PDA

View Full Version : Ký gòn ký sắt, ký nào nặng hơn?


phanphuong
02-10-2007, 11:26 AM
Lấy 1 cái cân, cân 1 kg bông gòn, 1 kg sắt.
Mang lên Mặt Trăng dùng cân đòn gánh xem coi cái nào nặng hơn? :sweat:
Ai giải được hông?

Vinh Loc 90A
02-10-2007, 11:31 AM
Bằng nhau. :-P

phanphuong
02-10-2007, 12:10 PM
Bác Lộc ăn gian quá! Ít ra cũng có chút lý luận, hay bài giải chứ. Lỡ hên đúng thì sao! hê hê
Trả lời tiếp đi!

vodanh
02-10-2007, 12:30 PM
mới nghe thì câu trả lời = nhau thấy hợp lý, nhưng khi phân tích ta nên chú ý trọng lượng riêng của từng chất, vì dụ khi môi trường ở dứoi nước lại khác.

Vinh Loc 90A
02-10-2007, 12:53 PM
Bác Lộc ăn gian quá! Ít ra cũng có chút lý luận, hay bài giải chứ. Lỡ hên đúng thì sao! hê hê
Trả lời tiếp đi!

Đang liên lạc với chú Cuội, nhờ chú xác nhận lại dùm..mà điện thoại ngoài vùng phủ sóng. Chắc chú bên cung chị Hằng vì bên đó chưa gắn trạm BTS.:)

myhanh
02-10-2007, 02:15 PM
Nếu mang lên Mặt Trăng thì cũng bằng nhau.

phanphuong
02-10-2007, 05:23 PM
Phải khác nhau chứ! Các huynh quên lực đẩy của bác Ác si mét rồi!
Chưa kể bông gòn trên đường vận chuyển bị .... ẩm (hút thêm nước).
Do đó gòn luôn nặng hơn! hehe :)
Có ai có ý kiến khác không? :w00t:

tuekhung
02-10-2007, 06:13 PM
Phải khác nhau chứ! Các huynh quên lực đẩy của bác Ác si mét rồi!
Chưa kể bông gòn trên đường vận chuyển bị .... ẩm (hút thêm nước).
Do đó gòn luôn nặng hơn! hehe :)
Có ai có ý kiến khác không? :w00t:

Ku em nào vận chuyển bông gòn uống beer? Khai ra mau!!! :biggrin:

myhanh
03-10-2007, 08:13 AM
Lực đẩy Ác si mét chỉ phát biểu trong chất lỏng thui!

Vinh Loc 90A
03-10-2007, 08:49 AM
Lực hấp dẫn mới đúng? :w00t:

tuekhung
03-10-2007, 10:13 AM
Lực đẩy Ác si mét chỉ phát biểu trong chất lỏng thui!

Uhm :eek:. Vậy cái bóng bay nó bay nhờ gì nhỉ?

myhanh
03-10-2007, 10:33 AM
Đúng là lực đẩy Ác si mét phát biểu cho chất lưu ( chất lỏng+chất khí).
Nhưng vì myhanh yếu kém vật lý nên trong chương trình phổ thông chỉ được học lực đẩy Ác si mét phát biểu cho chất lỏng thôi. Nhưng bản chất của lực đẩy Ác si mét là do sự chênh lệch áp suất tĩnh giữa các điểm của vật thể sinh ra.
@tuekhung: Tại sao bóng không bay cao mãi mà bay lên đến một độ cao nhất định thì bắt đầu bay ngang và sau đó giảm độ cao dẫn và rơi xuống?

