PDA

View Full Version : Một số từ trong Tiếng Việt dễ viết sai


myhanh
16-08-2007, 03:02 PM
Sau đây là một số từ trong Tiếng Việt mà myhanh viết sai rất nhiều lần :biggrin:. Hôm nay quyết định ghi ra đây để lần sau không còn sai nữa. Anh em nào có từ nào thì xin bổ sung thêm để cùng nhau học hỏi nha:

Vắn số hay viết nhầm là "Vắng số"
Yêng hùng hay viết nhầm là "Yên hùng"
Lâng lâng hay viết nhầm là "Lân lân"
Xán lạn hay viết nhầm là "Sáng lạng"
Mô hình trung hay viết nhầm là "Mô hình chung"

Vinh Loc 90A
16-08-2007, 04:05 PM
Sau đây là một số từ trong Tiếng Việt mà myhanh viết sai rất nhiều lần :biggrin:. Hôm nay quyết định ghi ra đây để lần sau không còn sai nữa. Anh em nào có từ nào thì xin bổ sung thêm để cùng nhau học hỏi nha:

Vắn số hay viết nhầm là "Vắng số"
Yêng hùng hay viết nhầm là "Yên hùng"
Lâng lâng hay viết nhầm là "Lân lân"
Xán lạn hay viết nhầm là "Sáng lạng"
Mô hình trung hay viết nhầm là "Mô hình chung"

Từ "Xán lạn" hay bị viết sai nhất vì nói không mà chẳng ai viết. Nhưng còn "mô hình trung" hay "vô hình trung" hay "vô hình chung"? Còn lẩn quẩn quá? :w00t:

TheDeath
26-11-2007, 02:38 PM
Từ này cũng hay viết sai nữa nè:
Con kéc bị viết sai thành con két!

lyphardmelody_sm
27-11-2007, 01:07 AM
Từ này cũng hay viết sai nữa nè:
Con kéc bị viết sai thành con két!

vụ này mới với em à nghen,hic,má ui , hùi đó giờ toàn là "con két" thẳng tiến không hà!update update\:D/

cobemongmo
27-11-2007, 09:49 AM
Thấy các anh bàn về vấn đề này cũng hay nên cho em hỏi luôn một số chữ em hay dùng nhưng không biết mình dùng đúng hay sai nữa. Hihic:sweat:

Vd: Giãn nỡ hay giản nở
Bản hay bảng
Vu Quy hay Vu Qui
...... (còn nhiều lém sẽ hỏi từ từ):biggrin:

TheDeath
27-11-2007, 10:19 AM
Giãn nở chính xác hơn giản nở. Giải thích: "giãn" được dùng chỉ sự vật bị thay đổi hình dạng, lớn hơn kích thước ban đầu, "giản" được dùng khi chỉ sự vật có tính chất đơn giản: giản lược, đơn giản... "Nở" được dùng trong trường hợp vật chất thay đổi kích thước và to hơn kích thước ban đầu, "nỡ" được sử dụng trong trường hợp chỉ về sự băn khoăn của tâm trạng: ví dụ như đâu nỡ nào làm thế? làm sao anh nỡ giết người anh yêu...

"Bản" hay "bảng" còn tùy thuộc vào từ gì nữa. Ý nói về chữ "bản" với ý nghĩa là bản chất, bản thể, bản thân... (tiếng Hoa viết giống như chữ mộc và có gạch ngang). Còn chữ "bảng" dùng khi nó là một nơi để thể hiện dữ liêu.

Vu Quy chính xác hơn Vu Qui. Giải thích: vần "uy" mới tạo ra được chữ "quy" còn vần "ui" không tạo ra được chữ "Quy" nhưng do lâu ngày dùng quen rồi nên người ta không còn phân biệt được chữ nào là gốc, chính xác, chữ nào là biến dị không chính xác. Rất tiếc là chưa có viện hàn lâm nên trường hợp này còn nhiều tranh cãi.

Vinh Loc 90A
27-11-2007, 10:31 AM
Bởi vậy, thỉnh thoảng vào QUÁN MẮC CỠ của cô Tú mở bên đường Tuổi Trẻ Cười xem. Cũng thú vị lắm. :)

TheDeath
27-11-2007, 10:38 AM
Quán mắc cỡ của cô Tú cũng thường bị sai. Nhiều khi cô Tú chỉnh người ta mà mình cũng bị sai luôn. Ví dụ như có lần có người hỏi:
-Trong bóng đá sao không gọi là phạt luân phiên mà gọi là phạt luân lưu?
Cô Tú trả lời: "... gọi là phạt đền cho chắc ăn"

Bình luận của TheDeath: Phạt đền khác hẳn với phạt luân lưu, cô Tú bị "tổ trác"!

myhanh
27-11-2007, 10:49 AM
Giãn nỡ hay giản nở
Đây là vấn đề dấu hỏi hay ngã. Rất nhức cái đầu đấy nha
Đọc thêm ở tài liệu đính kèm
Bản hay bảng
Có 'g' hay không 'g': Thường cả hai từ đều có nghĩa. Do đó tùy ngữ cảnh mà phân biệt thôi.
Vu Quy hay Vu Qui
Vấn đề 'i' hay 'y' cũng khá nhức cái đầu. Có những chỗ 'i' hoàn toàn thay thế được cho 'y' nhưng có chỗ không thể ví dụ 'thúy' <>'thúi' còn 'quy luật'='qui luật' (tuy nhiên nếu chính xác 100% thì là quy luật- xem thêm nghĩa hán việt của từ quy và qui). Thường nếu đứng đầu từ dùng "y" ví dụ như yêu, yên, yêng, yến...

myhanh
27-11-2007, 10:57 AM
Vu Quy chính xác hơn Vu Qui. Giải thích: vần "uy" mới tạo ra được chữ "quy" còn vần "ui" không tạo ra được chữ "Quy" nhưng do lâu ngày dùng quen rồi nên người ta không còn phân biệt được chữ nào là gốc, chính xác, chữ nào là biến dị không chính xác. Rất tiếc là chưa có viện hàn lâm nên trường hợp này còn nhiều tranh cãi.
Cái này TD nói hình như không chính xác lắm!
Ở đây "Qu" là một phụ âm chứ không phải là "Q"
Nguyên âm là "y" và "i"
Thật ra y chỉ là một bán nguyên âm.
Nếu nói như TD thì chữ quy và qui sẽ đánh dành thành chữ cuy và cui. Trong TV có 3 chữ đọc giống nhau c,k,q (tên khác nhau).
Nên học sinh lớp 1 thường bảo cờ xê, cờ ca, cờ quy. Hì hì
Nhức cái đầu quá!

TheDeath
27-11-2007, 12:28 PM
Cái này TD nói hình như không chính xác lắm!
Ở đây "Qu" là một phụ âm chứ không phải là "Q"
Nguyên âm là "y" và "i"
Thật ra y chỉ là một bán nguyên âm.
Nếu nói như TD thì chữ quy và qui sẽ đánh dành thành chữ cuy và cui. Trong TV có 3 chữ đọc giống nhau c,k,q (tên khác nhau).
Nên học sinh lớp 1 thường bảo cờ xê, cờ ca, cờ quy. Hì hì
Nhức cái đầu quá!

