PDA

View Full Version : Đừng để vuột kiến thức vì... ngại ngùng


92A01
11-10-2007, 11:22 AM
21:33:30, 10/10/2007

http://www2.thanhnien.com.vn/Uploaded/tiendung/11.10/tranh-luan-ok.jpg Tranh luận giúp bạn hiểu mọi ngóc ngách vấn đề - Ảnh: garycarkin.tripod.com Chỉ vì sợ nói sai hay ngượng ngùng, nhiều bạn đã không dám phát biểu hay tranh luận một đề tài được đưa ra trong lớp học. Các bạn không biết rằng mình đã bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng để hoàn thiện bản thân cũng như tiếp thu kiến thức. Lớp học chia... phe
Vào một buổi học bàn về vai trò của truyền thông, giáo viên đưa ra một câu hỏi cụ thể: "Theo bạn truyền thông mang nội dung bạo lực có làm người ta cũng trở nên bạo lực theo không?". Một nửa lớp nói có. Một nửa lớp nói không. Giáo viên yêu cầu nhóm nói có dồn sang một phía của lớp học. Nhóm nói không thì kéo qua phía còn lại. Giáo viên ngồi giữa và chăm chú lắng nghe. Cuộc tranh luận bắt đầu. Nhóm nói có cho rằng truyền thông mang tính bạo lực tác động trực tiếp lên con người, đặc biệt là ở những đứa trẻ vì chúng là đối tượng dễ tổn thương nhất. Bằng chứng là nhiều đứa trẻ đã bắt chước các bộ phim hành động hay bạo lực và gây ra những hậu quả đáng tiếc. Nhóm nói không phản bác lại và cho rằng không thể đổ lỗi cho truyền thông bởi hành động hay ý thức của một con người còn phụ thuộc vào sự giáo dục của gia đình, tác động của bạn bè và môi trường sống. Cuộc tranh luận tiếp tục sôi nổi và có phần căng thẳng nhưng không đến mức cãi nhau chí chóe. Và mỗi bên đều chăm chú lắng nghe và ghi chép lại luận điểm của bên kia để phân tích và thảo luận. Buổi thảo luận kết thúc sau đó. Xem ra không bên nào chịu bên nào cả.
Đúng, sai không là vấn đề
Vấn đề ở đây là không có một điều gì đúng tuyệt đối hay sai tuyệt đối. Ai cũng đưa ra lý lẽ để bảo vệ quan điểm của mình, đồng thời tìm ra kẽ hở trong suy luận của người khác để phản bác. Thông qua cuộc tranh luận sôi nổi, họ đã đào sâu vấn đề, phân tích, lắng nghe ý kiến của người khác. Việc tổng hợp thông tin từ cuộc tranh luận vừa tham gia sẽ làm cho bạn sáng ra nhiều khía cạnh của một vấn đề mà lâu nay bạn cảm thấy mù mờ. Bạn sẽ nhìn một vấn đề rộng hơn, đa chiều hơn chứ không quen nhìn một cách phiến diện. Nói rộng hơn, các cuộc tranh luận giúp bạn suy nghĩ chín chắn hơn trước khi nói hay quyết định một điều gì. Bởi không có gì đúng hay sai tuyệt đối mà chỉ là nó có phù hợp trong một hoàn cảnh cụ thể hay không.
Như vậy, có thể thấy nếu bạn ngại không tham gia một cuộc tranh luận, bạn đã để cho một khối lượng lớn kiến thức vuột khỏi tầm tay cho dù vấn đề thảo luận là vi mô hay vĩ mô. Càng sai lầm hơn khi bạn vì sợ sai mà không dám nói ra quan điểm của mình. Thà nói ra để biết mình sai để có thể sửa chữa hoặc cái sai đó không bao giờ bị phát hiện. Không đối mặt với kẻ thù của mình, ở đây là cái sai, cái nhược điểm của bản thân, làm sao có thể đấu tranh và triệt tiêu nó.
Việt Phương (VP Bangkok

myhanh
11-10-2007, 03:52 PM
Cái này nói hoài anh à nhưng tại cái tính người Việt mình khiêm tốn!

phanphuong
12-10-2007, 09:28 AM
Cái này đúng quá! Dân mình hay ngại hỏi, nhất là mấy đấng mày râu. Khi đi lạc đường thì cố chạy vòng vo tự tìm cho bằng được mà hổng thèm hỏi ai hết!
Nhớ có lần đi công tác ở Nhật, đến cái toilet thì bó tay, vì đọc chữ hổng được. Hỏi thì ngại, đành phải canh đứng trước đó, thấy quý cô nào đi ra thì biết nên đi vào phòng....bên cạnh! :))

Tr.Giang
12-10-2007, 09:35 AM
Hihi, ở một góc độ nào đó thì mấy anh phóng viên là "đi trước một bước" rùi... Cái gì cũng hỏi: không biết, hỏi. Chưa biết, hỏi. Biết rồi, hỏi! Biết rõ rồi, cũng hỏi.... hehehe...