phanphuong
03-10-2007, 11:27 AM
Hôm rồi nghe câu đố này trên bàn...nhậu, nên post lên để anh em tham khảo cho vui. Đến khi tìm câu trả lời bằng google thì ...ôi thôi một lô một lốc các lý thuyết cao siêu hiện ra.
Nể nhất là mấy sư huynh bên ttvnol.com (box này hay thật, thu hút cả những giáo sư, tiến sĩ tham gia!), vừa tranh luận vừa chửi nhau ỏm tỏi rất vui.
Một vật ở trong "trường" nào thì bị tác động của "trường" đó. Trong tự nhiên theo mình nghĩ thì có rất nhiều, khoa học hiện giờ chỉ phát hiện ra một phần nào đó thôi. Ví dụ, như khoa học chưa đề cập đến Ma Trường (do những hồn ma gây ra!), thường tạo ra lực đè lên ngực người nào yếu vía trong lúc ngủ =))
Cơ bản thì sắt và bông gòn sẽ nằm trong Trọng Trường của trái đất, và Khí Trường (môi trường không khí- từ này mới nghĩ ra, hông biết có đúng hông :biggrin:). Đó là Lực hấp dẫn của bác Newton và Lực đẩy của bác Ác si mét. Các cao thủ bên ttvnol còn đề cập đến cả lực ly tâm do quay quanh trái đất nữa! (cái này thì mình bó tay rồi! chắc là vật lý cao cấp).
---
Quả bóng trong trường hợp của myhanh khi lơ lửng là do cân bằng giữa Trọng lực và Lực đẩy Acimet- bay lên cao, không khí loãng nên lực đẩy acimet hơi yếu!!!? Bay lâu trên trời, không khí bên ngoài lọt vào bong bóng, thì nó nặng dần lên và rơi xuống. Hông biết đúng hông nữa! hề hề :biggrin:

DeMen
03-10-2007, 03:45 PM
Câu này hồi năm lớp 3 em đi thi bị hỏi, trả lời: ký sắt nặng hơn, về bị cô la quá trời.

Có người giải thích: tao thử cầm ký sắt với ký gòn chọi mày, mày coi lúc đó ký nào nặng hơn! Hehe

Bùi Hoàn Khải Quyên
09-12-2007, 10:55 PM
ký gòn nặng bằng ký sắt?
ở đâu cũng thế F=dxV, P=mxg vì thế m1xg - dxV1 = m2xg - dxV2 vì cái cân chỉ trọng lương chứ không chỉ lực.
từ đó
m1=m2-d(V2-V1)/g vì thế cho nên m1=m2 chỉ khi nào V1=V2, hoặc d=0 hoặc g là vô cùng
vì thế cho nên 1 kg gòn với một ký sắt đem cân ở đâu cũng bằng nhau, khối lượng không bằng nhau nhưng trọng lượng bằng nhau

TheDeath
10-12-2007, 08:04 AM
Có gì mà phải tranh cãi nhỉ? Muốn mọi việc rõ ràng thì phải xem lại định nghĩa: thế nào là một ký, hay tìm hiểu trọng lượng là gì?

Nghỉ học lâu quá rồi, không còn nhớ rõ lắm nhưng cũng cố gắng lục tìm trong trí nhớ (nếu sai xin bỏ qua) thì "Trọng lượng là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật". Nếu chấp nhận định nghĩa này thì có nghĩa là khối lượng chỉ bỉ ảnh hưởng bởi tác dụng của trọng lực. Có thể nói lực đẩy acsimet, lực của gió, lực của độ ẩm, lực của photon, lực của các thiên thần và ác quỷ, lực của ý nghĩ, lực của lòng quả cảm... tác động lên vật không được xem xét!


Túm lại là ký gòn ký sắt chẳng có ký nào nặng hơn!

rangsun
10-12-2007, 01:23 PM
Một câu hỏi khờ khạo.
Ký gòn sẽ bằng ký sắt cho dù ở bất cứ đâu trong vũ trụ, chẳng gì ở Cung trăng. Nếu nó được đo trong cùng một môi trường( có nghĩa là có bất cứ lực nào hay bất cứ thứ gì tác động vào vật này thì cũng tác động vào vật kia như thế). Chỉ có khác là ở Cung trăng thì 1 ký sẽ nhẹ hơn ở Trái đất vì lực hút ở Cung trăng yếu hơn. Thế thôi. Vậy mà cũng cãi nhau ỏm tỏi. Cùi bắp !

