PDA

View Full Version : Phải chăng đi xe gắn máy là có tội?


Vinh Loc 90A
22-11-2007, 01:17 PM
Tôi nghe người ta bàn nhiều về việc kẹt xe ở các đô thị lớn. Chẳng ai nhận trách nhiệm yếu kém về quản lý, tất cả chỉ đổ tội cho người dân. Họ tìm mọi cách để ngăn xe gắn máy lưu thông. Đây là một cách nữa mà người ta mới nghĩ ra? Một ngày đóng tiền 10.000 đồng? Một tháng mất gần 300.000 đồng. Lương nhà nước là 540.000 => 620.000 đồng? :sweat:


Thứ Năm, 22/11/2007, 07:23
Tham gia giao thông tại tuyến phố có mật độ giao thông lớn:
Sẽ phải nộp phí giao thông trong giờ cao điểm?
TP - Đó là đề xuất của Cục Đường bộ VN. Theo đó, phương tiện lưu hành vào giờ cao điểm tại một số tuyến phố có mật độ giao thông lớn sẽ phải nộp 20.000 đồng/ngày đối với xe ôtô, 10.000 đồng/ngày đối với xe máy.
http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=124968 Nếu đề xuất của Cục Đường bộ VN được chấp thuận, người đi xe máy sẽ phải nộp 10.000 đồng còn với ô tô là 20.000 đồng/ngày. Ảnh: Phạm Yên
Các khoản thu này sẽ dùng để hỗ trợ vào các việc như cấp vé xe buýt miễn phí cho học sinh, sinh viên, cán bộ công chức và một bộ phận người dân khác
Tin từ Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, Cục này vừa đề xuất một số giải pháp chủ yếu tập trung theo hướng hạn chế lưu hành xe cá nhân, khuyến khích người đi xe buýt và đi bộ.
Theo đó, có một giải pháp được Cục nhắc tới là sẽ đề xuất tăng phí đăng ký phương tiện mới bằng từ 30 - 50% giá trị của phương tiện; phương tiện lưu hành vào giờ cao điểm tại một số tuyến phố có mật độ giao thông lớn (từ 6 giờ 30 - 8 giờ 30 và 16 giờ 30 - 19 giờ) trong nội đô sẽ phải nộp một khoản phí theo ngày hoặc tháng với giá trị 20.000 đồng/ngày hoặc 500.000 đồng/tháng đối với xe ôtô, 10.000 đồng/ngày hoặc 200.000đồng/tháng đối với xe máy.
Các khoản thu này sẽ dùng để hỗ trợ lại vào việc cấp vé xe buýt miễn phí cho một số đối tượng như học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức và một bộ phận người dân khác.
Cục Đường bộ Việt Nam đề nghị Sở GTCC và Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội và TP HCM nghiên cứu mạng lưới các trường học mầm non, tiểu học để tổ chức xe buýt đưa đón học sinh đi học theo khu vực.
Giờ đưa đón từ 6 giờ 30 – 7 giờ 30 trên các tuyến để giải quyết việc đưa đón học sinh của các gia đình gây ùn tắc giao thông như hiện nay. Học sinh cấp ba, sinh viên bắt buộc phải đi xe buýt và phương tiện công cộng đến trường.
Phát miễn phí vé xe buýt hoặc trợ giá đi xe buýt cho những đối tượng này. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền đi bộ với cự ly ngắn dưới 500m; cấm các loại xe thồ, xe thô sơ chở cồng kềnh đi vào thành phố tại một số tuyến phố, đặc biệt cấm xe thồ, xe xích lô, xe ba gác... tham gia giao thông vào giờ cao điểm. Trong giờ cao điểm, cấm ôtô chỉ có một lái xe lưu thông trên đường tại một số tuyến phố...
Cũng theo Cục Đường bộ Việt Nam, hiện mật độ phương tiện giao thông trên đường Hà Nội, TPHCM đã lên đến mức kỷ lục so với các nước trong khu vực.
Trong khi đó, giao thông nội đô được đầu tư dàn trải, do đó ùn tắc giao thông ngày càng trầm trọng hơn. Được biết, mỗi năm, thiệt hại do tắc đường gây ra tại TPHCM khiến thiệt hại khoảng 14.000 tỷ đồng, Hà Nội cũng ở mức tương tự.
Đình Thắng


Báo Tiền Phong (http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=102591&ChannelID=2)

gacon
22-11-2007, 04:14 PM
Em thì thấy cũng không thể đổ hết cho quản lý, nếu em mà quản lý cái vụ này- chắc cũng không thể khắc phục được, thôi đành vậy,"nào ta cùng buýt"!!!

duonghoanghiep
22-11-2007, 10:23 PM
Nói chung thì sau khi đọc bài này em không còn ý kiến gì vì đã quen lắm với những đề xuất như thế này. Có một dạo người ta đề xuất xe số chẵn lưu thông ngày chẵn, xe số lẻ lưu thông ngày lẻ. Rồi một ông nào đó cắt cớ hỏi "giả sử xe tôi số chẳn mà vợ tôi đau đẻ ngày lẻ thì phải thuê xe khác hay sao?". Đã có rất nhiều đề xuất như việc phân luồng, mỗi cá nhân chỉ được đăng ký một xe máy (cuối cùng đã phải bãi bỏ) nhưng mấy năm qua việc tắt đường kẹt xe có cải thiện được không? Chắc là những đề xuất như thế này sẽ còn là chuyện dài nhiều tập.

Nhân tiện lạm bàn với anh em về chuyện giao thông ở một nước láng giềng chúng ta là Trung Quốc. Hôm rồi có dịp sang thành phố Kunming của tỉnh Vân Nam cách Lào Cai của chúng ta có 500km. Nếu so với Thầm Quyến, Bắc Kinh, Thượng Hải thì Kuming chỉ là một tỉnh hạng trung bình, dân số cũng không nhiều lắm nhưng quy hoạch ở đây thật tốt. Trong nội ô thành phố đường sá rất rộng rãi, ít nhất cũng 4 làn xe cho đường nội bộ và 6 làn xe trở lên cho đường phố chính. Các giao lộ rất rộng rãi, bảng hiệu giao thông to đùng nên tài xế không cần phải căng mắt nhìn như bảng hiệu ở ta. Dọc hai bên đường các vỉa hè rất rộng, ít nhất bằng 2 lần vỉa hè của chúng ta nên các cửa hiệu bán hàng có dựng xe máy (hoặc xe đạp điện là phổ biến) cũng không gây cản trở người đi bộ. Tất cả nhà cửa đều có khoảng lùi khá rộng tính từ mặt đường. Và rồi có rất nhiều nút giao thông là cầu vượt. Cầu vượt có nhiều nhánh nên rất ít kẹt xe. Ra đến vùng ngoại ô đi Thạch Lâm cũng thấy rất nhiều cầu vượt mặc dù xe cộ khá thưa thớt. Có những khu vực đường chưa mở xong thì cũng có cầu vượt đón đầu. Hình như họ có tầm nhìn về quy hoạch khá tốt. Đây chỉ là một tỉnh hạng trung của Trung Quốc chứ chưa phải là những nơi sầm uất như Tokyo, Mỹ, Úc...