Trước tiên myhanh bắt giò TheDeath không chính xác! chữ "cui" phát triển từ chữ "ui" (đọc giống như ui da) cho nên nó chính xác là phải rồi, còn chữ "cuy" phát triển từ chữ "uy" (đọc giống như là uy vũ). Do đó TheDeath giải thích vẫn chính xác! Hì! Tổ trác rồi nhé! :)

TheDeath nói như thế là có căn cứ chính xác, có nghiên cứu khoa học rõ ràng. Muốn nghiên cứu tại sao chữ "uy" và "ui" lại khác nhau thì trước tiên phải biết được sự khác nhau về dấu của các chữ sau:

hóa và hoá
thúy và thuý

Tiếng Việt gốc thì chữ hoá và thuý chính xác hơn là hóa và thúy. Các chữ này phát triển dựa trên sự phát âm chuẩn đơn lẻ từng ký tự. Ví dụ như khi phát âm ho + á để trở thành hoá chứ không phải là hó + a để trở thành hóa. Và thu + ý để trờ thành thuý chứ không phải là thú + y để trở thành thúy

Thân ái!

myhanh
27-11-2007, 12:59 PM
TD nên đọc lại bài của myhanh lần nữa nhé!Hình như TD chưa hiểu ý myhanh.
Chữ quy và qui thì phụ âm là "qu" và hai nguyên âm là "i" và "y" nên người ta hay dùng lẫn lộn nó vì chúng phát âm hoàn toàn giống nhau tuy nhiên nghĩa hơi khác nhau ở một số trường hợp
Còn như TD nói trong chữ quy và qui thì q là phụ âm là không chính xác. Vì theo giải thích của TD không phụ hợp với cách phát âm hàng ngày của chữ quy hay qui.
Về vị trí bỏ dấu trong Tiếng Việt xin xem thêm tài liệu đính kèm.
hì hì. Thân!

TheDeath
27-11-2007, 01:11 PM
TD nên đọc lại bài của myhanh lần nữa nhé!Hình như TD chưa hiểu ý myhanh.
Chữ quy và qui thì phụ âm là "qu" và hai nguyên âm là "i" và "y" nên người ta hay dùng lẫn lộn nó vì chúng phát âm hoàn toàn giống nhau tuy nhiên nghĩa hơi khác nhau ở một số trường hợp
Còn như TD nói trong chữ quy và qui thì q là phụ âm là không chính xác. Vì theo giải thích của TD không phụ hợp với cách phát âm hàng ngày của chữ quy hay qui.

Ậy! Học chung 3 năm rồi mà anh em vẫn chưa hiểu nhau! :biggrin: Điệu này chắc hôm nào gặp nhau nốc vài ly mới hiểu nhau quá! :sweat::)

TheDeath không bàn đến nguyên âm hay phụ âm! Mà TheDeath bàn đến sự hình thành 2 chữ "quy" và "qui" nó hình thành như thế nào! Cái này gọi là nghiên cứu nền tảng của tiếng Việt! Nếu nghiên cứu nền tảng của tiếng Việt sẽ giải thích được rất nhiều từ! Nếu có cơ hội và muốn tìm hiểu sâu sắc vấn đề này thì một ngày đẹp trời nào đó Thedeath sẽ bàn về nó...

Chữ quy được phát triển từ chữ q (đọc là cờ) + uy (đọc giống uy vũ) để hình thành nên chữ quy! :boss:. Nếu theo cách giải thích này thì rõ ràng chữ qui là hoàn toàn không có cơ sở! :w00t:

myhanh
27-11-2007, 01:17 PM
Bây giờ tui mới hiểu ông cố đi giải thích tại sao hai chữ khác nhau chứ gì!
Uh có thể xem là một cách nhưng điều tui muốn nói là TV không có từ "q" đứng một mình như ông nói. SGK không dạy từ "q" mà chỉ dạy âm "qu". Do đó việc tách thành phần một từ thành "q" là chưa thuyết phục ý mà.
Hì hì! Bây giờ tui sợ bia lắm rùi!

TheDeath
27-11-2007, 01:22 PM
File đính kèm của myhanh về "đánh dấu tiếng Việt" nếu mà công bố trên tạp chí khoa học thì tác giả chắc là chui xuống lổ luôn quá! x-(Tác giả chưa có một sự am hiểu về nguyên tắc phát âm và giải thích tận gốc tại sao lại bỏ dấu như vậy! Túm lại là tác giả đó còn quá non tay, xứng đáng được 3 điểm về Tiếng Việt!:w00t:

TheDeath
27-11-2007, 01:27 PM
Bây giờ tui mới hiểu ông cố đi giải thích tại sao hai chữ khác nhau chứ gì!
Uh có thể xem là một cách nhưng điều tui muốn nói là TV không có từ "q" đứng một mình như ông nói. SGK không dạy từ "q" mà chỉ dạy âm "qu". Do đó việc tách thành phần một từ thành "q" là chưa thuyết phục ý mà.
Hì hì! Bây giờ tui sợ bia lắm rùi!

Hỉ hỉ! Vậy là bác chưa biết rồi, lúc đầu hình thành nên tiếng Việt thì chữ "gì" người ta vẫn viết là " giì" nhưng vì có lẽ do thẩm mỹ nên sau đó người ta chữa lại là "gì"
Chữ "quuy" thành "quy" cũng là do tính thẩm mỹ mà thôi! :w00t: Có lẽ bác chưa phục nhưng mà nghiên cứu về nền tảng từ học của tiếng Việt là môn khoa học cực kỳ thú vị. Thậm chí TheDeath có một bài viết về "cách dùng giới từ trong tiếng Việt" để giải thích cách dùng giói từ của người Việt vẫn là rất chuẩn chứ không có gì chệch choạc so với cách dùng giới từ của tiếng Anh! :)

myhanh
27-11-2007, 01:37 PM
File đính kèm của myhanh về "đánh dấu tiếng Việt" nếu mà công bố trên tạp chí khoa học thì tác giả chắc là chui xuống lổ luôn quá! x-(Tác giả chưa có một sự am hiểu về nguyên tắc phát âm và giải thích tận gốc tại sao lại bỏ dấu như vậy! Túm lại là tác giả đó còn quá non tay, xứng đáng được 3 điểm về Tiếng Việt!:w00t:
Uh ổng chui xuống lỗ cách đây vài tháng! Giáo sư Cờ ao Xờ uân Hờ ạo! Trong bài viết tác giả có tham khảo quyển sách của giáo sư Cờ ao Xờ uân Hờ ạo đấy! Đây chỉ là một propose của tác giả cho dễ nhớ còn quy tắc chính xác rất nhiều
xem thêm ở đây Quy tắc bỏ dấu Tiếng Việt (http://vi.wikipedia.org/wiki/Quy_t%E1%BA%AFc_%C4%91%E1%BA%B7t_d%E1%BA%A5u_thanh _trong_ti%E1%BA%BFng_Vi%E1%BB%87t)
(xem kỹ danh sách các công trình khoa học mà tác giả đã tham khảo để viết bài này nha- nói trước để TD chê nữa hì hì )
TD thường bảo là nghiên cứu khoa học, nguồn gốc của Tiếng Việt vậy TD có thể cho xem những gì mà TD nghiên cứu hay tài liệu nào mà TD tham khảo không hay là TD chỉ nói để cố giải thích luận điểm của mình bằng các cụm từ "Tiếng Việt gốc". Vậy "Tiếng Việt gốc" của TD là loại Tiếng Việt như thế nào? TD có thể giới thiệu sách cho anh em vào nhà sách đọc cũng được.
Hì hì. Hơi nhức cái đầu rùi.

TheDeath
27-11-2007, 01:47 PM
Ha ha ha! =)) Đúng là nếu bắn trúng "Cờ ao Xờ uân Hờ ạo" thì nguy to rồi! =))
Tiếng Việt gốc xuất phát từ ký âm! Nghĩa là ta để tư duy quay về hình thức ký âm sẽ rõ ra nhiều thứ. Cũng giống như tiếng Hoa xuất phát từ tượng hình, nên rất nhiều chữ quay về hình thức tượng hình sẽ giải thích được nhiều thứ! :w00t:

TheDeath
27-11-2007, 02:13 PM
Ha ha! Trong wikipedia có trích đoạn:

Việc đặt dấu thanh (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=D%E1%BA%A5u_thanh&action=edit) cho tiếng Việt (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Vi%E1%BB%87t) tuân thủ một số quy tắc, dựa trên cách phát âm theo chữ cái tiếng Việt. Hiện nay có ít nhất hai quan điểm về cách đặt dấu thanh, trong đó một quan điểm được ủng hộ bởi một số nhà ngôn ngữ học (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_ng%C3%B4n_ng%E1%BB%AF_h%E1%BB%8Dc) do họ cho rằng nó dựa chính xác hơn trên cách phát âm (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ph%C3%A1t_%C3%A2m&action=edit).