DeMen
12-10-2007, 09:52 AM
Hì hì, mấy anh nhà báo vốn được tiếng là đẹp trai chai mặt mà :D

Người mình ngại hỏi, một phần vì cách giáo dục áp đặt, từ nhỏ đã bị triệt tiêu thói quen ưa thắc mắc. Với lại, có nhiều GV, dạy theo giáo án thì được, đến khi SV cắc cớ hỏi lại thì trả lời tùm lum, thành ra SV cũng ngại hỏi ...

Lớp em ở ĐH, mỗi lần có giờ thuyết trình là y như rằng, cái đứa thuyết trình bị xoay như chong chóng, nhưng cũng môn đó, tới khi GV lên giảng thì lại rất ít người hỏi, lý do đơn giản, vì SV thấy bạn mình lên thuyết trình, nó cũng như mình, sai sót là chuyện có thể xảy ra, hỏi ngớ ngẩn nó cũng không dám la mình, hỏi phức tạp thì có cô trả lời phụ. Còn nếu cô giảng, cô mà, sao sai đc, mà lỡ hỏi bậy bị la cho là cái chắc. Thôi ráng im lặng về nhà tìm hiểu, bữa sau vô hỏi cũng chưa muộn.

92A01
12-10-2007, 10:57 AM
Đúng là một phần do nền giáo dục của mình làm cho chúng ta học theo kiểu thụ động. Bản thân tôi khi đi dạy, tôi luôn nói là các em có điều gì không hiểu hoặc chưa rõ thì cứ mạnh dạn đứng lên nói, nếu ngại thì gặp riêng thầy cũng được. Vậy mà học viên gần như không có phản ứng gì. Đôi khi mình vô tình nói sai một chút mà cũng không thấy ai nói gì cả...

linh mieu
12-10-2007, 12:55 PM
Đúng là một phần do nền giáo dục của mình làm cho chúng ta học theo kiểu thụ động. Bản thân tôi khi đi dạy, tôi luôn nói là các em có điều gì không hiểu hoặc chưa rõ thì cứ mạnh dạn đứng lên nói, nếu ngại thì gặp riêng thầy cũng được. Vậy mà học viên gần như không có phản ứng gì. Đôi khi mình vô tình nói sai một chút mà cũng không thấy ai nói gì cả...

Học trò nữ sao dám gặp thầy :68::-P.

myhanh
13-10-2007, 09:32 AM
Hi hi! Bây giờ thấy Thầy đẹp trai là gặp hè

DeMen
14-10-2007, 10:44 AM
Thấy thầy đẹp trai là kiếm cớ gặp thầy, gửi mail cho thầy, add blog thầy, comment tán tỉnh thầy. Mà thậm chí không thèm gọi thầy bằng thầy nữa, hehehe.

Làm thầy thời nay khổ trăm đường:D

92A01
15-10-2007, 10:09 AM
Mọi người bị ảnh hưởng mấy vụ thầy giáo gạ tình đổi điểm với nữ sinh rồi. Học viên mình toàn là nam thôi, không có nữ đâu...
Demen! em cứ tưởng học viên nào cũng giống em hả? :D

DeMen
15-10-2007, 11:07 AM
EM chỉ nói những điều mắt thấy tai nghe thôi, hehe. Mà thôi ko nói nữa, spam lạc đề rồi.

BT.NN
15-10-2007, 03:12 PM
Mình xin chia sẻ nhưng gì mình đã trải qua
Thật ra, lúc đi học mình rất ngại hỏi. Nhưng khi đã đi làm, mình không ngại hỏi nữa.

Ngày trước, mình làm việc chung nhóm với 1 anh (đã làm trước mình vài năm, rất giỏi và là sếp mình). Và mình rất thích cách nói của ảnh. Ảnh bảo: "Vấn đề này anh chưa làm qua nên anh chưa biết, để anh xem". Và ảnh lắng nghe trình bày của mình. (Nhưng dĩ nhiên ảnh giỏi hơn mình gấp nhiều lần, còn vấn đề này mình đã làm qua). Sau lần đó, trong mình không có cảm giác coi thường thì cả (nói coi thường thì quá đáng, nhưng mình không biết dùng từ nào) mà nể ảnh. Kiến thức bao la, làm sao nắm hết tất cả...Nhưng cái chính là họ không che dấu những gì họ chưa biết, mà là cùng nhau thảo luận. Cái đó không phải ai cũng làm được.

Lần đó, mình học được từ ảnh rất nhiều. Trong công việc mình có nhưng sai lầm, trong học tập mình có những lỗ hỏng, nhưng (thật khó khăn) mình đã nhận lỗi và sửa lỗi. Sau những lần đó, mình cảm thấy rất thoải mái.

Giờ đây, mình đi học lại. Mình đã cảm thấy thoải mái khi phát biểu.

Lẽ dĩ nhiên, chỉ hỏi những cái cần nên hỏi. Còn lại thì nên nghiên cứu sách trước khi hỏi.