Ngẩm lại ở tp HCM chúng ta gần phân nửa đường phố là chỉ đủ chổ cho xe máy lưu hành, tức là chỉ có 2 làn xe (theo một bài báo đã đăng gần đây), nhà cửa lại ôm sát đường, lề đường rất hẹp lại bị chiếm dụng, hầu như chưa có cầu vượt tại các điểm giao trong nội thành lại phải gánh chịu một lượng dân số quá lớn thì làm sao không kẹt. Ở Tp HCM chỉ có đại lộ Nguyễn Văn Linh và khu PMH là có đường xá tương đối rộng rãi đáp ứng được nhu cầu lưu thông ít ra cũng vài năm nữa.

Theo tôi thì tp HCM bây giờ không thể phân luồng, hạn chế xe máy gì cả mà phải giải quyết theo hướng mở đường, làm cầu vượt trên không, xây dựng các tuyến xe điện hoặc mono rail trên không hoặc ngầm dưới đất mà thôi. Còn nếu không có gì khác thì chúng ta chuẩn bị tinh thần ra đường là kẹt xe ít nhất là 5 năm nữa.

Sibinh97A105
22-11-2007, 11:44 PM
Đến nước này thì không thể đổ lỗi cho ai được nữa, nó như cái vòng lẩn quẩn. Có làm thì làm tốt và định hướng ngay từ đầu. Chứ bây giờ đào chỗ này, lấp chỗ kia thì không ăn thua. Mình nghĩ VN có khi phải như Nhật Bản, bùm,.. xây lại từ đầu :biggrin:

Còn nói về trình độ quản lý thì mình không dám bàn và cũng không phủ nhận tài năng của các bác nhà mình. Nhưng thử nhìn 1 chút qua các nước láng giềng xem thế nào, Nhật Bản và Hàn Quốc tài nguyên họ có bằng ta không, cũng chịu hậu quả từ chiến tranh, thậm chí còn nặng nề hơn ta nhưng bây giờ thì sao.., chỉ có những con người thực sự có tài lẫn tâm, có đầu óc chiến lược thì mới làm được như vậy.

Tr.Giang
23-11-2007, 11:13 AM
Theo tôi thì tp HCM bây giờ không thể phân luồng, hạn chế xe máy gì cả mà phải giải quyết theo hướng mở đường, làm cầu vượt trên không, xây dựng các tuyến xe điện hoặc mono rail trên không hoặc ngầm dưới đất mà thôi. Còn nếu không có gì khác thì chúng ta chuẩn bị tinh thần ra đường là kẹt xe ít nhất là 5 năm nữa.

Ủng hộ ý kiến của anh H.Hiệp, hihihi

Thực ra chuyện giao thông này đang làm đau đầu nhiều người, không riêng gì các lãnh đạo. Hiện nay, để tìm ra một giải pháp nào có thể dung hòa được các lợi ích của công dân, nhà nước thì thật là khó!

Do vậy than thì cũng than, nhưng quan trọng là đưa ra ý tưởng, đóng góp ý tưởng. Những ý tưởng nào có thể thực hiện được và sẽ góp phần giải quyết được vấn nạn này thì tuyệt vời.

Bà con ta có ý tưởng gì không ta, đại loại là như ý anh h.Hiệp đưa ra?

Riêng tôi, khoái chuyện này, đi dời các cơ sở sản xuất ra ngoại thành (nhưng phải quy hoạch với tầm nhìn 50, hay 70 năm) để kéo theo một lượng kha khá dân cư ra ngoài ấy. Mở rộng đường sá, xây thêm các đường trên không (hihi, cái này cần có tiền...). Thành phố là nơi làm việc, học tập, vui chơi chứ không là nơi để ở!
Làm được ba thứ ấy thì có lẽ sẽ hổng còn cảnh chen lấn nhau trên đường nữa đó, hihihi

Vinh Loc 90A
23-11-2007, 01:12 PM
Giải pháp chống kẹt xe... cấm sử dụng xe gắn máy. Cái gì quản lý không được thì cấm. Quan điểm chung của mấy sếp nhà ta mà. Muốn chạy xe hả? Tăng giá xăng? Tăng tiền gởi xe? Tăng phí đăng ký xe? Bắt đóng thuế môi trường? ... Chưa ngán hả? Cấm chạy ngày chẵn? ... Hình như dân ta vẫn còn chịu nổi..Cấm chạy luôn! hết nói. =))

phanphuong
23-11-2007, 01:22 PM
Vấn đề kẹt xe đang bức bối mọi người.
Đau đầu thiệt!x-(
Phải. Chạy xe gắn máy không có tội.
Người quản lý cũng không có tội.
Đại lộ Đông-Tây sắp sửa làm xong, các biển chắn trên các tuyến đường sắp được tháo dỡ, dự án xe điện (ngầm, nổi, lơ lửng) đang trong giai đoạn tiếp xúc với các nhà thầu....
Mọi người bình tĩnh mà thưởng thức khói bụi, tiếng ồn, kèn tin tin ...
Vài năm nữa sẽ không còn đâu, khi đó sẽ nhớ những thứ này giống như bây giờ mà nhớ tiếng gọi đò vậy!:biggrin:

Vinh Loc 90A
23-11-2007, 01:30 PM
Triết gia nói chuyện có khác. Triết gia nói chuyện ...

Đau đầu thiệt!x-(

Gem
24-11-2007, 07:10 AM
Có lẽ bài này của anh Phước (myhanh)


Phải có cái nhìn chiến lược về giao thông ngay bây giờ!