Vậy là TheDeath không tự nhiên bịa ra cái vụ này rồi! Rõ ràng là trường phái phát triển tiếng Việt dựa trên cách phát âm là cực kỳ khoa học! Bởi nó dựa trên "ký âm"! Hy vọng các nhà ngôn ngữ học tiếng Việt cần có nhiều nghiên cứu về "tế bào gốc" này hơn nữa!

Vinh Loc 90A
27-11-2007, 02:20 PM
:) TheDeath "chưng" bằng chứng để thuyết phục myhanh đi, nhất là bài viết về "cách dùng giới từ trong tiếng Việt" đó. Anh cũng tò mò muốn biết.

TheDeath
27-11-2007, 02:34 PM
:) TheDeath "chưng" bằng chứng để thuyết phục myhanh đi, nhất là bài viết về "cách dùng giới từ trong tiếng Việt" đó. Anh cũng tò mò muốn biết.

Bây giờ thì TheDeath không thể "chưng" bằng "trứng" cho mọi người xem được vì đang đi công tác. Bằng "trứng" đang để ở cuốn sách "lôgích trong tranh luận", đợi khi đi công tác về thì bỏ "trứng" vào cho mọi người xem! :biggrin:

Đại khái về "một số giới từ trong tiếng Việt" sự dụng căn cứ trên vị trí của người quan sát.

Ví dụ:
Hỏi: TheDeath đang bơi ở đâu?
Trả lời: TheDeath đang bơi dưới sông.

Có nghĩa là người hỏi và người trả lời đang đứng trên bờ! Nếu đào một cái hầm, như hầm Thủ Thiên chẳng hạn. Lúc đó nếu TheDeath đang bơi trên sông Sài Gòn thì tình huống trên sẽ là:
Hỏi: TheDeath đang bơi ở đâu?
Trả lời: TheDeath đang bơi ở trên sông!

Ví dụ khác:
Hỏi: chim đang bay ở đau?
Trả lời: chim đang bay ở trên trời

Nếu như người hỏi và người trả lời đang ở trên máy bay thì tình huống trên sẽ là:
Hỏi: chim đang bay ở đâu?
Trả lời: chim đang bay ở dưới (trời)! \:D/

Ặc ặc! Và sẽ có nhiều tình huống rất vui. Túm lại là giới từ của tiếng Việt chỉ tính tương đối của đối tượng quan sát. Giới từ trong tiếng Anh là chỉ tính tuyệt đối của đối tượng được quan sát! :w00t:

phanphuong
30-11-2007, 09:32 AM
Từ này tui thấy hay dùng sai nè:
cu --> ku=))

tranghuynh
30-11-2007, 10:33 AM
hehe ..."Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp "tiếng việt" mà ! viết sao thì viết ,đọc hiểu là được rồi !Cần gì mà chỉnh chỉnh sửa sửa rồi lại sai nữa .

nhayhiphophatcailuong
02-12-2007, 08:08 AM
Em thấy lạ: An...Qu...an..............quan.
Ân...Qu...ân...huyền...quần?(đọc làm răng rứa?)

myhanh
02-12-2007, 11:11 AM
Theo mình nghĩ: quần=qu+uân+`. Do thẩm mỹ nên bỏ bớt một chữ u đi.
Từ quẩn thì mới hay nè:
Giọng Miền Nam: quẩn=qu+ân+?
Giọng Miền Bắc: quẩn=qu+uân+?

quan=qu+an
quầy=qu+ây+`

TheDeath
02-12-2007, 11:18 AM
Em thấy lạ: An...Qu...an..............quan.
Ân...Qu...ân...huyền...quần?(đọc làm răng rứa?)
Bác myhanh giải thích đúng rồi đó. Cách đánh vần của bạn là cách đánh vần cổ điển và không khoa học. Trước tiên muốn đánh vần dễ bạn đánh vần thử từ này:
Thuý = th + uý
hoặc thuý = thu + ý
cho nên có thể thấy nếu dấu sắc trong trường hợp này mà để trên chữ u thì không thể đánh vần được! Nếu bạn dùng vietkey hoặc unikey gõ theo kiểu mới thì dấu sắc sẽ để đúng trên chữ y!!!

Cách nỗi âm này là một đề tài cho các bác nào muốn lập trình ra chương trình đọc tiếng Việt online mà với mong muốn chương trình đó chỉ vài kilo bite!

Vinh Loc 90A
03-12-2007, 09:42 AM
Bây giờ học trò lớp 1 (hay lớp chồi chất lượng cao) đánh vần sao ta? Hồi xưa cứ..A..Cờ +A sắc CÁ mà làm tới. :)

Gem
03-12-2007, 06:26 PM
đề nghị cách ghi chữ viết :

Vinh Loc 90A
04-12-2007, 06:56 AM
Không biết nói gì hơn ngoài mấy từ "híp zâm" Tiếng Việt :sweat:.

Mấy cái bí kiếp này mà lưu truyền thì tội cho con cháu chúng ta quá! Ông Tử Bình gì đó rảnh quá! x-(

cobemongmo
04-12-2007, 07:13 AM
=))=))=))Đọc xong không biết mình đang đọc Tiếng Việt hay tiếng nước nào nữa. x-(x-(x-(

myhanh
04-12-2007, 07:27 AM
đề nghị cách ghi chữ viết
Cái này khó lắm cơ vì nó làm thay đổi căn cơ TV. Trong ngành điện tín người ta dùng kiểu mã hóa như mình gõ TELEX để tránh dấu mình thấy cách này cũng hay nhưng hình vào hết nhận ra cái đẹp của Tiếng Việt ta.
Ví dụ:
"Nàng Kiều" thì ghi là "Nafng Kieefu"

Lestat
07-06-2008, 01:09 PM
Cho em bổ sung thêm:
"Phong thanh" chứ không phải "phong phanh"
"Độc giả" chứ không phải "đọc giả"
"Khoái chá" chứ không phải "khoái trá"

DeMen
07-06-2008, 01:14 PM
Cho em bổ sung thêm:
"Phong thanh" chứ không phải "phong phanh"
"Khoái chá" chứ không phải "khoái trá"
Giải thích thêm về 2 cái này đi bạn, trước nay mình vẫn tự tin dùng "phong phanh" và "khoái trá" :D

TheDeath
07-06-2008, 02:44 PM
Cho em bổ sung thêm:
"Khoái chá" chứ không phải "khoái trá"
Cái này căng à nha! TheDeath trước giờ dùng "khoái trá" không à! Làm ơn giải thích từ này giùm, TheDeath xin dựa cột mà nghe!

Lestat
07-06-2008, 04:11 PM
Thật ra em cũng có biết gì đâu, em học văn thầy Nguyễn Hoàng Hải trường mình, thầy có nhắc nhở mấy chữ này, thế là em đem vô, giải thích kĩ hơn chắc em không thể, nhưng thầy Hải thì có thể. Em chỉ biết:
"Khoái chá": đây là từ gốc Hán, Khoái : là thịt xắt miếng nhỏ. Chá : là nướng. Vậy Khoái chá là thịt nướng , chả nướng , là món ngon và sau một thời gian thì chuyển thành nghĩa “sung sướng” , “ thích thú thoả mãn” … “khoái trá” là vô nghĩa , vì chữ “trá” nghĩa là “lừa dối” ( thí dụ : lính “trá hàng” ). Tuy nhiên, em vẫn thấy nhiều sách dùng, chắc có lẽ cũng tương đương nhau thôi.
"Phong thanh": "phong" là gió, "thanh" là âm thanh tức là âm thanh trong gió. Từ này để chỉ nhưng chuyện đồn đại. Vậy thôi, em hết biết rồi, còn "phong phanh" dùng cho cách ăn mặc sẽ đúng hơn. Thân!

