và hiện ở lại làm việc bên đó.

ACE nào có nhu cầu tìm hiểu có thể xem thêm những bài chia sẻ của chị Hiền Trang http://www.lqd-longan.com/forum/showthread.php?t=2968
và có thể vào trang http://tiptop.iop.org/ liên tục cập nhật.

Thay lời kết, solidity không thích tranh luận chuyện “con gà, cái trứng” mà với “cái trứng trước mặt”, nếu solidity muốn đem luộc thì solidity sẽ tìm hiểu cái trứng này mình có “quyền” được ăn không (của ai để đó hay cho mình), trứng gà đất hay gà công nghiệp (nếu không muốn ăn trứng gà công nghiệp), và xa hơn nó xuất xứ từ đâu (nếu là từ TQ thì cẩn thận!)…. Chứ solidity không có nhu cầu tìm hiểu/tranh luận “cái trứng có trước hay con gà có trước” trong khi cái mình thực sự muốn là : thưởng thức hương vị cái trứng!

Thân chúc các ACE có ước mơ đi du học sớm tích lũy đủ "nhân duyên" và may mắn. Chúc thành công!

Sibinh97A105
20-01-2008, 04:33 PM
Không phải mình nói quá nhưng quả thật chưa bao giờ mình thấy con đường du học bằng học bổng lại dễ như lúc này. Nói như solidity thì chỉ cần bạn có đủ Duyên là được, hay đúng hơn là bạn phải có nội lực, cụ thể là thành tích học tập của bạn ở đại học (apply Master), hay các công trình nghiên cứu (apply PhD), và một cái cực kì quan trọng đó là ngoại ngữ. Nếu bạn có ý định du học thật sự thì hãy bắt tay vào học ngoại ngữ để lấy cái bằng TOEFL, hay IELTS cho kha khá một chút, tùy theo yêu cầu của từng trường. Chẳng phải họ làm khó gì mình mà đó thật sự là công cụ cần thiết để bạn có thể lĩnh hội kiến thức.

Trong thời gian đầu tư cho nội lực thì bạn cũng tranh thủ thời gian đi săn các suất học bổng, có rất nhiều kênh thông tin cho bạn lựa chọn. Hãy vào các website của HSVVN du học (http://www.svduhoc.vnn.vn/) tại các nước ,... sẽ có nhiều thông tin bổ ích cho bạn, qua đó bạn sẽ thấy rằng du học là trong tầm tay chứ không phải là cái gì đó quá xa vời hay chỉ những đại gia mới chạm tới được.

Khi đã đủ nội lực, cũng đã tìm được suất học bổng ưng ý thì bạn chỉ việc apply nữa thui, đến đây thì bạn phải biết cách "show hàng", cho họ thấy nội lực của bạn. Đây là cả một nghệ thuật, vì nếu không khéo họ sẽ cho là bạn quá phô trương hoặc tự tin thái quá; ngược lại bạn quá mờ nhạt trong mắt họ so với các ứng viên khác. Kinh nghiệm cho mình thấy giữa 2 người có nội lực tương đương mà thiếu kinh nghiệm hoặc hời hợt trong việc apply thì cũng fail như thường.

Gem
02-02-2008, 08:56 PM
anh solydity xem bài viết này rất hay:
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=241819&ChannelID=7

và Gem nghĩa các anh chị du học cũng nên viết dạng như thế này để anh em có thể hình dung thực tế về vấn đề du học hơn.

solidity
03-02-2008, 03:52 PM
anh solydity xem bài viết này rất hay:
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=241819&ChannelID=7

và Gem nghĩa các anh chị du học cũng nên viết dạng như thế này để anh em có thể hình dung thực tế về vấn đề du học hơn.

Cảm ơn bạn Gem, bài viết rất cảm động, con đường mà bạn Anh Tú trải qua không ít bạn du học sinh cũng trải qua (mỗi người 1 hoàn cảnh, tuy có khác nhau về hình thức nhưng bản chất khó khăn có lẽ không khác!!!)

Đối với solidity, từ Long An lên TPHCM khó khăn 1, từ TPHCM ra Hà Nội khó khăn 10. Cho nên trước khi đi du học, solidity chưa từng nghĩ đến một bầu trời đầy màu xanh nơi "xứ người" mà chuẩn bị tâm lý khó khăn sẽ là 20-50, nhưng...thực tế khó khăn đã lên đến 3-4 con số....


....Sau hai năm học hành,..... Không thể tả hết nổi xúc động khi tôi trở lại sân bay Tân Sơn Nhất. Mọi người đều kinh ngạc thấy tôi khóc như mưa. Mấy ai biết, đó là nước mắt của hạnh phúc, của nhớ thương…”

---> solidity cảm nhận đầy đủ cảm xúc này khi bước xuống sân bay TSN ngày 30/6/2007, sau hơn 2 năm xa VN và trở về với bằng Master. Với ai đó bằng Master có thể không là gì, với solidity, đó không chỉ là cái chứng nhận chuyên môn chuẩn quốc tế, mà là chứng nhận sự chiến thắng bản thân từng ngày từng giờ nơi xứ người...Đó cũng là lý do bài comment lần trước solidity khuyên mọi người đừng có suy nghĩ "chụp mũ" (nào là đi du học là con đại gia, 5C..v.v...)