Những giải pháp vừa rồi để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, theo tôi là những giải pháp đối phó với tình thế, đôi khi lợi bất cập hại. Tôi không thể tưởng tượng, người dân sẽ nghĩ như thế nào khi các phương tiện cá nhân đi trên đường phải dừng lại nộp tiền.
Theo ý kiến của tôi, các cơ quan chức năng cần có cái nhìn bao quát, xa hơn thì mới giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông như hiện nay.
Thứ nhất, phải thực hiện biện pháp để giảm bớt lượng dân số tập trung ở nội thành bằng cách hỗ trợ phát triển cho các đô thị vệ tinh. Các dự án dân cư, nhà máy xí nghiệp, trường đại học nên ưu tiên ở ngoại thành hoặc ở các huyện của các tỉnh lân cận. Nên nhận thức thoáng hơn về ranh giới địa phương thì mới phát triển tốt. Nghĩa là cần hợp tác với các tỉnh, TP trên tinh thần cùng có lợi.
Hai là, mỗi một khu đô thị mới phải có quy hoạch thật cụ thể về giao thông, cây xanh, nước, cáp điện và data ngầm, ... Cần có tầm nhìn 5 năm, 10 năm thậm chí 50 năm nữa về giao thông. Quy hoạch và đảm bảo việc xây dựng theo quy hoạch là hai vấn đề phải kiên quyết thực hiện. Tôi nhận thấy một số khu đô thị mới như ở Bình Tân, Bình Chánh, Q.12 chưa làm tốt chuyện này thì vài năm nữa chúng cũng giống như những gì nội đô hiện nay phải gánh chịu.
Ba là, ý thức của người tham gia giao thông hiện nay quá kém. Kẹt xe thường ở giao lộ chứ ít xảy ra ở những đoạn đường khác, chứng tỏ đường sá của ta chưa phải là quá tệ. Nguyên nhân do người tham gia giao thông thường dừng xe quá vạch, lấn tuyến, vượt đèn đỏ, không ai chịu nhường ai dù chỉ 30 giây. Phải phạt thật công bằng và thật nặng và thậm chí đưa ra toà án xử mỗi khi bị vi phạm luật lệ giao thông, chứ không chỉ phạt hành chính như hiện nay.

• Nguyễn Hữu Phước (folami@gmail.com):
http://www.nld.com.vn/tintuc/ban-doc/208196.asp

Vinh Loc 90A
26-11-2007, 01:26 PM
Người ta nói vầy? Không biết có ai nghe thấy không? :)

Ai cũng tìm đường chưa thu phí thì mọi con đường đều ùn tắc!?
23-11-2007 20:52:21 GMT +7
http://www.nld.com.vn/img/4155/5-chot.jpg
Sau khi đăng bài Thu phí lưu hành giờ cao điểm: Đẩy khó cho dân! (http://www.nld.com.vn/tintuc/chinh-tri-xa-hoi/208155.asp) phản ánh ý kiến về giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân của Cục đường bộ, Tòa soạn nhận đuợc rất nhiều các phản hồi từ độc giả không đồng tình. Chúng tôi xin trích đăng một số ý kiếnTrương Hùng Doanh (KCN Vĩnh Tuy - Hoàng Mai - Hà Nội):

Ai cũng tìm đường chưa thu phí thì mọi con đường đều ùn tắc!?

Xét thấy giải pháp hạn chế phương tiện lưu hành trong giờ cao điểm sẽ gặp khó khăn và sẽ là trở ngại lớn cho người dân.

Nếu việc thu phí giờ cao điểm được thực hiện, những đoạn đường thường xuyên tắc nay bị thu phí thì sẽ không còn ai đi nữa bởi lẽ ít nhất sẽ phải nộp 10.000 cho xe máy và mọi người sẽ đua nhau tìm đường khác. Đường khác chưa thu phí sẽ ùn tắc. Rồi lại tìm những nơi mới ùn tắc để quy định vào danh sách thu phí thì dân lại đi tìm đường khác.

Cho đến cuối cùng vẫn ùn tắc như ban đầu.

P.N.Ha (Nam kỳ Khởi nghĩa, P7, Q.3):
Buộc trả lại lộ giới trên mọi tuyến đường
Biện pháp giảm ùn tắc giao thông có thể làm ngay, không phải mất thời gian quy hoạch và không tốn kém. Đó là, trả lại lộ giới trên tất cả các tuyến đường, trả lại ngay vỉa hè cho người đi bộ.
Chúng ta thấy rất nhiều nhà dân, doanh nghiệp xây nhà, xây tường rào lấn chiếm lộ giới, vỉa hè ở hầu hết các tuyến đường. Chính quyền cần kêu gọi những hộ vi phạm này vì lợi ích chung, tháo dỡ ngay phần lấn chiếm và có biện pháp kiên quyết để thực hiện đường thông, hè thoáng.
Các nhà kinh doanh trên mặt phố phải tự thu xếp chỗ để xe cho khách hàng, không vì lợi ích của một số hộ kinh doanh mà ảnh hưởng giao thông công cộng. Tiến tới khuyến khích những khu thương mại tập trung, có hầm để xe thuận tiện, vừa dễ quản lý, vừa tránh tình trạng kinh doanh dàn trải, nhỏ lẻ, manh mún.


Phạm Trần Khoa (412/6B Huỳnh Tấn Phát, Q.7, TPHCM):
Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân trước khi chế tài
Vấn đề giải quyết tình trạng kẹt xe tại TPHCM trong thời gian qua xem ra rối như tơ vò khi sở GTCC liên tục phân luồng, đề xuất các giải pháp nhưng tình hình vẫn chưa biến chuyển tích cực là mấy. Nay lại có thêm ý kiến về việc thu phí giao thông trong giờ cao điểm càng cho thấy sự lúng túng của các nhà quản lý đối với tình hình giao thông như hiện nay.
Như vậy điều đó cho thấy rằng việc giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông tại TPHCM chưa được nhìn nhận rõ căn cơ gốc rễ của nó hoặc là không dám nhìn nhận, mà các nhà quản lý cứ mãi chăm chú vào việc đổ lỗi cho các phương tiện cá nhân.
Theo tôi, việc thu phí xe hai bánh trong giờ cao điểm sẽ không khả thi và mang tính thuyết phục khi các phương tiện giao thông công cộng chưa phát triển đủ để giải quyết vấn đề đi lại của người dân. Không phải là người dân né tránh di chuyển bằng phương tiện công cộng, một hình thức đi lại rất an toàn và văn minh, nhưng thử hỏi với tình hình xe buýt như hiện nay liệu có đảm bảo giờ giấc và địa điểm thuận tiện cho chúng tôi đi học, đi làm không?
Tại Singapore có hệ thống MRT và xe buýt rất phát triển, mạng lưới phủ kín mọi nơi, phí lại rất rẻ nên người dân rất sẵn lòng từ bỏ phương tiện cá nhân cho an toàn và tiết kiệm. Còn ở ta mọi thứ đều chưa sẵn sàng mà kêu gọi người dân từ bỏ xe cá nhân để đi công cộng thì chúng tôi biết đi bằng cái gì bây giờ? Nhà nước hãy tập trung đầu tư thật tốt phương tiện công cộng cho người dân trước đi, rồi hãy bàn đến chuyện chế tài. Quả thật các nhà quản lý đang đẩy phần khó về cho người dân như báo chí đã nêu.

nhanvq@gmail.com:

Sao vẫn có những đề xuất lạ lùng như vậy?!

