PDA

View Full Version : Phải chăng cuộc sống vẫn tiếp tục sau cái chết???


phanthuyen
22-09-2007, 07:09 PM
Những đứa trẻ sắp chết đều thuật lại những kinh nghiệm giống nhau môộ cách đáng ngạc nhiên. Chúng ta có thể biết đựơc gì từ những kinh nghiệm đó??
Lúc được chở tới bệnh viện ở thành phố ở Pocatello, bang Idaho, vào mùa xuân năm 1982, bé gái Kristie Merzlock ở trong trạng thái hôn mê sau khi trải qua 20 phút ở dưới đáy của một hồ bơi. Bill Longhurst, vị y sĩ gầy gò và cao lêu nghêu tiếp nhận Kristie vào phòng cấp cứu, đã triệu ngay bác sĩ thực tập nội trú khoa nhi Melvin Morse đến. lúc bấy giờ Morse chỉ mới 27 tuổi và là bác sĩ duy nhất ở bệnh viện đã từng làm một số ca hồi sinh quan trọng.
Morse nhớ lại lúc đó hai con ngươi mắt của Kristle đã đứng lại và mở lớn ra, và cháu đã không có phản xạ khi anh đặt que gỗ mỏng vào miệng cháu để làm cho cháu há miệng to ra. Chụp hình não bằng máy CAT cho thấy não của cháu sưng vù lên. Một máy khác đang giúp cháu thở, và độ pH trong máu của cháu có nồg độ axit rất cao, một dấu hiệu cho rõ ràng cho thấy là cháu sắp chết. “Chỉ còn có rất ít động tác mà chúng tội có thể làm đựơc vào lúc đó”, Morse nói.
Vì thế, Morse vô cùng ngạc nhiên khi thấy cháu Kristle sống lại và ra khỏi cơn hôn mê ba ngày sau đó với bộ não trọn vẹn chức năng. Còn lạ thường hơn nữa là thế giới quan của Morse bị thay đổi sâu sắc khi bé Kristle nhận ngay ra anh. “Đó là cái chú có bộ râu đấy”, bé kể lại cho mẹ cháu nghe , “Đầu tiên có một ông bác sĩ cao không có râu, kế đến chú ấy bước vào”. Điều đó hòan tòan đúng sự thật. Morse hảnh diện có một bộ râu, còn bác sĩ Longhurst thì mày râu nhẵn nhụi .
Sau đó bé Kristle mô tả phòng cấo cứu chính xác đến mức làm kinh ngạc mọi người. “Cháu kể đúng y các thiết bị, số người - mọi thứ đúng y hệt như chúng ta đã có vào ngày hôm đó”, Morse giải thích thêm. Cháu thậm chí còn kể lại rất đúng các thủ tục đã thực hiện với cháu. “Mặc dù hai mắt cháu nhắm kín và cháu vẫn trong tình trang hôn mê, hòan tòan vô thức trong suốt cả wá trình đó, nhưng cháu đã “thấy” hết những gì đang diễn ra”.
Morse hợp tác với Kimberly Clark Sharp, một cán sự xã hội ở Seattle, để bắt đầu nghiên cứu về những kinh nghiệm lúc sắp chết ở trẻ em, một lĩnh vực mà mười năm trước e9ó chưa có. Sự quan tâm đầu tiên của công chúng về kinh nghiệm lúc sắp chết chỉ xảy ra vào năm 1975, khi sinh viên y khoa Raymond Moody xuất bản một quyển sách bán chạy nhất vào thời đó và có tựa là “Vẫn có cuộc sống đời sau”. Quyển sách đựơc viết dựa trên nội dung của các cụôc phỏng vấn các bệnh nhân đã từng “chết đi sống lại”. Moody đã từng mô tả các yếu tố được tìm thấy là có chung các kinh nghiệm như thế: một cảm giác bình thản, sự tách ra khỏi thân xác, vào một đường hầm tối đen, nhìn thấy ánh sáng, sự xuất hiện của các thành viên trong gia đình đến giúp đỡ họ.
Bảy năm sau, công trình nghiên cứu Seattle đó đã tập trung theo dõi 147 trẻ en bị đau trầm trọng tại bệnh viện Nhi đồng ở Seattle, trong số đó có 26 em đã gần chết. Tất cả 147 em đó đều ở trong độ tuổi từ 3 đến 17.
Trong suốt khoảng thời gian 10 năm nghiên cứu đó, Morse đã khám phá ra rằng trong số 26 trẻ em gần chết nói trên, chỉ trừ có 2 em, còn tất cả đều thuật lại các kinh nghiệm lúc gần chết giống một cách đáng sợ với những gì mà Moody đã mô tả.
Tuy 121 bệnh nhi còn lại đau nhẹ hơn nhưng các cháu này vẫn không có ý thức và không có nột cháu nào thuật lại kinh nghiệm lúc sắp chết cả. “Đó là một khám phá quan trọng nhất của chúng tôi”, Morse nói, “Chỉ những trẻ nào thực sự sắp chết mới có các kinh nghiệm lúc gần chết, hàm ý rằng những kinh nghiệm này không phải là các sự kiện tâm lí hay sinh lí.” Hình như các kinh nghiệm đó cũng không liên wan gì đến tình trạng mất cảm giác, đến việc sử dụng thuốc hoặc chính sự đau đớn.