Lestat
07-06-2008, 04:16 PM
Á, cái mạng có vấn đề, lỡ tay spam. Ai có quyền del bớt 2 cái đầu giùm em. Thx!

myhanh
07-06-2008, 04:18 PM
Uh L nói đúng rùi từ chuẩn là "khoái chá" nhưng từ "khoái trá" thì được dùng quen rùi nên xem như được chấp nhận.

TheDeath
07-06-2008, 04:52 PM
"Phong thanh" thì còn giữ nguyên từ gốc, giờ vẫn còn dùng như thế! Còn "khoái chá" nếu đúng là như vậy thì cũng thật đáng tiếc, chữ "khoái trá" dùng nhiều hơn và hình như không còn dùng với nghĩa gốc như vậy nữa!

phanphuong
07-06-2008, 05:44 PM
Chữ viết dùng để ký âm. Đôi khi nguyên nghĩa gốc có sai lệch mà được số đông chấp nhận thì sinh ra từ mới. Không thể nói từ mới này là sai được!

DeMen
07-06-2008, 08:05 PM
Ừ, bây giờ mà dùng "khoái chá" người ta lại nói mình viết sai chính tả :D

Trước nay, mình nghĩ, nghe "phong phanh" tức là nghe tin đồn ở đâu đâu, tin đồn ấy cũng như cái áo mỏng bay bay phong phanh trong gió, ko chắc chắn :D

Lestat
08-06-2008, 09:04 AM
Chữ viết dùng để ký âm. Đôi khi nguyên nghĩa gốc có sai lệch mà được số đông chấp nhận thì sinh ra từ mới. Không thể nói từ mới này là sai được!
Em lại không nghĩ như vậy. Cái ranh giới giữa viết sai và từ mới rất mỏng manh. Nếu tạo ra từ hoàn toàn mới hay nghĩa mới từ từ cũ thì là tạo từ mới, còn giữ nghĩa cũ mà đổi cách viết thì không phải. Nói thì nói sao cũng được nhưng viết thì nhất định phải chính xác. Từ nhiều người sai (họ chấp nhận) là từ mới và ai cũng phải viết vậy sao? Như vậy sau này "Chuẩn trị" là đúng à, và anh nghĩ sao nếu mình dùng "khoái trí" thay cho "khoái chí"? Dù sao em cũng không nghĩ trong các văn bản cần tính chính xác cao như hiến pháp chẳng hạn người ta dám dùng từ "khoái trá". Ai cũng chấp nhận từ mới kiểu này thì mình nên bỏ đi cái khái niệm "sai chính tả" và đổi tên cái topic này thành "một số từ mới trong tiếng Việt". Ôi mà đó cũng phải việc của mình, mọi thứ đều có thể thay đổi, các nhà ngôn ngữ học bảo rằng đã đến lúc dùng những từ mới cho hợp thời đại thì mình cũng phải nghe thôi :runrun:. Đề tài này thú vị quá, cho em thêm mấy chữ:
"son sắt" chứ không phải "son sắc"
"trau dồi" chứ không phải "trao dồi"
:rockon:

phanphuong
09-06-2008, 12:00 PM
Bến Dược ở Củ Chi là một ví dụ. Thử viết Bến Vượt xem, ai mà hiểu!
Đó chỉ là ví dụ vớ vẫn. Còn thật ra thì mình có một quan điểm mạnh mẽ hơn. Ngôn ngữ cũng như mọi thứ, đều vận động và phát triển. Cái mới sẽ dần thay thế cái cũ. Bản chất của chữ viết tiếng Việt là ký âm. Có nghĩa là một nhà ngôn ngữ học cách đây hơn một trăm năm nhìn cái miệng của người Việt nhóp nhép rồi dùng kiến thức của mình (mẫu tự La tinh) để mà ghi lại. Khi được hệ thống hóa thì đưa vào từ điển. Và đó được xem là chuẩn đầu tiên. Ai viết sai được xem là sai chính tả tiếng Việt. Thử hỏi từ đó đến nay bao nhiêu quyển từ điển đã ra đời? Phiên bản sau bổ sung cho phiên bản trước, những từ mới ra đời.
Quay lại bản chất chữ viết tiếng Việt là ký âm. Tất nhiên nhiều vùng miền thì khó mà thống nhất được. Do đó, thủ đô được ưu tiên làm "chuẩn", các vùng khác tuân theo, đó là số đông. Và số đông này quyết định ngôn ngữ chữ viết. Nếu chữ viết và phát âm khác nhau thì chữ viết phải thay đổi cho phù hợp với cách phát âm. Chứ không cớ gì cái lưỡi chúng ta phải trẹo miệng theo cái chữ viết được gọi là "chuẩn" (đúng chính tả).
Cách phát âm từ ngàn năm cũng đã thay đổi, cớ gì các ký tự La tinh không thể thay đổi để "ghi" lại những thay đổi này.
Tóm lại, theo mình, khi phần đông mọi người phát âm thế nào thì ghi lại chính xác như vậy. Còn những quyển từ điển có từ mấy chục năm trước phải hiệu chính, bằng không đốt hết cho rồi. Chúng không phản ánh được thời đại!b-)

tuekhung
09-06-2008, 02:12 PM
Trước đây, nơi đây là địa điểm vượt qua sông Sài Gòn để đi qua các tỉnh Đông Nam Bộ khác. Nhưng do người ở đây là người Nam bộ nên từ "Bến Vượt" đã bị nói trại đi thành "Bến Dược"

Lestat
09-06-2008, 04:02 PM
Bến Dược ở Củ Chi là một ví dụ. Thử viết Bến Vượt xem, ai mà hiểu!
Đó chỉ là ví dụ vớ vẫn. Còn thật ra thì mình có một quan điểm mạnh mẽ hơn. Ngôn ngữ cũng như mọi thứ, đều vận động và phát triển. Cái mới sẽ dần thay thế cái cũ. Bản chất của chữ viết tiếng Việt là ký âm. Có nghĩa là một nhà ngôn ngữ học cách đây hơn một trăm năm nhìn cái miệng của người Việt nhóp nhép rồi dùng kiến thức của mình (mẫu tự La tinh) để mà ghi lại. Khi được hệ thống hóa thì đưa vào từ điển. Và đó được xem là chuẩn đầu tiên. Ai viết sai được xem là sai chính tả tiếng Việt. Thử hỏi từ đó đến nay bao nhiêu quyển từ điển đã ra đời? Phiên bản sau bổ sung cho phiên bản trước, những từ mới ra đời.
Quay lại bản chất chữ viết tiếng Việt là ký âm. Tất nhiên nhiều vùng miền thì khó mà thống nhất được. Do đó, thủ đô được ưu tiên làm "chuẩn", các vùng khác tuân theo, đó là số đông. Và số đông này quyết định ngôn ngữ chữ viết. Nếu chữ viết và phát âm khác nhau thì chữ viết phải thay đổi cho phù hợp với cách phát âm. Chứ không cớ gì cái lưỡi chúng ta phải trẹo miệng theo cái chữ viết được gọi là "chuẩn" (đúng chính tả).
Cách phát âm từ ngàn năm cũng đã thay đổi, cớ gì các ký tự La tinh không thể thay đổi để "ghi" lại những thay đổi này.
Tóm lại, theo mình, khi phần đông mọi người phát âm thế nào thì ghi lại chính xác như vậy. Còn những quyển từ điển có từ mấy chục năm trước phải hiệu chính, bằng không đốt hết cho rồi. Chúng không phản ánh được thời đại!b-)
Èo, nếu anh đã nói vậy thì em không có ý kiến gì nữa.:biggrin:

phanphuong
09-06-2008, 04:10 PM
Èo, nếu anh đã nói vậy thì em không có ý kiến gì nữa.:biggrin:

Sao lại thế! Nếu thấy không đúng ý mình và vô lý thì phản bác chứ. Biết đâu Lestat chỉ ra được cái quan điểm sai lầm của pp thì sao! >:D<
Người lớn (tuổi) không hẳn là hay ho gì, chỉ hơn cái kinh nghiệm thôi. Nhưng nếu là thứ kinh nghiệm sai lầm thì có ra gì đâu! Đôi khi họ là thứ kiềm hãm sự phát triển của xã hội! >:)
Sorry đã làm loãng topic nhé! :(

Vinh Loc 90A
10-06-2008, 01:07 PM
Vấn đề PP đưa ra giống như có thời ta muốn đơn giản hóa tiếng Việt vậy. Người ta muốn dùng ngôn ngữ CHÁT CHÍT của tuổi teen để làm ngôn ngữ chính thống. Đại khái như tuổi=tủi, hiểu = hỉu, ... Dùng lâu ngày sẽ quen. Tất nhiên là số người phản đối nhiều hơn số người ủng hộ. Xếp xó thôi. :D (Làm như tiếng Trung Quốc vậy.)

Nhưng biết đâu vài trăm năm nữa chữ viết hiện tại thành cổ ngữ. :D

phanphuong
11-06-2008, 10:11 AM
Vấn đề PP đưa ra giống như có thời ta muốn đơn giản hóa tiếng Việt vậy. Người ta muốn dùng ngôn ngữ CHÁT CHÍT của tuổi teen để làm ngôn ngữ chính thống. Đại khái như tuổi=tủi, hiểu = hỉu, ...

Sao có ai liều quá vậy. Mang ngôn ngữ tuổi teen làm ngôn ngữ chính thống. Các nhà ngôn ngữ học, đa số là già, lụ khụ. Một mớ thành kiến khổng lồ đối với tuổi trẻ, nhất là tuổi nổi loạn teen teen! Một hệ kiến thức tiếp thu qua tuổi đời chồng chất. Chắc không có ai đâu.
Nên lắm chứ, HỈU quá đơn giản và đẹp. Thêm chữ Ê có nghĩa lý gì đâu! :))

Lestat
21-06-2008, 01:18 PM
Sao lại thế! Nếu thấy không đúng ý mình và vô lý thì phản bác chứ. Biết đâu Lestat chỉ ra được cái quan điểm sai lầm của pp thì sao! >:D<
Người lớn (tuổi) không hẳn là hay ho gì, chỉ hơn cái kinh nghiệm thôi. Nhưng nếu là thứ kinh nghiệm sai lầm thì có ra gì đâu! Đôi khi họ là thứ kiềm hãm sự phát triển của xã hội! >:)
Sorry đã làm loãng topic nhé! :(
Dạ, đâu có gì, tại em chưa tìm ra luận cứ, dẫn chứng thuyết phục thôi.>:)>:) Ai mà tự thấy mình "... kiềm hãm sự phát triển xã hội" thì tự bóp cổ mình cho chết đi. Ha ha:)), em đùa. Hi hi, à nhân tiện cho em hỏi "làm loãng topic" là sao? Là ý nghĩa gì?

Lestat
21-06-2008, 01:20 PM
Vấn đề PP đưa ra giống như có thời ta muốn đơn giản hóa tiếng Việt vậy. Người ta muốn dùng ngôn ngữ CHÁT CHÍT của tuổi teen để làm ngôn ngữ chính thống. Đại khái như tuổi=tủi, hiểu = hỉu, ... Dùng lâu ngày sẽ quen. Tất nhiên là số người phản đối nhiều hơn số người ủng hộ. Xếp xó thôi. :D (Làm như tiếng Trung Quốc vậy.)

Nhưng biết đâu vài trăm năm nữa chữ viết hiện tại thành cổ ngữ. :D

Em là một trong những người phản đối nó đấy!:rockon:

myhanh
21-06-2008, 04:55 PM
Hi hi, à nhân tiện cho em hỏi "làm loãng topic" là sao? Là ý nghĩa gì?
À mình thảo luận ở đây là một hình thức online của diễn đàn ngoài thực tế. Do đó khi thảo luận phải đi vào nội dung của chủ đề. Chủ đề đặt ra ở đây là các từ dễ viết sai trong Tiếng Việt. Do đó mình phát biểu chỉ nói xoay quanh vấn đề này còn nói ra ngoài sang chủ đề khác như pp là nói ngoài lề cái chủ đề. Ở diễn đàn nghiêm ngặt họ sẽ có hình thức xử lý nghiêm giống như MC của diễn đàn thực tế sẽ nhắc nhở ai phát biểu không đi vào nội dung. Đó là việc làm loãng topic mà PP đã nói.

vodanh
15-10-2008, 03:28 PM
có ai giải thích dùm mình chữ Thượng khác chữ Đỉnh như thế nào không, còn 2 chữ ghép lại với nhau ( Thượng Đỉnh ) thì nghĩa như thế nào không, vodanh tui thấy hoài chữ này luôn, nhất là mấy cái Hội Nghị ấy .

phanphuong
15-10-2008, 03:33 PM
pp thấy rằng nếu có học tiếng Hán thì sẽ hiểu tiếng Việt sâu sắc hơn. Cụ thể là hay từ Thượng và Đỉnh. Giải thích thế nào rồi cũng quay đến nghĩa gốc của nó, từ gốc Hán.

jubei_ludu
15-10-2008, 03:40 PM
Vậy Bánh Tết hay Bánh Tét, cái nào đúng> Nếu truy nguyên từ gốc phải là Bánh Tết. Vầy giờ xài từ nguyên hay từ trại?

Gem
15-10-2008, 03:47 PM
Gem nghĩ bánh Tết là 1 thuật ngữ chung chỉ bánh ngày Tết, còn Bánh Tét là danh từ riêng để chỉ cái bánh Tét ( còn gọi là bánh Đòn ), xem thêm (http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1nh_t%C3%A9t)

cobemongmo
15-10-2008, 03:59 PM
có ai giải thích dùm mình chữ Thượng khác chữ Đỉnh như thế nào không, còn 2 chữ ghép lại với nhau ( Thượng Đỉnh ) thì nghĩa như thế nào không, vodanh tui thấy hoài chữ này luôn, nhất là mấy cái Hội Nghị ấy .
Theo em, Thượng và Đỉnh đều chỉ ở trên cao, trên chóp, còn khác nhau thì hình như không có. Từ Thượng Đỉnh ghép lại có ý nghĩa là cấp cao, Hội nghị thượng đỉnh có nghĩa là hội nghị cấp cao.

Vậy Bánh Tết hay Bánh Tét, cái nào đúng> Nếu truy nguyên từ gốc phải là Bánh Tết. Vầy giờ xài từ nguyên hay từ trại?

Theo ngày xưa em học thì Bánh Tét lúc đầu có tên là bánh Tết, nhưng do người dân đọc chệch đi nên mới gọi là bánh Tét. Bánh Tết là từ nguyên thủy của bánh Tét.