Tôi rất ngại nhiên vì những quyết sách mang đầy tính ngẫu hứng của các người có trách nhiệm. Thông thường phải dựa trên bằng chứng khoa học mới xây dựng giải pháp chính sách. Giải pháp đề xuất cần được thẩm định bắng một hội đồng có uy tín và am hiểu về lĩnh vực đó. Ngoài ra, vẫn cần được PHẢN BIỆN XÃ HỘI một cách nghiêm túc. Sau đó là phải làm thử để rút kinh nghiệm trước khi làm đại trà. Những điều tôi nêu ra, các nhà khoa học và nhà chuyên môn đều biết, nhưng không hiểu sao vẫn có những đề xuất lạ lùng như vậy?!

• Nguyễn Hữu Phước (folami@gmail.com):
Phải có cái nhìn chiến lược về giao thông ngay bây giờ!

Những giải pháp vừa rồi để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, theo tôi là những giải pháp đối phó với tình thế, đôi khi lợi bất cập hại. Tôi không thể tưởng tượng, người dân sẽ nghĩ như thế nào khi các phương tiện cá nhân đi trên đường phải dừng lại nộp tiền.
Theo ý kiến của tôi, các cơ quan chức năng cần có cái nhìn bao quát, xa hơn thì mới giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông như hiện nay.
Thứ nhất, phải thực hiện biện pháp để giảm bớt lượng dân số tập trung ở nội thành bằng cách hỗ trợ phát triển cho các đô thị vệ tinh. Các dự án dân cư, nhà máy xí nghiệp, trường đại học nên ưu tiên ở ngoại thành hoặc ở các huyện của các tỉnh lân cận. Nên nhận thức thoáng hơn về ranh giới địa phương thì mới phát triển tốt. Nghĩa là cần hợp tác với các tỉnh, TP trên tinh thần cùng có lợi.
Hai là, mỗi một khu đô thị mới phải có quy hoạch thật cụ thể về giao thông, cây xanh, nước, cáp điện và data ngầm, ... Cần có tầm nhìn 5 năm, 10 năm thậm chí 50 năm nữa về giao thông. Quy hoạch và đảm bảo việc xây dựng theo quy hoạch là hai vấn đề phải kiên quyết thực hiện. Tôi nhận thấy một số khu đô thị mới như ở Bình Tân, Bình Chánh, Q.12 chưa làm tốt chuyện này thì vài năm nữa chúng cũng giống như những gì nội đô hiện nay phải gánh chịu.
Ba là, ý thức của người tham gia giao thông hiện nay quá kém. Kẹt xe thường ở giao lộ chứ ít xảy ra ở những đoạn đường khác, chứng tỏ đường sá của ta chưa phải là quá tệ. Nguyên nhân do người tham gia giao thông thường dừng xe quá vạch, lấn tuyến, vượt đèn đỏ, không ai chịu nhường ai dù chỉ 30 giây. Phải phạt thật công bằng và thật nặng và thậm chí đưa ra toà án xử mỗi khi bị vi phạm luật lệ giao thông, chứ không chỉ phạt hành chính như hiện nay.



• maivn1988@yahoo.com:
Thu phí liệu có giải quyết được ùn tắc giao thông?
Thu phí đối với xe lưu thông vào giờ cao điểm liệu có giải quyết được ách tắc giao thông hay vẫn cứ phải sống chung với vấn nạn kẹt xe?
Lâu nay phí giao thông trên đường được thu theo tiền xăng, ai chạy nhiều đóng tiền nhiều là rất hợp lý. Thế nhưng, tiền của dân đóng góp chẳng biết trôi đi đâu mà đường sá thì vẫn cứ y như cũ. Ý kiến của Cục đường bộ lần này liệu đã suy xét cẩn thận chưa hay lại đẩy cái khó cho dân?

• Một bạn đọc:
Tăng cường CSGT là giải pháp hiệu quả hiện nay
Thu phí giao thông giờ cao điểm liệu có thu được hay không mà bàn cho rối thêm. Giờ cao điểm là giờ đi về của CNVC nhà nước, đi học của học sinh, sinh viên. Lương CNVC tăng không đáng kể, đời sống ngày càng khó khăn, làm sao có thể đóng phí vào giờ cao điểm?
Giao thông ùn tắc thì phải tăng cường CSGT. Hễ nơi nào có CSGT thì nơi ấy giao thông thông thoáng. Đồng thời, nhà nước hãy mạnh tay với những nhà thầu công trình giao thông chây lỳ, thực hiện công trình không đúng tiến độ.