TheDeath
10-12-2007, 02:14 PM
Một câu hỏi khờ khạo.
Ký gòn sẽ bằng ký sắt cho dù ở bất cứ đâu trong vũ trụ, chẳng gì ở Cung trăng. Nếu nó được đo trong cùng một môi trường( có nghĩa là có bất cứ lực nào hay bất cứ thứ gì tác động vào vật này thì cũng tác động vào vật kia như thế). Chỉ có khác là ở Cung trăng thì 1 ký sẽ nhẹ hơn ở Trái đất vì lực hút ở Cung trăng yếu hơn. Thế thôi. Vậy mà cũng cãi nhau ỏm tỏi. Cùi bắp !
Đây hoàn toàn không phải là một câu hỏi khờ khạo, mà là câu hỏi gài nếu cân trong không khí thì kg sắt và kg gòn cái nào nặng hơn thì sẽ có khối người trả lời sai. Tuy nhiên đề bài đã quên gài yếu tố "cân trong không khí" thế nên... =))

phanphuong
12-12-2007, 08:24 AM
Đề bài của tui chép lại rõ ràng đó nhen mấy huynh!:boss:
"Mang lên Mặt Trăng dùng cân đòn gánh xem coi cái nào nặng hơn?"
Cái cân đòn gánh giống như cái bập bênh đó. Treo thằng mập một bên, treo thằng ốm một bên. Bập bênh nghiêng về thằng mập. Kết luận thằng mập nặng hơn!=))
Không thể bằng được đâu! \:D/

rangsun
12-12-2007, 08:31 AM
Đúng là thằng mập nặg hơn thằng ốm. Cùi bắp!

Bùi Hoàn Khải Quyên
17-12-2007, 05:45 PM
hichic đã bảo rồi mà, có đem tới đâu thì d,V, g không đổi thì cân bằng cân đòn gánh hay cân điện tử chắc chắc vẫn bằng nhau
thằng mập mà lùn thì vẫn bằng thằng ốm nằng xương chứ

trừ phi nói rằng cứ lấy 1 kg gòn với 1 kg sắt ném vào đầu ... thì khi ấy chắc chắc là 1 kg sắt nặng hơn rồi.

thế chia phe cá độ đi

phanphuong
27-12-2007, 12:35 PM
ký gòn nặng bằng ký sắt?
ở đâu cũng thế F=dxV, P=mxg vì thế m1xg - dxV1 = m2xg - dxV2 vì cái cân chỉ trọng lương chứ không chỉ lực.
từ đó
m1=m2-d(V2-V1)/g vì thế cho nên m1=m2 chỉ khi nào V1=V2, hoặc d=0 hoặc g là vô cùng
vì thế cho nên 1 kg gòn với một ký sắt đem cân ở đâu cũng bằng nhau, khối lượng không bằng nhau nhưng trọng lượng bằng nhau

"chiến đấu" với bác BHKQ tiếp!
Nói ký gòn ký sắt, hẳn là nói ở mặt đất. Coi như treo lên cân đòn gánh thì thăng bằng.
Nhưng đem lên... Mặt Trăng mà!
Trên đó g' (g trên cung trăng) rất bé nhé, d' (d trên cung trăng) cũng rất khác!
Như thế là cái cân nghiêng chổng gọng rồi còn gì! :w00t:

tuekhung
27-12-2007, 03:23 PM
Ký gòn nặng hơn. Hổng tin lên cân thử thì biết :biggrin:

TheDeath
27-12-2007, 04:45 PM
Cân mà không cân trong chân không thì gọi là 1kg không phải là 1kg. Thế nên không nên so sánh cái vụ này... Chỉ khi nào trọng lượng được đảm bảo đúng như định nghĩa: "trọng lượng là độ lớn của trọng lực" thì ta tính tiếp!

myhanh
28-12-2007, 06:17 AM
myhanh tui dốt vật lý lắm nhưng thử hình dung như sau có hai phi hành gia người gầy người béo nhưng khối lượng bằng nhau ở trên mặt đất. Khi bay lên Mặt Trăng không tính các yếu tố ngoài lề chả lẻ khối lượng hai ông này khác nhau sao? Nếu khác nhau vậy làm sao kiểm soát con tàu vũ trụ để nó bay về trái đất vì khối lượng của nó mình không kiểm soát được.