Em giải thích thế không biết có đúng không nhỉ??:-/

myhanh
15-10-2008, 04:11 PM
có ai giải thích dùm mình chữ Thượng khác chữ Đỉnh như thế nào không, còn 2 chữ ghép lại với nhau ( Thượng Đỉnh ) thì nghĩa như thế nào không, vodanh tui thấy hoài chữ này luôn, nhất là mấy cái Hội Nghị ấy .
Thượng Đỉnh trong tiếng Hán là cái gì vậy?
Có lẽ tác giả muốn đề cập đến từ Thượng Đẳng chăng!
Chữ Đỉnh có mấy nghĩa như sau:
1) Cái đỉnh (ba chân, 2 tai đúc bằng kim loại)
2) Cái đồ đựng thức ăn
3) Cái vạc
4) Cái lư đốt trầm
5) đang
6) lừng lẫy
7) ba mặt chụm lại
8) tễ tướng
Chữ Thượng có các nghĩa:
1) Trên
2) Ngài (nhà vua xưng hô)
3) ngõ hầu
4) còn
5) hơn
6) chuộng
7) chủ
8) sánh đôi ( cùng nghĩa với thú)
Nếu hai chũ "Thượng Đỉnh" trong tiếng Hán thì không có nghĩa rùi mà phải là "Thượng Đẳng".
Tuy nhiên chũ Đỉnh ở đây là Tiếng Việt 100%, đỉnh là điểm cao nhất (top, peak)
Ghép theo kiểu nửa Hán+nửa Việt: Thượng Đỉnh.
Trường hợp này cũng rất nhiều đó.

sauvuongynhac
24-10-2008, 08:53 AM
Ai đó giải thích dùm câu "lợi bất cập hại" đê. ;)

phanphuong
24-10-2008, 10:03 AM
Thượng Đỉnh trong tiếng Hán là cái gì vậy?
Có lẽ tác giả muốn đề cập đến từ Thượng Đẳng chăng!
Chữ Đỉnh có mấy nghĩa như sau:
1) Cái đỉnh (ba chân, 2 tai đúc bằng kim loại)
2) Cái đồ đựng thức ăn
3) Cái vạc
4) Cái lư đốt trầm
5) đang
6) lừng lẫy
7) ba mặt chụm lại
8) tễ tướng
Chữ Thượng có các nghĩa:
1) Trên
2) Ngài (nhà vua xưng hô)
3) ngõ hầu
4) còn
5) hơn
6) chuộng
7) chủ
8) sánh đôi ( cùng nghĩa với thú)
Nếu hai chũ "Thượng Đỉnh" trong tiếng Hán thì không có nghĩa rùi mà phải là "Thượng Đẳng".
Tuy nhiên chũ Đỉnh ở đây là Tiếng Việt 100%, đỉnh là điểm cao nhất (top, peak)
Ghép theo kiểu nửa Hán+nửa Việt: Thượng Đỉnh.
Trường hợp này cũng rất nhiều đó.

Trích từ điển Thiền Cửu

đỉnh
(1): cái đỉnh, đúc bằng loài kim, ba chân hai tai, lớn bé khác nhau, công dụng cũng khác. Vua Vũ nhà Hạ thu vàng trong chín châu lại, đúc làm chín cái đỉnh, về đời Tam Đại (Hạ, Thương, Chu) cho là một vật rất trọng lưu truyền trong nước, cho nên ai lấy được cả thiên hạ gọi là định đỉnh 定鼎 .
(2): cái đồ đựng đồ ăn, như: đỉnh chung 鼎鐘 -nói về nhà quý hiển. Lệ ngày xưa ai có công thì khắc công đức vào cái đỉnh, vì thế nên lối chữ viết trên chuông đỉnh gọi là chung đỉnh văn 鐘鼎文 .
(3): cái vạc.
(4): cái lư đốt trầm.
(5): đang, như: đỉnh thịnh 鼎盛 -đang lúc thịnh vượng.
(6): đỉnh đỉnh 鼎鼎 -lừng lẫy, như: đại danh đỉnh đỉnh 大名鼎鼎 -tiếng cả lẫy lừng.
(7): ba mặt đứng đều nhau, như: đỉnh trĩ 鼎峙 -ba mặt đứng ngang đối nhau.
(8): ngày xưa nói vị chức tam công như ba chân đỉnh, nên đời sau gọi chức tể tướng là đỉnh.

Một số từ ví dụ như:
1. [鼎] đỉnh
2. [侹] đĩnh, thính, đỉnh
3. [拔山舉鼎] bạt sơn cử đỉnh
4. [革故鼎新] cách cố đỉnh tân
5. [鐘鳴鼎食] chung minh đỉnh thực
6. [鐘鼎] chung đỉnh
7. [舉鼎拔山] cử đỉnh bạt sơn
8. [九鼎] cửu đỉnh
9. [鼎鐘] đỉnh chung

Một từ hay dùng nhất trong cái lương như:
- "Bệ hạ ngồi trên ngôi cửu đỉnh thì làm sao thấu hiểu nỗi dân...nghèo" tăng tăng...tăng tằng tăng.... (xuống vọng cổ) :)

Từ Thượng Đỉnh: có thể hiểu là Cấp Cao.
Hội nghị thượng đỉnh= Hội nghị cấp cao

phanphuong
24-10-2008, 10:40 AM
Ai đó giải thích dùm câu "lợi bất cập hại" đê. ;)
Dân mình nhiều khi có thói sính chữ, nói chuyện với nhau mà cứ dùng từ hoa mỹ, và nguồn gốc nó chính là từ Hán Việt. Ông bà mình hay bảo "Nói Nho!" là vậy. Một trong những mục tiêu của giao tiếp là làm cho đối phương hiểu được mình muốn nói gì, mà cái thói nói cao siêu nửa vời như thế thì ... chán ngắt phải không.
Mấy anh trong lúc ...lâng lâng...lại càng sính chữ bạo. Lai rai một chút thì ôi thôi câu chữ toàn thành ngữ, tục ngữ, ca dao, điển cố, từ Hán Việt đầy ắp ...bàn nhậu. hix hix... pp đôi lần cũng đã không kìm chế được nên nói...nhăng nói cuội cũng ít nhiều! :biggrin:
Trở lại với từ lợi bất cập hại, ta thấy đầy rẫy trên báo đài, cả các văn bản báo cáo của cơ quan nhà nước. Mà... thật ra mấy người hiểu được một cách tỏ tường?
Cập trong trường hợp này có thể hiểu là chữ Bằng, như: bất cập nhân 不及人 -chẳng bằng người.
Vậy, hiểu từng chữ là: Lợi chẳng bằng hại. Hay nói khác hơn là Lợi Ít Hại Nhiều.
PP cũng mới hiểu được từ này lúc...sáng nay! /:)

phanphuong
24-10-2008, 10:50 AM
Quý hay Quí. Cụ thể là trường hợp của Lê Quý/í Đôn.
Trên forum hày thì Quý, nhưng một số văn bản của các Hội con lại là Quí. Nên chăng tìm hiểu để thống nhất.

myhanh
24-10-2008, 11:18 AM
Xin cho MH nói rõ chút!
Hội nghị thượng đỉnh hay Hội nghị cấp cao như PP đề nghị hiểu nôm na là hội nghị dành cho các nguyên thủ quốc gia, cấp cao cao tham dự.

phanphuong
24-10-2008, 11:21 AM
Xin cho MH nói rõ chút!
Hội nghị thượng đỉnh hay Hội nghị cấp cao như PP đề nghị hiểu nôm na là hội nghị dành cho các nguyên thủ quốc gia, cấp cao cao tham dự.
Chính xác, từ này dùng rất hạn chế (anh bạn Google nói như vậy!), chỉ dành cho những người rất...cao. Anh em LQĐ kéo nhau ra 4 Phê mà nói họp hội nghị thượng đỉnh thì bà con ... :brick:

phanphuong
08-12-2008, 09:58 AM
Nhân một dịp nhậu với vài bậc tiền bối trong giới văn nghệ. pp nghe một ý kiến về cụm từ "tiếng hát câu cười". Ông bảo rằng sai, phải là "tiếng cười câu hát" mới đúng.
Ngẫm lại thấy không sai, có thể là "tiếng hát" "tiếng cười", "câu hát" được, chứ "câu cười" thì khó chấp nhận. Có lẽ gốc ban đầu "tiếng cười câu hát" nhưng do trẹo lưỡi nên nói thành "tiếng hát câu cười"?