• Phạm Quốc Tuấn (113/100A Trần Văn Đang, P11, Q3, TPHCM):
Không thể sử dụng mãi giải pháp tình thế cho vấn đề kẹt xe
Là một người dân TP, lâu nay tôi rất bức xúc về chuyện kẹt xe ở TP.HCM. Tôi đã từng đi nước ngoài rất nhiều lần, vì vậy tôi xin đóng góp một số ý kiến.
Về chuyện kẹt xe, các quan chức đừng đưa ra những giải pháp mang tính ăn xổi ở thì, cứ khó khăn là đổ lên đầu người dân. Tôi cho rằng điều đó sẽ chẳng đem lại hiệu quả gì, bởi vì cuộc sống bắt buộc phải có phương tiện để đi lại. Người dân sẽ cắn răng chịu đựng những khó khăn trên, nhưng vẫn tìm cách này hay cách khác để sở hữu xe máy. Bởi lẽ, vì ngoài phương tiện xe máy, người dân không còn phương tiện nào khác hơn vừa tiện ích, vừa cơ động.
Về việc mở rộng đường hoặc phân luồng, tôi cũng cho rằng không hiệu quả. Phân luồng với một hệ thống giao thông quá lạc hậu thì phân luồng chỗ này thì lại đẩy luồng xe lưu thông qua chỗ khác, kẹt vẫn kẹt. Đó cũng chỉ là giải pháp tạm thời, vừa tốn kém, vừa không hiệu quả.
Mở rộng đường nghe thì có vẻ hợp lý nhưng tôi cho rằng không thể và không giải quyết được vấn nạn kẹt xe. Vì kinh phí đền bù, giải tỏa quá lớn, rất khó thực hiện. Mà nếu có thể thực hiện thì cũng không hết kẹt xe.
Hạn chế hoặc thay đổi dạng xe buýt công cộng từ xe lớn qua xe nhỏ cũng không mang lại nhiều kết quả. Cũng chỉ là tình thế và không thể giải quyết được vấn đề, chưa kể đến vấn nạn xe buýt chạy ẩu, lấn đường, cồng kềnh....
Vậy đâu là giải pháp? Tôi xin không đề cập tới việc sai lầm trong khâu duyệt qui hoạch khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng vì mọi việc đã xảy ra rồi. Theo tôi, quy hoạch đô thị hiện đại thì không thể thiếu các hệ thống ngầm như xe điện ngầm, đường bộ hành ngầm, các trung tâm mua bán, siêu thị ngầm, rồi cầu vượt, đường trên cao... Chỉ khi nào làm được như thế, có đường riêng dành cho từng loại phương tiện, người bộ hành, xe điện ngầm, người dân có thể sử dụng các loại phương tiện công cộng một cách hữu ích nhất thì việc kẹt xe sẽ không còn xảy ra nữa.


• Tuấn Minh (3 Phan Đăng Lưu, Q. Bình Thạnh, TPHCM):
Tại sao phải bắt dân phải gánh chịu?!

Thật hết sức vô lý. Ngành GTCC không giải quyết căn cơ việc tắc đường thì lại quay sang hành dân, bắt dân phải trả tiền cho sự bất lực của họ. Ngành GTCC không hoàn thành nhiệm vụ lại đổ hết lỗi cho dân.
Thử hỏi xây dựng công trình ngầm lấn chiếm lòng đường, lề đường ai quản lý các nhà thầu? Xe buýt chạy ẩu, chạy lấn tuyến ai quản lý? Đường ngập nước ai quản lý? Tại sao phải bắt dân phải gánh chịu?!

• Trần Lực (tranluccntt@yahoo.com):
Suy nghĩ kỹ trước khi đưa ý kiến ra công luận
Sau khi đọc thông tin phải nộp phí giao thông trong giờ cao điểm, tôi cảm thấy bức xúc quá. Xin Cục đường bộ giải thích rõ hơn về cái đề xuất của họ. Chưa nói về việc thu phí có được xã hội chấp nhận hay không, chỉ riêng cái gọi là thu phí lưu thông TRONG GIỜ CAO ĐIỂM liệu có khả thi không? Thử giúp mọi người sáng tỏ hơn về cách thực hiện nộp lệ phí. Bằng cách nào để thu: Chặn đường rồi thu? Nếu thế chẳng những không tránh được kẹt xe mà sẽ làm mọi người đứng yên một chỗ. Nếu chặn đường mà thu được thì phải cần bao nhiêu nhân sự? Chắc con số sẽ rất lớn.
Tôi xin nói thật, sáng kiến thì có thể có nhiều kiểu, nhưng với cái kiểu nghĩ gì nói nấy như vậy chắc VN sẽ càng ngày càng lún sâu vào sự chậm phát triển. Nên suy nghĩ vài lần trước khi đưa ý kiến ra công luận. Nếu có ai đó muốn đối chất công khai về cách thực hiện, xin vui lòng cho tôi biết qua email, tôi sẽ đến tận nơi để tranh luận.
NLĐO


Báo Người Lao Động (http://www.nld.com.vn/tintuc/ban-doc/208196.asp)

HoaCucVang
26-11-2007, 02:15 PM
Hổm rày cũng nghe phong phanh cái vụ này. Mấy ông quản lý k quản lý được thì cấm giờ lại đề ra cái vụ này chẳng những k giải quyết được mà còn gây kẹt xe thêm thì có. Trường học nào cũng ở những tuyến đường "nóng", SV, HS thì ở trọ trong hẻm, đa số không có tuyến xe buýt thuận tiện tới trường, hoặc là đi cả 2,3 tuyến mới tới trường dĩ nhiên xe máy là phương tiên tối ưu nhất, nhưng giờ lại làm thế tôi chẳng biết mấy ông ở trên muốn gì nữa. Cái đường An Dương Vương khúc gần trường ĐH Sư Phạm TPHCM sửa chữa gì đó cả hơn 1 năm nay vẫn chưa đâu ra đâu, vô tình (??!!!!) làm giàu cho những tiệm làm niệm, kính xe gì đó vì có chỗ đậu xe còn người đi đường thì phải len lỏi nhau mà đi, xe buýt đi đường khác. Thiết nghĩ bây giờ có lẽ phải nhìn thẳng vào những nguyên nhân gây ra vấn đề này và thẳng tay giải quyết chúng mới mong tìm ra lối đi cho người đi... xe máy...

Vinh Loc 90A
27-12-2007, 08:07 AM
Đọc xong cái đề án này, tôi cảm thấy mình "có lỗi quá"! Không có tiền ngổi "xe hộp", đi xe chùa như mấy sếp nên mới bị "lôi" ra mỗi khi mấy sếp nan giải trong việc "chống kẹt xe". Mấy người bạn tôi bây giờ rủ nhau đi xe đạp, đỡ tốn xăng mà đỡ nhọc lòng mấy sếp. Biết đâu một ngày nào đó, toàn dân ta đi xe đạp. Lúc đó lại phải nhọc lòng mất sếp cấm xe đạp. Ở sao cho vừa lòng người khi cách nghĩ của nhà quản lý không như ý dân? cách xa quá! :)

Đề án Khắc phục ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TPHCM
Đánh vào túi tiền người đi xe máy (http://www.nld.com.vn/tintuc/do-thi-hom-nay/210836.asp)
26-12-2007 01:12:03 GMT +7
http://www.nld.com.vn/img/4189/3-xe-may.jpgNgười đi xe máy sẽ phải tốn nhiều chi phí hơn. Ảnh: T.Thạnh
Tăng phí trước bạ và lệ phí đăng ký phương tiện giao thông cá nhân. Thu phí sử dụng hạ tầng giao thông đô thị qua giá gửi xe


Bộ GTVT vừa hoàn thành đề án khắc phục ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TPHCM trình Chính phủ ban hành. Theo đó, nhiều biện pháp ngắn hạn sẽ được đề nghị thực hiện ngay trước Tết Mậu Tý 2008.