Bùi Hoàn Khải Quyên
21-01-2008, 07:09 PM
hehe hôm nay quay trở lại sau một hồi quăng bom hehehe
túm lại sau câu chuyện này tui tự nhận thấy như sao:
1. 1kg là 1kg dù đi đâu cũng không đổi --> trả lời cho câu hỏi của myhanh: khối lượng không đổi nên các nguyên tắc về động lượng vẫn đúng. còn nếu chấp nhận tính lực đẩy asimet vào thì khi đem gòn và sát cân thì nó thật sự đã không là 1 kg vì trọng lượng như nhau nhưng khối lượng khác nhau.
2. ngày xưa asimet phát hiện rằng 2 vật có khối lượng bằng nhau nhưng làm bằng chất liệu khác nhau sẽ có thể tích khác nhau vì thế nếu để trong không khí thì cân như nhau nhưng nếu để trong nước thì cân bị lệch qua phía vật có thể tích lớn hơn vì lực đẩy asimet. Vấn đề đuợc đặt ra là giả sử v1<v2
m1g - d1v1= m2g -d1v2 => d1=(m1-m2)g/(v1-v2)
m1g - d2v1>m2g-d2v2 => d2>(m1-m2)g/(v1-v2)=d1
vậy có phải khi đạt vào môi trường có d3<d2 thì cán cân sẽ lệch qua hướng ngược lại.
nói túm lại đem lên mặt trăng thì chưa biết cán cân sẽ nghiêng về đâu cũng có thể nó bằng nhau
1) nó vẫn cân bằng nếu d2/g2=d1/g1=(m1-m2)/(v1-v2)
2) cán cân lệch về phía sắt nếu d2/g2>d1/g1
3) cán cân lệch về phía ngược lại nếu d2/g2>d1/g1
vấn đề cuối cùng là phải xem thằng nào xãy ra.

3. còn nữa nếu để trong môi trường không có trọng lượng g=0 khi đó dv1<dv2 khi đó cán căn sẽ lệch hẳn về phía vật có thể tích nhỏ hơn --> đúng hay sai?
4. có phải khi bó vào môi trường chân không d=0 thì cân vẫn cân sẽ lệch về phía vật có thế tích lớn hơn vì trọng lượng thật sự lớn hơn?

Túm lại có một thí nghiệm như sau mong các bạn nào có điều kiệnthì thực hiện nhé

cho 1 cái cân hai đầu là 1kg sắt và đầu kia là 1 kg gòn nằm trong một 1 quả chuông thủy tinh chứa không khí.
Nếu ta rút không khí ra d giảm khi đó lệch về phía kg gòn.
nếu ta bơm không khí hoặc nước vào d tăng khi đó cân sẽ lậch về phía ngược lại, không viết như vậy có đúng không nhỉ?

còn nhiềunữa hôm nào tám tiếp

linh mieu
22-01-2008, 11:05 AM
Ngay câu hỏi đã trả lời rồi. Bằng nhau là cái chắc. Cần gì cải nhau ỏm tỏi thế! x-(
Chừng nào hỏi "ký gòn ký sắt, ký nào trắng hơn hay mang tính kim loại nhiều hơn thì nói. :-&

phanphuong
15-02-2008, 05:14 PM
Lấy 1 cái cân, cân 1 kg bông gòn, 1 kg sắt.
Mang lên Mặt Trăng dùng cân đòn gánh xem coi cái nào nặng hơn? :sweat:


Phải kết thúc topic này mới được.
Bám sát đề bài nhen bà con!
Có 2 lực đáng để xem xét trong trường hợp này.
Trọng lực: m.g
Lực đẩy acimet: d.V
Trái đất là (1), Mặt trăng là (2) nhé!
1. Ở trái đất:
Cân 1 "kg" sắt, nhưng thật ra không phải 1 kg sắt mà là:
P (=1kg) = m(sắt).g1 - d1.V(sắt)
Cân 1 "kg" gòn, tương tự ta cũng có
P (=1kg) = m(gòn).g1 - d1.V(gòn)
---> g1.[m(sắt) - m(gòn)] = d1. [V(sắt) - V(gòn)]
---> m(sắt) - m(gòn) = d1.[V(sắt) - V(gòn)]/g1

2. Ở mặt trăng:
P (sắt) = m(sắt).g2 - d2.V(sắt)
P (gòn) = m(gòn).g2 - d2.V(gòn)
---> P(sắt) - P(gòn) = g2.[m(sắt) - m(gòn)] - d2.[V(sắt) - V(gòn)]
= g2.d1.[V(sắt) - V(gòn)]/g1 - d2.[V(sắt) - V(gòn)]
= [V(sắt)- V(gòn)].(g2.d1/g1 - d2)

Vấn đề ở đây là so sánh: g2.d1 - g1.d2

Trái đất: d1 = 12266 N/m3, g1 =9,8 m/s2
Mặt trăng: g2 = 1,7 m/s2. Nhớ lại, khí quyển trên mặt trăng rất loãng, nên d2~0 (ai có thông số chính xác hơn thì post lên nhé!). Nghe nói dấu chân trên Mặt trăng sẽ chẳng bao giờ tàn phai?!
V(sắt) sao so với V(gòn).
--> P(sắt) - P(gòn) < 0 hay cân sẽ nghiêng về phía gòn.
Già rồi nên giải bài này toát mồ hôi, mà lại không biết đúng hông nữa! :embarrassed:

Quên nữa, bạn Quyên giải đúng nhưng...lạc đề! kakaka

myhanh
15-02-2008, 06:01 PM
Thể tích của gòn phụ thuộc vào áp suất khí quyển đúng không?
Áp suất khí quyển không giống nhau thì thể tích gòn cũng thay đổi theo hehe

khanhan2006_2009
25-05-2008, 09:33 AM
Hôm bữa vào web của Phú Mỹ Hưng em cũng thấy 1 câu tương tự.Không cần phải đưa lên Mặt Trăng chi cho phức tạp,ngay trên trái đất thôi thì 1 tấn gỗ nặng hơn 1 tấn thép đó.Link đây:http://www.phumyhung.com.vn/giaitri_detail.php?id=215

Tran Thu
21-08-2008, 06:41 PM
:tongue:Bằng nhau

jubei_ludu
22-08-2008, 10:56 AM
1kg gòn không biết có bằng 1kg sắt không nếu cân trên cung trăng. Nhưng chắc chắn 1 điều rằng chiếc phi thuyền chở bông gòn và sắt chỉ duy nhất 1 chiếc.

Lý do: tổng trọng lượng của bông gòn và sắt chỉ có 2kg. chiếm ít diện tích nên cho 2 thằng vô 1 chiếc là được. kekekekeke

johnceduy
02-12-2008, 07:38 PM
Phải kết thúc topic này mới được.
Bám sát đề bài nhen bà con!
Có 2 lực đáng để xem xét trong trường hợp này.
Trọng lực: m.g
Lực đẩy acimet: d.V
Trái đất là (1), Mặt trăng là (2) nhé!
1. Ở trái đất:
Cân 1 "kg" sắt, nhưng thật ra không phải 1 kg sắt mà là:
P (=1kg) = m(sắt).g1 - d1.V(sắt)
Cân 1 "kg" gòn, tương tự ta cũng có
P (=1kg) = m(gòn).g1 - d1.V(gòn)
---> g1.[m(sắt) - m(gòn)] = d1. [V(sắt) - V(gòn)]
---> m(sắt) - m(gòn) = d1.[V(sắt) - V(gòn)]/g1

2. Ở mặt trăng:
P (sắt) = m(sắt).g2 - d2.V(sắt)
P (gòn) = m(gòn).g2 - d2.V(gòn)
---> P(sắt) - P(gòn) = g2.[m(sắt) - m(gòn)] - d2.[V(sắt) - V(gòn)]
= g2.d1.[V(sắt) - V(gòn)]/g1 - d2.[V(sắt) - V(gòn)]
= [V(sắt)- V(gòn)].(g2.d1/g1 - d2)

Vấn đề ở đây là so sánh: g2.d1 - g1.d2

Trái đất: d1 = 12266 N/m3, g1 =9,8 m/s2
Mặt trăng: g2 = 1,7 m/s2. Nhớ lại, khí quyển trên mặt trăng rất loãng, nên d2~0 (ai có thông số chính xác hơn thì post lên nhé!). Nghe nói dấu chân trên Mặt trăng sẽ chẳng bao giờ tàn phai?!
V(sắt) sao so với V(gòn).
--> P(sắt) - P(gòn) < 0 hay cân sẽ nghiêng về phía gòn.
Già rồi nên giải bài này toát mồ hôi, mà lại không biết đúng hông nữa! :embarrassed:

Quên nữa, bạn Quyên giải đúng nhưng...lạc đề! kakaka
Hay đó bác, bác nào có câu khác ra đề tiếp đi