myhanh
08-12-2008, 10:01 AM
Mới nghe từ "tiếng hát câu cười" của bác đó! MH chỉ biết "tiếng hát, câu hò" hà...
Trên quê MH hồi thời MH còn bé thì đi cấy cũng hò, đám giỗ cũng hò, đám cưới, đám ma ... nói chung có đám là người ta hò.

sauvuongynhac
08-12-2008, 10:08 AM
Tiếng cười sân khấu thì nghe nhiều? Câu cười? Cười mà thành câu hả? Quáiiii quáiii làm sao. Nói vậy hèn chi bậc tiền bối chỉnh là đúng rồi còn vô đây than thở gì nữa? :D

Cho hỏi là sao người ta gọi là THUẾ MÁ??? :-s

phanphuong
08-12-2008, 10:14 AM
Trong đời sống (khẩu ngữ) thì chắc ít dùng cụm từ này nên bác MH mới nghe là phải rồi. Như pp cũng có "dẫn nhập", đây là đàm đạo trong giới văn nghệ thì từ này có phần phổ biến hơn.
Ví dụ trong âm nhạc, văn thơ.
- Lá Thư Miền Trung, nhạc: Lam Phương, lời : Hồ Đình Phương.
- Bộ Đội Về Làng (1950), Sáng tác: Lê Yên.
....
Một bài thơ trong chương trình giáo khoa như:
TÌNH QUÂN DÂN
Các anh về
Mái ấm nhà vui
Tiếng hát câu cười
Rộn ràng xóm nhỏ
Các anh về tưng bừng trước ngõ
Lớp lớp đàn em hớn hở theo sau
Mẹ già bịn rịn áo nâu
Vui đàn con ở rừng sâu mới về
Nhà tôi nghèo
Mái lá đơn sơ
Các anh về
Xôn xao làng bé nhỏ
Nhà lá đơn sơ tấm lòng rộng mở
Nồi cơm nấu dở bát nước chè xanh
Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau
(trích ở bài BAO GIỜ TRỞ LẠI- Hoàng Trung Thông, được chọn trong tuyển tập 100 bài thơ hay nhất thế kỷ XX).
...
Tất nhiên, chiều nay gặp một cô gái, pp không thể nào khen kiểu:
- Ôi, tiếng hát câu cười của em sao mà êm ái quá!
Nghe là biết xạo ngay! =))

myhanh
08-12-2008, 10:17 AM
Trong nghệ thuật còn biện pháp tu từ mà phan phương?
Bài thơ của Hoàng Trung Thông nếu sửa lại "tiếng cười, câu hát" thì bài thơ này đâu có hay ho gì nữa?
Đã gọi là nghệ thuật thì đâu có tuân theo công thức được miễn sao công chúng chấp nhận.

phanphuong
08-12-2008, 10:22 AM
Tiếng cười sân khấu thì nghe nhiều? Câu cười? Cười mà thành câu hả? Quáiiii quáiii làm sao. Nói vậy hèn chi bậc tiền bối chỉnh là đúng rồi còn vô đây than thở gì nữa? :D

Cho hỏi là sao người ta gọi là THUẾ MÁ??? :-s
Chắc có lẽ do vần điệu nên cụm từ "Tiếng hát câu cười" được ưa chuộng chăng! :hehe:
Như:
"Còn đâu tiếng hát câu cười
Khi say vũ điệu, khi chơi trốn tìm"

"Ôi dòng sông sinh tiếng hát câu cười
Giữa trong đục bên bồi bên lở
Giữa bom đạn, nguyên lành, tan vỡ
Em chưa hề che giấu khúc nông sâu"

Toàn những nhà thơ, nhạc sĩ "lớn" không nhé, chứ có vội vã nói họ viết sai!
---
Có search trong google cụm từ này sẽ thấy nó phổ biến trong thơ ca như thế nào! :bemine:

sauvuongynhac
08-12-2008, 10:25 AM
Chắc có lẽ do vần điệu nên cụm từ "Tiếng hát câu cười" được ưa chuộng chăng! :hehe:
Như:
"Còn đâu tiếng hát câu cười
Khi say vũ điệu, khi chơi trốn tìm"

"Ôi dòng sông sinh tiếng hát câu cười
Giữa trong đục bên bồi bên lở
Giữa bom đạn, nguyên lành, tan vỡ
Em chưa hề che giấu khúc nông sâu"

Toàn những nhà thơ, nhạc sĩ "lớn" không nhé, chứ có vội vã nói họ viết sai!
---
Có search trong google cụm từ này sẽ thấy nó phổ biến trong thơ ca như thế nào! :bemine:

Viết sai chính tả tùm lum mà phổ biến làm anh em rối. quisu

phanphuong
08-12-2008, 10:25 AM
Trong nghệ thuật còn biện pháp tu từ mà phan phương?
Bài thơ của Hoàng Trung Thông nếu sửa lại "tiếng cười, câu hát" thì bài thơ này đâu có hay ho gì nữa?
Đã gọi là nghệ thuật thì đâu có tuân theo công thức được miễn sao công chúng chấp nhận.
Tại bác MH nói "mới nghe" nên trích vài ví dụ để "rộng đường dư luận" thôi! ;)
PP chưa dám nói đúng hay sai!

phanphuong
08-12-2008, 10:27 AM
Viết sai chính tả tùm lum mà phổ biến làm anh em rối. quisu
Đây là cuộc thảo luận mở, nên bác hãy nói rõ hơn! Ai viết sai chính tả?
Theo ý kiến của MH thì đó là một biện pháp tu từ.

sauvuongynhac
08-12-2008, 10:27 AM
Tại bác MH nói "mới nghe" nên trích vài ví dụ để "rộng đường dư luận" thôi! ;)
PP chưa dám nói đúng hay sai!

Thì cứ phân tích thử sẽ thấy. Cười một trànggggg dàiii chứ ai nói mày cười một câu tao nghe cái coi. Lãng ột không? :))

phanphuong
23-10-2010, 01:18 PM
- triệu hồi: có nghĩa là gọi về.
Thế nhưng rất nhiều báo viết về việc "triệu hồi" các chiếc xe bị hỏng hốc. Như vậy đúng không nhỉ!?
http://vneconomy.vn/20101021031624792P0C23/ro-ri-dau-phanh-toyota-trieu-hoi-153-trieu-xe-tren-toan-cau.htm
http://vnexpress.net/GL/Oto-Xe-may/2010/10/3BA21B33/
http://dantri.com.vn/c111/s111-431144/toyota-va-lexus-lai-song-ca-trieu-hoi-xe.htm

Tô Lan Phương
23-10-2010, 02:16 PM
xã hội ngày càng phát triển...
culture cũng dần dần thay đổi...
có thêm từ mớic cũng tốt mà. ví dụ: từ biết chết liền chẳng hạn. đơn giản nghĩa là ko biêt thôi. Hay google giờ đã là tính từ "too much" có sao đâu. thét mét chi anh PP.

myhanh
09-11-2010, 08:00 PM
- triệu hồi: có nghĩa là gọi về.
Thế nhưng rất nhiều báo viết về việc "triệu hồi" các chiếc xe bị hỏng hốc. Như vậy đúng không nhỉ!?
http://vneconomy.vn/20101021031624792P0C23/ro-ri-dau-phanh-toyota-trieu-hoi-153-trieu-xe-tren-toan-cau.htm
http://vnexpress.net/GL/Oto-Xe-may/2010/10/3BA21B33/
http://dantri.com.vn/c111/s111-431144/toyota-va-lexus-lai-song-ca-trieu-hoi-xe.htm
Mình nghĩ trường hợp này có thể chấp nhận được.