Đình chỉ lưu hành xích lô, xe ba bánh không có đăng ký

Bộ GTVT đề xuất 6 giải pháp nhằm giảm lưu lượng xe cá nhân. Theo đó, đề nghị tăng phí trước bạ và lệ phí đăng ký ô tô, xe máy cá nhân. Đồng thời người đi ô tô, xe máy phải đóng phí phát triển hạ tầng giao thông, hỗ trợ xe buýt và cải thiện môi trường. Riêng tại Hà Nội và TPHCM, người dân sẽ phải trả phí cao hơn và chịu thêm khoản phí sử dụng hạ tầng giao thông qua giá dịch vụ gửi xe.

Đặc biệt trong nội đô phải kiên quyết đình chỉ lưu hành xích lô, xe ba bánh tự chế không có đăng ký, đăng kiểm. Ngay trước Tết Mậu Tý, nghiên cứu cấm ô tô, xe máy trên một số khu vực, tuyến phố vào một số giờ nhất định. Tại những khu vực hay ùn tắc giao thông, phải có biện pháp cấm phương tiện theo phương pháp “vết dầu loang”. Nghiên cứu cơ cấu theo nhóm người tham gia giao thông vào giờ cao điểm để quy định thời gian bắt đầu/kết thúc ngày làm việc theo 3 thời điểm vào buổi sáng: 7 giờ, 7 giờ 30 phút, 8 giờ. Các đô thị loại đặc biệt sẽ có quy định mới đối với việc đăng ký ô tô, xe máy.

Tăng xe buýt, hạn chế taxi

Được coi là phương tiện chủ lực, xe buýt sẽ được ưu tiên phát triển cả về phương tiện và hệ thống cơ sở vật chất. Người dân tại Hà Nội và TPHCM sẽ được miễn phí đi xe buýt nội đô ngay trong tháng 4-2008 bằng tiền ngân sách Nhà nước. Học sinh, CB-CNV có xe buýt chuyên trách đưa đón. Năm 2010, xe buýt phải đáp ứng được 20%-30% nhu cầu đi lại của người dân đô thị và xây dựng được mạng lưới xe buýt có sức chở lớn, xe buýt thông thường và mini buýt.

Cũng là phương tiện vận tải công cộng nhưng taxi sẽ bị hạn chế lưu thông trong TP, kể cả taxi ngoại tỉnh. Số lượng khống chế do UBND hai TP ban hành nhưng không lớn hơn 5.000 xe đối với Hà Nội và 9.000 xe đối với TPHCM.

Về các biện pháp dài hạn, phải dành 20%-25% quỹ đất cho giao thông công cộng tại các khu quy hoạch mới và báo cáo Chính phủ 6 tháng/lần. Hoàn thành các cầu vượt và hầm cho người đi bộ vào năm 2020. Hạn chế tăng dân số nhập cư, dãn dân khỏi khu vực trung tâm.

Lực lượng CSGT sẽ được tăng cường 800 biên chế tại Hà Nội và 1.000 biên chế tại TPHCM để kiên quyết cưỡng chế thực hiện tốt Luật Giao thông đường bộ.

Trên cơ sở đề án này, Chính phủ sẽ ra nghị quyết về các giải pháp chống ùn tắc giao thông, trong đó có giải pháp lâu dài và trước mắt.

Chưa bàn đến tính khả thi của đề án
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải Bộ GTVT Trần Ngọc Thành, trong đề án này, Bộ GTVT đề xuất giải pháp tăng phí phương tiện cá nhân nhưng mức thu bao nhiêu, biện pháp như thế nào sẽ được Chính phủ giao Bộ Tài chính phối hợp UBND hai TP nghiên cứu đề xuất. Trong đề án không đề cập đến nội dung này. Về tính khả thi của biện pháp thu phí, ông Thành cho rằng khi Chính phủ ban hành nghị quyết, các cơ quan chức năng nghiên cứu sẽ có biện pháp khả thi.

Tô Hà

Vinh Loc 90A
27-12-2007, 01:34 PM
Bộ tham mưu bảo cần hạn chế, Chính phủ nói khoan. Đến lúc nào đó chắc cũng ...