Trở lại vấn đề, giống như bài phân tích lần trước, solidity muốn nhấn mạnh rằng dù đi du học bằng học bổng hay tự túc thì cũng đều có khó khăn nhất định (đi bằng học bổng thì cũng phải cố gắng học, làm việc thế nào để không mất học bổng, chuyện đi làm thêm cũng không đơn giản vì sẽ ảnh hưởng đến thời gian học...). Được - mất gì khi đi du học là khái niệm tương đối đối với từng người. Riêng solidity, đi du học để biết mình là ai, đang ở đâu, để biết bên ngoài cái nơi ta sinh ra và lớn lên có cái gì và hơn tất cả để biết rằng chiến thắng bản thân giây phút nào mừng giây phút đó ! (đoạn kết bài viết "Thư Hà Lan"-báo xuân echip mobile, attached ở comment trước http://farm3.static.flickr.com/2227/2200862763_e3b51a3da1_b.jpg , solidity nói lên 1 trong những cách solidity hòa nhập và "chống chọi" bản thân!)

Nếu có điều kiện, solidity sẽ viết những bài kể lại kỷ niệm học tập ở TPHCM- Hà nội : sự khác biệt Bắc - Nam trong cùng 1 đất nước, và rồi Việt Nam -Hàn Quốc - Hà Lan : sự khác biết Á - Âu... bằng những thực tế mình đã trải qua và tất nhiên cũng chỉ là cái nhìn chủ quan của cá nhân solidity, nhưng hy vọng nó cũng phản chiếu 1 điểm tối-sáng trong bức tranh "du học" đầy màu sắc....)

rangsun
03-02-2008, 05:00 PM
Chà, nghe mấy anh chị bàn chuyện du học sao nghe mê quá. Ấy là những con đường chính thức mình nên làm vậy. Và các comment đều bỏ qua vấn đề tiền bạc. Còn riêng mình thì ko. Mình thích nhìn ở mặt trái của nó hơn là ở mặt tích cực. Tại vì ngay cả 1 lớp anh văn bình thường ở tại VN mình còn chưa thể lo xong chi phí(TOFÔ,,TOPÍT thậm chí là bằng C cũng vậy). Ở VN còn mang nặg tính con ông cháu cha, quen biết nên có bằng cấp cao nhưng ko được lòng người có chức vụ ở công ty nào đó thì cũng đừng hòng chen chân vô được. Đi du học là thế, có bằng cấp quốc tế là thế nhưng chưa chắc làm việc lại hay hơn những người tốt nghiệp trong nước. Vì khi đi vào làm việc thực tiễn, có nhiều mối quan hệ cực kì phức tạp, và người vào sau rất khó lên làm quản lý được. Ko như nước ngoài, ở đây rất coi trọng kinh nghiệm và số năm cống hiến cho công ty(hay cơ quan). Và số người có kinh nghiệm làm việc rất đông, họ thừa sức để làm những công việc hiện tại(nhưng đòi hỏi lương ko cao, thành quả thì ko kém hơn), hỏi chứ số người đi du học về cạnh tranh lại ko ? Những sản phẩm của người đi du học làm ra chưa chắc được thị trường chấp nhận(vì học và làm là hai việc khác nhau). Cho nên ai đi du học thì nên nghĩ đến việc mở mang kiến thức hơn là kiếm tiền(nếu muốn lương cao thì ở lại làm việc ở nước ngoài luôn đi). Còn nhiều những vấn đề tồn tại ở VN mà mình khó nói ra đây(sợ BQT cho là có ý đồ chính trị thì khốn). Còn riêng mình, chuyên ngành tin học thì mình nghĩ đi du học cũng ko ích gì vì công nghệ thay đổi từng giờ từng phút. Mỗi khi có phần mềm nào đó mới ra ở Mỹ thì ở VN có bán đầy và kèm theo là vô số tài liệu. Hoặc lên internet search một phát là thiếu gì. Hoặc có làm biếng quá không tự nghiên cứu được thì vô mấy trung tâm tin học chuyên nghiệp, ngồi đó nhắm mắt lại nghe mấy thầy truyền đạt kiến mới toanh nhưng rất cao cấp, miễn có tiền(lại là tiền)
. Lại có thể đem vô ứng dụng đi làm kiếm tiền ngay(chờ lâu lạc hậu thì khốn). Cho nên mình ko đi du học nhưng kiến thức chuyên môn ko thua kém ai. Vẫn đi làm và viết ra những phần mềm đạt chuẩn quốc tế.........

Gem
11-02-2008, 01:58 PM
anh solydity xem bài viết này rất hay:
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=241819&ChannelID=7

và Gem nghĩa các anh chị du học cũng nên viết dạng như thế này để anh em có thể hình dung thực tế về vấn đề du học hơn.

không ngờ câu chuyện này đã không còn là bài học kinh nghiệm du học mà người ta đang bàn tán về tính xác thực của câu chuyện trên.
http://svuk.org.uk/forums/index.php?showtopic=25849
http://www.tathy.com/thanglong/showthread.php?t=17616&page=2&pp=20

Và đây là nhận định của 1 vị được cho là :

Thay mặt Hội Sinh Viên Việt Nam ở Oxford,
Nguyễn Ngọc Nam Phương – Chủ tịch Hội 2007-2008
(phuong.nguyen@lmh.ox.ac.uk)