myhanh
09-11-2010, 08:10 PM
xã hội ngày càng phát triển...
culture cũng dần dần thay đổi...
có thêm từ mớic cũng tốt mà. ví dụ: từ biết chết liền chẳng hạn. đơn giản nghĩa là ko biêt thôi. Hay google giờ đã là tính từ "too much" có sao đâu. thét mét chi anh PP.
Văn nói khác văn viết em à!
Hôm trước đọc cái thông cáo báo chí sai lỗi chính tả và ngữ pháp tè lè mà thấy buồn.
Trước đây mình làm bên công đoàn, mình trong ban tổ chức du lịch. Mình tìm công ty để đặt tua (tour). Giá cả và các dịch vụ đã thống nhất. Đến lúc ký hợp đồng, mình nhận bản hợp đồng mà hỡi ơi. Sai lỗi chính tả và ngữ pháp không thể ngờ. Qua đó cho thấy sự chuyên nghiệp và trình độ của nhân viên cái công ty này. Liệu mình có dám giao trứng cho ác không? Cuối cùng đành tìm lời thoái thác.
Trong làm ăn ngay cả lỗi đánh máy (typing), lỗi in ấn (printing) là các lỗi có thể bỏ qua nhưng chúng ta cũng không nên để chúng xảy ra vì nếu gặp khách hàng, đối tác khó tính thì dễ mất hợp đồng như chơi.
Trong Tiếng Anh lỗi dễ gặp nhất là dùng Từ Anh và Từ Mỹ lẫn lộn.
Nếu đã dùng Tiếng Mỹ thì Mỹ hết, Tiếng Anh thì Tiếng Anh hết.

RuaLQD
10-11-2010, 04:35 PM
Nói về tiếng Việt, nhiều bạn thâm hậu quá...Rùa cũng có mấy cái thắc mắc, băn khoăn...không biết xài từ như thế nào:
Thí dụ muốn nói quăng cái gì đi thì người miền Nam mình thường nói: Dục?, giục, vục? vụt?... nói thì nói được, còn viết thìe ....ò í e...không biết viết thế nào cho phải.
Còn nữa: Từ "Thím" trong "chú thím" thì có người phải viết là "Thiếm" (mấy người già), có người viết "Thím"... vậy thì xài cái nào ta????
Có LQD nào biết không? góp ý dùm Rùa với...

Lai Quoc Dat
10-11-2010, 05:12 PM
Theo mình biết:
1. Thím: có nghĩa là vợ của chú!
2. Cái từ sau thì mình chịu vì chưa viết bao giờ...

myhanh
11-11-2010, 07:43 PM
Trong Tiếng Việt chỉ có từ "Thím" mà không có từ "Thiếm" nên không cần thắc mắc. hehe. Ở Nghệ An gọi là "Mự".
Còn từ địa phương người Nam thường nói có nghĩa là "quăng", "ném" là "giục" mình có đọc một số văn bản ghi vậy không biết có đúng ko nữa.
giục có nghĩa ra xui khiến.
giục cục đá xuống cầu => khiến cho cục đá văng xuống cầu. Hehe

quyen79
11-11-2010, 07:50 PM
Dốt tiếng Việt quá ! :whatchutalkingabout

quyen79
12-11-2010, 05:26 AM
Từ "cat" và "cac" có gì khác nhau ko? Từ nào đúng, từ nào sai ? :whatchutalkingabout

phanphuong
20-11-2010, 07:25 PM
Nói về tiếng Việt, nhiều bạn thâm hậu quá...Rùa cũng có mấy cái thắc mắc, băn khoăn...không biết xài từ như thế nào:
Thí dụ muốn nói quăng cái gì đi thì người miền Nam mình thường nói: Dục?, giục, vục? vụt?... nói thì nói được, còn viết thìe ....ò í e...không biết viết thế nào cho phải.
Còn nữa: Từ "Thím" trong "chú thím" thì có người phải viết là "Thiếm" (mấy người già), có người viết "Thím"... vậy thì xài cái nào ta????
Có LQD nào biết không? góp ý dùm Rùa với...
Từ thím đã có giải thích.
Riêng từ "giục", theo pp đó là vụt.
Vì ở ngoài Bắc hay dùng từ "vụt" tương tự như "quơ" "quất" "vung". Cụ thể như mô tả hành động cầm một cái cây đập vào ai đó, vẫn giữ cái cây chứ không ném đi. Ta thường nghe nói "Vụt một phát trúng đầu".
Ở trong Nam lại dùng "vụt" cho hành động ném đi.
Thấy có sự tương tự là vậy.

phanphuong
20-11-2010, 07:31 PM
Khẳng định cho từ "vụt" còn có câu ca dao Phú Yên:
"Chầu rày bạn cũ xa rồi,
Cái trách cũng vụt, cái nồi cũng quăng"
* Hoặc: Chầu rày bạn cựu xa rồi, (Vụt = Quăng đi, Ném đi)
Nguồn của trang bách hoa toàn thư văn hóa VN: http://www.vhv.vn/?id=37477

buffbh
30-12-2010, 09:02 AM
"mô hình trung" hay "vô hình trung" hay "vô hình chung"?
mấy từ này mình cũng không hiểu rõ lắn. nói chung có thể nó đúng trong một trường hợp này nhưng lại không có nghĩa gì với trường hợp khác.nếu là " vô hình" thì là "vô hình chung" mà từ "chung" trong cả các trường hợp trên nghe có vẻ có lí hơn. theo mình là thế.:sad_smile:

myhanh
30-12-2010, 06:02 PM
Khẳng định cho từ "vụt" còn có câu ca dao Phú Yên:
"Chầu rày bạn cũ xa rồi,
Cái trách cũng vụt, cái nồi cũng quăng"
* Hoặc: Chầu rày bạn cựu xa rồi, (Vụt = Quăng đi, Ném đi)
Nguồn của trang bách hoa toàn thư văn hóa VN: http://www.vhv.vn/?id=37477
Vụt là đập chứ không phải là quăng.
Hôm nay thấy NXB Mỹ Thuật xuất bản cuốn "Thánh Dóng". Cảm thấy buồn cho Tiếng Việt quá.
Dóng không có trong từ điển Tiếng Việt.
Gióng có nghĩa là dụng cụ làm bằng tre.
Thánh Gióng là vị thần dùng tre làm vũ khí đánh giặc Ân.

phanphuong
30-12-2010, 08:53 PM
Vụt là quăng/ném hay đập, hay cả hai. Chưa tin lắm.
Bác nào có cái từ điển tiếng Việt hông ta! Tra giúp.
Từ điển tiếng Anh thì dễ kiếm, từ điển tiếng Việt search đã đời mà nó cứ sơ sài thế nào.

myhanh
30-12-2010, 10:21 PM
Vụt ko bao giờ có nghĩa là quăng/ném cả!
Đừng nhầm lẫn vụt với vứt.
Theo từ điển Vdict:

1 đgt

1. Đánh bằng roi; bằng gậy: Ông bố vụt cho đứa con mấy roi.
2. Đập mạnh: Vụt quả cầu lông.
2 trgt Rất nhanh: Chạy vụt về nhà; Xe phóng vụt qua.

rangsun
31-12-2010, 08:24 AM
Dục: có nghĩa là quăng đi, ném đi. Từ này là từ địa phương mà, người miền Nam hay dùng trong văn nói, ít dùng trong sách vở. Nên tìm trong từ điển ko thấy.

myhanh
31-12-2010, 09:26 AM
Dục: có nghĩa là quăng đi, ném đi. Từ này là từ địa phương mà, người miền Nam hay dùng trong văn nói, ít dùng trong sách vở. Nên tìm trong từ điển ko thấy.
Cá là bác này nhảy vào comment mà hok đọc bài của người khác nè... Hehe

rangsun
31-12-2010, 09:53 AM
Cá là bác này nhảy vào comment mà hok đọc bài của người khác nè... Hehe
Ko đọc sao tớ dám nói bác.
Ý bác pp nói là quăng đi, ném đi là từ nào trong số các từ dục, vụt hay giục. Thì tớ cho rằng dục là từ đúng nhất. Còn từ vụt có rất nhiều nghĩa nhưng chắc ko phải quăng đi rồi. :thumbs_up: