PDA

View Full Version : Bà Bhutto bị sát hại!


Vinh Loc 90A
28-12-2007, 06:52 AM
Thứ năm, 27/12/2007, 21:44 GMT+7http://vnexpress.net/Images/ic-print.gif (http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Anh/2007/12/3B9FDD12/)http://vnexpress.net/Images/ic-email.gif (http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Anh/2007/12/3B9FDD12/)

Cuộc đời Benazir Bhutto qua ảnh (http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Anh/2007/12/3B9FDD12/)

Sự nghiệp và cuộc đời của bà Benazir Bhutto, người từng hai lần làm thủ tướng Pakistan và có nhiều ảnh hưởng trên chính trường nước này, đã kết thúc sau một tiếng nổ ở thành phố Rawalpindi khi bà đang vận động tranh cử tại đây.
http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Anh/2007/12/3B9FDD12/4.jpg Trong bức ảnh chụp ngày 28/6/1972, bà Benazir Bhutto khi đó còn là một thiếu nữ đứng cạnh cha là Thủ tướng Pakistan Zulfikar Ali Bhutto, người đang bắt tay nữ Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi trong cuộc họp thượng đỉnh tại Simla. Ảnh: AFP. http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Anh/2007/12/3B9FDD12/12.jpg Bà Bhutto năm 1977, ngay sau khi hoàn tất khóa học tại Đại học Oxford Anh. Ngoài ra, người phụ nữ sinh năm 1953 này còn theo học tại ngôi trường danh tiếng nhất thế giới là Đại học Harvard Mỹ. Ảnh: Getty Images. http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Anh/2007/12/3B9FDD12/7.jpg Bà Benazir Bhutto đang họp báo ngày 11/4/1986, sau khi được thả khỏi nơi giam giữ ở thành phố Lahore. Bà sinh năm 1953 tại Karachi và là con gái cả của cựu thủ tướng Zulfikar Ali Bhutto. Sau khi cha bị hành quyết năm 1979, bà trở thành lãnh tụ của đảng Nhân dân Pakistan (PPP) và từng trải qua 7 năm sống lưu vong hoặc giam lỏng tại nhà. Ảnh: AFP. http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Anh/2007/12/3B9FDD12/1.jpg Benazir Bhutto và chồng Asif Ali Zardari trong ngày cưới tại cung điện Clifton, thành phố Karachi, Pakistan, tháng 12/1987. Một năm sau bà tuyên thệ nhậm chức thủ tướng và trở thành người phụ nữ đầu tiên đứng đầu chính phủ tại quốc gia Hồi giáo Pakistan. Ảnh: Corbis. http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Anh/2007/12/3B9FDD12/3.jpg Bà Benazir Bhutto khi còn đương chức thủ tướng Pakistan trong một cuộc gặp với Tổng thống Mỹ George Bush (Bush cha) tại Tokyo, sau khi cả hai dự lễ tang Nhật hoàng Hirohito ngày 24/2/1989. Ảnh: Corbis. http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Anh/2007/12/3B9FDD12/2.jpg Bà Benazir Bhutto chụp ảnh cùng các con của mình. Bà tái đắc cử chức thủ tướng năm 1993 nhưng mất ghế sau đó 3 năm do bị cáo buộc tham nhũng liên quan đến những hợp đồng với các công ty Thụy Sĩ. Sau khi bị gạt khỏi chính phủ năm 1996, bà sang sống lưu vong tại Anh còn chồng là ông Asif Ali Zardari thì bị tù 8 năm tới tận tháng 11/2004. Ảnh: Corbis. http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Anh/2007/12/3B9FDD12/6.jpg Bà Benazir Bhutto và Đệ nhân phu nhân Mỹ Hillary Clinton trong bữa ăn trưa tại dinh thủ tướng Pakistan ở Islamabad, ngày 26/3/1995. Bà Bhutto đã mô tả phu nhân của Tổng thống Mỹ Bill Clinton là "một biểu tượng của phụ nữ toàn thế giới". Ảnh: AFP. http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Anh/2007/12/3B9FDD12/8.jpg Bà Benazir Bhutto đang cầm bản tuyên ngôn của đảng nhà Nhân dân Pakistan (PPP) tại Islamabad đầu năm 1997, trước thềm cuộc tổng tuyển cử diễn ra ngày 3/2 cùng năm. Bà bị Tổng thống Farooq Leghari sa thải một năm trước đó do các cáo buộc liên quan đến tham nhũng và lạm dụng chức quyền. Ảnh: AOL. http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Anh/2007/12/3B9FDD12/9.jpg Cựu thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto đang trở lời phỏng vấn trên kênh truyền hình BBC ngày 15/4/1999, khi bà sống lưu vong tại Anh. Ảnh: AFP. http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Anh/2007/12/3B9FDD12/10.jpg Bà Bhutto trong cuộc họp báo chung với một cựu thủ tướng Pakistan khác là ông Nawaz Sharif ngày 19/10/2006 tại London. Hai chính trị gia đối lập với đương kim Tổng thống Pervez Musharraf này cam kết sẽ về nước để đòi một cuộc tuyển cử "tự do và công bằng", bất chấp cảnh báo rằng họ không được phép hồi hương. Ảnh: AFP. http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Anh/2007/12/3B9FDD12/5.jpg Phải mất một năm sau, vào tháng 10/2007 cựu thủ tướng Bhutto mới trở về được Pakistan sau khi đạt một thỏa thuận chia sẻ quyền lực với ông Musharraf. Bà đang bật khóc khi đặt chân xuống thành phố quê nhà Karachi, sau nhiều năm sống lưu vong. Ảnh: AFP. http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Anh/2007/12/3B9FDD12/11.jpg Bà Benazir Bhutto tới thực hiện bài phát biểu cuối cùng trong sự nghiệp chính trị của mình tại cuộc mít tinh của những người ủng hộ ở thành phố Rawalpindi, ít phút trước khi bà bị ám sát trong một vụ tấn công liều chết. Ảnh: AFP. Đình Chính

Theo vnexpress

myhanh
28-12-2007, 07:58 AM
Hi vọng đây chỉ là kế "ve sầu lột xác" (kim thuyền thoát xác) sau hai lần bị ám sát. Nhưng hi vọng rất mong manh...

TheDeath
28-12-2007, 01:47 PM
Chính quyền độc tài Musarraf vẫn còn nhiều cơ hội để tồn tại! Công lý vẫn vẫn không thể tỏa khắp thế giới, hy vọng một ngày nào đó chính quyền độc tài sẽ bị tan biến như bọt xà phòng! Gì cũng vậy, cứ độc tài là tiêu cực, có cạnh tranh thì mới phát triển!

Vinh Loc 90A
28-12-2007, 01:51 PM
Những người phụ nữ như bà Bhutto trên thế giới này hiếm lắm. Chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì sự ngưỡng mộ đấy nên tôi đưa những hình ảnh này. Còn những chuyện khác, ai cũng biết rồi ... không bàn nữa. Dân Việt Nam ta ngại nói chính trị lắm! :)

TheDeath
30-12-2007, 03:59 PM
Đúng là thế kỷ 21 rồi mà nhiều nước trên thế giới vẫn còn tồn tại tội phạm húy đấy! Dầu gì đi chăng nữa thì cũng ngưỡng mộ bà Bhutto! Thật đáng tiếc cho Pakistan!