Thứ năm, 27/12/2007, 01:35 GMT+7http://vnexpress.net/Images/ic-print.gif (http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/12/3B9FDC54/)http://vnexpress.net/Images/ic-email.gif (http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/12/3B9FDC54/) Chính phủ chưa quyết định tăng phí giao thông (http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/12/3B9FDC54/)
Tại cuộc họp báo chiều 26/12, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho biết, đề xuất tăng phí giao thông để hạn chế phương tiện cần phải nghiên cứu kỹ. Hiện có quá nhiều loại phí, trong khi chủ trương của Chính phủ là giảm sức đóng góp của dân, đặc biệt là người nghèo.
> Giải pháp chống kẹt xe TP HCM nguy cơ phá sản (http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/12/3B9FD4B4/) / Giám đốc Công an hứa, 7 năm nữa Hà Nội hết ùn tắc (http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/12/3B9FD0B0/)
Theo đề xuất chống ùn tắc của Bộ GTVT tại phiên họp Chính phủ, thời gian tới, cần tăng lệ phí trước bạ, đăng ký, trông giữ xe và hạn chế dân nhập cư ở các thành phố lớn. Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho rằng, ở nhiều nước, các chủ phương tiện có nghĩa vụ đóng góp phí để phát triển hạ tầng, duy tu bảo dưỡng đường, cải thiện môi trường do tác động của khí thải.
http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/12/3B9FDC54/a4.gif Hà Nội đang có gần 2 triệu xe máy. Ảnh: Hoàng Hà. Theo kiến nghị của TP HCM, mức thu lần đầu với phương tiện đăng ký mới là 15 triệu đồng (ôtô dưới 10 chỗ) và 400.000-1.000.000 đồng (xe máy dung tích dưới 175cm3). Mức thu hằng năm với phương tiện đang lưu hành là 10 triệu đồng (ôtô dưới 10 chỗ) và 200.000-500.000 đồng (xe máy dung tích dưới 175cm3).
Trả lời câu hỏi của báo chí về quan điểm của Chính phủ, ông Nguyễn Sinh Hùng cho biết, về lâu dài, cần phải hạn chế phương tiện cá nhân, đặc biệt là xe máy. Tuy nhiên, việc tăng phí giao thông để giảm phương tiện cá nhân phải nghiên cứu kỹ, tính đến mức sống của người dân hiện nay. Ngành giao thông cần tìm giải pháp phát triển phương tiện công cộng, tạo thuận lợi cho người dân.
"Vấn đề hạn chế nhập cư vào Hà Nội và TP HCM cũng cần nghiên cứu. Nếu chúng ta cho nhập cư quá thoải mái cũng sẽ tạo áp lực cho các đô thị trong việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cư dân, trong đó có giao thông. Vừa qua, Chủ tịch UBND TP HCM có đưa dẫn chứng, có người hộ khẩu TP HCM bảo lãnh cho 40 người khác nhập cư", ông Hùng nói.
Theo Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng, từ năm 2000 đến năm 2006, phương tiện cơ giới đã tăng gấp đôi. Hà Nội hiện có 200.000 ôtô và 2 triệu xe máy. Con số tương ứng tại TP HCM là 320.000 và 3,3 triệu. Để phân luồng giao thông, Chính phủ vừa quyết định tăng thêm biên chế cảnh sát giao thông ở Hà Nội (800 người) và TP HCM (1.000 người).
Đầu năm 2008, Chính phủ sẽ thực hiện cơ chế thị trường về giá, điều chỉnh giá điện, than. Theo ông Nguyễn Sinh Hùng, với lộ trình tăng giá điện thời gian tới, Chính phủ cam kết 70% dân số nghèo (có mức tiêu thụ điện hằng tháng dưới 100 số) sẽ không bị ảnh hưởng. Giá than sẽ tăng với 3 hộ tiêu thụ lớn (xi măng, phân bón, giấy). Chính phủ cũng nghiên cứu áp thuế nhập khẩu với mặt hàng xăng trong năm tới.
Từ 1/1/2008 sẽ áp dụng mức tăng lương tối thiểu, lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội, Phó thủ tướng cam kết, ngay trong tháng 1 công chức sẽ được nhận mức lương mới, tránh tình trạng chi trả chậm, truy lĩnh.
Theo báo cáo của Chinh phủ, năm 2007 mức tăng trưởng GDP đạt gần 8,5%, tuy nhiên chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng hơn 12% so với tháng 12 năm 2006. Mục tiêu năm 2008 của Chính phủ là đạt mức GDP từ 9% trở lên và kiềm chế tăng giá dưới mức tăng trưởng.
Việt Anh

Vinh Loc 90A
23-01-2008, 07:31 AM
Thêm một kiểu hành xe gắn máy nữa? Liệu có thực hiện được không?

Thứ ba, 22/1/2008, 16:19 GMT+7http://vnexpress.net/Images/ic-print.gif (http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2008/01/3B9FEA35/)http://vnexpress.net/Images/ic-email.gif (http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2008/01/3B9FEA35/) Xe máy sẽ phải kiểm tra khí thải (http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2008/01/3B9FEA35/)

Sáng nay, ông Trịnh Ngọc Giao, Cục trưởng Đăng kiểm VN, cho biết, xe máy lưu hành tại các đô thị Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ sẽ phải kiểm tra nồng độ khi thải định kỳ. Cơ quan này cũng đề xuất mức phạt 100.000 đồng một lần đối với chủ phương tiện không chấp hành việc kiểm tra.
Tại Hội thảo kiểm soát khí thải xe máy sáng nay, ông Trịnh Ngọc Giao, cho biết, đề xuất của Cục Đăng kiểm là xe máy đang lưu hành và xe mới xuất xưởng đều nằm trong diện phải kiểm tra. Từ năm 2009 bắt đầu kiểm soát khí thải của xe máy có tuổi trên 10 năm, tiếp theo 2010 sẽ kiểm tra xe trên 7 năm tuổi. Sau đó là xe trên 5 tuổi và 3 tuổi.
Xe máy sản xuất mới cũng kiểm soát phát thải từ cơ sở sản xuất, phải đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 2 mới được xuất xưởng. Sau năm 2013, việc kiểm tra xe máy sẽ mở rộng ra tất cả các tỉnh thành phố trong cả nước.
http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2008/01/3B9FEA35/3.jpg Xe máy gây ô nhiễm không khí tại đô thị. Ảnh: Hoàng Hà "Mỗi năm xe máy chỉ phải kiểm tra một lần. Đối với xe không đạt tiêu chuẩn lưu hành thì sẽ phải thay bộ chế hòa khí hay bộ lọc khí thải... Tuy nhiên, với xe máy 5-7 năm tuổi thì có tới 60-70% xe đạt tiêu chuẩn", ông Giao nói. Chế tài phạt chủ xe không chấp hành quy định được đưa vào đề án là 100.000 đồng/lần, trong khi chi phí kiểm tra xe chỉ 50.000 đồng/lần.
Việc kiểm định khí thải xe máy sẽ được thực hiện tại các trung tâm đăng kiểm ô tô, cơ sở bảo dưỡng xe máy của các doanh nghiệp cơ khí hoặc tại trạm bán xăng...
Việc kiểm soát khí thải xe cơ giới đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới. Theo ông Yung Hsun Chen, chuyên gia kiểm soát khí thải Đài Loan, nước này đã tiến hành kiểm tra nồng độ khí thải xe máy từ năm 1993. Ban đầu, Chính phủ lập các trạm kiểm tra khí thải miễn phí tại trạm xăng. Chính phủ trợ cấp cho những điểm này với chi phí trích từ giá xăng. Xe máy sau khi kiểm tra sẽ được dán tem xanh hoặc tem vàng tùy theo mức độ đạt tiêu chuẩn.
Xe máy gây ô nhiễm không khí cao. Theo tính toán của Cục Đăng kiểm VN, ô nhiễm không khí ở đô thị do xe cơ giới gây ra chiếm 70% các tác nhân. Quan trắc tại nút giao thông Ngã Tư Sở (Hà Nội), cho thấy 54% lượng phát thải khí CO và HC do xe máy gây ra. Tỷ lệ khí CO và VOC tại các đô thị Việt Nam đều cao hơn các thành phố Bangkok (Thái Lan), Delhi (Ấn Độ), Dhaka (Bangladesh). Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí lên tới 20 triệu USD/năm tại Hà Nội, trên 50 triệu USD tại TP HCM.
Hiện xe máy trong cả nước khoảng 20 triệu chiếc, tốc độ tăng trưởng nhanh nên việc kiểm soát khí thải rất cần thiết. "Bầu không khí ô nhiễm thì mọi người phải có ý thức hơn việc kiểm tra, sửa chữa xe máy. Tại các thành phố lớn đã đến lúc phải kiểm soát khí thải", ông Trịnh Ngọc Giao nói.
Sau khi lấy ý kiến người dân về đề án này, Cục Đăng kiểm VN sẽ trình Bộ GTVT, Chính phủ xem xét. Nếu được phê duyệt thì việc kiểm soát khí thải tại các thành phố lớn sẽ bắt đầu áp dụng từ 1/1/2009.
Đoàn Loan

sauvuongynhac
10-10-2008, 02:01 PM
Sau khi dựng lô cốt đầy thánh phố, tình trạng kẹt xe tăng lên dữ dội. Bị báo chí lên tiếng quá các nhà quản lý ta quay sang "quật" phương tiện đi lại. Họ bắt xe motô đóng 500 ngàn đồng mỗi năm để dân ta "chừa cái tật đi đâu cũng vác xe honda gây ách tắc giáo thông". Nghe buồn cười thật. Họ thừa sức biết 500 ngàn là quá lớn đối với dân nghèo. Họ đánh vào cái bao tử, hay còn gọi là biện pháp chế tài. Tối qua nghe 1 vị lãnh đạo Tp biện bạch nghe trơ trẽn quá. Vị này xưa nay tôi vẫn nể vì các họt động từ thiện, xuất hiện trong chương trình Ngôi nhà mơ ước. Nay thất vọng quá... Sau khi nói vòng vo cuối cùng vị này .. đẩy trái banh cho Bộ Tài Chính. TP đề xuất vậy đó, còn quyết định là Bộ TC mà. Nghe buồn cười quá. Ngày xưa dân đen bị thuế nhà thuế đất thuế thân ... đẩy vào bần cùng. Ngày nay thử kiểm lại các laọi thuế dân ta nghĩ thử xem. Có một loại thuế mà dân ta đang gánh đó là đóng thuế vị "sự yếu kém của guồng mày quản lý". Buồi cười không nhỉ? :brick:

lbt90B
11-10-2008, 04:23 PM
lười đọc quá,
có gì thắc mắc L đem đi hỏi mấy "chính khách" kia đi

92A01
12-10-2008, 12:49 PM
Ngày xưa mới đề xuất đội nón bảo hiểm, bà con la ó phản đối rồi cũng thực hiện và cho đến bây giờ thì cũng OK. Cái vụ này đã được nghe nói từ năm ngoái, học tập Hà Lan. Nước này trước khi áp dụng cũng trưng cầu dân ý thì đa số là phản đối, sau một thời gian thực hiện thì đa số lại tán thành. Bác SVYN lúc nào cũng nghĩ "xấu" không hà :D.

Gem
02-02-2009, 11:22 PM
vì chủ đề tập trung vào vấn đề xe máy nên Gem cũng trả lời ngay là hoàn toàn thiếu cơ sở khi đổ lỗi cho xe máy, thậm chí có lần bác TheDeath đưa ra nghiên cứu là chạy xe máy nhanh hơn thì bớt kẹt xe, nói cho vui thôi. ở nước ngoài người ta kẹt xe ..hơi còn kinh hoàng hơn xe máy ở nước ta nữa, những giải pháp tại TPHCM chỉ có tính chất chữa cháy, mà đã chữa cháy thì cứ âm ĩ mãi thôi.

Nếu để ý thì tốc độ đô thị hóa tăng nhanh chóng mặt và giao thông tại TP không theo kịp tất nhiên kẹt xe sẽ xảy ra, TPHCM đã có những biện pháp tích cực như xây dựng cầu vượt ở tất cả các cửa ngõ TP,( phía miền Tây xây cuối mới ghê ), metro, tàu cao tốc, nhưng do dự án chậm với nhiều nguyên nhân nên không tránh khỏi tình trạng trên.

nhìn lại thấy đề xuất của anh Hoàng Hiệp và anh myhanh đúng quá.

http://www.skyscrapers.cn/forum/attachments/pXykuL70_EAIfaQUuQExU.gif

Bắc Kinh cỡ này mà còn kẹt đó

myhanh
03-02-2009, 07:51 AM
Nếu ai đi máy bay nhìn xuống Tp HCM thì sẽ thêm yêu thành phố này vì nó rất đẹp, đẹp mê hồn luôn đó. Tại vì sao MH nói vậy ? Nhìn cái hình Gem đưa lên MH mới nhớ cái hình cánh hoa bốn cánh ngay khu công nghệ cao đẹp đến mê người nếu có dịp chiêm ngưỡng từ trên cao. Các khu nhà mới xây ở Quận 2, Dĩ An thì như những bàn cơ vuông vuông tuyệt đẹp.
Đẹp thì đẹp nhưng đường sá quá ít, phải thực hiện ngay các biện pháp lâu dài.
Sáng hôm qua nghe ông Lê Doãn Hợp nói quyết tâm hết quý I 2010 thì Tp.HCM và Hà Nội sẽ là hai thành phố không dây.
Nghe đến đây thật mừng, mong là "nói và làm" như tấm gương của Bác.

johnceduy
05-02-2009, 02:16 PM
Thoy thì đành chịu vậy! Đất nước VN mình DT nhỏ bé, cộng thêm người dân có cách suy nghĩ riêng của mỗi người. Cứ cho kẹt xe chậm một chút thì đã sao, còn đỡ hơn hok kẹt mà tai nạn vẫn xảy ra thường xuyên các bác nhĩ!. Mỗi nền văn minh các nước đều khác nhau, nếu đổi người VN sang đất TQ thì đường xá TQ cũng lại trở về cảnh đường VN hiện giờ thoy ^^!. Tốt hơn chúng ta nên bắt đầu từ cái gốc để giáo dục được những người công dân lưu hành giao thông tốt thì mới hok xảy ra cảnh tượng kẹt xe thế này! Chứ mà cứ cho CAGT đi càn quét thì "Trâu vẫn hoàn trâu" chẳng giải quyết đc gì ^^! Cái hình anh Gem chụp đẹp ghê! Ước gì VN mình có 1 chỗ thế thì đỡ bik mấy, TQ đường cỡ thế còn kẹt chắc có lẽ là do dân số khủng quá, đưa vài chỗ như thế vào VN thì xe nào kẹt cho nổi ^^!