Ngoài ra, Morse còn vấp phải thêm một điều gai góc khác. Trong lúc Moody cho rằng những ai đi vào một lĩnh vực khác cũng chia sẻ những kinh nghiệm tương tự(như sự bình thản, việc tách ra khỏi thân xác, đi vào vùng ánh sáng), Morse lại khám phá rằng những kinh nghiệm lúc gần chết thực sự hòan tòan có các đặc tính riêng của chúng.
Bé trai Chris Eggleston 8 tuổi mắc kẹt trong chiếc ôtô của gia đình khi chiếc xe đó lao xuống một dòng sông. Em nhớ lại là em đã đi vào một “đống mì sợi khổng lồ” và chui vào một “đường hầm đầy thù vật”, trong đó có một con ong đã cho em mật và dắt em lên thiên đàng. Bé gái Michelle Wilson thoát ra khỏi một cơn hôn mê của bệnh tiểu đường và tả lại là em thấy chính em ngồi trên một chuyến xe buýt chở đầy học sinh huyên náo, trên đó có hai bác sĩ cao lớn đã chỉ em một cái nút màu xanh lá cây em có thể ấn vào đó để tỉnh dậy. Bé Chris David lên 7 đã đựơc cứu ra khỏi một đường hầm bi5 sập trên bãi biển. Cháu thuật lại việc “một ông thầy phù thủy mặc toàn màu trắng đã đến bên cháu và nói, “Chống chọi lên nhé, rồi con sẽ sống””.
Những người hoài nghi nêu lên một số thuyết nhằm giải thích các cảnh tượng mà những bệnh nhân sắp chết nói trên đã nhìn thấy. Một vài bác sĩ cho rằng các cảnh tượng đó là do “tác nhân gây mê” đựơc sử dụng trong các bệnh viện tạo nên, mặc dù Morse thấy rằng nhiều người trong số những người đang sắp chết đó ở những nơi hòan tòan xa cách khung cảnh của một bệnh viện. Những người khác thì cho rằng các cảnh tượng đó chẳng wa là các ảo giác do các thuốc mê, hay do các moocphin trong não làm giảm đau, hoặc do thiếu oxi trầm trọng - Morse khăng khăng rằng, không có thứ nào trong các thứ trên đã cho thấy là có tương quan với các kinh nghiệm lúc gần chết mà ông đã thu thập được.
Morse tin là cộng đồng y tế bác bỏ những kết luận của ông vì nhiều lí do - một lí do là ông sẵn lòng nói đến cái chết như một kinh nghiệm tích cực.
“Có một cảm giác là người ta đến với bác sĩ để gìn giữ và duy trì sự sống”, ông nói, “rằng nếu cái chết dược xử sự như một kết quả không nhất thiết là tiêu cực, e rằng bấy giờ chúng ta không thể làm hết tất cả mọi việc mà chúng ta có thể làm được để tránh cái chết”.
Bạn hãy xem trường hợp của bé gái Jessie Lott. Khi cháu được chín tuổi thì tim cháu ngừng đập. Về sau cháu đã kể lại cho Morse biết là cháu đã gặp bà nội bà nội wá cố của cháu như thế nào. Gìơ đây đang ở giữa độ tuổi 20, cô Lott không thể wênmột chi tiết nhỏ nhặt nào về lần gặp gỡ đó, kể cả cảm giác về cuộc gặp trên. “Tôi không bao giờ sống nhiều hơn là khi tôi chết”, cô nói, “ Tôi vẫn còn cảm thấy như thế đấy, và tôi không hề thấy xấu hổ gì về tâm trạng đó”.
Vậy những cảnh tượng khi có thực không? “Tôi không biết”, Morse nói, “ Tôi không nghĩ là chúng ta phải biết”. Nhữnf gì ông ấy biết là các cảnh tượng trên đã đem lại cho các bệnh nhân trẻ tuổi của ông sự bình yên bao la và sự can đảm để đương đầu với các căn bệnh của chúng.
Chính Morse càng ngày càng băn khoăn tự hỏi là ranh giới tìm hiểu của anh nằm chính xác ở đâu. “Tôi thừa nhận rằng tôi càng lớn tuổi, qui mô về mặt tâm linh của vấn đề này càng wan trọng với tôi,” ông nói, “Nhưng tôi cố ý nén lại không đề cập đến vấn đề đó nữa. Vì tôi biết rằng một khi tôi vượt wa đường ranh giới đó, tôi không còn là một nhà khoa học nữa.”
Trích Sunflower Magazine

LeGiang
22-09-2007, 07:28 PM
nè, đưa link bài dẫn chứ PhanThuyen!

phanthuyen
23-09-2007, 09:27 PM
hm....link hả anh?? ở nhà em nè :D